Xu hướng quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và vai trò của các quốc gia thuộc lĩnh vực này tiếp tục gia tăng
Toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra sâu rộng, làn sóng tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người ở quy mô thế giới ngày càng mạnh mẽ. Và không thể phủ nhận những tác động to lớn của tự do hóa thương mại đối với sự phát triển và thịnh vượng của kinh tế thế giới. Chính sự phồn vinh của kinh tế thế giới, mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện cùng với xu hướng di chuyển vốn, đầu tư đến các thị trường tiềm năng và hứa hẹn đem lại hiệu quả cao khiến cho xu hướng quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia ngày càng sâu sắc. Trong những năm tới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn sẽ là đầu tàu của kinh tế thế giới, sẽ tiếp tục là thị trường hấp dẫn các hãng bán lẻ xuyên quốc gia. Việt Nam với nền kinh tế dự đoán tăng trưởng khá nhanh và ổn định tới năm 2010 đang nằm trong tầm ngắm của nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu của thế giới.
Ngày nay, dù ở các thị trường phát triển hay đang phát triển trên thế giới, người ta luôn thấy xuất hiện các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng như Wal-Mart, Toy’R’US (Hoa Kỳ), Cash & Carry (Đức), Carefour (Pháp),…
Xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, sinh học và sự ra đời của thương mại điện tử (TMĐT) sẽ làm nên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực phân phối của thế giới
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trang Web thương mại năm 1994, thương mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông, bán hàng và marketing, thậm chí làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Đối với thương mại điện tử bán lẻ, thường được thực hiện trong các ô giao dịch B2C và C2B, hiện nay các giao dịch này đang phát triển rất mạnh ở các nước công nghiệp phát triển và ngày càng cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng hiện hữu. Điều này sở dĩ có thể có được là nhờ vào những lợi ích cuả thương mại điện tử như đã nêu trên cùng với đà phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự phổ biến
hóa máy vi tính và mạng Internet ở quy mô thế giới. Thương mại điện tử bán lẻ dự đoán sẽ sớm giữ vị trí trọng yếu trong bán lẻ các sản phẩm văn hóa, thông tin và âm nhạc…
Sự cần thiết tăng cường điều tiết nhà nước ở các nước đang phát triển để bảo vệ ngành thương mại bán lẻ non trẻ trong nước
Kinh nghiệm của các nước Thái Lan hay Trung Quốc đã chỉ ra rằng trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa mạnh mẽ ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia, nếu các nước đang phát triển không quan tâm và có biện pháp tích cực bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì trước cuộc cạnh tranh không cân sức, thị trường bán lẻ trong nước sẽ nằm trong tay các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Khi đó, Nhà nước sẽ khó mà có thể điều tiết vĩ mô cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình. Vì vậy, đi liền với xu hướng quốc tế hóa ngành công nghiệp bán lẻ của các nước là xu hướng tăng cường sự điều tiết của Nhà nước đối với lĩnh vực này bằng công cụ và biện pháp phù hợp…
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Siêu Thị Tại Việt Nam Thời Gian Qua.
- Chất Lượng Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Hệ Thống Siêu Thị
- Đối Với Tình Hình Hoạt Động Của Hệ Thống Phân Phối
- Nhóm Giải Pháp Phát Triển Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa Ở Việt Nam
- Giải Pháp Đổi Mới Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Thi Các Quy Định Của Pháp Luật Đối Với Kinh Doanh Các Loại Hình Phân Phối
- Phát Triển Và Đa Dạng Hoá Tập Hợp Hàng Hoá Và Ứng Dụng Nghệ Thuật Trưng Bày Hàng Hoá Tiên Tiến Trong Siêu Thị:
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
2. Những thay đổi của môi trường kinh doanh trong nước thời gian tới năm 2010
Hội nhập toàn diện và sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực
Việt Nam sắp gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (dự kiến vào cuối tháng 11/2006), thực hiện các cam kết trong lộ trình CEPT/AFTA (bắt đầu từ 2006), thực hiện Chương trình thu hoạch sớm (EHP) trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), tiếp tục thực hiện các cam kết trong BTA với Hoa Kỳ, thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản… thực hiện các cam kết song phương và đa phương này sẽ mở ra cho Việt Nam các cơ hội mới cùng những thách thức lớn đối với phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung. Đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có công văn số
1701/TTg-QHQT thông báo chủ trương của Chính phủ về việc đồng ý mở cửa có điều kiện thị trường phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Việt Nam cam kết từ 2008 doanh nghiệp nước ngoài được liên doanh không hạn chế, từ 2009 được thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài44.
Môi trường pháp lý trong nước sẽ có những thay đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, tạo thuận lợi cho phát triển kinh doanh nói chung và kinh doanh các dịch vụ phân phối nói riêng
Để thực hiện các cam kết của hội nhập, Việt Nam đã có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực tạo dựng môi trường pháp lý. Hầu hết những luật quan trọng điều chỉnh hoạt động kinh doanh ở Việt Nam theo tinh thần hội nhập và phát triển kinh tế thị trường đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực vào 2006, đáng kể là luật Thương mại, luật Doanh nghiệp mới, luật Đầu tư mới, luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, luật Giao dịch điện tử, luật Thuế xuất nhập khẩu, luật Hải quan…bên cạnh các luật đã được chỉnh sửa và đã có hiệu lực thi hành như luật Dân sự, luật Đất đai… Với môi trường pháp lý cơ bản đã được hoàn thiện, sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho các thương nhân phát triển kinh doanh siêu thị ở Việt Nam.
Môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội sẽ tác động tích cực tới phát triển kinh doanh các loại hình phân phối hàng hóa thời gian tới
Vấn đề này được đề tài phân tích sâu hơn trong phần những cơ hội và thách thức mới đối với kinh doanh các loại hình phân phối hàng hóa của Việt Nam. Ở đây, đề tài xin nêu mốc quan trọng là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào năm 2006 sẽ thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2006 – 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 với những mục tiêu kinh tế xã hội hứa hẹn cho sự bùng nổ kinh doanh các loại hình phân phối hàng hóa ở nước ta.
44 Nguồn: trang vietnamnet.vn/kinhte/2006/10/626472/ “Mở cửa có điều kiện thị trường phân phối”.
3. Những thay đổi liên quan trực tiếp tới hệ thống phân phối trong nước trước tác động của quá trình hội nhập
Ngày càng có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào hệ thống phân phối hàng hóa của Việt Nam
Các công ty xuyên quốc gia đang trở thành một lực lượng quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới. Các công ty này chi phối gần 50% tổng sản lượng công nghiệp sản xuất ra hàng năm trên thế giới, từ 50 – 60% tổng kim ngạch mậu dịch, 90% giá trị đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ45. Những năm tới, với việc sát nhập và hợp nhất cùng với việc đầu tư và mở rộng thị trường thị khả năng chiếm lĩnh, không chế và kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng. Đồng thời, các tập đoàn kinh doanh bán lẻ như Wal-mart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Metro (Đức), Tesco (Anh), Maco (Hà Lan)… cũng đang mở rộng thị trường và thâm nhập ngày càng sâu, rộng vào thị trường bán lẻ hàng hóa trên thế giới. Và sắp tới đây, Việt Nam sẽ là điểm đến của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia này.
phối.
Xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh nhượng quyền trong dịch vụ phân
Đây là phương thức phổ biến ở các nước để các hãng lớn phát triển theo chuỗi
liên kết các cửa hàng nhỏ thành một hệ thống mạnh, tạo ra sức cạnh tranh và chất lượng dịch vụ cao hơn.
Tập trung hóa hệ thống phân phối ngày càng cao.
Trong bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng quy mô nhỏ, độc lập bằng những hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại… Quy mô trung bình của các loại hình này (diện tích, doanh số, lao động…) tăng lên đồng thời mật độ của chúng giảm xuống. Ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô cực lớn, kinh doanh theo chuỗi. Sự xuất hiện các doanh nghiệp lơn tdrng lĩnh vực phân phối làm cho mối quan hệ giữa nhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ ngày
45 Nguồn: Lê Trịnh Minh Châu (2004), phát triển hệ thống phân phối trong điều kiện hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.
càng chặt chẽ và mật thiết, tạo ra một hệ thống phân phối hàng hóa chuyên nghiệp, liên hoàn ngày càng hiệu quả.
4. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam
4.1 Cơ hội:
Cơ hội từ việc tiếp thu được khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh hiện đại thông qua hội nhập kinh tế quốc tế
Việc quốc tế hóa ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới, bên cạnh việc tạo ra những thách thức to lớn cho sự phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam thì những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại là không nhỏ. Đó là những bài học kinh nghiệm về quản lý kinh doanh siêu thị hiện đại cho các nhà kinh doanh Việt Nam. Đó là sự cọ sát, rèn giũa để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cho doanh nghiệp sự tự chủ và sáng tạo và đạt được trình độ chuyên môn hóa cao trong kinh doanh để phát triển về lâu dài. Đó cũng chính là những cơ hội giảm chi phí, tiếp thu công nghệ, thông tin và tri thức về bán lẻ của thế giới và tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam…
Quy mô thị trường lớn, tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thu nhập đầu người tiếp tục được cải thiện là cơ hội to lớn cho phát triển dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng ở Việt Nam
Với những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được sau hai kỳ kế hoạch 5 năm. Kinh tế Việt Nam đã có xuất phát điểm cao hơn và tiếp tục đà tăng trưởng nhanh và ổn định cho tới 2010. Thực hiện những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010, thị trường nội địa Việt Nam là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại. Trước hết là quy mô dân số hơn 83 triệu dân năm 2005 đứng vào hàng thứ 14 trên thế giới hiện nay dự kiến sẽ tăng lên đến 88 triệu người vào năm 2010. Quy mô dân số lớn kết hợp với sự thay đổi phân bố dân cư theo hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng, giảm dân cư
sống ở nông thôn, kết hợp với lượng khách du lịch quốc tế và vãng lai dự kiến sẽ tăng mạnh thời gian tới,….sẽ là lực hấp dẫn lớn đối với phát triển kinh doanh bán lẻ.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh thời gian qua và đạt 640 USD vào 2005. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 là thu nhập đầu người sẽ tăng gấp đôi. Như vậy đến 2010, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể đạt trên 1200 USD và với những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, chúng ta có thể giả sử rằng mức thu nhập trung bình của người dân ở thành phố vẫn gấp từ 2 đến 3 lần mức thu nhập trung bình của toàn xã hội như hiện nay, lúc đó, thu nhập trung bình của dân cư đô thị có thể đạt 2500 – 3600 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam sẽ hấp dẫn bất cứ nhà đầu tư kinh doanh bán lẻ xuyên quốc gia nào.
Cơ hội từ việc chuyển mạnh sang lối sống công nghiệp hóa, đô thị hóa của người Việt Nam
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ thời gian tới sẽ tác động làm thay đổi thói quen và lối sống của người Việt Nam đặc biệt với tầng lớp trẻ.
Theo đề án quy hoạch tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian tới, thành phố sẽ được mở rộng theo hướng tập trung phát triển các khu đô thị mới và các đô thị vệ tinh. Dự kiến đến năm 2010, Thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng thêm từ 12 – 15 khu dân cư mới theo đúng tiêu chuẩn của đô thị hiện đại…
Ở Hà Nội, tình hình diễn ra cũng tương tự. Mỗi năm, hàng loạt các khu công nghiệp được xây dựng, các khu đô thị mới cũng mọc lên rất nhanh không chỉ ở ven đô mà còn mở rộng cách trung tâm thành phố tới 20 – 25 Km. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố khác cũng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh. Nếp sống đô thị và nếp sống công nghiệp dần được mở rộng đến các vùng ngoại ô. Việc mở rộng và phát triển nhiều khu công nghiệp và khu đô thị, khu trung cư mới đang là cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh bán lẻ.
4.2 Thách thức
Nhìn chung, Việt Nam với điểm xuất phát thấp và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ phân phối nên các thách thức đối vói phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam cũng rất lớn, cụ thể:
Kết cấu hạ tầng thương mại yếu, thiếu đồng bộ
Chợ ở khu vực nông thôn và thành thị vẫn còn không ít chợ tạm, chợ cóc, chợ họp ngoài trời, ngoài lề đường. Hầu hết các cửa hàng truyền thống đều có quy mô nhỏ bé, trang thiết bị thô sơ. Trung tâm thương mại mơi chỉ bắt đầu phát triển khá ở Hà Nội và Thành phố Hò Chí Minh nhưng quy mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo chuẩn mực quốc tế.
Đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, vốn ít nên khả năng phát triển hệ thống phân phối hàng hóa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là để phát triển hệ thống liên kết dọc quy mô lớn và có chiều sâu từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng (ví dụ như phát triển chuỗi liên kết các cửa hàng bán lẻ, chuỗi siêu thị,…)
Thị trường nội địa đặc biệt là thị trường dịch vụ còn kém phát triển, thể chế thị trường thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ.
Hiện nay, ở nước ta vẫn còn nhiều loại thị trường chưa được hình thành đầy đủ và đồng bộ. Trước hết là thị trường đất đai, bất động sản; thị trường lao động; thị trường tài chính – tiền tệ; thị trường khoa học công nghệ và thị trường của nhiều ngành dịch vụ khác. Một số loại thị trường kém phát triển hoặc còn mang tính độc quyền nhưng thiếu sự kiểm soát chặt chẽ đã dẫn tới làm tăng chi phí sản xuất của hàng hóa và dịch vụ như điện, nước, bưu chính viễn thông, năng lượng, cước phí vận tải, phí dịch vụ bến cảng, dịch vụ hành chính… Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn và thực hiện không thống nhất giữa các cấp, các ngành… khiến cho doanh nghiệp không lường trước được và khó dự đoán để tính toán chiến lược và đầu tư dài hạn…
Áp lực ngày một gia tăng từ tiến trình hội nhập, mở cửa dịch vụ phân phối.
Các thương nhân Việt Nam đang phải đối đầu với cuộc chiến không cân sức với các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia. Có lẽ đây là thách thức lớn nhất đối với hệ thống phân phối hiện nay của Việt Nam. Với một thị trường phát triển tiềm năng cho phát triển hệ thống phân phối như Việt Nam, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của các đại gia nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ cần một vài đại gia nước ngoài vào thị trường phân phối như: Metro, Escape Buorbon, Parkson mà các thương nhân trong nước đã bị lấn át mạnh. Mà theo đà mở cửa của tiến trình hội nhập thì tốc độ và số lượng các nhà đầu tư này càng tăng. Trong khi đó Việt Nam chưa có những công ty phân phối có quy mô lớn, có đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Hiện mới chỉ có Saigon Co.op bao gồm nhiều siêu thị kết hợp lại với nhau là có quy mô tương đối, còn lại nhìn chung các siêu thị của Việt Nam còn yếu cả về quy mô và hình thức kinh doanh.
Cho đến năm 2007, Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị còn rất ít thời gian để tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thông siêu thị hiện đại đủ sức cạnh tranh với siêu thị nước ngoài trong quá trình hội nhập sắp tới. Vì vậy, nếu không có một chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng, nỗ lực phấn đấu hình thành các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hiện đại có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, vững chắc, không ngừng củng cố, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại mang tính chuên nghiệp cao thì chúng ta khó có thể cạnh tranh và phát triển thành công.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển hệ thống phân phối, việc mở rộng và đẩy mạnh phát triển mô hình kinh doanh siêu thị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các cửa hàng truyền thống.