Kết Quả Thủ Tục Lựa Chọn Biến Theo Phương Pháp Chọn Từng Biến


4.2.5. Lựa chọn biến và mô hình hồi quy đa biến

“Một biến phụ thuộc thường sẽ chịu tác động từ nhiều biến độc lập khác nhau nhưng khi phân tích mô hình hồi quy thì không phải lúc nào phương trình càng nhiều biến độc lập càng phù hợp với dữ liệu chúng ta có.

Một mô hình càng có nhiều biến độc lập thì càng khó giải thích và do đó rất khó đánh giá ảnh hưởng của mỗi biến độc lập đến biến phụ thuộc, có thể trong những biến được sử dụng lại có những biến không phải là biến quyết định cho biến thiên của biến phụ thuộc. Do vậy, việc thực hiện thủ tục chọn biến theo phương pháp chọn từng bước (stepwise selection) sẽ giúp chúng ta nhận ra các biến độc lập nào có khả năng dự đoán tốt cho biến phụ thuộc.”

Bảng 4.11: Kết quả thủ tục lựa chọn biến theo phương pháp chọn từng biến

Mô hình hồi

quy theo bước

Biến có ý nghĩa được

lần lượt đưa vào

Phương pháp

1

MTKTA

Từng bước “Tiêu chuẩn: Xác suất F

vào <=0.05 và xác suất F ra >=0.1”

2

MTKTA, CS


3

MTKTA, CS, DTCT

Từng bước “Tiêu chuẩn: Xác suất F

vào <=0.05 và xác suất F ra >=0.1”

4

MTKTA, CS, DTCT,

MTKTB

Từng bước “Tiêu chuẩn: Xác suất F

vào <=0.05 và xác suất F ra >=0.1”

5

MTKTA, CS, DTCT,

MTKTB, CQB

Từng bước “Tiêu chuẩn: Xác suất F

vào <=0.05 và xác suất F ra >=0.1”

Biến phụ thuộc: PTGDPS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19

Nguồn: chi tiết theo “Phụ lục 10 kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội”

Theo kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội theo từng bước để lựa chọn biến cho ta thấy: chỉ nên sử dụng 5 biến MTKTA, CS, DTCT, MTKTB, CQB để đưa vào mô hình, hai biến còn lại là KH (KH) và CQA (nhóm nhân tố chủ quan A) không đủ tiêu chuẩn “Xác suất F vào <=0.05 và xác suất F ra >=0.1” sẽ không được đưa vào mô hình do hai biến này không dự đoán tốt được cho biến phụ thuộc.

Kết luận lại sau phần lựa chọn biến, chúng ta có được “mô hình nghiên cứu

được thể hiện dưới dạng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến” như sau:

PTGDPS = β0 + β1CS + β3MTKTA + β5MTKTB + β6CQB + β7DTCT


Trong đó:

PTGDPS là: Phát triển các GDPS tại NHTM VN

CS là: biến thể hiện các yếu tố thuộc nhóm chính sách và hành lang pháp lý MTKTA là: biến thể hiện các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế A MTKTB là: biến thể hiện các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế B

CQB là: biến thể hiện các yếu tố thuộc về chủ quan

DTCT là: biến thể hiện các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh

βi: hệ số hồi quy riêng phần tương ứng với các biến độc lập

4.2.6. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Bảng 4.12: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Model Summary


Model

R

R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

1

.784a

.615

.613

.315

2

.843b

.711

.708

.274

3

.855c

.731

.727

.265

4

.862d

.743

.739

.259

5

.867e

.752

.746

.255

a. Predictors: (Constant), MTKTA

b. Predictors: (Constant), MTKTA, CS

c. Predictors: (Constant), MTKTA, CS, DTCT

d. Predictors: (Constant), MTKTA, CS, DTCT, MTKTB

e. Predictors: (Constant), MTKTA, CS, DTCT, MTKTB, CQB


Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá qua giá trị Adjusted R2 (R2 điều chỉnh). Từ bảng trên ta nhận thấy giá trị Adjusted R2 (adjusted R Square) = 0.746 nghĩa là có 74.6% biến thiên của sự PTGDPS được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính với 5 nhân tố MTKTA, CS, DTCT, MTKTB, CQB (tức mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là khá chặt chẽ), điều này cũng có nghĩa là mô

hình hồi quy đa biến được sử dụng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 74.6%.


4.2.7. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành “kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Giả thuyết H0 được đặt ra là: β1 = β3 = β5

= β6 = β7= 0”

Bảng 4.13: Bảng ANOVA-Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVAa


Model

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.


Regression

34.581

1

34.581

348.247

.000b

1

Residual

21.647

218

.099




Total

56.228

219





Regression

39.973

2

19.986

266.811

.000c

2

Residual

16.255

217

.075




Total

56.228

219





Regression

41.084

3

13.695

195.333

.000d

3

Residual

15.144

216

.070




Total

56.228

219





Regression

41.796

4

10.449

155.669

.000e

4

Residual

14.432

215

.067




Total

56.228

219





Regression

42.278

5

8.456

129.715

.000f

5

Residual

13.950

214

.065




Total

56.228

219




a. Dependent Variable: PTGDPS

b. Predictors: (Constant), MTKTA

c. Predictors: (Constant), MTKTA, CS

d. Predictors: (Constant), MTKTA, CS, DTCT

e. Predictors: (Constant), MTKTA, CS, DTCT, MTKTB

f. Predictors: (Constant), MTKTA, CS, DTCT, MTKTB, CQB

Từ bảng kết quả trên cho thấy giá trị Sig. = 0.000, giá trị rất nhỏ và giá trị này cho phép chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0, điều đó cũng có nghĩa là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình hồi quy tuyến tính của chúng ta có thể giải thích được


thay đổi của biến phụ thuộc – PTGDPS và mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng là phù hợp, mức độ phù hợp là 74.6%.

4.2.8. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố

Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy đa biến


Biến (Variables)

Hệ số hồi quy (Beta)


Độ lệch chuẩn (Sd.Error)

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients)


Giá trị t

Mức ý nghĩa của t (Sig.)


Độ chấp nhận (Tolerance)

Hệ số phóng đại phương sai

(VIF)

Hằng số

-0.70

0.195


-0.362

0.718



CS

0.272

0.038

0.297

7.249

0.000*

0.693

1.444

MTKTA

0.400

0.048

0.421

8.403

0.000*

0.462

2.163

MTKTB

0.117

0.036

0.134

3.222

0.001*

0.671

1.491

CQB

0.141

0.052

0.122

2.719

0.007*

0.573

1.745

DTCT

0.115

0.043

0.119

2.689

0.008*

0.594

1.683

Biến phụ thuộc: PTGDPS; *: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Trước hết, chúng ta xem xét mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không: đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau làm cho mô hình trở nên không có ý nghĩa. Nhìn vào bảng kết quả phân tích hồi quy đa biến nêu trên và phụ lục 10, ta thấy độ chấp nhận của biến (Tolerance) đều < 1, thêm vào đó, “tiêu chí Collinearity diagnostics (chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor)” của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nên ta không thấy dấu hiệu đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.

Về mặt ý nghĩa thống kê của mô hình: ta thấy tất cả các giá trị Sig. (mức ý nghĩa của phép kiểm định t) đều < 0.01 nghĩa là cả 5 biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kế ở mức 1%. Từ bảng kết quả trên, chúng ta có được phương trình dự đoán về phát triển các GDPS tại các NHTM VN như sau:

PTGDPS = -0.07 + 0.272CS + 0.400MTKTA + 0.117MTKTB + 0.141CQB + 0.115DTCT

Về mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình: xét các giá trị các hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients) theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thì các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là các nhân tố về chính sách và hành lang pháp lý, tiếp theo nữa là các yếu tố chủ quan và cuối cùng là các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch


giữa các hệ số hồi quy chuẩn hóa là không lớn, không có sự chênh lệch nhiều về ý nghĩa giữa các nhóm nhân tố. Nhìn chung, cả 5 nhân tố đều có ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS của các NHTM VN, bất kỳ một nhân tố nào thay đổi đều có tác động lên sự phát triển các GDPS của các NHTM VN.

Các nhân tố thuộc về chính sách có hệ số hồi quy là 0.272. Việc phát triển GDPS của các NHTM Việt Nam phụ thuộc vào chính sách và hành lang pháp lý vững mạnh, minh bạch và rõ ràng. Từ đó sẽ tạo nên các động lực, các điều kiện thuận lợi để các NHTM phát triển GDPS, đồng thời cũng tạo ra các chế tài đảm bảo công bằng để tất cả các NHTM tham gia phát triển GDPS, không phát sinh hiện tượng trục lợi và che dấu các rủi ro phát sinh gây thiệt hại cho các bên tham gia thực hiện giao dịch phái sinh (doanh nghiệp và các nhà đầu tư…).

Các nhân tố vể môi trường kinh tế có hệ số hồi quy là 0.4 và 0.117. Các yếu tố về môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển GDPS của các NHTM Việt nam. Môi trường kinh tế vĩ mô với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tốt và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động GDPS của các NHTM phát triển. Các yếu tố khác thuộc về môi trường kinh tế như tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng dư nợ của nền kinh tế cũng có tác động đến việc phát triển các GDPS tại các NHTM. Cuối cùng là sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường hàng hóa phái sinh, thị trường chứng khoán phái sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động GDPS của các NHTM.

Các yếu tố thuộc về chủ quan của chính NHTM có hệ số hồi quy là 0.141. Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của NHTM thì đều chịu ảnh hưởng chủ quan từ tất cả các yếu tố thuộc về NHTM đó và hoạt động GDPS của các NHTM cũng tương tự như vậy, chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan thuộc về chính NHTM đó. Chúng ta có thể kể đến một số yếu tố thuộc về chủ quan có tác động đến hoạt động GDPS của NHTM như: tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo, hệ thống cơ sở hạ tầng về phần mềm, công nghệ hỗ trợ GDPS, hệ thống kiểm soát rủi ro, trình độ, kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ GDPS…

Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh có hệ số hồi quy 0.115. Tại bất kỳ một loại thị trường kinh doanh hàng hóa nào thì cạnh tranh luôn là một yếu tố quan trọng tạo động lực phát triển cho thị trường đó, GDPS cũng cần một môi trường cạnh tranh giữa các NHTM để phát triển. Việc có nhiều các NHTM cùng tham gia vào thị trường tài chính phái sinh, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động GDPS của các NHTM sẽ càng phát triển.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, chương 3 NCS xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam. Từ tổng quan các nghiên cứu về phát triển GDPS, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu sử dụng tổng hợp từ kết quả khảo sát ý kiến từ 220 phiếu khảo sát.

Thông qua mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam dựa trên dự liệu sơ cấp tác giả xây dựng được phương trình dự đoán về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các GDPS tại các NHTM VN như sau:

PTGDPS = -0.07 + 0.272CS + 0.400MTKTA + 0.117MTKTB + 0.141CQB + 0.115DTCT

Về mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình: xét các giá trị các hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients) theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thì các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là các nhân tố về chính sách và hành lang pháp lý, tiếp theo nữa là các yếu tố chủ quan và cuối cùng là các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh.


CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

5.1. Điều kiện phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam.

5.1.1. Điều kiện vĩ mô

5.1.1.1. Điều kiện pháp lý

a. Pháp luật về các công cụ tài chính

Các văn bản pháp luật về các công cụ tài chính phải tách bạch các quy định về các CCPS, tức là đề cập trực tiếp, đầy đủ các CCPS, định nghĩa rõ ràng các thuật ngữ, tránh phải suy đoán, trích dẫn từ quy định chung. Có như vậy, các chủ thể tham gia thị trường phái sinh trong đó có các NHTM mới có thể thống nhất tiến hành nghiệp vụ liên quan đến CCPS.

Văn bản pháp luật phải ấn định mức giới hạn hợp lý mà các tài sản gốc đạt được để có thể có CCPS kèm theo. Hoạt động của các chủ thể trong GDPS, quy định về hoạt động giao dịch trên OTC cũng như sàn giao dịch tập trung của các CCPS cũng phải có những quy phạm, chế tài hợp lý.Quan trọng nhất phải tạo điều kiện cho chủ thể tham gia thị trường một cách tích cực và lành mạnh, có như vậy mới có thể khuyến khích được NVPS phát triển.

b. Pháp luật về các định chế tài chính

Pháp luật này có liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ, cách thức tổ chức của NHTM. Cần phải quy định rõ tiêu chuẩn thiết yếu mà các NHTM phải có để tham gia thị trường phái sinh. Những văn bản pháp luật về các định chế tài chính cần có quy định, hướng dẫn chi tiết các vấn đề liên quan đến NVPS, mối quan hệ giữa NVPS với các nghiệp vụ khác. Có như vậy, pháp luật về các định chế tài chính mới có thể làm cơ sở giúp các NH mạnh dạn đưa ra những SPPS, có quy trình nghiệp vụ phù hợp, không trái pháp luật.

Ngoài ra, pháp luật về dân sự, thương mại và chứng khoán cũng phải hòa hợp, không mâu thuẫn với hai nguồn luật nói trên, có tác dụng bổ trợ cho hai luật đó. Pháp luật về kế toán và thuế cũng phải theo chiều hướng thuận lợi cho việc ghi nhận các CCPS, tạo điều kiện cho tài sản gốc của CCPS được phát triển.


5.1.1.2. Điều kiện thị trường

a. Thị trường hàng hóa:

Thị trường hàng hóa phải có sự phát triển ở mức nhất định theo hướng tự do hóa. Giá cả hàng hóa phải theo quy luật cung cầu, mọi biến động trên thị trường phải được phản ánh vào giá. Thị trường hàng hóa phải có sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hóa trong nước phải cạnh tranh tự do với hàng hóa quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng phải được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Một thị trường hàng hóa có tác động tốt đến GDPS có thể có sự điều tiết của chính phủ nhưng can thiệp vào giá phải không làm triệt tiêu nhu cầu sử dụng CCPS.

b. Thị trường tài chính:

Hệ thống tài chính đòi hỏi phải ở trình độ nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các CCPS và NVPS.

+Thị trường ngoại tệ và vàng: Những biến động về tỷ giá phải phản ánh cung - cầu ngoại tệ. Tỷ giá cần thiết phải được thả nổi hoặc thả nổi có điều tiết hợp lý, không làm triệt tiêu ảnh hưởng của cung - cầu ngoại hối. Sự điều tiết vĩ mô cần ở mức độ vừa phải để các chủ thể tham gia thị trường có sự chủ động với vấn đề rủi ro. Sự phát triển của thị trường phái sinh đòi hỏi một cơ chế cho phép dòng tiền ra vào quốc gia một cách tự do, ít nhất là với các đồng tiền lưu hành phổ biến.

Vấn đề với vàng cũng tương tự, sự liên kết và mở cửa của thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế sẽ làm vàng được lưu thông tự do cho biến động cung - cầu vàng phản ánh vào giá vàng.

+Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán cũng phải có sự phát triển ở mức độ cao. Các chứng khoán gốc như cổ phiểu, trái phiếu đòi hỏi phải có sự đa dạng, khối lượng giao dịch lớn, tính thanh khoản cao. Giá cả của chứng khoán trên thị trường cũng phải do cung – cầu quyết định. Thị trường chứng khoán phải có sự tập trung nhất định, khối lượng giao dịch tại SGD tập trung lớn làm cơ sở nền tảng cho sở GDTL. Thông tin trên thị trường chứng khoán phải được minh bạch, có tính hiệu quả cao, có tác động tự nhiên đến giá cả chứng khoán trên thị trường.

+Thị trường các công cụ nợ: Lãi suất phải biến động tự nhiên, dưới tác động cung - cầu các khoản cho vay và công cụ nợ. Lãi suất cần biến động hợp lý với sự tăng giảm của mức độ rủi ro, tính thanh khoản của các công cụ nợ, kỳ vọng của các nhà đầu tư vào chính sách tỷ giá, vấn đề lạm phát…, tức là phải tuân theo một đường cong lãi

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí