3. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
3.1 Về định hướng chiến lược phát triển
Định hướng chiến lược phát triển siêu thị, trung tâm thương mại và chợ được thể hiện ở một số Nghị quyết, Quyết Định, Chỉ thị của Đảng và Chính phủ như sau:
Nghị Quyết 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Từ năm 1992 và tiếp theo trong các năm 1993, 1994, 1995, Bộ thương mại đã tổ chức nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá toàn diện tình hình thị trường và hoạt động thương mại sau một số năm đầu đổi mới để soản thảo đề án “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường trong nước”. Trên cơ sở đề án này, Bộ chính trị đã đưa ra Nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 về: “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Vào giữa tháng 5/1996, tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 12, Bộ thương mại đã đề ra định hướng tổ chức thị trường trên địa bàn đô thị như sau: “…Các công ty kinh doanh tổng hợp với những trung tâm thương mại, những siêu thị mua bán theo phương thức hiện đại, tiên tiến. Các nhà sản xuất, nhà buôn thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có thể cùng đầu tư để kinh doanh tại các trung tâm này. Hoạt động của các công ty loại này nhằm tạo dần văn minh thương nghiệp”
Quyết Định của Thủ tướng Chính phủ số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 phê duyệt Đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010”. Trong quyết định có nêu rõ nhiệm vụ “củng cố, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sỏ vật chất – kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng: tổ chức, khai thác có hiệu quả các mạng lưới chợ, đẩy mạnh phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên, sàn giao dịch hàng hóa, kho dự trự bảo quản hàng hóa nông sản để các cơ sở này trở thành nơi giao dịch, tiêu thụ sản phẩm cung cấp vật tư, hàng hóa cho nhu cầu sản xuất, và đời sống đáng tin cậy nhất; phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, các hình thức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố,
thị xã và các vùng kinh tế tập trung; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại trong nước”
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 về việc “Thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa”. Sau một năm thực hiện Quyết định 311/QĐ-TTg như nêu trên, để cụ thể hóa hơn, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thỉ số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa. Trong chỉ thị này, Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ: “Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho điều kiện trao đổi mua bán hàng hóa, bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ), siêu thị, mạng lưới các cửa hàng phù hợp và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trên từng địa bàn”.
Chỉ thị cũng quy định trách nhiệm của Bộ thương mại phải: thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc thực hiện và quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị với vị trí quy mô phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng địa bàn, chú trọng quy hoạch phát triển các chợ đầu mối bán buôn, chợ chuyên doanh, các trung tâm thương mại, và các siêu thị lớn một cách hợp lý; thứ hai, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, thiết kế mẫu cho các loại hình chợ, siêu thị, và trung tâm thương mại để bảo đảm được tính hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm trong xây dựng cũng như trong khai thác sử dụng…
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO - 2
- Nội Dung Của Hoạt Động Tô Chức Hệ Thống Phân Phối Hàng Hóa
- Tác Động Của Việc Mở Cửa Thị Trường Bán Lẻ:
- Thực Trạng Hoạt Động Của Kênh Phân Phối Truyền Thống Và Hiện Đại Hiện Nay.
- Thực Trạng Hoạt Động Của Hệ Thống Siêu Thị Tại Việt Nam Thời Gian Qua.
- Chất Lượng Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Hệ Thống Siêu Thị
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Đồng thời quy định trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và phát triển các loại hình kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại,… trách nhiệm của các Ủy ban nhân dân tỉnh thành trong việc: thứ nhất, tổ chức lập và phê duyệt các dự án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn theo đúng quy định hiện hành; thứ hai, dành quỹ đất và huy động nguồn vốn đầu tư để triển khai xây dựng
các dự án chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn; thú ba, hình thành từng bước các tập đoàn thương mại lớn theo hướng văn minh, hiện đại.
Thời gian gần đây, với việc thành lập các đoàn đi khảo sát, nghiên cứu tại nước ngoài (Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Âu) và hai lần hội thảo, tọa đàm (Hội thảo quốc tế tổ chức tại Hà Nội ngày 24/8/2004 với chủ đề “Chính sách phát triển các mô hình phân phối hàng hóa hiện đại” và Tọa đàm ngày 9/3/2005 cũng tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng và phát triển các nhà phân phối lớn của Việt Nam”), bước đầu Bộ thương mại đã hình thành được định hướng về chính sách và giải pháp phát triển các mô hình phân phối hàng hóa hiện đại ở Việt Nam.
3.2 Về công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch
Khoản 1 Điều 9 Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại (ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ thương mại) mới quy định về trách nhiệm của Sở thương mại trong việc “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển siêu thị, trung tâm thương mại, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện”. Hiện nay các địa phương đang triển khai việc xây dựng quy hoạch phát triển các loại hính siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định của Quy chế này.
Trước thời điểm ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi cả nước mới có duy nhất THÀNH PHố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” (Quyết định 144A/2003/QĐ-UB ngày 11/8/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy mới chỉ đề cập tới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và phần về quy hoạch chợ, siêu thị, trung tâm thương mại là dựa theo các tiêu chuẩn do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề ra (vì lúc đó chưa có tiêu chuẩn ban hành chung cho cả nước về các loại hình tổ chức thương mại hiện đại này), nhưng bước đầu có thể nhận thấy, đây là bản quy hoạch phát triển tương đối toàn diện, thể hiện sự chủ động, sáng tạo của Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh trong việc lồng ghép phân tích, đánh giá hiện trạng và xu hướng phát triển để
từ đó đề ra quan điểm, mục tiêu quy hoạch, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển của chợ (đại diện loại hình phân phối truyền thống) và siêu thị, trung tâm thương mại (đại diện loại hình phân phối hiện đại. Việt Nam mới đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng mà chưa có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hay các loại hình phân phối hiện đại khác trên phạm vi cả nước.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật.
Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ cũng là một loại hình cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp nên cũng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh tại Việt Nam
Hệ thống kiểm tra kiểm soát thị trường bao gồm: cảnh sát (thuộc Bộ Công an); quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Thương mại); quản lý chất lượng, quản lý sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ); quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (thuộc Bộ Y tế);… nhằm đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Theo thông tin chưa đầy đủ thu thập được, đã có một số vụ gian lận thương mại, bán hàng lậu… tại siêu thị, trung tâm thương mại được phát hiện và xử lý như15:
Siêu thị Seiyu (Hà Nội) bị Đoàn thanh tra (Sở Y tế Hà Nội và Bộ Y tế) phát hiện có gian lận thương mại đối với táo dán nhãn New Zealand bày bán tại siêu thị với giá rất cao (khoảng 36.000 đ/kg), nhưng thực chất đây là táo của Trung Quốc và không có chứng từ hải quan cũng như biên bản kiểm dịch thực vật (trung tuần tháng 10/2003).
Trung tâm Metro Cash & Carry Thăng Long bị lực lượng quản lý thị trường theo dõi, kiểm tra và thu giữ 967 chai rượu ngoại vi phạm nhãn mác hàng hóa, trong đó có gần 200 chai dung tích 750 ml thuộc loại đắt tiền sử dụng tem nhập khẩu dành cho loại 35 ml. Tổng giá trị lô rượu thu giữ khoảng 450 – 500 triệu VND
15 Sở Thương mại, Phòng Quản lý thị trường.
(ngày 23/12/2003)… Ngoài ra, vào đầu tháng 4/2004, còn có khách hàng khiếu nại về việc Trung tâm này bán phi lê cá hồng có trọng lượng thực tế (540 gram) thấp hơn trọng lượng ghi trên bao bì (1.095 gram)…
Việt Plaza (Trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Lào Cai) bị lực lượng quản lý thị trường lập biên bản và tịch thu lô hàng nhập lậu (không có tem nhập khẩu của hải quan nhưng được bày bán công khai tại Việt Plaza) gồm 187 chai rượu các loại và 190 kg kẹo thạch sản xuất tại Trung Quốc (ngày 12/01/2005).
Vẫn còn hiện tượng một số gian hàng cho thuê trong các siêu thị, trung tâm thương mại bán hàng với giá quá cao, hàng giả (hàng nhái), hàng kém chất lượng, hay hàng đã hết hạn sử dụng, hàng cấm kinh doanh (đồ chơi trẻ em)… song việc kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng còn ở mức độ hạn chế.
Một số siêu thị, trung tâm thương mại bị khởi kiện vì có hành vi xâm hại tới khách hàng như: vụ nhân viên bảo vệ trung tâm thương mại Tràng Tiền đánh người bị thương vào đầu tháng 10/2004; hay Trung tâm Metro Bình Phú bị một khách hàng khởi kiện vì “làm nhục khách hàng và khám người trái phép” cũng vào tháng 10/2004…
II. Thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam
1. Các loại hình phân phối hàng hóa điển hình hiện nay ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam các loại hình phân phối rất đa dạng, phong phú tạo đà cho ngành dịch vụ phân phối phát triển sôi động và nhanh chóng. Những năm gần đây, nhà nước đã và đang tập trung tổ chức thương mại trong nước theo các cơ cấu hợp lý, mà trong đó việc tổ chức các loại hình phân phối theo không gian kinh tế (gắn với địa bàn thị trường) và theo các mối liên kết (gắn với sản xuất và tiêu dùng) rất được chú trọng. Qua nghiên cứu, nước ta hiện có một số loại hình phân phối điển hình sau đây:
1.1 Các loại hình phân phối theo không gian kinh tế:
Các loại hình chợ: cả nước có khoảng 9.603 chợ bao gồm chợ nông thôn, chợ thành thị, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh
Các cửa hàng truyền thống: hiện nay loại hình này rất phổ biến ở nước ta với số lượng khoảng có 900.000 cửa hàng phân bố trên phạm vi cả nước và kinh doanh đủ các mặt hàng từ đồ điện tử, đồ gia dụng, hàng lương thực thực phẩm đến nhưng hàng hóa mỹ phẩm16...
Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi: là các loại hình phân phối hiện đại gần đây phát triển rất mạnh ở nước ta (đặc biệt là siêu thị). Loại hình phân phối này với các tính ưu việt của nó đang thay thế dần các loại hình phân phối truyền thống như chợ và các cửa hàng truyền thống.
Trung tâm logistics, kho bán buôn: là các kho hàng lớn làm các dịch vụ logistics (hậu cần) như quản lý kho, đóng gói, chia lẻ, điều tiết hàng hóa theo kế hoạch bán hàng, dự báo xu hướng bán hàng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin. Loại hình này cũng còn đang manh nha hình thành, chưa nhiều, chưa mạnh (điển hình chỉ có trung tâm kho hàng của Metro, của Phú Thái, và của Quảng Thái)
Siêu thị ảo, chợ ảo, nhà mua bán trung gian trên mạng internet: Hiện nay do công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nên ở nước ta đã xuất hiện những loại hình mua bán trực tuyến hiện đại thông qua các phương tiện điện tử. Theo đó, người mua và người bán ở các địa điểm khác nhau vẫn có thể liên hệ trực tiếp với nhau trong việc lựa chọn, đặt hàng, thanh toán và giao nhận hàng hóa. Một số điển hình cho loại hình này là: chợ điện tử (www.chodientu.vn), siêu thị ảo GOLMART của Công ty Uy Tín – GOL (www.golmart.com.vn), siêu thị VDC của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (www.vdcsieuthi.vnn.vn), siêu thị ảo của công ty Rồng Thái Bình Dương (www.vietnamshop.com)...
1.2 Các loại hình phân phối theo các mối liên kết kinh tế
Tổng công ty kinh doanh hàng hóa chuyên ngành: loại hình này hoạt động theo mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty mẹ-con, theo đó công ty thương mại (công ty thành viên) hoặc công ty mẹ trực tiếp đảm nhận chức năng tổng phát luồng phân phối chung cho toàn bộ hệ thống phân phối trực thuộc được lập ra (gồm trung tâm logistic, kho hàng, công ty, chi nhánh, xí nghiệp, trạm, cửa hàng…) và thực hiện
16 Nguồn: Sở Thương mại, Phòng Quản lý thị trường.
phân phối đối với các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù (như xi măng, săt thép, xăng dầu, phân bón, lương thực, mía đường, dệt may, thuốc lá…).
Một số công ty thuộc loại hình này là: Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty dệt may Việt Nam, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty cao su Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Tổng công ty thương mại kinh doanh hàng hóa tổng hợp: loại hình công ty này hoạt động theo mô hình tập đoàn, công ty mẹ-con trên cơ sở hình thành và liên kết nhiều loại hình tổ chức, hoạt động thương mại, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên cùng một địa bàn thị trường, bao gồm các công ty, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh…thực hiện bán buôn, bán lẻ hàng hóa tổng hợp nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Một số công ty thuộc loại hình này là: Tổng công ty thương mại Hà Nội, Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty lương thực Miền Bắc, Tổng công ty lương thực Miền Nam, Công ty xuất nhập khẩu Intimex…
Công ty thương mại kinh doanh bán buôn chuyên nghiệp: loại hình này hoạt động theo phương thức hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng với một bên là các nhà cung ứng (nhà sản xuất, nhà nhập khẩu) và một bên là các nhà bán lẻ, quản lý và điều hành hệ thống các trung tâm logistics, các tổng kho và kho bán buôn, ứng dụng rộng rãi các công nghệ và phương thức kinh doanh bán buôn tiên tiến và hiện đại.
Một số công ty thuộc loại hình này là: Công ty Quảng Thái, Công ty Phú Thái…
Công ty thương mại kinh doanh bán lẻ chuyên nghiệp: loại hình này thực hiện liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty liên doanh nhập khẩu (thực phẩm chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng), các gia trại, các trang trại, các hợp tác xã, các chợ đầu mối (hàng thực phẩm tươi sống, rau-củ-quả) thông qua hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng để tạo nguồn hàng ổn định lâu dài với khối
lượng lớn, trung chuyển về các trung tâm logistics, các kho hàng bán buôn của mình, và từ đó cung ứng thường xuyên cho các đơn vị bán lẻ trong hệ thống.
Một số công ty thuộc loại hình này là: Liên hiệp hợp tác xã Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống siêu thị Co.opMart và hệ thống cửa hàng tiện lợi; Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại-dịch vụ An Phong với hệ thống siêu thị MaxiMart; Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại-dịch vụ Đông Hưng với hệ thống siêu thị Citimart; Công ty Cà phê Trung Nguyên với hệ thống cửa hàng bán lẻ G7 Mart;…)
Hợp tác xã thương mại ở nông thôn: loại hình này hình thành trên cơ sở góp vốn của xã viên (là các hộ nông dân, các thể nhân và pháp nhân khác), làm dịch vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (như vật tư sản xuất nông nghiệp, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) và tiêu thụ đầu ra cho xã viên (chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm). Loại hình này liên kết chặt chẽ với các loại hình doanh nghiệp thương mại khác thông qua việc làm đại diện cho xã viên (các gia trại, các hộ nông dân) thực hiện các phương thức đại lý và hợp đồng mua bán lâu dài, ổn định. Tính tới hết năm 2005, cả nước có 620 hợp tác xã thương mại dịch vụ.
2. Các hình thức liên kết trong hệ thống phân phối hàng hóa hiện nay ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại cả hình thức liên kết ngang, liên kết dọc, trong đó hình thức liên kết dọc là chủ yếu và phổ biến. Hình thức liên kết dọc được phát triển ở cả ba loại: liên kết dọc tập đoàn, liên kết dọc hợp đồng và liên kết dọc được quản lý. Sau đây đề tài sẽ nghiên cứu ba hình thức liên kết dọc này.
2.1 Hình thức liên kết dọc được quản lý:
Nhìn chung, trong môi trường kinh doanh còn nhiều cản trở hiện nay, do sự liên kết không phải qua sự sở hữu chung hay hợp đồng ràng buộc, mà chủ yếu bằng quy mô và ảnh hưởng của một thành viên đến những người khác nên hình thức liên kết này ít được phổ biến ở nước ta. Hơn nữa, hình thức liên kết này còn rất hạn chế, không bền vững và chặt chẽ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Qua nghiên cứu thực tế, có một số điển hình cho kiểu hệ thống này như: