Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Chính Thức



4.1.2.1. Nhân tố chủ quan

a. Nguồn lực tài chính của NHTM

Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng đến mức độ phát triển GDPS. Sự phát triển của GDPS với chi phí lớn đòi hỏi bắt buộc về nguồn tài chính không chỉ bao hàm về vốn tham gia các giao dịch mà còn chi phí phát triển công nghệ, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí xây dựng và phát triển mô hình quản lý riêng của nghiệp vụ này. Do đó, các NHTM có nguồn tài chính dồi dào hoặc dễ dàng tiếp nhận với các nguồn vốn thì có khả năng tham gia và cung cấp các GDPS hơn những NHTM khác. Nguồn lực tài chính có thể được đo lường bằng Quy mô NH – Quy mô tổng tài sản (Size of Asset Portfolio) Về lý thuyết các NH lớn có doanh số GDPS nhiều hơn các NH nhỏ vì nhiều lý do. Đầu tiên, các CCPS là những công cụ rất phức tạp và yêu cầu quản lý và phân tích cẩn thận. Các NH nhỏ có thể không có đủ nguồn lực để cống hiến cho sự hiểu biết sự phức tạp của các công cụ này. Hơn nữa, chi phí giao dịch của các GDPS có xu hướng giảm với khối lượng giao dịch lớn. Do đó các NH lớn có thể đủ khả năng để thực hiện các giao dịch lớn hơn mà mức phí giao dịch phải trả tương đối nhỏ. Cuối cùng, các NH lớn có nhiều khả năng có tiếp xúc nhiều hơn với rủi ro thị trường đặc biệt là do sự khác biệt trong các nguồn vay của họ. Các NH lớn có xu hướng sử dụng các công cụ, như CD jumbo, mà giá cả và sản lượng thay đổi tùy theo thị trường trên cơ sở hàng ngày. Vì vậy, mối quan hệ giữa việc sử dụng GDPS và quy mô tài sản dự kiến là thuận chiều. Đồng tình với quan điểm đó,nghiên cứu của (Shyu v& Reichert, 2002) cho hấy rằng hoạt động phái sinh các NH đại lý quốc tế có liên quan trực tiếp đến kích thước của NH.

H1: Nguồn lực tài chính có quan hệ cung chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

b. Chiến lược kinh doanh của NHTM

Sự phát triển GDPS thích hợp với các định chế tài chính quy mô lớn, có khả năng hội nhập với TTTC quốc tế. Điều này là do với những NHTM có quy mô lớn thì họ có cơ hội lợi nhuận nhiều hơn đồng thời rủi ro phải đối mặt cũng lớn hơn, một mặt các GDPS nhằm mục đích giảm rủi ro, tìm kiếm cơ hội lợi nhuận thì còn một mặt khác chúng góp phần đa dạng hóa các giao dịch NH, đem đến các tiện ích nhất định cho KH. Do đó phát triển GDPS chịu ảnh hưởng lớn bởi chiến lược kinh doanh của NHTM. Một NHTM có chiến lược phát triển hội nhập với TTTC NH quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh, ưa thích lợi nhuận có xu hướng tham gia nhiều vào các GDPS hơn các NHTM khác.


H2: Chiến lược kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

c. Nguồn nhân lực

Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công của bất kì hoạt động nào, phát triển nhân lực mạnh mẽ sẽ góp phần to lớn cho những thành công của phát triển hoạt động kinh doanh NH nói chung và phát triển các GDPS nói riêng. Để phát triển GDPS, đòi hỏi nhân viên NH phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và nâng cao về phái sinh, khả năng tiếp cận với các giao dịch tài chính phức tạp trên TTTC khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, đòi hỏi những nhân viên NH có năng lực trong dự báo biến động tỷ giá, lãi suất, dự báo rủi ro giúp đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho NH. Ngoài ra năng lực tư vấn cũng cần nâng cao đối với các GDPS NH cung cấp cho KH.

Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17

H3: Nguồn nhân lực có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

d. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Nền tảng công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh NH đặc biệt là các hoạt động NHTM hiện đại và có phạm vi rộng như các GDPS. Để có thể tham gia vào TTTC quốc tế, NHTM cần có các công cụ phân tích, hệ thống công nghệ hiện đại, phù hợp và tương xứng với công nghệ NH thế giới để có thể thực hiện tốt các giao dịch NH. Công nghệ NH thể hiện ở sự đồng bộ của các yếu tố như: phần mềm công nghệ NH, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ sử dụng vận hành công nghệ. Các NH có đội ngũ kỹ thuật cao sẽ thích hợp với việc phát triển GDPS. Công nghệ NH phát triển sẽ cung cấp các công cụ giao dịch thuận lợi, công cụ phân tích hỗ trợ ra quyết định, làm tăng hiệu quả các giao dịch. Để phát triển giao dịch này NHTM cần có đội ngũ kỹ thuật và khoa học cao thì mới có thể vận hành được hệ thống điện tử, tham gia các giao dịch, xử lý rủi ro và các tình huống bất ngờ khi thực hiện giao dịch.

H4: Trình độ công nghệ có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

e. Năng lực quản trị rủi ro của NHTM

Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh NH nói riêng luôn tiềm ẩn các rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, hậu quả là sẽ làm xấu đi tình hình tài chính của NHTM, giảm uy tín, thương hiệu của NHTM, gây mất an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro kinh doanh NH có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của NHTM, đảm bảo cho NHTM hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững và phát triển. Đây là yếu tố sống còn của NHTM. Các GDPS trong NHTM thường có 2 mục đích: rào chắn rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NHTM giúp cho NHTM có khả năng sử dung thành thạo và linh hoạt hơn các


CCPS, sử dụng các công cụ này một các có hiệu quả, đem lại lợi ích to lớn cho NH, thiết thực làm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh và đem về lợi nhuận cho NHTM.

H5: Năng lực quản trị rủi ro của NHTM có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

f. Uy tín, thương hiệu của NHTM

Thương hiệu của NH có yếu tố quyết định sống còn đến hoạt động kinh doanh NH. Một NHTM có uy tín, thương hiệu mạnh khả năng tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi trong việc chủ động mở rộng quan hệ KH, tăng khả năng hoạt động của NH như chủ động đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập, đạt mục tiêu cuối cùng của NH là an toàn và sinh lợi. GDPS là nghiệp vụ khá phức tạp của NHTM, đòi hỏi NHTM phải có uy tín, tạo dựng được niềm tin của KH. Trong điều kiện hội nhập sâu rộng với TTTC quốc tế, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng quyết liệt thì uy tín, thương hiệu tốt là một lợi thế lớn của NH để thu hút KH, mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ NH trong đó có GDPS.

H6: Uy tín, thương hiệu của NHTM có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

g. Trình độ quản lý

Năng lực quản lý điều hành NHTM thể hiện thông qua tư duy kinh doanh của nhà quản lý, xây dựng một cơ chế hoạt động kinh doanh NH giảm chi phí, rủi ro, tăng lợi nhuận và an toàn cho NH. Bên cạnh đó nhà quản lý NH thể hiện trình độ quản lý qua việc xây dựng quy chế quản lý, quy trình hoạt động phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và phù hợp trong từng giao đoạn phát triển của NH. Là một trong những giao dịch không mới trên TTTC quốc tế xong, các GDPS còn khá ít và nhỏ bé tại Việt Nam. Phát triển GDPS đòi hỏi nhà quản trị NH có trình độ quản lý cao, có khả năng phân tích xu hướng thị trường và các biến động kinh tế vĩ mô không chỉ trong phạm vi quốc gia mà là phạm vi toàn cầu. Với các nhìn tổng quan về TTTC quốc tế sẽ tạo cho nhà quản trị NH sự tự tin trong việc phát triển các GDPS nhàm tìm kiếm lợi nhuận và rào chắn rủi ro cho NH.

H7: Trình độ quản lý có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

4.1.2.2. Nhân tố khách quan

a. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Kinh doanh NH nói chung và các NVPS của NHTM


nói riêng chịu sự quản lý, giám sát rất chặt chẽ của các văn bản quản lý của NHTW, hệ thống luật pháp, bao gồm cả Việt Nam và các nước trên thế giới. NH chỉ có thể thực hiện các GDPS khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý về phạm vi giao dịch, phương thức giao dịch, hàng hóa giao dịch,…). Môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình nghiệp vụ mới này vì nó sẽ được bảo đảm các hoạt động của NHTM chính bằng hệ thống pháp luật của quốc gia, hỗ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh NH nói chung và GDPS của NHTM nói riêng. Chính vì vậy, môi trường pháp lý của quốc gia đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động GDPS của NHTM. Nếu môi trường pháp lý không hoàn thiện, không đồng bộ sẽ khiến các chủ thể tham gia giao dịch bị động, kiềm hãm sự phát triển các nghiệp vụ NH.

H8: Môi trường pháp lý hoàn thiện và đồng bộ có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

b. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh doanh là một tập hợp các yếu tố chính trị (Political), kinh tế (Economic), xã hội (Social), công nghệ (Technology). Các yếu tố này vượt ra bên ngoài sự kiểm soát của các chủ thể kinh tế và có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Một trong các môi trường có ảnh hưởng quan trọng nhất tới hoạt động kinh doanh của các NHTM đó là môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế là các yếu tố vĩ mô thường xuyên thay đổi và tác động không ngừng tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. Một môi trường kinh tế lạc hậu, kém phát triển không thể giúp các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trong đó có GDPS. Ngược lại, một môi trường kinh tế ổn định, phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng sẽ góp phần phát triển các giao dịch NH hiện đại, giao dịch tài chính phái sinh của NHTM. Các yếu tố cấu thành nên môi trường kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, tỷ lệ nợ, chi tiêu NSNN, sự phát triển của TTTC…

Bên cạnh môi trường kinh tế trong nước, các GDPS còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc tế như diễn biến tỷ giá, lãi suất, tình hình kinh tế tài chính thế giới, mức độ hội nhập nền kinh tế Việt Nam… Khi các điều kiện kinh tế quốc tế biến động sẽ tác động đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của các quốc gia, ảnh hưởng đến dòng tiền ra vào các quốc gia và ảnh hưởng đến các giao dịch NH, GDPS.



H9: Sự phát triển của nền kinh tế có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

c. Nhân tố thuộc về đối thủ cạnh tranh

Các NHTM hiện nay hoạt động kinh doanh trong một môi trường có tính cạnh tranh ngày càng cao, đặc biệt là khi có sự gia nhập thị trường của các NHTM nước ngoài. Dịch vụ NH có tính đồng nhất cao, các NHTM cạnh tranh lẫn nhau chủ yếu thông qua chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của dịch vụ NH. Khi các đối thủ cạnh tranh hướng tới phát triển các GDPS, đa dạng hóa các dịch vụ NH thì các NHTM không thể không xem xét đến việc phát triển GDPS của NH mình. Các NHTM lớn, các NHTM nước ngoài có tiềm lực vốn lớn, có kinh nghiệm trong các GDPS quốc tế, có đội ngũ nhân viên trình độ cao có khả năng sử dụng và thực hiện những giao dịch phức tạp đem lại hiệu quả thiết thực trong phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi sẽ thúc đẩy các NHTM nghiên cứu và phát triển các GDPS tại NH của mình.

H10: Mức độ cạnh tranh cao có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

d. Nhân tố thuộc về KH

KH là một trong số các đối tác của GDPS với NHTM. Các KH có nhu cầu GDPS phần lớn nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Đối với các DN, KH có cơ cấu vốn và tài sản chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến động tỷ giá, lãi suất sẽ có xu hướng sử dụng các GDPS nhiều hơn, thông thường là các DN xuất nhập khẩu, các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, các GDPS khá phức tạp đòi hỏi người sử dụng chúng có kỹ năng phân tích diễn biến thị trường tốt, khả năng dự báo và ra quyết định chính xác. Do đó, nếu KH có trình độ hiểu biết, có kinh nghiệm thực hiện các GDPS, các GDPS có hiệu quả thiết thực đối với KH chắc chắn sẽ giúp giao dịch này phát triển hơn nữa. Ngược lại, nếu KH thiếu thông tin về giao dịch, không hiểu hết vai trò của các CCPS trong phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, không hiểu về kỹ thuật sử dụng các công cụ này chắc chắn sẽ khiến NH gặp khó khăn trong triển khai và phát triển các giao dịch này đến với KH.

H11: Sự hiểu biết của KH về GDPS có quan hệ cùng chiều tới phát triển GDPS tại NHTM

4.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi chính thức

Dựa vào cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 1, 2 để đánh giá về hoạt động phái sinh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GDPS của các NHTM tại Việt Nam, NCS đã phân nhóm, lượng hóa các khái niệm và thiết kế bảng câu hỏi định lượng, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.


NCS lựa chọn thang đo Linkert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ “Không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” để thể khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát GDPS tại các NHTM Việt Nam. Mỗi câu hỏi sẽ được xem là một phát biểu về một yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS của các NHTM Việt Nam. Với cách thiết kế này, người tham gia khảo sát sẽ cho biết đánh giá của mình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự phát triển GDPS của các NHTM Việt Nam thông qua lựa chọn thang điểm từ 1 đến 5.

Bảng câu hỏi được thiết kế sơ bộ ban đầu với 33 câu hỏi tương ứng với 33 yếu tố (biến) được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS của các NHTM Việt Nam. Bảng câu hỏi này được NCS đem đi tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các đồng nghiệp, bạn bè đã từng thực hiện nghiên cứu định tính. Sau khi nhận được góp ý, NCS mang bảng câu hỏi này khảo sát thử 15 đối tượng nghiên cứu xem các đối tượng nghiên cứu có hiểu đúng, hiểu rõ các từ ngữ, ý nghĩa của các câu hỏi đưa ra hay không? Đồng thời NCS cũng hỏi xem mức độ sẵn sàng chia sẻ thông tin về các câu hỏi đưa ra của các đối tượng nghiên cứu này. Kết quả là, các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn thử đều hiểu rõ về các câu hỏi và sẵn sàng chia sẻ chia làm 02 nhóm yếu tố chính: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan thuộc về NH, trong đó yếu tố khách quan được chia làm 04 nhóm nhỏ là các yếu tố thuộc về chính sách và hành lang pháp lý, các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh, các yếu tố thuộc về KH của NH, các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh của NH.

Sau khi nhận được những ý kiến góp ý, NCS đã chỉnh sửa và đưa ra bảng câu hỏi chính thức (google forms) phục vụ cho việc khảo sát hàng loạt trên http://docs.google.com. (Chi tiết câu hỏi theo phụ lục 2 đính kèm).

4.1.3.1. Về kết cấu bảng câu hỏi

Phần mở đầu: Phần chào hỏi, giới thiệu về mục đích nghiên cứu. Phần nội dung: Phần câu hỏi khảo sát bao gồm 3 phần:

Phần 1: Gồm 5 câu hỏi dưới dạng câu hỏi phân biệt với thang đo danh nghĩa để tìm hiểu thông tin về người được khảo sát. Những thông tin này được sử dụng để làm tiêu chí phân loại và có cái nhìn tổng quan về các đối tượng tham gia khảo sát.

Phần 2: Gồm 7 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 điểm nhằm giúp đánh giá chung về tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam và vai trò của các GDPS với các NHTM Việt Nam.


Phần 3: Gồm 33 câu hỏi, đây là phần câu hỏi trọng tâm sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phái sinh của các NHTM Việt Nam.

4.1.3.2. Nội dung của bảng câu hỏi:

- Phần 1: gồm 5 câu hỏi về thông tin cá nhân của người được khảo sát:

+ Lĩnh vực công tác.

+ Kinh nghiệm công tác.

+ Trình độ học vấn.

+ Đã từng tìm hiểu về các GDPS chưa?

+ Đã từng tham gia các khóa đào tạo về NVPS chưa?

- Phần 2: gồm 4 câu hỏi về tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam hiện nay, trong đó 03 câu hỏi đầu được khảo sát nhằm mục đích đánh giá chung về tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM và sẽ được sử dụng làm biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

+ PTGDPSS1: Phát triển các giao dịch tài chính phái sinh của NHTM là việc NH gia tăng về số lượng giao dịch, nâng cao chất lượng, tiện ích của các giao dịch tài chính phái sinh nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động kinh doanh của NH và tăng sức cạnh tranh của NH trên thị trường trong một thời kỳ nhất định.

+ PTGDPSS2: Phát triển GDPS là cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.

+ PTGDPSS3: Phát triển GDPS là xu hướng tất yếu trong tương lai của các NHTM VN trong xu thế hội nhập.

+ Phát triển GDPS chưa được các NHTM Việt Nam quan tâm và các chính sách và hành lang pháp lý hiện nay chưa thúc đẩy việc phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam.

- Phần 3 gồm 3 câu hỏi về vai trò của việc phát triển các GDPS đối với các NHTM, để giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vai trò và sự cần thiết của việc phát triển các GDPS đối với các NHTM:

+ Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp đến KH của NHTM.

+ Tăng cơ hội đầu cơ và kinh doanh nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận cho NHTM.

+ Là giải pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động của NHTM.

- Phần 4: gồm 33 câu hỏi (33 biến) và được gom thành 5 nhóm yếu tố chính: chính sách và hành lang pháp lý (biến CS1 đến CS9), Môi trường kinh tế (biến


MTKT1 đến MTKT7), KH (biến KH1 đến KH4), Đối thủ cạnh tranh (biến DTCT1 đến DTCT3), Chủ quan (biến CQ1 đến CQ10). Đây là các câu hỏi có mục đích thu thập các yếu tố có ảnh hưởng tới sự phát triển GDPS tại các NHTM bao gồm:

+ CS1: Điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ linh hoạt và đúng đắn.

+ CS2: Nghiên cứu và ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn thiện.

+ CS3: Các quy định pháp luật rõ ràng, đầy đủ nhằm hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham giao trong các GDPS.

+ CS4: Chính phủ và NHNN đưa ra các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường GDPS.

+ CS5: NHNN có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt với mức độ biến động giá lớn.

+ CS6: NHNN có cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt với mức độ biến động giá lớn.

+ CS7: Chính sách thuế ưu đãi đối với GDPS tạo điều kiện phát triển GDPS của NHTM.

+ CS8: Xây dựng các chuẩn mực kế toán về NVPS tương đồng và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

+ CS9: Hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát của NHNN để đảm bảo cho thị trường phái sinh hoạt động lành mạnh, minh bạch.

+ MTKT1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định góp phần thúc đẩy các GDPS của NHTM.

+ MTKT2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao làm tăng nhu cầu sử dụng các GDPS của các DN xuất nhập khẩu và góp phần phát triển hoạt động GDPS tại các NHTM.

+ MTKT3: Dư nợ nền kinh tế cao sẽ thúc đẩy các GDPS của các NHTM.

+ MTKT4: Sự phát triển của TTTC là yếu tố quan trọng phát triển các GDPS.

+ MTKT5: Mức dự trữ ngoại hối cao sẽ thúc đẩy phát triển các GDPS tại NHTM.

+ MTKT6: Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh là yếu tố quan trọng thúc đẩy các GDPS của NHTM.

+ MTKT7: Sự phát triển của thị trường hàng hóa phái sinh tạo điều kiện phát triển các GDPS tại NHTM.

+ KH1: Hiểu biết và nhận thức của KH về các CCPS sẽ giúp họ sử dụng nhiều hơn các giao dịch này và góp phần phát triển các GDPS của NHTM.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022