Trong vụ kiện giày da xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh trên phân đoạn giá trung bình và thấp đã bị so sánh với giày da xuất khẩu của Brazil và giày sản xuất nội địa của EU cạnh tranh trên phân đoạn giá xa xỉ và giá cao. Thậm chí ngay cả khi hai nước có nền kinh tế khá tương đồng xét trên khía cạnh GNI trên đầu người (PPP) thì sự khác biệt về phương thức và điều kiện sản xuất cũng dẫn đến sự chênh lệch về chi phí sản xuất. Bangladesh, nước được chọn thay thế cho Việt Nam trong vụ cá sa, batra và tôm, không có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản phát triển như của Việt Nam nên chi phí sản xuất cao hơn.
Phương pháp nền kinh tế phi thị trường lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1967 đối với việc gia nhập GATT của Ba Lan. Những luật lệ về chống bán phá giá của khá nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ và EU có quy định riêng cách thức áp dụng phương pháp này và các tiêu chuẩn để đánh giá nền kinh tế hoặc ngành hoặc công ty vận hành theo thị trường. Tuy nhiên, ngay cả những nền kinh tế thị trường được coi là phát triển nhất cũng không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của EU và Hoa Kỳ do vẫn duy trì thương mại nhà nước, kiểm soát giá đối với các mặt hàng trọng yếu, hoặc đồng nội tệ không hoàn toàn có khả năng chuyển đổi hoặc không hoàn toàn có sự tự do tuyển dụng và sa thải nhân công.
Quyết định về nền kinh tế phi thị trường mang nhiều tính chính trị hơn là dựa trên những đánh giá kinh tế. Hoa Kỳ và EU giữ quyền thay đổi quyết định của họ khi họ cảm thấy cần thiết. Họ không cần quan tâm đến sự thực là khi các nền kinh tế chuyển đổi này gia nhập WTO, họ đã phải chứng minh được với các thành viên WTO về thành tựu cải cách theo hướng thị trường của mình. Giống như Trung Quốc, là thành viên của WTO, Việt Nam vẫn tiếp tục bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập WTO [15].
Như vậy DSM của WTO không thể thay đổi phán quyết không công bằng cho Việt Nam trong các vụ bán phá giá do quy chế nền kinh tế phi thị trường gây ra. Đây sẽ là một khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thâm nhập vào thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.
2.2. Áp lực cạnh tranh trên thị trường EU
EU đang là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Gia nhập vào thị trường EU là gia nhập vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả các sản phẩm xuất khẩu. Đặc biệt là có một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ đang tiếp tục phát triển mạnh và tạo ra sức ép cạnh tranh cho hàng xuất khẩu trên các thị trường chủ yếu trong đó có EU.
Sang năm 2008, hàng dệt may của Trung Quốc được EU dỡ bỏ hạn ngạch, nên hàng dệt may của Việt Nam sẽ càng gặp khó khăn hơn nữa khi xuất khẩu vào EU. Nếu như thị trường Mỹ đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD, chiếm đến 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì EU là thị trường lớn thứ hai, với kim ngạch năm 2007 đạt 1,5 tỷ USD tăng 15% so với năm 2006. Dự báo năm 2008, xuất khẩu dệt may của nước ta vào EU sẽ gặp nhiều trở ngại cho EU bãi bỏ hạn ngạch với Trung Quốc.
Theo nhận định của Hiệp hội dệt may Việt Nam, việc EU bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc, đồng thời áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU, sẽ tác động đáng kể đến hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU, bởi Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do họ chủ động được nguồn nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Theo đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam cho biết, không chỉ riêng các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam, mà các doanh nghiệp của nhiều quốc gia xuất khẩu dệt may khác như Ấn Độ,
Bangladesh cũng lo ngại trước sức cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường EU năm nay. Mục tiêu mà ngành dệt may nước ta đặt ra trong năm nay là xuất khẩu đạt 9,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2007, trong khi đó thị trường EU phấn đấu đạt 1,8 tỷ USD. Đây là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực cao ngay từ đầu. Dù tình hình có khó khăn hơn, phải cạnh tranh quyết liệt hơn, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội giữ vững và duy trì được mức tăng trưởng nếu tìm được hướng đi thích hợp cho mình.
Về mặt hàng giày dép, việc Trung Quốc ký Hiệp định thương mại với EU và là một thành viên của WTO sẽ là yếu tố không thuận lợi trong các cố gắng cạnh tranh thị phần của Việt Nam. Trên thị trường EU, giày dép Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc. Theo thống kê của Ủy ban Châu Âu, năm 2005, nhu cầu nhập khẩu giầy của thị trường EU là 2,5 tỷ đôi, trong đó giầy da chiếm 35%. Lượng giầy da được nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,25 tỷ đôi, chiếm 50% tổng nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU. Lượng giầy da nhập khẩu từ Việt Nam là 269 triệu đôi, chỉ chiếm 11%. Từ năm 2004-2005, số lượng giầy da của Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường EU tăng 450%, còn nếu tính từ năm 2001-2005 tăng tới 1000%. Cũng thời gian từ 2004-2005, lượng giầy da xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU không tăng do sự cạnh tranh mạnh mẽ của giầy da Trung Quốc. Nếu tính từ giai đoạn 2001-2005 lượng xuất khẩu giầy da của Việt Nam vào thị trường EU chỉ tăng 100%. Như vậy, sự gia tăng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam không đáng kể so với Trung Quốc và theo nhiều nhà kinh tế đánh giá là không đáng ngại đối với các nhà sản xuất giầy của EU. Về yếu tố giá cả, từ năm 2001 đến năm 2005, giá của giầy da Trung Quốc, xuất khẩu vào thị trường EU giảm tới 31% còn giá giầy da của Việt Nam chỉ giảm 20%. Mặc dù, mức tính bình quân giá bán giầy da giảm nhưng nếu xem xét từng mặt hàng thì hầu hết giá bán hàng giầy da của Việt Nam đều cao hơn so với Trung
Có thể bạn quan tâm!
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Vào Eu Qua Các Năm
- Nhập Khẩu Của Việt Nam Từ Một Số Thị Trường Chính Của Eu
- Eu Chuyển Hướng Chiến Lược Sang Châu Á
- Những Thách Thức Xuất Phát Từ Chính Bản Thân Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Việc Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Thị Trường Eu
- Phối Hợp Với Các Hiệp Hội, Ngành Hàng Thực Hiện Các Biện Pháp Để Phòng Tránh Bị Kiện Chống Bán Phá Giá
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Quốc. Ví dụ, nhóm mã hàng 640219, giá bán của Việt Nam là 8,4 Euro/đôi trong khi của Trung Quốc bán 3,29 Euro/đôi thấp hơn hàng của Việt Nam 2,6 lần, hoặc nhóm hàng 640299, giá bán của Việt Nam là 5,45 Euro cao hơn giá bán của Trung Quốc là 2,82 lần.
Một khó khăn nữa mà ngành sản xuất giày dép Việt Nam đang gặp phải cho đến nay đó là hầu hết thiết bị sản xuất giày dép được nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc, chủ yếu là công nghệ của thập kỷ 70, 80 nên tuổi thọ ngắn trong khi phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả không cao. Sắp tới mặt hàng giày dép của Việt Nam có nguy cơ bị loại khỏi danh mục được hưởng GSP của EU nên cạnh tranh trên thị trường này đối với giày dép Việt Nam lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu lớn đang vấp phải hàng rào thuế quan rất cao của EU: như gạo ở mức hơn 100%, đường gần 200%. Hai mặt hàng này tuy được hưởng ưu đãi GSP nhưng mức thuế phải nộp vẫn còn rất cao, trong khi một số lượng lớn hàng của nhiều quốc gia khác lại được giảm nhiều hơn hoặc là miễn thuế. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng một số nông sản và thực phẩm Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu chặt chẽ khi xuất khẩu sang EU. Hạn chế nữa là các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm tốt công tác Marketing và thiếu vốn để mua nguyên phụ liệu cần thiết, do đó chưa lập được quan hệ đối tác trực tiếp với nhà nhập khẩu mà phải xuất khẩu vào EU qua trung gian.
Từ đầu tháng 4/2005, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU phải gặp áp lực cạnh tranh nhiều hơn nữa sau khi EU quyết định nới rộng việc áp dụng một hệ thống giảm thuế dành cho hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka. Theo quyết định trên, các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những nước bị sóng thần tàn phá sẽ được hưởng quy chế JFP 2005-2008 sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch ban đầu. Quy chế này được áp
dụng từ năm 1971, với mục đích giúp các nước đang phát triển mở mang thị trường Châu Âu qua việc miễn và giảm thuế nhập khẩu. Theo kế hoạch JFP, tôm và giày dép của Thái Lan, hàng dệt may của Ấn Độ và giày dép của Inđônêxia xuất khẩu sang EU sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi. Cụ thể là từ 1/8/2005, thuế suất đối với mặt hàng tôm Thái Lan nhập khẩu vào EU được giảm từ 20% xuống còn 4,5% đã tạo thêm sức ép cạnh tranh đối với ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Thời gian qua, hàng tôm Việt Nam vẫn chưa có khả năng cạnh tranh với tôm Thái Lan tại Châu Âu, việc giảm thuế lần này cho Thái Lan sẽ càng khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó đưa sản phẩm vào thị trường này. Bên cạnh đó EU còn cho phép 90% các mặt hàng nhập khẩu từ Sri Lanka kể cả hàng dệt may sẽ được miễn thuế.
Như vậy cạnh tranh trên thị trường EU là rất khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại trên thị trường này cần phải cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hoá của mình [19].
2.3. Hệ thống phân phối và thương hiệu của hàng hóa
EU có một hệ thống phân phối khá phức tạp. Có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa tiếp cận trực tiếp với các kênh phân phối này. Nhiều khi hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU chỉ theo một kênh phân phối hoặc phải đi theo đường vòng, hiện nay hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam qua EU nói riêng và qua các thị trường khác nói chung chủ yếu là qua trung gian (nhất là Singapore và Hồng Kông). Các hệ thống đại lý ở EU bán khá nhiều mặt hàng sản xuất ở Việt Nam, nhưng được người tiêu dùng biết đến thông qua nhãn hiệu của những nước khác. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thể bán hàng trực tiếp cho các siêu thị ở EU. Điều này đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá bán của doanh nghiệp.
Thử lấy ví dụ về kênh phân phối đồ gỗ nội thất ở EU ta có thể thấy hệ thống phân phối đó được chia như sau:
- Các kênh phân phối chuyên biệt: bao gồm các nhà bán lẻ chuyên doanh các sản phẩm nội thất và nguyên phụ liệu. Các kênh phân phối chuyên biệt chiếm gần 80% doanh thu bán lẻ đỗ gỗ nội thất ở các nước tiêu dùng đồ gỗ nội thất hàng đầu EU. Các kênh phân phối này có thể gồm các nhà bán lẻ có tổ chức (chuỗi cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, các cửa hàng nhượng quyền hoặc các nhà bán lẻ tư nhân).
- Các kênh phân phối không chuyên: Bao gồm tất cả các kênh phân phối có bán đồ gỗ nội thất: các trung tâm thương mại, cửa hàng bán hàng qua thư. Doanh thu bán lẻ của các nước tiêu dùng đồ gỗ nội thất không chuyên chiếm khoảng 20% tổng doanh thu bán lẻ của các nước tiêu dùng đồ gỗ nội thất hàng đầu EU. Năm 2005, ở các nước tiêu dùng đồ gỗ nội thất hàng đầu của EU có khoảng 86,175 cửa hàng bán lẻ nội thất. Kinh doanh bán lẻ đồ gỗ nội thất rất đa dạng với nhiều loại cửa hàng, từ những cửa hàng chỉ bán một loại sản phẩm nội thất đặc biệt đến những cửa hàng bán nhiều loại sản phẩm với phụ kiện kèm theo.
Đối với các nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất ở các nước đang phát triển, phân phối sản phẩm qua EU khá phức tạp. Do đó cách tốt nhất là có một kho hàng ở một nước EU. Khi xuất khẩu đồ gỗ nội thất lần đầu tiên, kênh phân phối tốt nhất là thông qua các nhà nhập khẩu EU. Họ là những người hiểu rõ thị trường nên có thể đưa ra cách phân phối an toàn nhất và hiệu quả nhất và cung cấp những thông tin, những chỉ dẫn cần thiết như quy trình xuất nhập khẩu và lưu kho hàng hóa. Nếu tạo dựng được mối quan hệ hợp tác tốt với nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể nắm bắt được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và nguyên liệu.
Ngoài ra, còn có những kênh phân phối thích hợp với các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển như: phân phối qua các nhà sản xuất bản
địa; phân phối qua đại lý mua hàng; phương pháp bán hàng qua đại lý bán hàng; phương pháp bán hàng qua hệ thống cửa hàng, siêu thị; phương pháp mua hàng qua tổ chức người mua; nhà sản xuất thâm nhập trực tiếp.
Đối với sản phẩm giày dép, có đến hơn 60% sản phẩm giày dép Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây là điểm rất yếu của ngành giày dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Bên cạnh đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũng làm cho ngành giày dép gặp nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này có biến động bất thường do tranh chấp thương mại. Đó là hậu quả của việc không xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng chuyển đổi thị trường xuất khẩu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào EU. Tuy nhiên, trong mấy năm tới, ngành giày dép Việt Nam sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bởi không thể chuyển đổi thị trường nhanh chóng được.
Hệ thống phân phối khó khăn đã dẫn tới việc hàng hóa của Việt Nam không được biết đến trên thị trường EU mặc dù sản phẩm đã được người tiêu dùng EU chấp nhận. Theo thống kê của Eurocham, 95% giầy nhập khẩu vào Đức được sản xuất theo đơn đặt hàng, Việt Nam chỉ đóng vai trò gia công. Ông Nguyễn Duy Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty Biti’s cho biết các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất đi các nước đều có ghi “made in Vietnam” nhưng dòng chữ đó không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính cách nhãn hiệu mà họ yêu thích. Ông Thanh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng EU không biết đến thương hiệu giầy dép Việt Nam là do các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu và chưa có chiến lược quảng bá mang tính
quốc gia tại các thị trường ở nước ngoài. Thời gian qua, một vài doanh nghiệp giầy dép lớn ở Việt Nam đã bắt đầu dành kinh phí để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, những thương hiệu đó mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước. Trong những năm tới, cạnh tranh trên thị trường giầy dép quốc tế sẽ rất khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập sân chơi thương mại lớn phải xây dựng thương hiệu không chỉ ngày một ngày hai mà đó là một quá trình bài bản, lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí. Thậm chí, các doanh nghiệp có thể thuê tư vấn nước ngoài để cùng chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm của họ... Ngoài ra với những doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu tại thị trường nội địa như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc...và đã có được những danh tiếng từ thương hiệu của mình, cũng nên tiếp tục có kế hoạch mở rộng uy tín thương hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi trong những năm tới, các quốc gia thuộc khu vực Châu Á sẽ là điểm ngắm của các nhà nhập khẩu thế giới. Nếu các doanh nghiệp không nắm được thông tin và tận dụng mọi cơ hội để phát triển về mọi mặt thì một ngày nào đó, nhắc đến các nhà xuất khẩu giày dép với thương hiệu uy tín sẽ không thể thiếu vắng Việt Nam [20].
2.4. Thách thức từ việc gia nhập WTO
Việt Nam mới gia nhập vào WTO không lâu, các doanh nghiệp chưa quen với các quy định và thông lệ của WTO sẽ khó thích nghi và hoạt động kinh doanh trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết, đã và sẽ được thể hiện qua các quy định pháp lý.
Gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục bãi bỏ các loại trợ cấp đối với hàng hóa bị cấm, trừ hàng nông sản, trong vòng 5 năm, theo Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định này còn gọi là “ Hiệp định Trợ cấp”, cấm các loại trợ cấp để các đơn vị hưởng lợi đạt được mục tiêu xuất khẩu nào đó, hay sử dụng các sản phẩm trong nước thay cho các sản phẩm nhập khẩu, nhằm tạo môi trường bình đẳng cho thương mại quốc tế