Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 14

- Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế hợp lý giữa khai thác, kinh doanh DL với việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển DL để phát triển DL xanh, thân thiện với môi trường.

- Ngành DL Cao Bằng cần tích cực phối hợp với các ngành trong tỉnh, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia, có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, các hiện tượng sụt lở đất, đặc biệt là tại các khu vực có hoạt động DL, trên các tuyến giao thông.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương về phát triển DL Cao Bằng, kết quả hoạt động DL đã có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều dự án đang triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất một số quan điểm và mục tiêu phát triển DL tỉnh Cao Bằng theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường trong bối cảnh hội nhập và mở cửa; Các định hướng và giải pháp phát triển DL về thị trường, sản phẩm, không gian và đẩu tư phát triển DL, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nhân lực với quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng DL, đạt được mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển DL ở Cao Bằng, tác giả đi đến một số kết luận chủ yếu sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Cao Bằng là tỉnh địa đầu tổ quốc, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có DL. Hệ thống TNDL phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, còn khá nguyên sơ, nổi bật là Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen. Bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo thể hiện qua các lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian. Đặc biệt với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nổi bật gắn với chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam.

Tiềm năng DL Cao Bằng cho phép phát triển các sản phẩm DL có tính đặc trưng, hấp dẫn khách DL như DL sinh thái, DL về nguồn, DL cộng đồng, DL thể thao mạo hiểm kết hợp với DL tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng…

Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 14

Hiện trạng phát triển DL đã đạt được những thành tựu về KT - XH và môi trường, đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, xây dựng hệ thống CSVCKT, CSHT ngày càng hiện đại. Phát triển DL sinh thái và DL văn hóa có ý nghĩa về mặt môi trường, gìn giữ truyền thống lịch sử, các giá trị tinh thần và bản sắc dân tộc độc đáo. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số mặt hạn chế về công tác quảng bá, xúc tiến DL, CSHT, CSVCKT, số lượng và trình độ nguồn nhân lực, sản phẩm DL…nên số khách DL và doanh thu từ DL còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng DL của tỉnh.

Để phát huy được tiềm năng, khắc phục những tồn tại trong phát triển DL Cao Bằng, cần có những giải pháp tổng thể trên cơ sở dự thảo các chương trình phát triển phải chi tiết, cụ thể, quy hoạch có trọng điểm, để từ đó thu hút vốn đầu tư. Phát triển DL kết hợp chặt chẽ trên cả 3 lĩnh vực môi trường - kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển DL hiệu quả, bền vững.

* Một số kiến nghị

Kiến nghị Chính phủ và các cơ quan Trung ương như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông…ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển CSHT, CSVCKT, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ đến các khu, điểm DL; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và công tác xúc tiến quảng bá phát triển DL.

Kiến nghị Chính quyền địa phương các cấp quản lý tốt các hoạt động DL, các điểm tiềm năng chưa có điều kiện khai thác. Tuyên truyền giáo dục toàn dân về bảo vệ tài nguyên và môi trường DL đảm bảo phát triển bền vững. Tạo sự thống nhất chương trình hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu phát triển ngành DL Cao Bằng.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Hồng, Nông Thị Anh (2016), Bài báo khoa học “ Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, tỉnh Cao Bằng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 155 số 10 - Chuyên san Khoa học Xã hội - Hành vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy - Sở giáo dục - Đào tạo tỉnh Cao Bằng (2003), Địa lý, lịch sử tỉnh Cao Bằng.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chỉ thị về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

3. Cục thống kê tỉnh Cao Bằng (2015), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2014, NXB thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

5. Hội đồng Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1966), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Hà Nội.

6. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng (2015), Nghị quyết thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, Cao Bằng

7. Khu di tích Pác Bó, (2014), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển du lịch tại Khu di tích Pác Bó năm 2014, Cao Bằng

8. Khu di tích Pác Bó, (2014), Tài liệu phục vụ công tác thuyết minh, tuyên truyền tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Cao Bằng.

9. Luật du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Chu Viết Luân (2007), Cao Bằng - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội

13. Đặng Duy Lợi (1995), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án PTS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Bộ giáo dục và Đào tạo.

14. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội

15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2015), Báo cáo tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm du lịch tỉnh Cao Bằng.

17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2012), Báo cáo thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Cao Bằng.

18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2011), Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015.

19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2015), Cẩm nang du lịch Cao Bằng.

20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2013), Phiếu thu thập thông tin từ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

21. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng (2013), Kết quả hoạt động Du lịch.

22. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Lê Thông (2011), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

24. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lí du lịch Việt Nam, NXB giáo dục, Hà Nội

25. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB giáo dục, Hà Nội

26. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

27. Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2000), Địa chí Cao Bằng, NXB chính trị quốc gia.

28. Tỉnh ủy Cao Bằng (2011), Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015.

29. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Việt Nam (1999), NXB chính trị Quốc gia Hà Nội

30. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2014, Hà Nội.

31. Tổng cục du lịch Việt Nam (2011), Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

32. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

33. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

34. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê, Hà Nội

35. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB giáo dục Việt Nam.

36. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

37. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển du lịch (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình số 12- Ctr/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015.

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015.

39. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2012), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Cao Bằng.

40. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội

41. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội

* Tài liệu Website:

42. Anh Phương (2013), Thác Bản Giốc sẽ trở thành trọng điểm quốc gia http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/cao-bang/thac-ban-gioc-se-tro-thanh-trong-diem-du-lich-quoc-gia-2917746.html, ngày 3/12/2013

43. Nguyễn Thị Thực (2015), Phia Oắc, Phia Đén, http://www.dukhach.caobang.gov.vn/node/157

44.Tổng cục du lịch Việt Nam (2015), Di sản thế giới ở Việt Nam http://vietnamtourism.com/disan/.

45.Tổng cục du lịch Việt Nam (2016), cơ sở lưu trú giai đoạn 2000 - 2015, http:// www.vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/13461, ngày 08/1/2016

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí