+ KH2: KH tin tưởng GDPS là công cụ quản trị rủi ro hiệu quả sẽ sử dụng giao dịch này nhiều hơn và góp phần phát triển các GDPS của NHTM.
+ KH3: KH tin tưởng phái sinh là cơ hội đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả sẽ sử dụng các giao dịch này nhiều hơn và góp phần phát triển các GDPS của NHTM.
+ KH4: Việc gia tăng KH là các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và các DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển GDPS của NHTM.
+ DTCT1: Gia tăng số lượng các NHTM cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh sẽ thúc đẩy phát triển GDPS của NHTM.
+ DTCT2: Hiệu quả trong việc sử dụng các CCPS của các đối thủ cạnh tranh sẽ thúc đẩy phát triển GDPS của NHTM.
+ DTCT3: Các đối thủ cạnh tranh của NH có chiến lược phát triển GDPS.
+ CQ1. Lãnh đạo của NHTM nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động phái sinh đối với hoạt động của NH sẽ thúc đẩy việc phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ2: NHTM có chiến lược kinh doanh và marketing hướng tới phát triển các SPPS sẽ phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ3: NHTM luôn tìm hiểu và đa dạng hóa các SPPS khác nhau cung cấp đến KH sẽ góp phần phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ4: Phát triển công nghệ hiện đại góp phần phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ5: Uy tín, thương hiệu của NHTM góp phần phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ6: Kiến thức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của nhân viên NHTM về NVPS góp phần phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ7: Năng lực tư vấn, môi giới, cung cấp thông tin và cung cấp quy trình GDPS chuyên nghiệp của NHTM sẽ phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ8: Mức độ hội nhập và hợp tác của NHTM đối với hệ thống tài chính NH thế giới góp phần phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ9: Hệ thống thông tin, kế toán chuyên nghiệp, phù hợp với chuẩn mực quốc tế góp phần phát triển GDPS của NHTM.
+ CQ10: Hoạt động kiểm soát rủi ro của NHTM tốt, xây dựng và vận hành quy trình nhận diện, đo lường, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro bài bản góp phần phát triển GDPS của NHTM.
4.1.4. Thu thập thông tin
Với số lượng 33 biến định lượng thì để đạt được hiệu quả phân tích, tối thiểu NCS phải khảo sát khoảng 150 đối tượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn khảo sát qua Google forms trên http://docs.google.com và một số ít in phiếu khảo sát trực tiếp.
Để việc khảo sát cho kết quả tối ưu, các đối tượng khảo sát được NCS chủ định hướng đến bao gồm 4 nhóm chính: các đối tượng đang công tác tại các NHTM, NHNN; các đối tượng là giảng viên, nghiên cứu đang công tác tại các trường đại học khối kinh tế; các đối tượng đang công tác tại các DN. Tổng cộng có khoảng 350 đối tượng được NCS gửi mail và gửi phiếu khảo sát để nhờ khảo sát, số lượng số phiếu trả lời thu về là 220 phiếu và các phiếu này đều đạt yêu cầu và được nhập liệu dùng làm cơ sở cho việc phân tích dữ liệu.
Bảng 4.2: Thống kê bảng câu hỏi khảo sát
Số bảng khảo sát được gửi đi | Số lượng bảng khảo sát được trả lời | Tỷ trọng đạt yêu cầu | ||
Đạt yêu cầu | Không đạt yêu cầu | |||
NHNN | 50 | 38 | 0 | 100% |
Các NHTM | 200 | 115 | 0 | 100% |
Các Trường ĐH chuyên ngành KT | 40 | 27 | 0 | 100% |
Các DN | 60 | 40 | 0 | 100% |
Tổng | 350 | 220 | 0 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Sách Các Biến Sử Dụng Trong Mô Hình Nghiên Cứu
- Mô Hình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Gdps Tại Các Nhtm
- Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Chính Thức
- Kết Quả Thủ Tục Lựa Chọn Biến Theo Phương Pháp Chọn Từng Biến
- Quy Trình Làm Việc Nhanh Chóng, Thuận Tiện, Chi Phí Giao Dịch Thấp.
- Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Như đã trình bày ở phần trên, số lượng đối tượng khảo sát được NCS gửi đi là 350 và nhận được về 220 mẫu khảo sát hợp lệ. Các thông tin trên 220 mẫu khảo sát hợp lệ được mã hóa và đưa vào chương trình SPSS để xử lý số liệu và phân tích để đưa ra được các kết quả cần thiết phục vụ mục đích nghiên cứu.
Bảng 4.3: Thống kê mẫu về đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo sát
Số lượng (tần số) | Tỷ lệ (%) | |
Lĩnh vực công tác: | 220 | |
- NHNN | 38 | 17.3 |
- NHTM | 115 | 52.3 |
- Các Trường đại học chuyên ngành kinh tế | 27 | 12.2 |
- DN | 40 | 18.2 |
Kinh nghiệm công tác: | 220 | |
- Dưới 5 năm | 24 | 10.9 |
- Từ 5 đến 10 năm | 73 | 33.2 |
- Từ 10 đến 15 năm | 86 | 39.1 |
- Trên 15 năm | 37 | 16.8 |
Trình độ học vấn | 220 | |
- Cao đẳng | 0 | 0 |
- Đại học | 90 | 40.9 |
- Trên đại học | 130 | 59.1 |
- Khác | 0 | 0 |
Đã từng tìm hiểu về các GDPS | 220 | |
- Có | 212 | 96.4 |
- Không | 8 | 3.6 |
Đã từng tham gia đào tạo về NVPS | 220 | |
- Có | 129 | 41.4 |
- Không | 91 | 58.6 |
Nguồn: Số liệu điều tra thống kê
Bảng thống kê trên cho chúng ta nhìn thấy một cách tổng quan về các đối tượng tham gia trả lời Bảng câu hỏi khảo sát: Phần lớn họ đều là những người làm việc trong NHNN, các NHTM và các trường đại học chuyên ngành kinh tế (chiếm tổng cộng 81.8%) và đều có thâm niên công tác (kinh nghiệm công tác hầu hết đều từ 5 năm trở lên, chiếm 89.1%); trình độ học vấn toàn bộ là Đại học và trên Đại học và 96.4% trong số các đối tượng tham gia khảo sát đã có kiến thức/hiểu biết về các GDPS tại các NHTM rất cao, trên 96%. Kết quả thống kê này cho thấy các thông tin chúng ta thu thập được từ cuộc khảo sát có tính tin cậy và chuyên môn tương đối cao.
4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam.
4.2.1. Kết quả từ kiểm định giả thuyết thống kê
Bảng 4.4: Phân tích dữ liệu thống kê tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM hiện nay
Descriptive Statistics
N | Minimum | Maximum | Mean | Std. Deviation | |
PTGDPSS1 | 220 | 3 | 5 | 4.46 | .543 |
PTGDPSS2 | 220 | 2 | 5 | 4.37 | .646 |
PTGDPSS3 | 220 | 2 | 5 | 4.58 | .603 |
Nguồn: Số liệu điều tra thống kê
Kết quả cho thấy điểm trung bình của các yếu tố hầu hết đều ở mức 4.37 đến 4.58, trên mức thang điểm 5, điều này chứng tỏ rằng hầu hết mọi người đều đồng ý với các ý kiến mà tác giả đưa ra về tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM hiện nay.
4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các GDPS của các NHTM Việt Nam
4.2.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu:
Kết quả thống kê (phụ lục 5 cho thấy cả 33 yếu tố đều được đánh giá ở mức độ cao: trên 4 điểm với thang đo 5 điểm và độ lệch chuẩn ở mức thấp phản ánh sự đánh giá tương đối đồng đều của các đối tượng khảo sát về các yếu tố được đề cập trong bảng khảo sát.
4.2.2.2. Độ tin cậy của thang đo:
Bảng 4.5: Phân tích độ tin cậy của thang đo
Số biến quan sát | Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha | Giá trị thang đo | |
Chính sách và hành lang pháp lý | 9 | 0.892 | Đạt tin cậy |
Môi trường kinh tế | 7 | 0.838 | Đạt tin cậy |
KH | 4 | 0.776 | Đạt tin cậy |
Đối thủ cạnh tranh | 3 | 0.647 | Đạt tin cậy |
Chủ quan | 9 | 0.849 | Đạt tin cậy |
Phát triển GDPS | 3 | 0.774 | Đạt tin cậy |
Nguồn: Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo - chi tiết từng biến theo SPSS
Từ bảng trên cho thấy các thang đo đều đạt tin cậy với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cao: thấp nhất là 0.647 và cao nhất là 0.892 và tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3. Riêng đối với nhóm nhân tố chủ quan khi kiểm định thì biến CQ1 có tương quan tổng nhỏ hơn 0.3 nên tác giả loại ra khỏi mô hình và kiểm định lại độ tin cậy với 9 biến còn lại từ CQ2 đến CQ10 thì đạt được kết quả như bảng trên.
4.2.2.3. Phân tích khám phá nhân tố
Mục đích của phân tích khám phá nhân tố là để tìm ra các thành phần có giá trị ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS và đồng thời loại bỏ các biến không phù hợp.
Để áp dụng phân tích khám phá nhân tố, tác giả sử dụng “phép kiểm định Bartlett nhằm kiểm định sự phù hợp của dữ liệu đối với phương pháp phân tích nhân tố áp dụng. Mục đích của bước này là bác bỏ giả thuyết rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, nếu giả thuyết này không bị bác bỏ thì phân tích nhân tố rất có khả năng không thích hợp.”
- Phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập:
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập) KMO and Bartlett's Test
.850 | |
Approx. Chi-Square | 4093.992 |
Bartlett's Test of Sphericity df | 496 |
Sig. | .000 |
Bảng trên cho thấy: giá trị sig.=0.000 của kiểm định Bartlett giúp chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết các biến không có tương quan với nhau. Hệ số KMO = 0.850 lớn hơn 0.5, giá trị p-value của kiểm định Barlett nhỏ hơn 0.05 cho thấy dữ liệu phù hợp với việc phân tích nhân tố.
Tiếp theo, từ 32 yếu tố đo lường chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS (đã loại bỏ CQ1 khi kiểm định độ tin cậy), chúng ta tiến hành rút gọn và gom chúng lại thành nhóm các yếu tố ít hơn về số lượng nhưng có ý nghĩa hơn phục vụ phân tích hồi quy. Sử dụng phương pháp rút trích (Extraction Method) Principal Component Analysis, phép quay (Rotation Method) Varimax with Kaiser Normalization, những biến quan sát có trọng số nhỏ hơn hoặc trích vào hai nhóm nhân tố mà khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm rất nhỏ, không tạo nên sự khác biệt để đại diện phản ánh cho một nhân tố cụ thể sẽ bị loại.
Kết quả rút trích nhân tố phụ lục 8, dựa theo tiêu chuẩn đại lượng Initial Eigenvalues > 1 thì có 7 nhân tố được rút ra và chúng giải thích được 65.17% biến thiên của dữ liệu (phương sai giải thích bằng 65.17%) lớn hơn 50% (ngưỡng chấp nhận) có nghĩa là các điều kiện hình thành nhân tố mới được thỏa mãn. Từ đây chúng ta biết sẽ có 7 biến chính tác động đến sự phát triển các GDPS của các NHTMVN.
Việc gom nhóm các yếu tố nhỏ (biến nhỏ) theo nhân tố chính nào trong 7 nhân tố được rút trích, ta xem ma trận xoay nhân tố tại Phụ lục 9.
Từ bảng ma trận xoay nhân tố, chúng ta sẽ loại đi những yếu tố nhỏ không có ý nghĩa bao gồm: CS2, CQ7, MTKT4. Sau cùng, chúng ta có tổng cộng 7 biến tương ứng với 7 nhân tố chính bao gồm:
+ Biến CS - Chính sách và hành lang pháp lý (tương ứng nhóm nhân tố 1): gồm các yếu tố CS1, CS3, CS4, CS5, CS6, CS7, CS8, CS9.
+ Biến CQA - Chủ quan (tương ứng nhóm nhân tố 2): gồm các yếu tố CQ2, CQ3, CQ4, CQ5, CQ6.
+ Biến MTKTA - Môi trường kinh tế (tương ứng nhóm nhân tố 3): gồm các yếu tố MTKT2, MTKT6, MTKT7
+ Biến KH – KH (tương ứng nhóm nhân tố 4): gồm các yếu tố KH1,KH2, KH3, KH4.
+ Biến MTKTB - Môi trường kinh tế (tương ứng nhóm nhân tố 5): gồm các yếu tố MTKT1, MTKT3, MTKT5.
+ Biến CQB - Chủ quan (tương ứng nhóm nhân tố 6): gồm các yếu tố CQ8, CQ9, CQ10.
+ Biến DTCT – Đối thủ cạnh tranh (tương ứng nhóm nhân tố 7): gồm các yếu tố DTCT1, DTCT2, DTCT3.
- Phân tích khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc:
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Phân tích khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc)
KMO and Bartlett's Test
.623 | |
Approx. Chi-Square | 214.015 |
Bartlett's Test of Sphericity df | 3 |
Sig. | .000 |
Với KMO=0.623> 0.5 và p-value của kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05 cho thấy dữ liệu biến phụ thuộc phù hợp với phân tích nhân tố.
Tương tự như với các biến độc lập, tác giả sử dụng phương pháp rút trích (Extraction Method) Principal Component Analysis, phép quay (Rotation Method) Varimax with Kaiser Normalization và kết quả cho thấy có 01 nhân tố được hình thành với phương sai giải thích bằng 69.62% > 50% cho thấy nhân tố được hình thành là phù hợp.
Bảng 4.8: Kết quả phân tích rút trích nhân tố Biến phụ thuộc Total Variance Explained
Initial Eigenvalues | Extraction Sums of Squared Loadings | |||||
Total | % of Variance | Cumulative % | Total | % of Variance | Cumulative % | |
1 | 2.089 | 69.620 | 69.620 | 2.089 | 69.620 | 69.620 |
2 | .626 | 20.862 | 90.482 | |||
3 | .286 | 9.518 | 100.000 |
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Và bảng ma trận xoay nhân tố bên dưới cũng cho thấy cả 3 yếu tố của biến phụ thuộc đều được gom lại thành 01 nhân tố, không loại bỏ yếu tố nào:
Bảng 4.9: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc Component Matrixa
Component | |
1 | |
PTGDPSS1 PTGDPSS3 PTGDPSS2 | .906 .831 .759 |
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
4.2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Qua phần trình bày lý thuyết ở chương 2, kết hợp nghiên cứu định tính và phân tích nhân tố, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam như sau:
Sự phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam ảnh hưởng bởi 5 yếu tố chính: Chính sách và hành lang pháp lý, Môi trường kinh tế, KH, Đối thủ cạnh tranh của NH và Yếu tố chủ quan của chính NH tương ứng với 7 biến như trong phần phân tích khám phá nhân tố đã trình bày: CS, MTKTA, MTKTB, KH, DTCT, CQA, CQB.
Mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố trên đến việc phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam sẽ được xác định thông qua mô hình hồi quy đa biến, trong đó các yếu tố hình thành sẽ đóng vai trò độc lập trong mô hình và được định lượng bằng cách tính trung bình điểm số của các biến đo lường cho yếu tố đó. Sự phát triển các GDPS là biến phụ thuộc, định lượng bằng điểm trung bình của 03 biến số đo lường sự phát triển GDPS tại các NHTM (PTGSPSS1, PTGDPSS2, PTGDPSS3).
Mô hình hồi quy được viết dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến như sau:
PTGDPS = β0 + β1CS + β2KH + β3MTKTA + β4CQA + β5MTKTB + β6CQB + β7DTCT
4.2.4. Mối tương quan giữa các biến
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan
PTGDPS | CS | KH | MTKTA | CQA | MTKTB | CQB | DTCT | |
PTGDPS | 1 | |||||||
CS | .664** | 1 | ||||||
KH | .521** | .444** | 1 | |||||
MTKTA | .784** | .506** | .507** | 1 | ||||
CQA | .644** | .598** | .454** | .613** | 1 | |||
MTKTB | .573** | .375** | .451** | .538** | .402** | 1 | ||
CQB | .622** | .442** | .461** | .604** | .637** | .393** | 1 | |
DTCT | .608** | .423** | .487** | .568** | .500** | .452** | .523** | 1 |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). |
Bảng ma trận hệ số tương quan trên cho chúng ta thấy được hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (PTGDPS) là tương đối cao. Về mặt đánh giá sơ bộ thì chúng ta kết luận là có thể đưa các biến độc lập này vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc hay nói một cách khác là 7 biến được rút trích từ phần phân tích nhân tố nêu trên có ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS tại các NHTMVN. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ giải thích của các biến độc lập này cho biến phụ thuộc, chúng ta cần tiếp tục phân tích trong phần mô hình hồi quy đa biến tiếp theo.