Giá Trị Hợp Đồng Và Giá Trị Ghi Sổ Gdps Của Các Nhtm Việt Nam


Các CCPS lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện và được các NH sử dụng do nhu cầu nội tại của các NH nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động NH quốc tế. NHNN đã cho phép các NH thực hiện một số NVPS nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện GDHĐ lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NH, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất.

Từ khi xuất hiện tới nay các NVPS tại Việt Nam phát triển rất khiêm tốn với những chương trình thí điểm của NHNN. Nhiều NVPS đã dần được các NH triển khai thực hiện. Hiện nay, các nghiệp vụ này đã có mặt tại nhiều NHTM Việt Nam. Một số SPPS phức tạp đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế và hầu hết là do các NH nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.Bảng 3.6 mô tả giá trị hợp đồng và giá trị ghi sổ các hợp đồng phái sinh của một số NHTM Việt Nam trong 3 năm vừa qua.

Bảng 3.6: Giá trị hợp đồng và giá trị ghi sổ GDPS của các NHTM Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng



NH

2013

2014

2015

GTHĐ

GTGS

GTHĐ

GTGS

GTHĐ

GTGS

Vietinbank

8,374,922.0

164,374.0

7,651,242.0

415,778.0

9,103,168.0

117,892.0

BIDV

13,098,911.0

161,393.0

10,732,848.0

232,369.0

11,542,855.0

254,192.0

VCB

20,119,071.0

136,725.0

16,339,721.0

-75,278.0

16,728,377.0

628.0

ACB

2,597,230.0

150.0

4,858,394.0

21,307.0

4,658,335.0

42,256.0

Techcombank

17,053,803.0

-73,157.0

43,174,940.0

-18,409.0

37,071,259.0

-85,891.0

Eximbank

16,544,733.0

7,190.0

15,789,397.0

13,435.0

19,752,170.0

30,797.0

SCB

31,115,061.0

6,056.0

18,430,275.0

-133,018.0

18,118,086.0

295,339.0

SacomBank

7,907,407.0

957.0

15,674,364.0

2,499.0

23,992,268.0

3,982.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam

3.2.1.1. Giao dịch kỳ hạn


Các GDKH đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam là giao dịch ngoại tệ kỳ hạn theo “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ - NHNN7 ngày 10/01/1998”.

Các thành viên chủ yếu tham gia thị trường ngoại tệ kỳ hạn là các DN có nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong muốn bảo hiểm rủi ro về tỷ giá, lãi suất và


các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch phục vụ nhu cầu KH, bảo hiểm rủi ro tỷ giá và kinh doanh sinh lời.

NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp, nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể có điều chỉnh hợp lý trong từng thời kỳ. Ban đầu việc xác định tỷ giá chịu sự chỉ đạo của NHNN khiến tỷ giá kỳ hạn không đạt được tính linh hoạt.

Bảng 3.7: Tổng hợp tỷ giá kì hạn theo quy định của NHNN


10/1/98-

28/2/98

28/2/98-

6/8/98

6/8/98-

26/8/98

26/8/98-

30/8/00

30/8/00-

18/9/01

18/9/01-

1/7/02

1/7/02-

28/5/04

Dưới 1 tuần

+ 1%

+0.25%

+0.19%

-

-

-

-

1 tuần - 2 tuần

+ 1%

+0.5%

+0.38%

-

-

0.40%

0,50%

2 tuần -3 tuần

+ 1%

+0.75%

+0.57%

-

-

0.40%

0,50%

3 tuần -4 tuần

+ 1%

+ 1%

+0.82%

-

-

0.40%

0,50%

30 ngày

+ 1%

+ 1%

+1.64%

+0.58%

+0.20%

0.40%

0,50%

31 - 44 ngày

+ 1.5%

+ 1.5%

+1.64%

+0.87%

+0.25%

1.50%

1,2%

45 - 59 ngày

+ 1.5%

+ 1.5%

+1.64%

+1.16%

+0.40%

1.50%

1,2%

60 - 74 ngày

+ 2%

+ 2%

+2.45%

+1.45%

+0.45%

1.50%

1,5%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHNN

Ngày 28/05/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký ban hành “ Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN” về việc “sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ” Theo Quyết định mới này, “giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã được dỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây lên mức 3 - 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ. Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất vẫn là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày và 60 ngày tương ứng với kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu”.

Điểm đổi mới đáng chú ý nhất của Quyết định này là “thay đổi cơ bản về cách thức quản lý mức tỷ giá trong các GDKH giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam. Theo đó, tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng so với trần tỷ giá giao


ngay theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ như trước đây”. Căn cứ vào“Quyết định số 648, công thức tính tỷ giá kỳ hạn hình thành như sau:

F = S + S.(RT – RC).t/(1+ RC.t)

Công thức gần đúng: F = S + S.(RT – RC).t

Công thức tính điểm kỳ hạn: f = S.(RT – RC).t Trong đó:

- F: tỷ giá kỳ hạn.

- S: tỷ giá giao ngay.

- RT: lãi suất cơ bản VND (%/năm).

- RC: lãi suất mục tiêu USD (%/năm).

- t: kỳ hạn của giao dịch (năm).

- f: điểm kỳ hạn.

Theo công thức gần đúng, NHTM tính được tỷ giá GDKH. Đây là một bước tiến lớn. Có thể đơn cử tại VCB mức tỷ giá kỳ hạn đã linh hoạt hơn từ năm”2005.

Bảng 3.8: Tỷ giá kỳ hạn và giao ngay của NHTM Việt Nam tại thời điểm thực hiện GDKH

Tháng

/Năm

Tỷ giá

giao ngay

Lãi suất

VNĐ

Lãi suất

USD

Tỷ giá kỳ

hạn 1 tháng

Tỷ giá kỳ

hạn 2 tháng

Tỷ giá kỳ

hạn 3 tháng

01/05

15.783

7,05%

2,25%

15.852

15.921

15.990

12/05

15.907

8,25%

4,00%

15.954

16.011

16.055

01/06

15.916

8,25%

4,25%

15.963

16.005

16.065

12/06

16.076

8,25%

5,25%

16.095

16.108

16.114

01/07

16.040

8,25%

5,25%

16.116

16.135

16.148

12/07

16.131

8,25%

5,25%

16.144

16.148

16.154

01/08

16.080

8,25%

4,75%

16.228

16.250

16.252

12/08

16.023

8,25%

4,75%

16.108

16.174

16.323

01/09

17.486

11,00%

3,00%

17.603

17.719

17.836


Tháng

/Năm

Tỷ giá

giao ngay

Lãi suất

VNĐ

Lãi suất

USD

Tỷ giá kỳ

hạn 1 tháng

Tỷ giá kỳ

hạn 2 tháng

Tỷ giá kỳ

hạn 3 tháng

12/09

18.492

10,497%

4,50%

18.584

18.677

18.769

01/10

18.479

10,490%

3,40%

18.588

18.697

18.807

12/10

19.095

11,2%

4,2%

19.206

19.318

19.429

01/11

19115

13,48%

4,1%

19.312

19.428

19.603

12/11

20952

13,62%

4,3%

21135

21297

21413

01/12

20978

13,15%

3,8%

21098

21289

21401

12/12

20982

12,89%

3,7%

21085

21277

21389

01/13

21080

11,79%

3,7%

21302

21426

21589

12/13

21106

10,67%

3,5%

21415

21524

21530

01/14

21115

8.97%

3.5%

21462

21541

21559

12/14

21296

8.68%

3.5%

21587

21645

21724

01/15

22015

6.97%

2.0%

22322

22441

22592

12/15

22096

6.58%

1.5%

22475

21545

22645

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHNN

Ngày 10/11/2004, NHNN Việt Nam ban hành “Quyết định số 1452/2004/QĐ- NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD”. Trong quyết định này, lần đầu tiên NHNN cho phép cá nhân được thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các NHTM. Cá nhân có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai có thể bán ngoại tệ cho NHTM theo hợp đồng mua bán kỳ hạn” Tuy vậy Quyết định cũng hạn chế việc đầu cơ thu lợi của DN khi yêu cầu DN phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.

Ngày 02 tháng 10 năm 2015 NHNN Việt Nam Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Theo đó giao dịch kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạn xác định tại ngày giao dịch. Kỳ hạn của giao dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đó là kỳ hạn của các giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.


Theo thông tư mới này tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:

+ Tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch;

+ Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate);

+ Kỳ hạn của giao dịch.

Kỳ hạn của giao dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2015/NHNN đó là Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối thiểu từ 03 ngày làm việc đến 365 ngày kể từ ngày giao dịch.

Như vậy, với sự linh hoạt trong quản lý tỷ giá kỳ hạn, kỳ hạn giao dịch hiện nay, các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn trên thị trường tiếp tục tăng về số lượng và tốc độ giao dịch. GDKH ngoại tệ ra đời đúng vào thời điểm nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối của các DN tăng cao nên sớm phát huy hiệu quả và được DN chú trọng sử dụng.Các TCTD đóng vai trò quan trọng trong loại giao dịch này. Hiện nay, hầu hết NHTM Việt Nam đều tiến hành nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.

Kém sôi động hơn, GDKH trên thị trường vàng Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức hơn là cá nhân. Giá vàng trong giai đoạn gần đây thường xuyên biến động không theo sự biến động của giá vàng thế giới tuy cùng xu hướng tăng. Sự biến động của giá vàng làm nhu cầu đối với HĐKH vàng tăng lên. Tuy nhiên, trong xu hướng giá vàng tăng các DN Việt Nam - đóng vai trò chủ yếu là người mua vàng kỳ hạn lại chưa thực sự ý thức về cơ hội sinh lời từ các hợp đồng này.

Nghiệp vụ kỳ hạn mà các NHTM thường xuyên thực hiện nhất là mua bán ngoại tệ kỳ hạn. GDKH ngoại tệ ra đời vào năm 1998, đây là thời điểm nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục và chủ trương hội nhập kinh tế đạt được thành công vượt bậc. Hoạt động ngoại thương ngày càng sôi động khiến nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối của các DN cũng như NH tăng cao.” Đây là tiền đề giúp HĐKH ngoại tệ phát huy hiệu quả và được sử dụng ngày càng nhiều hơn.


Bảng 3.9: Tỷ trọng của GDKH trên VinaForex


Năm

Tỷ trọng kỳ hạn

/Tổng doanh số mua bán

Tỷ trọng mua, bán kỳ hạn

Tổng mua bán kì hạn

Mua kì hạn

Bán kì hạn

2005

5,5%

100%

22%

78%

2006

5,6%

100%

23%

77%

2007

5,7%

100%

28%

72%

2008

5,9%

100%

31%

69%

2009

6,0%

100%

27%

73%

2010

6.5%

100%

29%

71%

2011

6.9%

100%

31%

69%

2012

6.7%

100%

30%

70%

2013

6.4%

100%

31%

69%

2014

7.1%

100%

34%

66%

2015

7.3%

100%

37%

63%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHNN

Tuy nhiên, trải qua hơn 15 năm phát triển, “nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM vẫn chưa phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với giao dịch giao ngay. Theo thống kê của BIS, tỷ trọng GDKH trên thế giới tăng liên tục, từ chỗ chỉ chiếm 4,58% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu năm 1989 đến năm 2015 con số này là 14,08%. Trong khi đó, tại các NHTM Việt Nam mua bán kỳ hạn ngoại tệ tăng rất ít đi kèm với tăng trưởng vượt bậc trong doanh số mua bán ngoại tệ khiến tỷ trọng doanh số mua bán kỳ hạn gần như không thay đổi.

Tỷ trọng kỳ hạn trên tổng doanh số mua bán chỉ có sự thay đổi rất nhỏ qua các năm. Trong 5 năm gần đây tỷ trọng này chỉ vào khoảng 6,3%-6,5%. Tỷ lệ mua và bán kỳ hạn cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung khoảng cách giữa mua và bán vẫn rất rộng. Doanh số bán kỳ hạn thường gấp hơn 3 lần doanh số mua. Trong các năm 2013, 2014, 2015, doanh số mua kỳ hạn chỉ vào khoảng 30%tổng giao dịch trên VinaForex.

GDKH ngoại tệ được thực hiện với tất cả các ngoại tệ mạnh như USD, GBP, CHF, CAD, JPY, EUR, SGD, AUD, HKD... và các ngoại tệ chuyển đổi khác theo nhu cầu của KH.


Bảng 3.10: Giá trị hợp đồng GDKH tại các NHTM Việt Nam.

Đơn vị: triệu đồng



NH

2013

2014

2015

GTHĐ

GTGS

GTHĐ

GTGS

GTHĐ

GTGS

Vietinbank

436,213.0

78,808.0

1,562,008.0

428,012.0

1,089,623.0

23,589.0

BIDV

2,998,980.0

78,808.0

2,808,169.0

7,166.0

3,272,145.0

152,937.0

VCB

10,817,048.0

77,742.0

8,168,235.0

-128,457.0

7,784,153.0

-88,571.0

ACB

450,959.0

-4,080.0

769,174.0

4,264.0

157,743.0

-1,739.0

Techcombank

8,760,283.0

32,717.0

17,133,993.0

-131,411.0

14,453,007.0

-73,730.0

Eximbank

11,847,527.0

-4,237.0

6,155,514.0

6,482.0

3,809,583.0

29,012.0

SCB

29,530,417.0

13,143.0

8,196,872.0

-135,448.0

3,809,707.0

-27,260.0

Sacombank

771,607.0

594.0

1,022,485.0

1,023.0

5,711,963.0

3,982.0

Tổng

65,613,034.0

273,495.0

45,816,450.0

51,631.0

40,087,924.0

254,192.0

Nguồn: Các báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của các NHTM.

Ghi chú: Giá trị ghi sổ phản ánh trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12 của năm, dấu dương bên khoản mục tài sản, dấu âm (-) bên khoản mục nguồn vốn.


Biểu đồ 3 1 Giá trị hợp đồng các GDKH của các NHTM Doanh số GDKH giữa các 1

Biểu đồ 3.1: Giá trị hợp đồng các GDKH của các NHTM

Doanh số GDKH giữa các NHTM có sự khác biệt khá rõ, trong năm 2011, ACB là NH có doanh số lớn nhất, hơn 50 nghìn tỷ, tuy nhiên trong 2 năm 2012 và


2013, doanh số giao dịch sụt giảm mạnh, nguyên nhân là do một số vấn đề trong nội bộ NH cùng với sự ổn định tỷ giá khiến GDKH không còn hấp dẫn.

Thị trường ngoại hối VN luôn ở tình trạng khan hiếm ngoại tệ, buộc các đơn vị phải tìm cách mua kỳ hạn để phòng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Vì thế, các NHTM bán kỳ hạn cho DN nhiều mà mua vào lại ít. Với giao dịch hối đoái kỳ hạn, Eximbank yêu cầu mức ký quỹ 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND; mức ký quỹ từ 7 - 10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với giao dịchUSD/VND.

Bên cạnh kỳ hạn tiền tệ, nghiệp vụ mua bán vàng kỳ hạn cũng đã xuất hiện tại các NHTM Việt Nam và đạt được những bước tiến đáng kể. Tại Eximbank, đến cuối năm 2007, nghiệp vụ kỳ hạn thu hút đến 65 ngàn lượng vàng với 338 hợp đồng được ký kết mặc dù nghiệp vụ này mới được NH áp dụng và cho phép KH của mình thực hiện vào đầu năm 2006. Tuy nhiên hiện nay, Eximbank chỉ còn giao dịch giao ngay vàng, Sacombank vẫn cung cấp GDKH vàng nhưng doanh số giao dịch nhỏ bé không đáng kể.

Bảng 3.11: Giá trị hợp đồng GDKH tại các NHTM Việt Nam qua các năm.

Đơn vị: triệu đồng



NH


2013


2014

So sánh 2014/2013


2015

So sánh 2015/2014

+

%

+

%

Vietinbank

436,213

1,562,008

1,125,795

72.1

1,089,623

-472,385

-43.4

BIDV

2,998,980

2,808,169

-190,811

-6.8

3,272,145

463,976

14.2

VCB

10,817,048

8,168,235

-2,648,813

-32.4

7,784,153

-384,082

-4.9

ACB

450,959

769,174

318,215

41.4

157,743

-611,431

-387.6

Techcombank

8,760,283

17,133,993

8,373,710

48.9

14,453,007

-2,680,986

-18.5

Eximbank

11,847,527

6,155,514

-5,692,013

-92.5

3,809,583

-2,345,931

-61.6

SCB

29,530,417

8,196,872

-21,333,545

-260.3

3,809,707

-4,387,165

-115.2

Sacombank

771,607

1,022,485

250,878

24.5

5,711,963

4,689,478

82.1

Tổng

65,613,034

45,816,450

-19,796,584

-43.2

40,087,924

-5,728,526

-14.3

Nguồn: Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của các NHTM.

Tốc độ tăng trưởng doanh số GDKH của 6 NHTM trên không ổn định. Năm 2012, doanh số kỳ hạn chỉ đạt 34.288 tỷ VND giảm 42% so với 76.912 tỷ VND năm 2011. Sang năm 2013, doanh số GDKH tăng nhẹ 3% so với năm 2012 (đạt hơn

35.382 tỷ VND). Việc triển khai thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại các NHTM

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí