Thực Trạng Hoạt Động Của Kênh Phân Phối Truyền Thống Và Hiện Đại Hiện Nay.

Công ty thương mại tổng hợp Nam Định ( thuộc sở hữu nhà nước) với doanh số bán buôn đạt khoảng 60 tỷ đồng trên năm. Qua nhiều năm tìm kiếm, thử nghiệm, công ty đã chuyển phương thức cạnh tranh từ phân phối hàng hóa theo các kênh đơn cho từng thương vụ sang lựa chọn các nhà cung ứng có uy tín và đã thiết lập được quan hệ buôn bán lâu dài với 45 nhà cung ứng hàng hóa ổn định cho công ty và tổ chức bán buôn cho 950 bạn hàng, chủ yếu là các hộ kinh doanh, trong đó có 650 khách hàng phân bố ở nông thôn và 300 khách hàng ở thành phố.

Trung tâm bán buôn hàng hóa tổng hợp Metro Cash & Carry của tập đoàn thương mại quốc tế Metro (Đức) ở Việt Nam

Trung tâm bán buôn hàng hóa Cash & Carry của Metro (tập đoàn thương mại đứng đầu trên thế giới về dịch vụ phân phối “trả tiền mặt và tự vận chuyển” với hơn 500 trung tâm đang kinh doanh thành công tại 28 quốc gia) hiện nay đang đứng đầu trong lĩnh vực bán buôn ở Việt Nam. Thực tế, đây là kiểu mẫu cho loại hình phân phối liên kết dọc do thành viên là nhà bán buôn có quy mô lớn và có ảnh hưởng lớn quản lý. Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 2002, Metro Cash & Carry Việt Nam hiện điều hành 6 trung tâm bán buôn (2 trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1 trung tâm ở Hà Nội, 1 trung tâm ở Cần Thơ, 1 trung tâm ở Hải Phòng, 1 trung tâm ở Đà Nẵng). Theo dự định, Công ty sẽ mở 8 trung tâm ở Việt Nam như một phần trong kế hoạch đầu tư trị giá 171 triệu USD vào năm 2007.

Thực tế, Trung tâm Metro Cash & Carry hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam và là thách thức lớn nhất đối với các nhà phân phối trong nước.

Tuy nhiên cá nhân tác giả thấy rằng, theo như giấy phép đầu tư vào thị trường Việt Nam và thực tế kinh doanh của Công ty Metro tại Việt Nam, thì Công ty đã vi pham cam kết đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Nhưng do ở phân này tác giả chỉ giới thiệu Metro như là điển hình của hình thức liên kết dọc được quản lý ở Việt Nam, do đó tác giả sẽ không phân tích cụ thể việc Metro vi phạm cam kết đầu tư ở phần nội dung này, thay vào đó tác giả sẽ đề cập tới trong phần phụ lục 4.

2.2 Hình thức liên kết dọc kiểu tập đoàn:

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một số hệ thống tiêu thụ hàng hóa do các tổng công ty nhà nước, của liên hiệp hợp tác xã thương mại tổ chức và điều phối.

Đó là các doanh nghiệp sở hữu toàn bộ kênh phân phối, từ sản xuất, nhập khẩu đến bán buôn, bán lẻ.

Ví dụ, Tổng công ty thương mại Sài Gòn với 33 công ty thành viên, 3 liên doanh với các nhà sản xuất và hệ thống các trung tâm mua bán, cửa hàng, cửa hiệu, kinh doanh 10 nhóm sản phẩm, doanh thu 8.000 tỷ đồng/ năm, trong đó, 7.000 tỷ đồng từ kinh doanh thương mại nội địa.

Tập đoàn Co.op Mart với chuỗi 13 siêu thị ở các đô thị lớn và ở các tỉnh cùng nhiều cửa hàng bán hàng cao cấp, nhà hàng và hệ thống cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Các phương thức bán hàng qua mạng, điện thoại, tự chọn theo thực đơn hàng ngày, giao hàng tại nhà... được vận dụng phổ biến. Do vậy, hệ thống siêu thị Co.op Mart được các nhà sản xuất trong và ngoài nước tin tưởng chọn làm nhà phân phối lớn. Song hiện nay hệ thống cũng đang chịu sức ép cạnh tranh lớn của các tập đoàn bán buôn, bán lẻ lớn như Metro Cash & Carry, Big C, CitiMart, Maxi Mart, Miền Đông...

2.3 Hình thức liên kết dọc hợp đồng:

Cũng như xu hướng phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa của thế giới, loại hình hệ thống liên kết dọc hợp đồng ở Việt Nam hiện nay là phổ biến hơn cả và có triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Hình thức phân phối liên kết dọc hợp đồng kiểu tổ chức hợp tác bán lẻ:

Trên thực tế, hình thức phân phối theo hợp đồng mà thành viên bán lẻ là một tổ chức hợp tác của những người bán lẻ đứng ra ký hợp đồng với những nhà sản xuất hoặc bán buôn trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa rất ít xuất hiện ở nước ta.

Nguyên nhân cơ bản là sự phát triển chậm trễ của các hợp tác xã, tổ hợp tác thương mại-dịch vụ với các định hướng hoạt động và phương thức kinh doanh thích ứng với môi trường cạnh tranh chưa được định hình. Còn các nhà bán lẻ tư nhân, mặc dù quy mô nhỏ bé, vẫn chưa nhận thức rõ được sự cần thiết phải liên kết với nhau để thực hiện tập trung việc mua hàng và phối hợp hành động giữa các nhà bán lẻ với nhau trên thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của từng thành viên.. Do vậy, cần phải nhanh chóng phát triển tư duy về tổ chức hợp tác bán lẻ ở Việt Nam.

Hình thức phân phối liên kết dọc kiểu chuỗi các cửa hàng bán lẻ được người bán buôn đảm bảo cung cấp hàng hóa.

Trên thị trường gần đây đã xuất hiện khá nhiều các chuỗi cửa hàng mặt phố, tiệm tạp hóa, các hộ kinh doanh trong chợ tự nguyện gắn kết với nhau nhờ thành viên là nhà bán buôn đảm bảo cung ứng hàng thường xuyên cho toàn hệ thống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên thực tế đã có một số điển hình cho kiểu liên kết này ở một số thị trường như sau:

Hệ thống phân phối của Công ty đay và dịch vụ xuất nhập khẩu Nam Định có mạng lưới sản xuất vệ tinh gồm 15 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn với 15.000 người ở các tỉnh Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình và Nam Định. Quan hệ giữa công ty với các thành viên trong hệ thống phân phối trên cơ sở ký kết hợp đồng đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm dài hạn với nhau, mua bán sòng phẳng.

Công ty sữa Vinamilk tổ chức hệ thống phân phối bằng việc thực hiện ký hợp đồng trực tiêp với 2000 nghìn hộ chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ họ về vốn, kỹ thuật, thú y... và phát triển mạng lưới 45 trạm thu mua và bảo quản sữa cho các thành viên, với giá ổn định và bao tiêu 100% sản phẩm, thanh toán sòng phẳng. Hệ thống này đảm bảo tiêu thụ hết 90% sản lượng sữa tươi trên thị trường và nâng cao hiệu quả cho mọi thành viên tham gia.

Nhìn chung, qua thực tế phát triển của hình thức phân phối này cho thấy, để có hiệu quả cao cần phải có các điều kiện như sau:

Phải có doanh nghiệp dẫn đầu trong tổ chức hệ thống, trong đó doanh nghiệp thương mại có lợi thế hơn bởi khách hàng tiêu thụ lớn và ổn định, giám đốc và đội ngũ có tư duy và kỹ năng mở rộng quy mô kinh doanh và những người khởi xướng, tổ chức và điều phối toàn hệ thống;

Phải có các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn và có tỷ suất hàng hóa cao; Phải đảm bảo lợi ích hài hòa và lâu dài giữa các thành viên tham gia

Các thành viên hiểu rõ lợi ích và tự nguyện tham gia hợp đồng;

Có sự tham gia của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ như công nghệ, tín dụng, ngân hàng, khuyến nông – lâm – ngư...

Có sự chỉ đạo sát sao và trực tiếp của chính quyền địa phương.

Hình thức phân phối liên kết dọc đặc quyền kinh tiêu

Các quan hệ kinh doanh theo kiểu đặc quyền kinh tiêu đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên thị trường nước ta với hình thức phổ biến là các hãng nước ngoài ký hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam cho phép đặc quyền phân phối sản phẩm của họ. Theo hình thức này, các hãng nước ngoài giữ vai trò chủ động tổ chức kênh, sử dụng một số địa lý đặc quyền để khai thác những thị trường khu vực địa lý khác nhau và phải chấp nhận các điều khoản áp đặt từ các nhà chủ quyền. Ở nước ta hiện nay, có khoảng 30% doanh số bán những hàng hóa nhập khẩu theo kiểu hình thức này. Có một số điển hình cho hình thức liên kết này:

Hệ thống phân phối theo hình thức đặc quyền kinh tiêu của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại A Long: hiện A Long đang là nhà phân phối đặc quyền sản phẩm bánh Orient Chocopies cho Công ty Tongyang (Hàn Quốc), cà phê hòa tan Maccoffee (con Ó), Công ty Future Enterprise (Singapore) và sản phẩm sữa tươi Table Cape của Australia...

Công ty thương mại Quang Anh – nhà phân phối đặc quyền của Công ty sứ Minh Long: mặc dù mới ra đời được tám năm, nhưng hiện nay công ty Quang Anh đã trở thành một trong những nhà phân phối được tín nhiệm nhất trong ngành kinh doanh hàng gốm sứ. Do sản phẩm sứ Minh Long có uy tín và khả năng tiêu thụ nhiều trên thị trường, hơn nữa giám đốc công tý sứ Minh Long không chỉ là chủ doanh nghiệp có tiềm năng mà còn rất tâm huyết, vì vậy, công ty Quang Anh quyết định nhận làm nhà phân phối đặc quyền cho sản phẩm sứ Minh Long ở thị trường phía Nam.

3. Thực trạng hoạt động của kênh phân phối truyền thống và hiện đại hiện nay.

Thực tế cho thấy, hệ thống phân phối ở nước ta vừa mang yếu tố truyền thống và hiện đại. Hàng hóa đến với người tiêu dùng chủ yếu là thông qua hai kênh: kênh phân phối truyền thống với mạng lưới chợ và các cửa hàng bán lẻ truyền thống; kênh phân phối hiện đại với mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi.

3.1 Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối truyền thống hiện nay vẫn còn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối hàng hóa. Năm 2005, Khoảng 85% doanh thu bán lẻ hàng hóa là từ kênh phân phối này, còn kênh phân phối hiện đại (bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi) mới chỉ chiếm trên 10% doanh thu bán lẻ cả nước17. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển thương mại trong nước trong những năm tới, thì tỷ trọng của kênh phân phối truyền thống trong tổng doanh thu bán lẻ sẽ giảm dần Cụ thể, theo dự báo của Bộ Thương mại, đên năm 2010 tỷ trong kênh truyền thống giảm xuống còn 60 – 70% (giống Trung Quốc hiện nay) và tới năm 2020 sẽ giảm xuống còn 40% (giống như Thái Lan hiện nay).

3.1.1 Mạng lưới chợ truyền thống

Do hạn chế về thời gian và tài liệu, nên đề tài không thể phân tích đầy đủ, cụ thể về tình hình hoạt động phát triển của chợ nước ta mà chỉ nêu lên tình hình phát triển chung và một số mặt còn tồn tại hiện nay đối với mạng lưới chợ truyền thống ở nước ta. Riêng đối với mạng lưới chợ ở Hà Nội, đề tài có triển khai nghiên cứu, tuy không được chi tiết nhưng ít nhiều cũng phản ánh được tình hình phát triển chung. Do trong phần nội dung này, đề tài chỉ đề cập tới tình hình phát triển chung của chợ nước ta, chứ không đi vào phân tích cụ thể tình hình chợ của một địa phương nào, nên về phần tình hình mạng lưới chợ ở Hà Nội đề tài sẽ đưa vào phụ lục 2 với mục đích tham khảo. Sau đây đề tài sẽ phân tích tình hình hoạt động chung của mạng lưới chợ truyền thống nước ta.

Hệ thống chợ truyền thống nước ta ngày một phát triển, chủ yếu ở khu vực nông thôn, nhất là từ khi có nghị định 02/2003/NĐ-CP của Chính Phủ và Quyết định 559/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều loại hình chợ mới: chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ hoa – sinh vật cảnh, chợ văn hóa – du lịch, chợ ẩm thực… Tính đến hết năm 2005, cả nước có 9.063 chợ, trong đó có khoảng 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh. Chợ được phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với 6.788 chợ, chiếm 74,9% và là loại hình tổ chức thương


17 Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.

mại trong nước chủ yếu ở địa bàn này, còn lại khu vực thành thị có 2.275 chợ, chiếm 25,1%. Số lượng hàng hóa lưu thông qua hệ thống chợ là 40%, cùng với mạng lưới các cửa hàng truyền thống đóng góp vào 15% GDP, điều đó nói lên tầm quan trọng về kinh tế - xã hội của chợ đối với nhân dân, nhất là ở nông thôn và miền núi18.

Đối với người dân, chợ đã trở thành thói quen khó thay đổi. Đi chợ được coi là nét văn hoá đặc trưng của người Việt Nam. Đặc biệt là tập quán ăn uống cầu kỳ, thực phẩm tươi sống, ở dạng nguyên thuỷ (chưa sơ chế) và tự chế biến theo kỹ thuật của mỗi người Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, các chợ ở Việt Nam càng chứa ẩn không ít những nhược điểm khiến nhiều người có xu hướng chuyển sang mua hàng tại các siêu thị. Đó là sự mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, mỗi khi mua hàng đều phải mặc cả và rất dễ mua nhầm hàng chất lượng kém, hàng nhái, hàng giả, giá cao…

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức giữa siêu thị với chợ truyền thống được thể hiện qua ma trận phân tích SWOT (bảng 2.1).

Qua bảng ma trận SWOT có thể thấy, chợ có quá nhiều yếu kém so với loại hình kinh doanh hiện đại như siêu thị, nhưng vì yếu tố kinh tế xã hội của loại hình chợ nên trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 và định hướng tới năm 2020 thì chợ vẫn được chú trọng phát triển trên cả nước đặc biệt là vùng nông thôn từ huyện trở xuống và khu vực nông thôn miền núi. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người mới vào khoảng 550 USD (đối với khu vực nông thôn thì thấp hơn, khoảng 300 USD), vẫn còn khá nhiều hộ nghèo đói, nên yếu tố kinh tế xã hội gắn liền với chợ ở đây thể hiện ở chỗ: chợ giải quyết việc làm cho các hộ kinh doanh nghèo (các hộ bán rau, bán hàng khô…) không đủ điều kiện vào kinh doanh tại các siêu thị, trung tâm mua sắm.

Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới chợ ở nước ta còn có nhiều mặt tồn tại sau:

Chợ ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị vẫn còn không ít chợ tạm, chợ họp ngoài trời, chợ họp lề đường. Nguyên nhân một phần là do các chính quyền địa phương còn chưa kiên quyết trong công tác giải tỏa.

18 Sở Thương mại, Phòng Quản lý thị trường.

Một số dự án xây dựng, cải tạo chợ triển khai còn chậm, tiến độ thi công kéo dài, khả năng huy động vốn của nhà đầu tư yếu, trình tự thủ tục hành chính còn rườm rà. Một số dự án xây dựng từ những năm trước không hiệu quả do vị trí không thuận lợi, kiến trúc chợ không phù hợp.

Bảng 2.1 Ma trận SWOT giữa chợ truyền thống và siêu thị



Điểm mạnh

Điểm yếu

Cơ may

Thách thức


Chợ truyền thống

Là nơi mua bán theo thói quen lâu đời

Phân bố rải rác khắp nơi

Phục vụ tận tình giác cả hợp lý

Mua hàng thuận tiện, nhất là thực phẩm tươi sống

Vệ sinh không đảm bảo

Gây ô nhiễm môi trường

Mất thời gian mặc cả

Kinh doanh thiếu bài bản

Phổ biến nhất ở những vùng nông thôn

Phát triển theo hướng chuyên doanh

Thói quen tiêu dùng thay đổi

Đô thị hoá nhanh chóng sự xuất hiện của các siêu thị


Siêu thị

Khung cảnh dễ chịu

Sạch sẽ, văn minh

Niêm yết giá rõ ràng.

Hàng hoá tập trung.

Chất lượng bảo đảm

Giá cao

Nguồn hàng ít đa dạng

Thiếu kinh nghiệm

ít nghiên cứu thị trường.

Kinh tế tăng trưởng nhanh

Mức thu nhập BQĐN ngày càng tăng

Đô thị hoá Thói quen tiêu dùng đang thay đổi

Bị cạnh tranh bởi các đại lý, các hình thức bán hàng tại nhà

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO - 6

Tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn chậm. Nguyên nhân là một số địa phương chưa xây dựng được phương án chuyển đổi chợ cụ thể, còn lúng túng trong công tác chuyển đổi do chưa có văn bản hướng dẫn của các Sở, Ngành thành phố; công tác tuyên truyền vận động các thành phần kinh tế tham gia đấu thầu xây dựng, quản lý chợ chưa được quan tâm đúng mức; Ban Quản Lý chợ chưa chủ động trong việc tham mưu xây dựng phương án chuyển đổi.

Ở các thành phố, mặc dù các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang các chợ, tuy nhiên quỹ đất phát triển chợ là không có, quy mô xây dựng không còn phù hợp, cơ sở hạ tầng xuống cấp cùng với thời gian.

Người kinh doanh tại chợ vẫn còn hạn chế hiểu biết các quy định pháp luật của nhà nước, nên cán bộ ban quan lý chợ phải tuyên truyền vận động, giải thích nhiều… để người kinh doanh chấp hành các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Việc kinh doanh bên ngoài chợ, nhất là các tụ điểm kinh doanh bất hợp pháp, không phải đóng các khoản thuế, lệ phí theo quy định nhà nước… tạo sự bất bình đẳng giữa người kinh doanh trong và ngoài chợ.

Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng của một bộ phận không nhỏ người dân vẫn tiện đâu mua đấy, cũng làm cho kinh doanh trong chợ gặp nhiều khó khăn.

Nhu cầu mua bán của người dân ở các thành phố ngày một lớn, nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân cũng ngày một tăng, diện tích giành cho chợ “ướt” buôn bán hàng thực phẩm tươi sống… còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

3.1.2 Mạng lưới các cửa hàng truyền thống

(1) Số lượng, quy mô

Việt Nam hiện có 900.000 cửa hàng bán lẻ với gần 900.000 chủ sở hữu khác nhau. Những cửa hàng này kinh doanh với diện tích khá nhỏ (trung bình khoảng 13 m2/cửa hàng) với trang thiết bị thô sơ, lao động chân tay là chủ yếu và một chủ hộ kinh doanh cá thể không sở hữu quá hai cửa hàng. Chuỗi cửa hàng bán lẻ này nếu tính thêm các chợ truyền thống có đóng góp khoảng 15% GDP và thu hút khoảng 5 triệu nhân công. Hiện nay doanh thu bán lẻ hàng hóa qua mạng lưới mạng lưới các cửa hàng bán lẻ này là 44% (tính thêm cả chợ sẽ là 84%), cho thấy các cửa hàng bán lẻ vẫn có vai trò hết sức quan trọng trong thương mại hàng hóa tiêu dùng nội địa, dù các mô hình bán lẻ hiện đại đang phát triển khá mạnh.19

Số lượng các cửa hàng này đang giảm dần và có xu hướng giảm mạnh trong nhiều năm tới khi ngày càng có nhiều tập đoàn bán lẻ đến Việt Nam. Cụ thể năm 2005, số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 44.638 cửa hàng


19 Nguồn: Bộ Thương mại, Vụ Chính sách thị trường trong nước.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí