Đối Với Tình Hình Hoạt Động Của Hệ Thống Phân Phối

hinh thành trên 160 chợ đầu mối câp tỉnh thành và 4 chợ đầu mối cấp vùng bán buôn hàng nông sản. Hệ thống phân phối ngày càng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, đan xen, hỗ trợ nhau để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân39.

Việt Nam đã có đủ điều kiện cơ bản cho việc phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Thứ nhất, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Thứ hai, tốc độ đô thị hóa nhanh và lối sống công nghiệp trở lển phổ biến. Siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ hiện đại gắn liền với quá trình đô thị hóa, là một kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phố lớn. Thứ ba, Việt Nam là một thị trường đông dân (83 triệu dân) có sức tiêu thụ hàng hóa rất mạnh. Thư tư, sự thay đổi tập quán tiêu dùng và thói quen mua sắm. Người dân Việt Nam ở các thành phố đang dần hình thành thói quen mua hàng với khối lượng lớn đủ tiêu dùng hàng tuần hoặc 10 ngày của bản thân và gia đình. Mặt khác, do lối sống tăng cao, các gia đình đều có các thiết bị bảo quản thực phẩm lâu ngày. Thứ năm, xu hướng quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ. Việt Nam nằm trong khu vực có mức tăng trưởng cao, và là thị trường hứa hẹn với các hãng bán lẻ xuyên quốc gia. Sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài này sẽ đẩy nhanh hơn quá trình quốc tế hóa ngành bán lẻ trong nước.

Hoạt động kinh doanh bán lẻ (đặc biệt là kinh doanh siêu thị) đã có nhiều biến đổi về chất. Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh cả về diện tích cửa hàng và số lượng, chủng loại hàng hoá bày bán, hoạt động kinh doanh siêu thị ở nước ta đã có nhiều biến đổi về chất. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đã thiết lập được quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Việc khai thác nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng không những giúp cho các siêu thị lúc nào càng tấp nập khách ra vào, mua sắm mà còn giúp các nhà sản xuất chế biến có nơi tiêu thu ổn định, khối lượng lớn các sản phẩm hàng hoá của mình. Thâm nhập một mạng lưới tiêu thụ văn minh hiện đại hoá của mình. Thâm nhập một mạng lưới thiêu thụ văn minh hiện đại sẽ khuyến khích đồng thời đặt ra

39 Nguồn: Sở Thương mại, Phòng quản lý thị trường

yêu cầu cao hơn đối với các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam. Đây chính là một động lực cho sản xuất phát triển. Siêu thị càng góp phần tạo ra một kênh xuất khẩu mới cho các sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam thông qua việc thâm nhập mạng lưới này. Bên cạnh đó, các dịch vụ khách hàng tại các siêu thị càng không ngừng được đổi mới. Các siêu thị ngày càng văn minh, hiện đại, tiện nghi, có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng phục vụ nhiều đối tượng khách hnàng vừa đi mua sắm kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ ngơi thư giãn, ăn uống…Nhìn chung, trong năm 2006 này, các kênh bán hàng hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm khoảng trên 15% trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ngành thương mại bán lẻ ở Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

2. Những tồn tại, hạn chế:


2.1 Đối với công tác quản lý nhà nước:

Trên phạm vi cả nước và ở góc độ từng địa phương, cũng như doanh nghiệp Nhà nước còn chưa thực sự chú trong trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể về phát triển các loại hình phân phối hiện đại. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, hài hòa các loại hình phân phối truyền thống (chợ, các cửa hàng truyền thống) và các loại hình phân phối hiện đại.

Nhà nước còn lúng túng, chậm trễ trong việc nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn, quy định để quản lý và làm cơ sở cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển, dẫn đến trong một thời gian dài để các loại hình phân phối hiện đại phát triển mang tính tự phát; cách đặt và gọi tên các loại hình phân phối hiện đại còn lộn xộn…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tuy đã có chủ trương, định hướng về phát triển, nhưng hiện nay nhà nước ta chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ nào thực sự cụ thể tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh phát triển các loại hinh phân phôi hiện đại nói chung.

Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại mới ban hành cũng còn hạn chế và bất cập. Thứ nhất, tính thực thi của Quy chế chưa cao. Qua kiểm tra của Sở Thương mại các tỉnh, thành phố có rất nhiều siêu thị vi phạm Quy chế nhưng việc xử lý còn khó khăn trên thực tế nên hiệu lực thực thi Quy chế còn thấp. Hơn nữa, một trong những vấn đề quan trọng đó là chưa có các quy định quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là các mặt hàng tươi sống trong siêu thị. Thứ hai, tiêu chuẩn phân hạng còn bất cập. Trong so sánh với các nước và thực tế cho thấy với một siêu thị kinh doanh tổng hợp, diện tích bán hàng từ 1000 m2 trở lên đã có thể cho tập hợp hàng hóa phong phú đáp ứng được phần lớn nhu cầu thiết yếu của người dân, nếu chung ta xếp những siêu thị với diện tích bán hàng gần 2000 m2 đồng loại với những cửa hàng chỉ có diện tích bằng chưa đầy 1/3 (500 m2) thì sẽ thiệt thòi cho các siêu thị lớn hơn… Do vây, cần điều chỉnh quy mô về diện tích kinh doanh và tập hợp hàng hóa nhất là giữa hai loại II và III.

Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO - 9

2.2 Đối với tình hình hoạt động của hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối chưa phát triển tương xứng với vai trò của nó đối với nền kinh tế đất nước. Xu hướng chung của thế giới và các nước trong khu vực là tỷ trọng trong GDP của dịch vụ phân phối ngày một tăng, thì ngược lại, ở Việt Nam trong vài năm gần đây lại có xu hướng giảm (năm 2000: 14,23%, giảm dần đến năm 2004 còn 13,61%)40. Điều đó chứng tỏ dịch vụ phân phối chưa làm tốt chức năng là định hướng đầu ra cho sản xuất.

Cơ cấu của hệ thống phân phối đã có bước tiến bộ, song nhìn chung vẫn còn lạc hậu.

Trong dịch vụ bán lẻ, hệ thống bán lẻ của Việt Nam đang trong tình trạng lạc hậu, thiếu sự liên kết chặt chẽ. Loại hình chủ yếu vẫn là các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ (trung bình 13 m2/cửa hàng), hoạt động độc lập, rời rạc với trang thiết bị thô sơ, lao động chân tay là chủ yếu. Hệ thống chợ truyền thống vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa, nhưng cơ sở vật chất vẫn còn quá yếu kém, ở các khu vực nông thôn và thành thị vẫn còn không ít chợ tạm, chợ họp ngoài trời

(và còn nhiều tồn tại khác như đã được đề cập ở phần tình hình hoạt động). Mô hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi mới hình thành song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với số lượng doanh nghiệp tham gia còn ít. Riêng đối với siêu thị, đại bộ phận các siêu thị vẫn là quy mô nhỏ, chưa xuất hiện loại hình đại siêu thị, số siêu thị loại I và II mới chỉ chiếm 22% tổng số lượng siêu thị cả nước, trong khi siêu thị loại III chiếm tới 44% và có tới 33% siêu thị không phân hạng được. Trong đa số các siêu thị (loại III và không phân loại) tập hợp hàng hóa chưa đủ lớn, chủng loại chưa phong phú, đa dạng và phù hợp với kinh doanh siêu thị, chất lượng chưa cao, giá cả hàng hóa thiếu cạnh tranh và các dịch vụ khách hàng còn nghèo nàn. Chất lượng hiệu quả kinh doanh và quản lý siêu thị chưa cao và không ổn định. Việc đầu tư kinh doanh siêu thị theo hướng hiện đại và hội nhập còn hạn chế, đa số là đầu tư nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Nếu như tỷ trọng doanh số bán lẻ qua siêu thị ở Trung Quốc là 30 – 40% , Thái Lan trên 40%, Singapore 60 – 70% và Mỹ trên 90%, ... thì ở Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng hơn 10%.41

Trong dịch vụ bán buôn, Loại hình doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối xuất hiện chưa nhiều, nếu có thì quy mô chưa lớn và chưa làm tốt vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn tới tình trạng doanh nghiệp sản xuất thì tự tổ chức lấy hệ thống tiêu thụ, còn doanh nghiệp thương mại lại tự đầu tư vào sản xuất. Các loại hình kinh doanh hiện đại khác (sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá,…) chưa xuất hiện.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối bán buôn, bán lẻ còn yếu kém về tài chính, hậu cần logistics và kỹ thuật quản lý kinh doanh hiện đại. Về hậu cần logistic, có it doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp phân phối phần lớn có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ nhưng lại phải kiểm luôn hoạt động logistic nên chi phí lưu thông tăng, hiệu quả kinh doanh càng thấp. Khâu vận tải đường bộ là một ví dụ, trong khi xu hướng thế giới là tập trung hóa với các loại xe có tải trọng lớn 10 – 14 tấn, thậm chí 32 tấn hoặc xe kéo container thì ở Việt Nam phổ biến là xe dưới 7 tấn. Nếu như một doanh nghiệp vận

tải lớn nhất của Việt Nam có khoảng 200 xe thì một doanh nghiệp hạng vừa của các nước trong khu vực cũng có tới 2000 xe42.

Kênh phân phối hàng hóa sau nhiều năm vẫn chưa được cải thiện, tồn tại nhiều bất hợp lý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Kênh phân phối có quá nhiều cấp trung gian trong cùng một khâu (bán buôn, bán lẻ) với nhiều quy mô khác nhau, dẫn đến chi phí tăng, hiệu quả thấp, đặc biệt đối với các thành viên có quy mô kinh doanh nhỏ.

3. Những vấn đề đặt ra


3.1 Đối với công tác quản lý nhà nước

Vấn đề xây dựng, thực hiện lộ trình thu hút đầu tư nước ngoài và yêu cầu tham gia vào quá trình thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại cũng đang được đặt ra búc xúc vì thời gian thực hiện mở cửa thị trường Việt Nam cho các nhà phân phối nước ngoài đang cận kề (năm 2007).

Công tác quản lý nhà nước về thương mại, kiến thức và kinh nghiệm của Việt Nam về phân phối hiện đại hiện nay còn hạn chế. Và việc tiếp tục hoàn thiện và đổi mới thể chế quản lý lưu thông hàng hóa trên thị trường là rất cần thiết.

Sự can thiệp của Nhà nước để phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa cần thể hiện: thứ nhất, Sự can thiệp của phù hợp của Nhà nước sẽ kích thích toàn bộ các mặt cung và cầu theo chiều hướng mỏ rộng. Thư hai, các công cụ được sử dụng để can thiệp (các chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, đất đai hoặc là các cơ cấu của Nhà nước, hoặc là đào tạo các kỹ năng cung ứng, cơ sở hạ tầng, thông tin và xúc tiến thương mại…). Thứ ba, tổ chức nào của nhà nước được lựa chọn để thực hiện can thiệp.

3.2 Đối với tình hình hoạt động của hệ thống phân phối

Số lượng các loại hình bán lẻ (đặc biệt là siêu thị) ở Việt Nam 10 năm qua rất nhanh nhưng lại phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu sự quản lý và điều


42 Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.

tiết phù hợp với Nhà nước. Đầy là vấn đề đang hết sức bức xúc đòi hỏi có giải pháp từ phía nhà nước để khắc phục nhanh chóng.

Định hướng phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ưu tiên theo những hệ thống hàng hóa liên kêt dọc để tạo thành chuỗi giá trị gia tăng cao do tính kinh tế nhờ quy mô mở rộng, phối hợp hiệu quả, thông tin đầy đủ kịp thời, giảm chi phí lưu thông và thời gian tiếp xúc, quan hệ ổn định… Phát triển các mô hình liên kết dọc dạng tập đoàn hay dạng hợp đồng dài hạn giữa các thành viên, đại lý độc quyền bán buôn và bán lẻ cho các nhà sản xuất hoặc cung ứng.

Cần tổ chức các khu thương mại tập trung như: chợ, trung tâm thương mại, các dãy phố thương mại… để tăng cường các giao dịch trực tiếp giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa nhà kinh doanh độc lập, đồng thời khắc phục được những hạn chế do quy mô quá nhỏ của các hộ kinh doanh độc lập.

Cần phát triển theo các loại hình tổ chức, các nhà bán buôn lớn gắn với hệ thống kho dự trữ, bảo quản, sắp xếp, vận chuyển và cung ứng cho bán lẻ hàng hóa; các nhà bán lẻ lớn với chủng loại hàng hóa đa dạng có sức mạnh chi phôi lên các nhà sản xuất, nhà cung ứng.

Việt Nam cần có các công ty hoặc trung tâm chuyên nghiệp về hậu cần phân phối (công ty/ trung tâm logistic) để cung cấp các dịch vụ cho các nhà bán buôn, bán lẻ. Công ty này hoạt động theo hướng độc lập, hoạt động chuyên nghiệp

Chất lượng hoạt động kinh doanh tại các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ càng là vấn đề lớn khi mà doanh thu tăng chậm, quy mô nhỏ bé, các dịch vụ không toàn diện và đồng bộ. Thực trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp về quy mô diện tích cũng như số lượng chủng loại hàng hoá bày bán, chất lượng và giá cả hàng hoá… nhằm tạo cho mình một phong cách riêng có, độc đáo và hấp dẫn đối với khách hàng.

Vấn đề liên doanh, liên kết phát triển hệ thống bán lẻ chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, hoạt động kinh doanh bán lẻ của các doanh nghiệp còn mang tính đơn lẻ, tự phát. Một số chuỗi siêu thị đã được hình thành nhưng hoạt động chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp phân phối với

nhà sản xuất và cung ứng hàng hoá chưa hài hoà, các nhà phân phối càng chưa có hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh.

Vấn đề đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ khách hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng càng cần được đổi mới.

Kiến thức, kỹ năng quản lý và kinh doanh bán lẻ của nguồn nhân lực Việt Nam còn hạn chế…

Tóm lại, trong chương 2, với mục đích đánh giá thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam, bằng các kết quả khảo sát thực tế và kế thừa kết quả nghiên cứu từ các báo cáo của nhiều công trình khác nhau, đề tài đã có những kết luận đối với thực trạng các loại hình phân phối hàng hóa ở nước ta về những mặt đã đạt được, về những mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế, từ đó khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết làm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất giải pháp phát triển được nghiên cứu ở chương 3.


Chương 3: Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam đến năm 2010‌‌

I. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam

1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế

Những xu hướng chính của môi trường kinh doanh quốc tế tác động tới sự phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam thời gian tới có thể là:


Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng khá mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ phân phối

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong năm năm tới kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao, tuy có thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2005 nhưng lại cao hơn mức tăng trưởng trung bình của thời kỳ 1995 – 2002. Cụ thể tăng trưởng GDP toàn cầu dự đoán đạt tốc độ tăng trung bình hàng năm 4,3 % trong thời kỳ 2006 – 2010 so với mức tăng 5,1 % của năm 2005 và mức tăng 3,6% trung bình thời kỳ 1995 – 2002. Trong đó tốc độ tăng của các nước đang phát triển sẽ là 5,8 %, gấp 2 lần tốc độ tăng 2,9% của các nước công nghiệp phát triển. Thương mại của thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Thương mại toàn cầu dự đoán sẽ tăng với tốc độ 7,6 % năm 2006 và 6,9 % / năm trung bình

thời kỳ 2007 – 2010 so với trung bình thời kỳ 1995 – 2002 là 6,6 % 43 ….

Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới như dự đoán trên, của cải và hàng hóa của thế giới tiếp tục dồi dào để thỏa mãn nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của con người.



43 Theo World Bank, Global Economics Prospects, 2005

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí