?top 25 Nhtm, Tổ Chức Tiết Kiệm Và Công Ty Trên Thị Trường Phái Sinh Mỹ Quý 2/2016


Không chỉ có các sàn giao dịch, NHTM cũng bắt đầu tham gia cung cấp quản lý rủi ro hàng hóa vào năm 1986. ” Tuy nhiên, vào năm 1987, CFTC (Commodities Future Trading Center) đã phản đối tính hợp pháp trong hoạt động của NHTM trên thị trường này ở Mỹ. Điều này đã khiến việc phát triển các sản phẩm mới tại Mỹ gặp khó khăn. Tới tận năm 1993, CFTC mới thông qua các quy định tạo lợi nhuận cho thị trường và việc phát triển các sản phẩm lại trở lại tốc độ của nó.

Bảng 2.11 dưới đây cho thấy rất rõ trong top 25 NHTM, tổ chức tiết kiệm, công ty thì 10 tổ chức đứng đầu là các NHTM. Trong đó, tổng giá trị giao dịch của các NHTM này chiếm tới 90% tổng giá trị của cả nhóm. Đứng đầu là JPMORGAN CHASE BANK và CITIBANK, riêng 2 NHTM này có doanh số phái sinh chiếm hơn 50% tổng doanh số phái sinh của cả nhóm.


63


Bảng 2.11: Top 25 NHTM, tổ chức tiết kiệm và công ty trên thị trường phái sinh Mỹ quý 2/2016

Đơn vị: triệu USD



RANK BANK NAME STATE

TOTAL ASSETS

TOTAL DERIVATIVES


TOTAL FUTURES (EXCH TR)


TOTAL OPTIONS (EXCH TR)


TOTAL FORWARDS (OTC)


TOTAL SWAPS (OTC)


TOTAL OPTIONS

(OTC)

TOTAL CREDIT DERIVATIVES

(OTC)


SPOT FX

1 JPMORGAN CHASE BANK NA OH

$1,674,523

$76,462,884

$1,156,905

$2,282,757

$11,472,022

$46,552,788

$9,357,905

$5,640,507

$505,745

2 BANK OF AMERICA NA NC

1,496,322

46,640,634

2,045,687

481,601

6,475,304

29,537,384

3,267,064

4,833,594

279,611

3 CITIBANK NATIONAL ASSN NV

1,171,094

41,123,397

494,900

1,090,522

5,705,418

24,802,511

6,674,649

2,355,397

609,224

4 GOLDMAN SACHS BANK USA NY

89,744

41,117,428

29,275

315,031

3,260,608

30,269,654

6,695,002

547,858

3,367

5 WELLS FARGO BANK NA SD

1,065,890

3,762,741

163,599

9,564

971,072

1,981,747

474,144

162,615

17,550

6 HSBC BANK USA NATIONAL ASSN VA

183,562

3,202,094

67,726

55,725

612,976

1,552,841

133,609

779,217

77,223

7 BANK OF NEW YORK MELLON NY

162,064

1,500,972

40,149

96,811

483,639

509,066

370,491

816

52,642

8 STATE STREET BANK&TRUST CO MA

149,611

685,600

9,770

0

582,418

8,834

84,432

145

38,047

9 PNC BANK NATIONAL ASSN DE

254,518

345,443

63,560

59,130

11,357

174,906

31,972

4,519

1,362

10 SUNTRUST BANK GA

160,993

263,141

26,987

23,765

14,986

165,531

30,474

1,397

455

11 NORTHERN TRUST CO IL

63,110

197,740

0

0

191,937

5,498

178

127

16,329

12 REGIONS BANK AL

133,186

115,961

31,754

2,001

3,440

73,809

4,322

636

117

13 KEYBANK NATIONAL ASSN OH

91,953

98,570

7,105

1,830

9,265

65,468

11,039

1,393

436

14 U S BANK NATIONAL ASSN OH

277,509

87,498

100

5,815

27,612

44,993

6,860

2,117

1,008

TOP 25 COMMERCIAL BANKS & TCs WITH DERIVATIVES

$7,987,001

$216,070,477

$4,145,872

$4,428,405

$29,870,057

$136,072,113

$27,191,793

$14,362,237

$1,604,197

OTHER COMMERCIAL BANKS & TCs WITH DERIVATIVES

2,568,756

381,690

12,255

1,637

65,644

258,387

41,698

2,069

1,125

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Nguồn: Statistical release OTC derivatives statistics at end-June 2016- BIS


2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển GDPS tại các NHTM của Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn có tốc độ phát triển cao, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập khắp mọi nơi trên thế giới. Vị thế xuất siêu của Trung Quốc trong thương mại quốc tế là một trong những điều kiện thuận lợi để Trung quốc phát triển các GDPS bao gồm cả phái sinh hàng hóa và phái sinh tài chính. Với sự phát triển lớn mạnh của thị trường hàng hóa phái sinh, Trung Quốc có thể thuận lợi xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh và phát triển các GDPS tài chính. Tuy vậy, thị trường phái sinh Trung Quốc có những bước tiến chậm hơn so với Mỹ do các quy tắc chặt chẽ từ phía ba cơ quan điều chỉnh thị trường phái sinh: Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC); Cơ quan giám sát ngành NH Trung Quốc (CBRC); và NH Nhân dân Trung Quốc (PBC).

Tháng 2/2004, CBRC ban hành Luật nới lỏng rất nhiều các quy tắc trong trao đổi phái sinh. Luật cho phép các thể chế tài chính tham gia GDPS nhằm cả mục đích phòng vệ lẫn đầu cơ và chuyển phân bổ tài sản giữa các loại tài sản khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến tài sản cơ sở.Đây là một sự thay đổi quan trọng vì muốn phát triển nhanh chóng thị trường phái sinh, bắt buộc các CCPS phải được sử dụng nhằm cả ba mục đích.

Vào ngày 8/9/2006, Sàn GDTL tài chính Trung Quốc được thành lập. Từ đó, công cụ tương lai chỉ số CSI 300 ra đời. Tại Trung Quốc, việc thông qua các quy tắc dành cho HĐTL chỉ số thường khó khăn hơn HĐTL hàng hóa. Điều này là do Trung Quốc yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt vì cho rằng các CCPS mang tính mạo hiểm hơn là nhằm thực hiện giao tài sản gốc.

Phái sinh ngoại hối tại Trung Quốc không phát triển mạnh như phái sinh hàng hóa do đồng Nhân Dân Tệ chịu sự điều chỉnh của nhà nước, không phải là đồng tiền tự do chuyển đổi. Các cơ quan điều chỉnh thị trường phái sinh đã có những bước chậm chạm để tạo điều kiện phát triển CCPS này.

Trước năm 2005, Trung Quốc chỉ có 4 NHTM nhà nước và 3 NHTM cổ phần trong nước được thực hiện hợp đồng kì hạn Nhân Dân tệ theo kế hoạch thí điểm.

Ngày 2/8/2005 NH Nhân dân Trung Quốc công bố Thông tư liên quan đến việc mở rộng việc mua bán HĐKH trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và triển khai HĐHĐ RMB đối với ngoại tệ. Thông tư PBOC này cho phép hầu hết các NHTM, bao gồm cả những chi nhánh NH nước ngoài tại Trung quốc có quyền tham gia kinh doanh, trao đổi kì hạn đồng Nhân Dân tệ.


Thông tư PBOC cũng cho phép NH mua bán hợp đồng kì hạn ngoại hối hơn 6 tháng được GDHĐ Nhân Dân tệ sau khi đăng kí với SAFE (State Administration of Foreign Exchange – Cục quản lý ngoại hối Trung Quốc).

Khi tham gia hợp đồng kì hạn và hoán đổi ngoại hối, yêu cầu NH phải xác nhận xem việc thanh toán ngoại hối bởi chủ thể trong nước có tuân theo những quy tắc phù hợp hay không. Đến kì đáo hạn, các NH không thể thực hiện hợp đồng trước khi kiểm tra tính hiệu lực của tài liệu do các chủ thể trong nước cung cấp.

Theo Thông tư PBOC Accelerating, Trung tâm giao dịch ngoại hối quốc gia bắt đầu GDPS ngoại hối, hình thành nên một thị trường phái sinh ngoại hối có tổ chức và bị điều chỉnh.

Năm 2010, hội thảo "Các yêu cầu về dữ liệu để giám sát các giao dịch phái sinh" do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia về phái sinh từ Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Singapore đã có nhiều gợi ý cũng như bài học kinh nghiệm cho Trung Quốc phát triển GDPS một trong số đó là bài học từ Nhật Bản với báo cáo của Hagino (2010).

Hiện nay, NHTW Trung Quốc quy định: (i) Cho phép các NHTM, DN thực hiện các GDHĐ lãi suất theo thông lệ quốc tế; có quy định khống chế về chênh lệch giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định tại thời điểm giao kết hợp đồng là không quá 2 lần (ii) Hạch toán ngoại bảng GDHĐ lãi suất để theo dõi và tính toán thanh toán ròng lãi suất hàng ngày đối với tất cả HĐHĐ lãi suất.

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (Asia) Limited ("ICBC (Asia)") là một NH được cấp phép được thành lập tại Hồng Kông. Có 46 chi nhánh, 11 Trung tâm Quản lý Tài sản Elite Club và 4 trung tâm thương mại tại Hồng Kông. Nó chủ yếu tham gia vào các dịch vụ tài chính ngân hàng, tài chính và các dịch vụ khác liên quan đến dịch vụ NH bán lẻ, NHTM cũng như kinh doanh NH DN.

Ngân hàng Mercantile Trung Quốc và Công ty TNHH Quản lý Đầu tư ICBC (Asia), các công ty con thuộc sở hữu của ICBC (Asia), chuyên về các dịch vụ RMB ở Trung Quốc đại lục và các DN quản lý đầu tư, tập trung vào châu Á. ICBC (Asia) là NH hàng đầu của NH Công thương Hồng Kông, NHTM lớn nhất Trung Quốc đại lục (về tổng tài sản).

Vào ngày 5 tháng 5 năm 2010, Fitch Ratings xếp hạng Xếp hạng Hỗ trợ '1' và 'C' Đánh giá riêng lẻ cho ICBC (Châu Á). Ngày 7 tháng 5 năm 2010, ICBC (Asia) đã được Moody's Investors Service xếp hạng xếp hạng tiền tệ ngắn hạn / ngắn hạn A2 /


Prime-1 và Xếp hạng BĐS của C-Bank (BFSR) trong khi triển vọng của tất cả xếp hạng đều ổn định.

Các SPPS hiện nay ICBC đang cung cấp gồm:

Risk management products - exchange rate: Forward Foreign Exchange Settlement and Sale, RMB/FX Currency Swap, Forward FX Trading, RMB-Foreign, Exchange Swap, Forward FX Interest Rate Swap, Forward FX at Par, RMB-Foreign Exchange Option, Forward FX (Unilaterally Termination), Dual-currency Forward Exchange Sales and Settlement, RMB-Foreign Exchange Option Portfolio, FX Option, Forward Foreign Exchange Trading (Terminated by Cumulative Returns)

Risk management products - interest rate: FX Interest Rate Cap (Terminated by Cumulative Times), FX Interest Rate Cap (Terminated by Cumulative Return), RMB Forward Rate Agreement, FX Interest Rate Swap, Progressive FX Interest Rate Swap, FX Interest Rate Swap Option, FX Forward Rate Agreement, Forward FX Interest Rate Swap, FX Interest Rate Swap under Remittance Payment Link, FX Term Interest Rate Range Products, RMB Interest Rate Swap.

Là một trong những NHTM hàng đầu Trung Quốc - Hồng Kông trong GDPS, NH công thương Trung Quốc ICBC đã có những chiến lược lâu dài để phát triển nghiệp vụ này. Đầu tiên, NH thực hiện việc đào tạo nhân viên thông qua triển khai các GD này trên TTTC Hồng Kông ban đầu với các giao dịch đơn giản nhằm mục đích tìm hiểu thị trường, tích lũy kinh nghiệm. ICBC cũng thường xuyên tham gia các hội nghị quốc tế về phái sinh - Globalderivatives. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của ICBC là chiến lược tập trung về vốn, chuẩn bị cho việc phát triển các GDPS tại NH một nguồn lực riêng về vốn hết sức dồi dào lên tới nhiều tỷ USD. ICBC cũng tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và vận hành trung tâm phái sinh, tham gia vào thị trường phái sinh quốc tế đặc biệt tại khu vực châu Á với các trung tâm tài chính lớn tại Hồng Kông, Thượng Hải, Singapore…

Năm 2011, ICBC ký thỏa thuận hợp tác với Price Partners, công ty hàng đầu thế giới về phân tích giá cổ phiếu, mô hình toán học và các định giá độc lập, lựa chọn phân tích các hợp đồng của Price Partners - Price-it Excel để phát triển các GDPS. Thỏa thuận đã được ký kết thông qua Belatos đối tác phân phối khu vực. Pricing Partners cung cấp các giải pháp chính xác cho việc định giá SPPS, công cụ định giá và phân tích rủi ro với sự minh bạch đầy đủ.

ICBC yêu cầu một công cụ định giá chính xác hợp lý và linh hoạt cho các nhà

đầu tư của mình. Sau khi thử nghiệm nhiều công cụ khác nhau, Pricing Partners,


Price-it Excel đã chứng minh tính chính xác gần như tuyệt đối của nó trên các phương pháp và mô hình hiệu chuẩn, giao diện người dùng thân thiện, thiết kế phần mềm minh bạch và dịch vụ hỗ trợ hiệu quả. Price-it Excel cho phép ICBC phát triển các mẫu giá của hầu hết các sản phẩm có cấu trúc chéo trong vài giây. Không dựa vào bất kỳ một kịch bản lập trình nào, nó sẽ giúp các bộ phận giám sát và cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về các GD này và từ đó làm tăng tính chính xác của quá trình phê duyệt sản phẩm.

3.3.2.3. Kinh nghiệm phát triển GDPS tại các NHTM của Ấn Độ

Các CCPS trải qua một lịch sử lâu dài tại Ấn Độ với nhiều lần bị chính phủ cấm phát triển. Năm 1988, Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán Ấn Độ (Securities and Exchange Board of India - SEBI) được thành lập, Ủy ban này quản lý, giám sát các giao dịch tài sản tài chính tại Ấn Độ.

Một bước đi quan trọng trong sự phát triển của việc giao dịch CCPS tại Ấn Độ là Sắc lệnh các tài sản tài chính có sửa đổi năm 1995 (Securities Laws Ordinance). Sắc lệnh này đã dỡ bỏ sự ngăn cấm trong các GDQC. Điều này dẫn tới một khung pháp luật có hiệu lực vào tháng 12/1999, trong giới hạn đó, những CCPS như quyền chọn và tương lai được xem xét như những tài sản tài chính có thể giao dịch. Đầu năm 2000, nhiều lệnh cấm các GDTL hàng hóa được dỡ bỏ cùng lúc với trao đổi hàng hóa điện tử được thiết lập khắp quốc gia. Năm 2001, một loạt các SPPS được đưa ra như quyền chọn BSE Sensex, quyền chọn chứng khoán riêng rẻ, HĐTL các cổ phiếu, HĐTL chỉ số S&P CPN Nifty, quyền chọn chỉ số... Cả Sàn giao dịch chứng khoán Quốc gia tại Mumbai (National Stock Exchange - NSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Mumbai (Stock Exchange Mumbai - BSE) giao dịch HĐTL chỉ số, HĐTL chứng khoán, quyền chọn chỉ số và quyền chọn chứng khoán. Những giao dịch sử dụng công nghệ phức tạp và hoàn toàn bằng điện. Thị trường OTC rất linh hoạt, đặc biệt đối với các sản phầm hoán đổi và lãi suất.

Ra đời vào năm 2000, thị trường phái sinh tiền tệ Ấn Độ đã thể hiện một sự tăng trưởng đáng chú ý cả về tổng lượng giao dịch và lượng các hợp đồng. Chỉ tính riêng NSE đã đóng góp 99% giao dịch trên thị trường Ấn Độ. Những người tham gia thị trường chứng khoán đón nhận các CCPS, khiến chúng trở nên phổ biến nhanh chóng. Đã có lúc, doanh thu từ thị trường phái sinh của NSE vượt quá thị trường tiền tệ. Chẳng hạn vào năm 2008, giá trị thị trường phái sinh NSE là 13.090.477,75 Rs.Cr. trong khi giá trị thị trường tiền tệ chỉ vào khoảng 3.551.038.


Ngân hàng HD Bank (HDFC) đã trở thành một NH hàng đầu trên thị trường phái sinh Ấn Độ. NH có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp dành riêng cho lĩnh vực phái sinh. Cùng với cam kết của NH về tăng thêm giá trị cho KH, NH chủ động tư vấn KH DN về việc sử dụng các CCPS để quản lý rủi ro tiền tệ và lãi suất. Trọng tâm là cung cấp giải pháp quản lý rủi ro cho KH thay vì bán các SPPS khác nhau. NH cung cấp cho KH các tài liệu hướng dẫn sử dụng sử dụng các GDPS và thường xuyên cập nhật với các SPPS mới, bao gồm các SPPS thế hệ thứ hai nhằm để đáp ứng các mục tiêu quản lý rủi ro của KH.

HDB tham gia giao dịch ngoại hối và các GDPS cho KH của và cho chính HDB. Các sản phẩm được cung cấp bởi HDFC bao gồm các GDKH, GDHĐ, GDQC về lãi suất, tỷ giá, với thời hạn giao dịch ngắn hạn trung hạn và cả dài hạn.

Bên cạnh đó NH cũng trực tiếp tham gia các GDPS trên thị trường tập trung thế giới nhằm quản trị rủi ro cho chính NH, đồng thời tìm kiếm các cơ hội lợi nhuận. Được đánh giá là một trong những NHTM tích cực nhất trong thị trường này tại Ấn Độ. Báo cáo tài chính hợp nhất của NH cho thấy, sự hiện diện đáng kể của các GDPS. Thông qua các hoạt động thương mại và hoạt động kinh doanh tích cực các GDPS đã giúp HDB đáp ứng các yêu cầu của KH theo cách tốt nhất có thể mang lại đồng thời góp phần giảm thiểu rủi ro và mang lại lợi nhuận cho NHTM.

Đối với 1 số các SPPS chưa được thực hiện, HDB đã phải tìm kiếm sự cấp phép của NH Dự trữ Ấn Độ (RBI) cho phép chi nhánh nước ngoài và các công ty con của các NH Ấn Độ trong đó có HDB cung cấp các sản phẩm tài chính và các SPPS ở các trung tâm tài chính ở nước ngoài như New York, London, Singapore, Hồng Kông, Frankfurt và Dubai. Để được thực hiện các GDPS đó, các NH cần đảm bảo rằng chi nhánh / công ty con nước ngoài của họ có liên quan đến các GDPS đó ở nước ngoài, có đầy đủ kiến thức, hiểu biết và khả năng quản lý rủi ro để xử lý các GDPS đó. Tại các trung tâm khác, các NH chỉ có thể cung cấp những sản phẩm đặc biệt được phép ở Ấn Độ. HDB và các NHTM đang nỗ lực để sớm tìm kiếm sự cho phép của RBI để cung cấp các sản phẩm này bất kỳ nơi nào trên thế giới.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam

Từ thị trường GDPS được chuẩn hóa cao của Mỹ có thể thấy để phát triển thị trường phái sinh tốt cần chú trọng tới việc phát triển các SGD, trung tâm giao dịch lớn dành cho các CCPS cũng như các tài sản cơ sở như chứng khoán, hàng hóa, vàng… Yêu cầu quan trọng trong phát triển các SGD như vậy là có công nghệ thông


tin tiên tiến, liên tục cập nhật thông tin, tiếp cận các sản phẩm giao dịch quốc tế,đáp ứng nhu cầu liên kết điện tử và thương mại 24/24 giờ.

Từ thị trường Ấn Độ ta có thể thấy “công nghệ là một yếu tố then chốt trong việc phát triển thị trường phái sinh OTC khi các giao dịch yêu cầu sử dụng công nghệ phức tạp và hoàn toàn bằng điện. Trao đổi hàng hóa điện tử cần được thiết lập trên cả nước và được tạo điều kiện phát triển.” (Madras, 2007).

Phát triển thị trường quyền chọn nói riêng và thị trường phái sinh nói chung cần thiết phải có sự trợ giúp của các tổ chức với tư cách “người bảo lãnh” để tạo nên thị trường phát triển minh bạch và ổn định. Xây dựng tổ chức như vậy cần sự trợ giúp từ phía Ủy ban chứng khoán nhà nước. Hai bên cùng xem xét các nguyên tắc quản lý rủi ro của thị trường.

Các chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc các quy tắc để bảo vệ những nhà đầu tư từ sự gian lận và khiến họ tin rằng những hợp đồng của mình được thực hiện đúng. Tuy nhiên, chính phủ không nên áp đặt quá nhiều luật lệ trong cách các CCPS có thể được sử dụng vì các nhà đầu cơ và những người kinh doanh chênh lệch giá đóng vai trò rất quan trọng cho tính thanh khoản của thị trường. Cần thiết phải có một hệ thống pháp luật tài chính lành mạnh trong nước. Bài học từ Mỹ cho thấy không nên phản đối tính hợp pháp trong hoạt động cung cấp các sản phẩm quản lý rủi ro hàng hóa của NHTM trên thị trường phái sinh. Điều này cũng đã được chứng minh tại Trung Quốc khi GDPS chỉ phát triển mạnh khi CBRC cho phép NHTM tham gia GDPS hàng hóa và chứng khoán. Đây là yếu tố tiên quyết đưa Trung Quốc trở thành nước có sàn GDTL hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).

Tính hay thay đổi không hề xấu đối với thị trường phái sinh, tuy nhiên “những CCPS sẽ không phát triển nếu nền kinh tế của đất nước không đạt một mức độ bền vững hợp lý và có một hệ thống thanh toán tốt. So sánh ba đồng tiền USD, Nhân dân tệ và Rupee có thể thấy tốt nhất tiền tệ nên được tự do chuyển đổi và không có bất kì rào cản nào đối với dòng tiền vào và ra khỏi đất nước. Hơn nữa, nên có đủ HĐHĐ, trái phiếu và các công cụ trên thị trường tiền tệ cho một đường cong lãi suất được ước lượng.” (Yan, 2010).

Trung Quốc đã đạt được những thành công trong việc nhanh chóng chuyển từ thí điểm sang phát triển rộng rãi các GDPS tại tất cả các NHTM. Đặc biệt khi luật pháp quy định cho phép sử dụng CCPS nhằm cả ba mục đích chứ không bó hẹp trong việc phòng vệ. Theo Trung Quốc, kế toán các hợp đồng phái sinh nên được đưa ra

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022