Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Phát triển hoạt động bán lẻ hiện 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài: Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại-triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

nghiệp bán lẻ Việt Nam


Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 1

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Huyền

Lớp : Pháp 4

Khoá : K43F

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Lê Hằng


Hà Nội, 2008

MỤC LỤC

LờI Mở ĐầU 1

CHƯƠNG 1: Lý LUậN CHUNG Về BáN Lẻ 4

1.1. Những vấn đề chung về hoạt động bán lẻ 4

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động bán lẻ 4

1.1.1.1.Khái niệm 4

1.1.1.2.Đặc điểm của hoạt động bán lẻ 5

1.1.2. Vị trí, chức năng, vai trò của bán lẻ trong kênh phân phối 5

1.1.2.1.Vị trí 5

1.1.2.2.Chức năng của hoạt động bán lẻ 7

1.1.3. Sự phát triển của các hình thức bán lẻ 8

1.1.3.1.Chợ 9

1.1.3.2.Cửa hàng chuyên doanh 9

1.1.3.3.Cửa hàng bách hoá 9

1.1.3.4.Siêu thị 10

1.1.3.5.Bán lẻ qua mạng Internet 10

1.1.3.6.Nhượng quyền bán lẻ 10

1.1.4. Định giá bán lẻ 11

1.1.4.1.Chiến lược định giá phổ biến 11

1.1.4.2. Giá bán khuyến khích của nhà sản xuất 12

1.1.4.3.Định giá trong thương mại bán lẻ qua Internet 12

1.2. Hệ thống bán lẻ hiện đại13

1.2.1. Khái niệm 13

1.2.2. Đặc điểm 14

1.2.2.1.Hệ thống bán lẻ áp dụng phương pháp tự phục vụ (self-service) 14 1.2.2.2.Hệ thống bán lẻ hiện đại áp dụng nghệ thuật trưng bày hàng hóa (Merchandising) 15

1.2.2.3.Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày với chất lượng được đảm bảo 16

1.2.3. Các loại hình bán lẻ hiện đại phổ biến 16

1.2.3.1. Siêu thị 16

1.2.3.2. Trung tâm thương mại 17

CHƯƠNG 2: THựC TRạNG HOạT ĐộNG BáN Lẻ TRÊN THị TRƯờNG BáN Lẻ VIệT NAM 20

2.1. Đặc điểm của thị trường bán lẻ Việt Nam 21

2.1.1. Các mô hình phân phối, bán lẻ hiện có ở Việt Nam 21

2.1.2. Việt Nam -Thị trường bán lẻ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài 22

2.1.3. Yếu tố chính trị pháp luật tác động tới hoạt động bán lẻ 29

2.1.3.1.Quy chế siêu thị-trung tâm thương mại 29

2.1.3.2.Lộ trình cam kết mở cửa của Việt Nam 31

2.1.3.3.Đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020" 32

2.1.4. Mặt bằng cho hoạt động kinh doanh bán lẻ 33

2.1.5. Văn hóa-thói quen mua sắm của người tiêu dùng 35

2.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam 36

2.2.1. Hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài 36

2.2.1.1.Doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam 36

2.2.1.2.Quy mô và vị trí của các siêu thị và trung tâm thương mại. 39

2.2.1.4.Hàng hóa trong siêu thị, trung tâm thương mại 42

2.2.1.5.Giá thành sản phẩm. 43

2.2.1.6.Nguồn nhân lực và quản lý 44

2.2.1.7.Hoạt động Marketing 44

2.2.1.8.Uy tín và thương hiệu của các siêu thị nước ngoài tại Việt Nam 45

2.2.2. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 46

2.2.2.1.Tiềm lực tài chính 47

2.2.2.2.Quy mô siêu thị 47

2.2.2.3.Hàng hóa trong siêu thị 48

2.2.2.4.Giá cả hàng hóa và nguồn hàng 49

2.2.2.5.Nguồn nhân lực và quản lý 50

2.2.2.6.Cơ sở hậu cần (Logistic) 51

2.2.2.7.Hoạt động Marketing 51

2.3. Đánh giá chung 52

2.3.1. Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài 52

2.3.1.1.Lợi thế của các doanh nghiêp bán lẻ nước ngoài 52

2.3.1.2.Khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài 53

2.3.2. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 56

2.3.2.1.Thành tựu 56

2.3.2.2.Những yếu kém tồn tại 63

2.3.2.3.Nguyên nhân của những tồn tại 68

CHƯƠNG 3: TRIểN VọNG PHáT TRIểN CHO CáC DOANH NGHIệP BáN Lẻ NƯớC NGOàI Và GIảI PHáP CHO CáC DOANH NGHIệP BáN Lẻ VIệT NAM 73

3.1. Những căn cứ chính để định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại.73

3.1.1. Quá hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 73

3.1.2. Những thay đổi trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam 75

3.1.3. Mức độ siêu thị hoá và lối sống công nghiệp 75

3.1.4. Lợi thế cạnh tranh của hệ thống bán lẻ hiện đại so với các loại hình bán lẻ truyền thống 76

3.2. Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới 76

3.2.1. Xu hướng kinh doanh chuyên môn hóa mặt hàng 76

3.2.2. Xu hướng cạnh tranh toàn cầu hóa 77

3.2.3. Hệ thống phân phối truyền thống sẽ bị thu hẹp 77

3.2.4. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại sẽ được mở rộng 78

3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bán lẻ tại Việt Nam 79

3.3.1. Mục tiêu hướng tới của đề án 79

3.3.2. Định hướng phát triển đối với hệ thống bán lẻ hiện đại 80

3.4. Triển vọng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài 81

3.5. Giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 83

3.5.1. Giải pháp từ phía nhà nước 83

3.5.1.1.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại 83

3.5.1.2.Giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại 84

3.5.1.3.Phối hợp trong công tác quản lý hệ thống bán lẻ hiện đại 87

3.5.1.4.Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện liên kết 88

3.5.1.5.Phát triển hài hòa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống... 89 3.5. 1.6.Các giải pháp khác 90

3.5.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại 90

3.5.2.1.Thay đổi nhận thức kinh doanh và xây dựng phong cách chuyên nghiệp 90

3.5.2.2.Nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở vật chất để kinh doanh có hiệu quả hơn 92

3.5.2.3.Thực hiện đa dạng hóa thị trường và phát triển dịch vụ khách hàng

............................................................................................................................92

3.5.2.4.ứng dụng chiến lược Marketing hỗn hợp trong kinh doanh 93

3.5.2.5.Xây dựng chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực ... 95 3.5.2.6.Tiến hành liên kết tạo sức mạnh để cạnh tranh với các công ty bán lẻ nước ngoài 96

3.5.3. Giải pháp khác 97

3.5.3.1.Đối với các doanh nghiệp sản xuất 97

3.5.3.2.Đối với người tiêu dùng 98

KếT LUậN 100

1.Tính cấp thiết của đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang trở thành xu thế chính của nền kinh tế thế giới hiện nay. Nó đòi hỏi các quốc gia, các dân tộc phải có sự hội nhập sâu rộng, giao lưu, hợp tác cùng nhau phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các hiệp định AFTA, đã gia nhập WTO và tiến hành mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào ngày 1/1/2009. Cùng với tiến trình đó, các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại đã xuất hiện và ngày càng phổ biến tại một số đô thị ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người dân. Đây vừa là những cơ hội mới cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ trong kinh doanh bán lẻ. Với việc mở cửa giao lưu kinh tế và thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, cạnh tranh trên thị trường bán lẻ đang trở nên gay gắt. Trước tình hình này, để tồn tại và phát triển thì điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và nước ngoài phải đánh giá được thực trạng kinh doanh dịch vụ bán lẻ của mình để tìm ra giải pháp phát triển và cạnh tranh có hiệu quả.

Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại tại các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy đây là hình thức tổ chức thương mại rất có hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các hình thức phân phối hàng hóa. Hoạt động bán lẻ thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận có tác dụng góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế; tuy nhiên cũng không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế nhất định.

Thời điểm mở của hoàn toàn thị trường bán lẻ đang đến gần, thị trường bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn nhạy cảm và phát triển nhanh với việc

tăng tốc của các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước. Ai cũng muốn tạo lập cho mình vị thế vững chắc trên thị trường. So với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có ưu thế lớn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm lâu năm thì các doanh nghiệp trong nước còn rất non trẻ.

Được đánh giá là thị trường bán lẻ phát triển năng động và đầy tiềm năng, triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là rất lớn. Trong bối cảnh đó, để tránh bị thôn tính và loại bỏ, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Xuất phát từ những nhận thức trên, em đã quyết định chọn đề tài "Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại-triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm về hoạt động bán lẻ, hoạt động bán lẻ hiện đại, vị trí, vai trò của bán lẻ trong kênh phân phối.

- Nghiên cứu thực trạng, tình hình phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và nước ngoài. Đánh giá các thành tựu đạt được và các yếu kém còn tồn tại.

- Định hướng, mục tiêu phát triển của thị trường bán lẻ, từ đó đánh giá triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và đề xuất một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của một số mô hình bán lẻ hiện đại, bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại và chuỗi cửa hàng tiện lợi tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022