Nhóm Chỉ Số Thành Phần Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Phú Thọ Giai Đoạn 2015 - 2019

2019). Điều này cho thấy Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực để nâng cao toàn diện các chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn, chú trọng cải cách thủ tục hành chính nhà nước, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng đầu tư vào địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bảng 3.8. Nhóm chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ số

2015

2016

2017

2018

2019

Chi phí gia nhập thị trường

8,51

8,66

8,03

7,26

7,17

Tiếp cận đất đai

5,12

4,46

6,18

6,68

7,1

Tính minh bạch

5,41

5,76

5,95

5,44

6,49

Chi phí thời gian

6,27

5,55

6,14

6,50

6,43

Chi phí không chính thức

5,33

5,21

5,22

5,95

5,79

Tính năng động

4,63

4,65

5,35

5,24

6,93

Hỗ trợ doanh nghiệp

6,15

5,96

6,62

7,09

6,03

Đào tạo lao động

6,02

6,60

6,90

7,04

7,15

Thiết chế pháp lý

5,85

5,40

6,28

6,35

7,55

Cạnh tranh bình đẳng

5,42

4,80

4,79

5,68

5,64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 13

(Nguồn: Báo cáo PCI Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2019)


* Chính sách đào tạo nhân lực du lịch

Nhận thức tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Phú Thọ xác định cần phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo du lịch, đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết và thực hành nghề nghiệp, hệ thống đào tạo nghề du lịch phải có khả năng thích ứng với môi trường, có trình độ chuyên môn tốt. Thực hiện Nghị quyết 09 của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển nhân lực du lịch của tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều trường đào tạo về du lịch như trường Đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì…

Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2016 “số lượng nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao có xu hướng tăng. Nhân lực quản lý hành chính

nhà nước, đội ngũ giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên từng bước được củng cố và cải thiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đã tạo lập được những thành tích cao trong thể thao, xây dựng được phong trào thể dục và xây dựng gia đình văn hóa. Đến nay tổng số lao động ngành du lịch là 11,6 nghìn người trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch đạt 40%”[Kế hoạch thực hiện khâu đột phá về phát triển nguồn nhân lực du lịch, tr6-7].

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, du lịch là lĩnh vực góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu vực và quốc tế. Sự phân công lao động quốc tế ngày càng thể hiện rõ nét, sản phẩm và dịch vụ du lịch phải được quốc tế hóa cao, là cầu nối gắn kết thị trường trong nước với nước ngoài (Đoàn Thị Trang, 2019). Theo đó, tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiều chương trình mở rộng hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, nghiên cứu và trau dồi kinh nghiệm. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các trường đại học và cao đẳng trong tỉnh, tỉnh cũng tổ chức các lớp bồi dư ng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch, các điểm du lịch, phối hợp với Tổng cục du lịch, dự án EU tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh, cấp huyện, xã. Qua đó hình thành đội ngũ có trình độ về nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo vận dụng cơ chế chính sách của nhà nước phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, chính sách thu hút nhân tài, đào tạo bồi dư ng cán bộ công chức...., xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và triển khai thực hiện chính sách ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác. Nghị quyết số 30/2012/NQ – HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII xác định mục tiêu đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về cả số lượng và chất lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, hình thành các khoa, ngành về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề.

Mặc dù có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trên địa bàn nhưng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế về số lượng

và chất lương. “Số lượng lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch năm qua gần

3.000 lao động, trong đó lao động tốt nghiệp trên đại học là 0,25%; tốt nghiệp đại học và cao đẳng chiếm 15%; khoảng 21% tốt nghiệp trung cấp, sơ cấp; 63,85% lao động qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn” [http://phutho.gov.vn/]. Trong giai đoạn tới, tỉnh Phú Thọ cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

* Chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, Phú Thọ được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Nhận thức được vai trò của phát triển du lịch đối với nền kinh tế của tỉnh, Phú Thọ ban hành nhiều chính sách mở cửa chào đón đầu tư. Bên cạnh các chính sách đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Phú Thọ tăng cường xúc tiến đầu tư giới thiệu tiềm năng, các lĩnh vực, dự án khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước hết chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đã phát huy được hiệu quả khi nhiều tuyến đường như quốc lộ 2, quốc lộ 70, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh...được triển khai thực hiện. Nâng cấp cảng sông Việt Trì và hệ thống điện lưới trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng ban hành chính sách ưu đãi hấp dẫn thu hút đầu tư như chính sách giảm 10% tiền thuê đất cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư nộp tiền thu đất một lần trong 5 năm đầu cho cả thời gian thuê đất. Đối với các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án. Hiện nay Phú Thọ đã đưa vào quy hoạch 5 khi công nghiệp được chính.

Đối với các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch nói riêng, tỉnh áp dụng chính sách cải cách thủ tục hành chính một cửa. Thủ tục hành chính giải quyết không quá 7 ngày, đặc biệt các dự án đầy đủ hồ sơ tỉnh sẽ cấp phép trong vòng 3 ngày. Trong thời gian tới, Phú Thọ tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa - một đầu mối để thu hút đầu tư với mục tiêu giảm ít nhất 50% thời gian xử lý các thủ tục hành chính so với mức quy định của Trung ương. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí chung

xúc tiến đầu tư khi nhà đầu tư tham gia chương trình do tỉnh tổ chức, miễn phí các thủ tục đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh, đảm bảo cung ứng các dịch vụ đến dự án, biểu dương, khen thưởng các nhà đầu tư có đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Định hướng của tỉnh là tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh thu hút đầu tư vào 110 chương trình với tổng số vốn lên tới 6.386 triệu USD. Trong đó lĩnh vực du lịch - dịch vụ với 23 dự án, tổng vốn đầu tư: 3.696 triệu USD với các hình thức đầu tư FDI, BOT, BT, BTO, 100% vốn.

* Cải cách thủ tục hành chính

Trong những năm qua, Phú Thọ đã chú trọng trong công tác tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo hướng tinh giản, gọn nh , hoạt động có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18 – NQ/TW và Nghị quyết số 19 – NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII ngày 25 tháng 10 năm 2017. Mục tiêu của các Nghị quyết này nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Hướng tới xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Đến năm 2017, 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO (TCVN-ISO) 9001 – 2008; với 97% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp tỉnh được trang bị máy tính; Ủy ban nhân dân huyện đều có hệ thống mạng nội bộ và được cấp chữ ký số. Đặc biệt ngày 16 tháng 9 năm 2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định số 2365/QĐ-UBND về việc Ban hành đề án thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020, từ đó tạo điều kiện thuận lợi phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hiện nay, Phú Thọ là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong cải cách hành chính theo cơ chế một cửa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình đẩy mạnh cải

cách hành chính ở Phú Thọ còn bộc lộ một số hạn chế như: Nhận thức của một số cán bộ, công chức về cải cách hành chính chưa thật đầy đủ, vẫn còn hiện tượng gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tổ chức, triển khai cải cách hành chính có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chặt chẽ, đặc biệt là trong giải quyết các thủ tục hành chính liên thông; tỷ lệ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết thủ tục hành chính còn thấp; việc công khai thủ tục hành chính, thực hiện giải quyết thủ tục hành chính ở một số huyện, xã chưa đầy đủ, kịp thời; PCI của tỉnh mặc dù ở mức khá, song còn có chỉ tiêu xếp ở thứ hạng thấp.

3.2.5. Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

Việc bóc tách số liệu để phân tích hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế là rất khó khăn. Tuy nhiên tác giả đã nhận được sự giúp đ của các chuyên gia kinh tế của tỉnh và đã cố gắng thu thập, tính toán các chỉ tiêu phục vụ việc phân tích. Dưới đây là kết quả phân tích.

a). Vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Đứng về phía giá trị gia tăng và lao động làm việc trong nền kinh tế thì vai trò, vị trí của ngành du lịch còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 1,1%.

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu của Phú Thọ đến 2019


Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2019

Tốc độ tăng b/q, %

Dân số

Ngàn ng

1322

1370

1381

0,82

Lao động xã hội

Ngàn ng

705

743

752

1,2

Lao động du lịch

Ngàn ng

10,2

10,6

10,8

1,02

% so tổng LĐXH

%

1,45

1,43

1,44


GRDP, giá 2010

Tỷ đ

20.910

29.175

31.490

6.9

Riêng dịch vụ, giá 2010

Tỷ đ

8.280

10.648

11.367

5,2

% so tổng GRDP tỉnh

%

39,6

36,5

36,1

-

Riêng ngành du lịch

Tỷ đ

272

457

461,5

7,9

% so tổng GRDP tỉnh

%

1,3

1,2

1,1

-

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám 2010 và 2019

Lao động làm việc trong ngành du lịch có tăng nhưng còn ít và tăng chậm. Thực tế nhân lực du lịch đều chỉ ở mức nhân lực phổ thông được đào tạo cả ở các Trường cao đẳng, một số được đào tạo ở bậc đại học. Nhân lực quản lý bậc trung và bậc cao đang rất thiếu.

Bảng 3.10. Lao động ngành du lịch trong tổng lao động xã hội của Phú Thọ



Chỉ tiêu

2010

2015

2019

Ngàn người

%

Ngàn người

%

Ngàn người

%

Lao động xã hội của

tỉnh

705

100

743

100

752

100

Lao động du lịch

10,2

1,45

10,6

1,43

10,8

1,44

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám 2010 và 2019

b) Khách Du lịch tới tỉnh Phú Thọ


Trong giai đoạn 2011 - 2019, tốc độ tăng lượng khách nội địa đến Phú Thọ có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ khách du lịch nội địa tăng từ khoảng 392 nghìn lượt khách năm 2010 lên 752 nghìn lượt khách vànăm 2019 đạt khoảng 833 nghìn lượt khách. Đối với một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn, đặc sắc như Phú Thọ mà lượng du khách đón tiếp như thế là thấp. Theo thông thường, việc đón tiếp du khách đến Phú Thọ chính là thúc đẩy phát triển xuất khẩu tại chỗ về lương thực, thực phẩm và hàng lưu niệm... mà không phải chuyên chở ra nước ngoài và không cạnh tranh quốc tế, thậm chí không phải cạnh tranh với các tỉnh khác trong nước. Do đó, trong những năm tới Phú Thọ cần tìm cách để lôi kéo được du khách đến tỉnh nhà để tham quan, nghỉ dư ng, tổ chức sự kiện...

Trong những năm qua lượng khách du lịch quốc tế đến với Phú Thọ gia tăng nhưng vẫn tương đối thấp (chỉ chiếm 0,66% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2019). Năm 2019, tổng lượng khách quốc tế đến với Phú Thọ đạt 5,5 nghìn lượt khách, tuy nhiên chỉ chiếm 2,08% tổng lượng khách du lịch toàn tỉnh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu ở đây là do hạ tầng dịch vụ thiếu đồng bộ (đặc biệt là chưa có sản phẩm phù hợp, hấp dẫn khách quốc tế). Ngành du lịch tỉnh Phú Thọ cần có những hướng “đổi mới” hiệu quả hơn để thu hút khách du lịch quốc

tế trong thời gian tới.

c) Doanh thu và năng suất lao động ngành du lịch

Ngành du lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2011 - 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn này đạt 21,3%/năm. Song so với tốc độ tăng bình quân thu nhập du lịch chung của cả nước trong cùng giai đoạn thì tăng trưởng doanh thu của du lịch Phú Thọ đạt thấp hơn (tổng hợp của tác giả theo số liệu từ nguồn website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2006 - 2015 tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch cả nước đạt 23,38%/năm). Tăng trưởng doanh thu du lịch không đều và chưa ổn định qua các năm, có năm giảm so với năm trước (năm 2015, 2016) trong khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong cùng giai đoạn vẫn phát triển khá. Riêng trong năm 2019, nhờ các chính sách cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả, hỗ trợ sản xuất và kích thích tăng trưởng thương mại và dịch vụ. Lĩnh vực du lịch tiếp tục phát triển, doanh thu dịch vụ khách sạn và nhà hàng đạt 2.115,1 tỷ đồng (chiếm 8,4% doanh thu ngành du lịch), tăng 11,4% so với năm 2018.

Bảng 3.11. Thu nhập từ du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2019, giá thực tế



Năm


Thương mại (tỷ đồng)


Bán lẻ hàng hóa (tỷ đồng)

Khách sạn,

nhà hàng (tỷ đồng)


Du lịch lữ hành (tỷ đồng)


Dịch vụ khác

(tỷ đồng)


Tổng thu nhập (tỷ đồng)

Tăng trưởng so năm trước

(%)

2010

21.991,9

8.553,8

964,2

4,0

410,4

9.932,4

-

2015

29.112,8

17.563,7

1.815,9

12,4

1.342,4

20.734,4

108,75

2017

33.910,0

21.542,0

1.922,0

38,1

1.790,4

25.292,5

21,98

2018

37.004,9

24.701,2

2.332,3

27,4

2.616,1

29.677,0

17,33

2019

39.800,9

27.879,9

2.681,8

32,0

2.962,9

33.556,6

13,07

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám 2010 - 2019

Ngành du lịch ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, khi tỷ trọng giá trị tăng thêm đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của tỉnh ngày

tăng nhanh sau 5 năm (tăng trưởng 108,75% sau 5 năm). Để du lịch phát huy hơn nữa những lợi thế gia tăng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, cần có đầu tư thỏa đáng hơn với các chính sách tập trung vào tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch trong các giai đoạn tiếp theo.

Một điều đáng nói là số khách “VIP” nhiều tiền và chi tiêu nhiều rất ít, chủ yếu tập trung vào du khách có mức thu nhập trung bình. Theo số liệu thống kê của cả nước và của tỉnh Phú Thọ thì múc chi tiêu bình quân của du khách mới đạt khoảng 1.050 nghìn đồng/ngày (chỉ bằng khoảng 80 - 82% mức chi tiêu trung bình của du khách trong cả nước: 1050/1272 nghìn đồng/ngày). Vì thế mà năng suất lao động du lịch của tỉnh Phú Thọ cũng còn thấp.

Nhìn chung năng suất lao động của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ mới chỉ chiếm khoảng 1,44% tổng lao động xã hội.

Bảng 3.12. Năng suất lao động ngành du lịch (tính theo GTGT, giá hiện hành)


Chỉ tiêu

2010

2015

2019

Tr.đ

%

Tr.đ

%

Tr.đ

%

1.Lao động xã hội của

tỉnh

705

100

743

100

752

100

Lao động du lịch

10,2

1,45

10,6

1,43

10,8

1,44

2. Năng suất lao động

toàn nền kinh tế tỉnh

29,7

100

51,2

100

51,8

100

Riêng ngành du lịch

26,7

89,9

43,1

84,2

43,5

83,9

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám 2010 và 2019.

d) Vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh phú Thọ còn ở mức nhỏ

- Lao động của ngành du lịch chiếm khoảng 1,4% tổng lao động xã hội. Lao động làm việc trong nhiều khách sạn và hầu hết nhà hàng đều được đào tạo sơ sài, không bài bản. Theo khảo sát, tại các Công ty du lịch trên địa bàn tỉnh, nhiều lao động mới được đào tạo ở trình độ trung cấp, cao đẳng. Ở các nhà hàng, nhân lực chưa được đào tạo bài bản, lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023