Bảng Tóm Tắt Mối Liên Hệ Giữa Mô Hình Nghiên Cứu Và Các Lý Thuyết Nền

địa phương có thể xây dựng được một ngành công nghiệp thành công cho địa phương, trong đó bao gồm các yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ, điều kiện các yếu tố, chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phương, và điều kiện về cầu. Lý thuyết dựa trên nguồn lực có cách tiếp cận khác khi đề cập đến việc phân tích và tận dụng các nguồn lực để giúp doanh nghiệp/tổ chức đạt được mục tiêu của mình, 2 lý thuyết này là cơ sở cho việc đề xuất các yếu tố nguồn lực, cơ chế chính sách, sản phẩm du lịch và liên kết hội nhập. Lý thuyết các bên liên quan đã đề cập trong chương 1 đề cập đến các đối tượng hữu quan có thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức và ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp/tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Thông qua lý thuyết này ủng hộ cho các mối quan hệ về thể chế chính sách (chính quyền địa phương, và cơ quan quản lý điểm đến), điều kiện nguồn lực (ví dụ: nguồn nhân lực), và liên kết hội nhập (các đơn vị điểm đến khác và các đơn vị liên quan trong hệ thống tổ chức du lịch tại điểm đến và giữa các điểm đến).

Thông qua nghiên cứu và phân tích các lý thuyết nền tác giả đề xuất khung phân tích cho luận án như sau:


Thể chế, chính sách

H1

Điều kiện về nguồn lực

H2

Phát triển du lịch Phú Thọ

Điều kiện về các sản phẩm du lịch

H3

H4

Liên kết và hội nhập của du lịch Phú Thọ

Hình 2.9. Khung phân tích phát triển du lịch Phú Thọ

Dựa trên lý thuyết của Mills, Platts, Bourne, (2003) về phát triển du lịch dựa vào nguồn lực điểm đến; củaMichell và ctg (1997) về phát triển du lịch dựa vào sự

liên kết các bên liên quan; khung phân tích điểm đến du lịch củaWorld Tourism Organization (2006); Mô hìnhna ng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch của Mill và Morrison (1992; 2007); Khung phân tích năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của Crouch (2007) và đặc biệt là Lý thuyết cạnh tranh và mô hình kim cương trong phân tích năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch của Michael E. porter (1990; 1998; 2008); Theo Stearns (1974), các công trình nghiên cứu định lượng đã thất bại trong việc kết hợp kinh tế và mô hình tổ chức quản trị vi mô và mô hình vĩ mô trong một khuôn khổ lý thuyết thống nhất để nghiên cứu. Trong kết luận, phương pháp định lượng không thể nói lên toàn bộ câu chuyện nghiên cứu. Vì vậy, trong luận án này, các nhân tố của môi trường tổng quan như bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và tỉnh phú thọ trong phát triển du lịch; Thị trường du lịch; Các chiến lược và chính sách của quốc gia và địa phương trong quản lý phát triển du lịch; điều kiện về các yếu tố đầu vào du lịch; điều kiện về nhu cầu du lịch; các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan trong phát triển du lịch tác giả sẽ phân tích đánh giá theo phương pháp nghiên cứu định tính. Trong phần phân tích định lượng tác giả sẽ phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển du lịch tỉnh phú thọ trên góc độ quản lý nhà nước ảnh hưởng đến các điều kiện còn lại trong mô hình Kim cương của Michael Porter.

Thể chế chính sách có đặc điểm thứ nhất là quyền lực, đó là mức độ mà một bên có được hoặc có thể tham gia vào để gây áp lực, hưởng lợi, hoặc theo nghĩa quy phạm pháp luật là áp đặt nó vào trong mối quan hệ đã công nhận tương tác và bí mật của bên liên quan trong một môi trường kinh doanh ở các quy mô khác nhau. Đặc điểm thứ hai là hợp pháp, là một nhận thức chung hoặc giả định rằng các hành động của một thực thể là được các bên khác mong muốn, trong một thời gian thích hợp hoặc đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn xã hội, giá trị, niềm tin. Tính hợp pháp còn thể hiện ở quan hệ hợp đồng, nó tạo cơ sở cho mối quan hệ chính đáng. Tính hợp pháp thường kết hợp ngầm với quyền lực khi mọi người cố gắng đánh giá bản chất của mối quan hệ xã hội của bên liên quan. Đặc điểm thứ ba là khẩn cấp, đó là mức độ mà các bên liên quan này kêu gọi sự chú ý từ điểm đến, hay các bên liên quan. Chính quyền nên khuyến khích tổ chức các hình thức chợ đường phố tại các

tuyến đường trọng điểm ở các khu/ điểm du lịch, xây dựng thêm các khu chợ đêm... nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề đem giới thiệu và bán các sản phẩm do mình làm ra cho du khách. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành tổ chức thường xuyên các tour du lịch đến các làng nghề để du khách trong và ngoài nước có thể tận mắt thấy được sinh hoạt làng nghề, quy trình sản xuất các sản phẩm, và du khách có thể tự mình sản xuất ra các sản phẩm ấy. Bên cạnh đó, Chính quyền địa phương cần ban hành chính sách quy hoạch phát triển, trong đó kêu gọi cư dân ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đ p nguyên sơ của địa phương mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn, gìn giữ phong cách kiến trúc. Như vậy giả thuyết H1 được phát triển như sau:

Giả thuyết H1: Thể chế và chính sách tốt hơn thì du lịch Phú Thọ ngày càng phát triển.

Có nhiều nguồn lực khác nhau như, nguồn lực từ các nhà cung cấp, nguồn lực từ người tổ chức,… Để phát triển được du lịch địa phương, thì điểm đến phải sở hữu được một hình ảnh cao cấp, có chất lượng dịch vụ khách sạn cao, chỗ ở sang trọng, ẩm thực ngon, an toàn, và nguồn nhân lực phải có chất lượng phục vụ, thái độ tốt. Cùng với sự kết hợp về văn hóa của từng điểm đến, giao thông vận tải phải đa dạng đầy đủ, và có chất lượng, đa dạng các khách sạn, resort, cung cấp chỗ ăn, nghỉ phù hợp với từng loại du khách. Trong nghiên cứu này nhấn mạnh đến khía cạnh nhân lực là các đối tượng chính cung cấp trải nghiệm tốt cho khách du lịch, giúp xây dựng hình ảnh điểm đến đ p hơn trong mắt khách hàng. Giả thuyết H2 được phát triển như sau:

Giả thuyết H2: Các điều kiện về nguồn lực tốt hơn thì sẽ giúp cho du lịch Phú Thọ phát triển tốt hơn.

Phải phù hợp với nhu cầu khách du lịch: Một trong những “nguyên nhân” tạo nên tính phong phú và phức tạp của du lịch là do nhu cầu của du khách thường xuyên thay đổi. Do đó, để phát triển kinh tế ngành du lịch cũng như thu hút được đầu tư từ các tổ chức, nhà cung cấp và đạt được lợi nhuận mong muốn thì các sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Lợi ích kinh tế: Bất cứ cá hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển du lịch đều bắt buộc phải xem xét đến các lợi ích kinh tế mà sản phẩm du lịch mang đến. Bởi mục đích cuối cùng của các hoạt động kinh doanh du lịch cũng là lợi nhuận.

Nguyên tắc đặc sắc: Để sản phẩm du lịch có được sự hấp dẫn và sức cạnh tranh tốt hơn trong ngành, thì việc khai thác tài nguyên du lịch là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, ngành du lịch rất phong phú, đa dạng. Nếu không có nét đặc trưng, độc đáo, của thiên nhiên cũng như phong tục, tập quán, văn hóa,.. thì sẽ gây nên sự nhàm chán, các du khách sẽ không muốn đến các sản phẩm du lịch, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng khách tham quan du lịch cũng như đến nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn.

Nguyên tắc tổng thể: Khai thác tổng thể sản phẩm du lịch ở địa phương không những làm tăng thêm sức hút của sản phẩm đó, mà còn gia tăng giá trị và lợi nhuận. Khi khai thác một sản phẩm du lịch nào đó cần phải xem xét các yếu tố xung quanh về văn hóa cộng đồng, ẩm thực địa phương, phong tục tập quán,...

Nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ: Nếu sản phẩm du lịch bị tổn thương, bị thiệt hại và hư hỏng, việc này sẽ rất mất thời gian để khôi phục lại. Bởi một sản phẩm du lịch có quy mô rất lớn, nên công sức và thời gian sửa chữa là rất khó, thậm chí có thể không khôi phục được. Nên việc giữ gìn và bảo tồn sản phẩm du lịch là hết sức cần thiết.

Ngoài ra theo mô hình kim cương của Porter việc tạo cầu cho ngành cũng là một yếu tố quan trọng giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững dành cho ngành. Việc thiết kế các sản phẩm du lịch tạo được sự thu hút đối với khách du lịch sẽ là một nội dung quan trọng giúp tạo cầu du lịch và thu hút các khách hàng tiềm năng đến du lịch tại Phú Thọ. Giả thuyết H3 được phát triển như sau:

Giả thuyết H3: Sản phẩm du lịch tốt hơn thì sẽ giúp cho du lịch Phú Thọ phát triển tốt hơn.

Chính quyền địa phương phải có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng, phải chủ động xây dựng chính sách, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược để định vị hình ảnh, sản phẩm và thương hiệu đặc trưng từng vùng, miền, địa phương, nhất là phát triển chuỗi các sản phẩm du lịch

mới, hấp dẫn, liên vùng và liên quốc gia với chất lượng cao và tích hợp nhiều tiện ích, trải nghiệm thú vị hơn cho du khách. Cần có sự phối hợp của các ban ngành và các ban liên quan để giúp cho các hoạt động du lịch tại Phú Thọ được tốt hơn.

Ngoài ra ở góc độ liên kết vùng và liên kết du lịch giữa các tỉnh và địa phương với nhau cần có chính sách và cách thức hoạt động để mang lại hiệu quả và sự thu hút cho sản phẩm du lịch của các bên hợp tác du lịch liên kết địa phương và liên kết vùng. Giả thuyết H4 được phát triển như sau:

Giả thuyết H4: Liên kết và hội nhập tốt hơn thì sẽ giúp cho du lịch Phú Thọ phát triển tốt hơn.

Bảng 2.3. Bảng tóm tắt mối liên hệ giữa mô hình nghiên cứu và các lý thuyết nền


STT

Các lý thuyết

Khái niệm liên quan trong

mô hình nghiên cứu

Mối quan hệ trong

mô hình nghiên cứu


1


Chiến lược cạnh tranh

- Điều kiện các yếu tố

- Ngành công nghiệp hỗ trợ

- Điều kiện về cầu

- Chiến lược cạnh tranh

- H1

- H2

- H3

- H4


2


Dựa trên nguồn lực

- Khả năng của điểm đến

- Sự phối hợp

- Sự liên kết các điểm đến

- H1

- H2

- H3

- H4


3


Các bên liên quan

- Các bên liên quan tiềm ẩn

- Bên liên quan mong đợi

- Bên liên quan rõ ràng

- H1

- H2

- H4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 10

Thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mô hình được tham khảo và dựa trên lý thuyết nền và các nghiên cứu trước.

Các thang đo sẽ được kiểm tính tin cậy và hội tụ thông qua phân tích Cronbach’s Alpha và EFA. Sau đó các khái niệm này được đưa vào phân tích trong mô hình hồi quy để xem xét mối quan hệ và tác động của các yếu tố này đến sự phát triển du lịch của Tỉnh Phú Thọ.

Tiểu kết chương 2:

Chương 2 đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường, trong đó luận án đặc biệt đã làm rõ nội hàm, bản chất của phát triển du lịch; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, làm rõ ý nghĩa và nội dung đánh giá cùng các chỉ tiêu cơ bản sử dụng để đánh giá kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế cho các tỉnh ở Việt Nam. Thông qua tìm hiểu các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan tác giả đã đề xuất khung phân tích từ đó tiếp tục nghiên cứu và làm rõ trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. Tổng quan đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội và phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Một số đặc điểm chung và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

a). Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thủy hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Năm 2018, Phú Thọ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 21 về số dân, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 46 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 23 về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 57.353 tỉ đồng(tương ứng với 2,4 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng (tương ứng với 1.672 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,9% (theo Báo cáo KTXH Phú thọ 2018). Theo điều tra dân số ngày 01 tháng 04 năm 2019, Phú Thọ có 1.463.726 người, nam giới có 726.909 người, nữ giới có 736.817 người, với mật độ dân số 373 người/km². Với số dân này Phú Thọ đứng thứ 21 (sau tỉnh Bình Định và trước tỉnh Bắc Ninh) trong 63 tỉnh, thành cả nước. Tổng số hộ gia đình là 402.618 hộ, với trung bình là 3,6 người/ hộ (cả nước trung bình là 3,5 người/ hộ). Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi 81,9% và tại thành thị 18,1%, đây là tỉ lệ thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Tỉ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn từ 2009-2019 là 1,06%

(thấp hơn trung bình cả nước là 1,14%). Dân tộc Kinh là thành phần có tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu các thành phần dân tộc ở Phú Thọ. Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, thì cộng đồng người Kinh có 1.214.162 người (chiếm 83%), ngoài ra còn có cộng đồng người Mường, Dao, Sán Chay có số dân tương đối đông đảo. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 175.114 người, nhiều nhất là Công giáo có 130.193 người, tiếp theo là Phật giáo có 44.790 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 92 người, Hồi giáo có 31 người, đạo Cao Đài có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có hai người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Baha'i giáo và Bà La Môn mỗi tôn giáo chỉ có một người (Niên giám thông kê, 2019)

b). Tài nguyên du lịch

Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng để phát triển du lịch với những sản phẩm độc đáo, đặc sắc và đem lại giá trị gia tăng cao.

* Các tài nguyên du lịch tự nhiên

Phú Thọ là địa phương thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước bởi đây là vùng Đất Tổ cội nguồn, là trung tâm văn hoá rực r từ lâu đời của dân tộc Việt. Hơn nữa, Phú Thọ có các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình và tự nhiên đa dạng đã tạo cho tỉnh nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, phong phú và hấp dẫn. Bên cạnh đó Phú Thọ có thể khai thác để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dư ng chữa bệnh, sinh thái… Có thể kể đến một số điểm tài nguyên tiêu biểu sau:

Đầm Ao Châu: Được ví là một Hạ Long ở trên đất Phú Thọ. Đây là một điểm du lịch tiềm năng, hấp dẫn và có nhiều triển vọng của Phú Thọ. Đầm Ao Châu có những điều kiện thuận lợi để phát triển khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như nghỉ dư ng, bơi thuyền, câu cá, hay leo núi, săn bắn… có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Vườn quốc gia Xuân Sơn: Có tổng diện tích 15.048 ha rừng nhiệt đới tự nhiên nằm ở độ cao 1.000 - 1.400m. Vườn quốc gia Xuân Sơn nổi tiếng với vẻ đ p hoang sơ tự nhiên, có hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Khi tới đây du lịch có thể tận mắt chiêm ngư ng khu rừng chò trỉ đ p nhất miền bắc cùng một số loài thực vật số lượng lớn như cây rau sắng, dẻ, mộc lan… Vườn Quốc gia Xuân Sơn có tiềm năng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023