Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 21

cán bộ quản lý, trưởng, phó bộ phận ở doanh nghiệp được tiếp tục học nâng cao trình độ, năng lực quản lý, quan tâm tạo điều kiện cho lao động tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn…

- Lồng ghép giáo dục tài nguyên, môi trường vào chương trình đào tạo các cấp về du lịch; chú trọng nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho đội ngũ cán bộ nhân viên, du khách và cộng đồng dân cư.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng lao động kinh doanh du lịch: Thực hiện đúng quy định của nhà nước về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở doanh nghiệp du lịch theo Thông tư 88/2008/TT-BVTTDL, Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú khi thực hiện thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Tăng cường công tác kiểm tra việc đảm bảo chất lượng nhân lực về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở doanh nghiệp đúng với loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận.

3.2.3. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường‌


3.2.3.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:


+ Tôn to các di tích, lhi. Ưu tiên vn trùng tu, nâng cp các di tích theo các tuyến du lch đã quy hoch. Mrng quy mô các lhi: lhi Katê, Nghinh Ông, Dinh Thy Thím, Trung Thu, đua thuyn trên sông Cà Ty, đua thuyn bum quc tế Mũi Né.

Nghiên cứu và phát huy tác dụng các giá trị liên quan đến sự hiện diện và tính cộng đồng của người Chăm tại chỗ. Cộng đồng của người Chăm ở Việt Nam tập trung sinh sống ở Bình Thuận và Ninh Thuận, đây là lợi thế so sánh so với các tỉnh khác. Việc phục dựng lễ hội Katê của người Chăm đã mất đi gần một thế kỷ là việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, một nỗ lực lớn của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua. Tỉnh nên có hướng xây dựng nhà trọ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

khách sạn mini để đón khách du lịch thưởng thức không gian văn hóa làng Chăm mà ở nơi khác không có, hoặc có tái diễn một phần nào đó thì cũng không có giá trị thực và không có sức thuyết phục.

Kêu gọi các nhà đầu tư, các tổ chức du lịch tăng cường vào việc tổ chức các tour nghiên cứu, khám phá văn hoá, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên một sự đồng bộ và liên hoàn trong khai thác, đa dạng các loại hình du lịch núi – biển – đảo mà nhiều tỉnh khác không thể có được. Các làng dân tộc ít người K’ho, Raglây (xã Mê Pu- Đức Linh, xã La Dạ - Hàm Thuận Bắc), Châu Ro (xã Trà Tân, xã Đức Tín, huyện Đức Linh)… có khả năng cao về thu hút du khách vì nét độc đáo về văn hoá của một vùng dân tộc ít người sống trong khu vực thiên nhiên sơn cước hoang sơ, hùng vĩ, hữu tình. Đầu tư, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng, đưa văn hóa cồng chiêng vào phục vụ khách du lịch không chỉ bảo tồn được bản sắc văn hóa mà du lịch sẽ thêm một loại hình mới, hấp dẫn và lôi cuốn du khách.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 21

Khôi phục và phát triển các làng nghề, các nghề thủ công truyền thống mang đặc trưng địa phương phục vụ khách du lịch, gắn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho nhân dân. Đầu tư khôi phục và phát triển làng nghề mây tre La Ngâu, làng nghề gốm gọ của dân tộc Chăm ở Bắc Bình, Tuy Phong, làng nghề dệt thổ cẩm, mây đan tre của dân tộc Cơ ho, Raglai, các khu chế biến nước mắn Phú Hài, Phan Thiết….. Kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm tham quan làng chài (Hàm Tiến) kết hợp các dịch vụ tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên sông, trên biển và các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng của Bình Thuận phục vụ du khách.

Bảo tồn cảnh quan thành phố Phan Thiết. Quy hoạch phát triển công viên cảnh quan hai bên bờ sông Cà Ty, tạo nên một tổng thể cảnh quan du lịch hài hòa và hấp dẫn. Quy hoạch không gian dành cho đi bộ, nơi diễn ra các hoạt động lễ hội du lịch cuối tuần và tổ chức các hoạt động kinh doanh buôn bán sản phẩm truyền thống địa phương. Khôi phục và tôn tạo cảnh quan đặc thù tại các khu vực bãi tắm Đồi Dương, ưu tiên quỹ đất cho các hoạt động vui chơi giải trí của người dân và khách du lịch. Khôi phục cảnh quan hàng dừa ven biển là đặc trưng nổi bật nhất của tuyến đường du lịch ven biển từ Hàm Tiến đến Mũi Né.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý khai thác tài nguyên du lịch trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp. Đây chính là hành lang pháp lý tạo tiền đề cho việc xây dựng quy chế quản lý cũng như hướng dẫn các dự án đầu tư, hoặc các hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch trên địa bàn có trách nhiệm với công tác bảo tồn tài nguyên du lịch.

Đẩy mạnh điều tra cơ bản nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên du lịch. Khoanh định các khu vực tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao (như các hệ sinh thái biển, san hô, khu bảo tồn tự nhiên) dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác trái phép gây lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, biển, đất, nước, khoáng sản,…

Triệt để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực bảo tồn hệ sinh thái biển, các khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Bảo tồn đa dạng sinh học của các khu BTTN Tà Cú, Núi Ông, Kalon-Sông Mao, KBT biển đảo Phú Quý và Cù Lao Cau đầu tư phát triển trở thành những điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng.

Xúc tiến các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đối với các khu vực đang bị hoang hóa. Việc lập các quy hoạch cần xác định rõ ranh giới và khoanh vùng đệm cảnh quan đối với từng điểm du lịch đặc thù, tạo sự thuận lợi trong quá trình điều chỉnh, bổ sung cũng như các hoạt động bảo tồn trong địa bàn khu du lịch. Xây dựng các dự án bảo tồn rừng tự nhiên lâu năm (rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh). Ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác lâm thổ sản trái phép tại các vùng rừng tự nhiên có giá trị phát triển du lịch.

Đầu tư phát triển hệ thống cây xanh thích hợp vùng ven biển như Phi Lao, Xoan chịu hạn, Dừa, kết hợp với rừng phòng hộ. Trồng các loại cây xanh có bóng mát, tán rộng và cao, có sức chịu đựng gió bão dọc các tuyến đường trong khu du lịch. Đầu tư trồng rừng phòng hộ ngăn chặn sự di động của cát, biến vùng cát hoang thiên nhiên trắng thành vùng thiên nhiên xanh, hội tụ được sinh vật tự nhiên với sinh cảnh mới hiền hoà và bền vững.

Đồi Cát bay, Suối tiên, bãi tắm Hòn Rơm – Phan Thiết; Mũi La Gàn, Cù lao Câu - huyện Tuy Phong, Đảo Phú Quý cần triển khai lập các quy hoạch cụ thể nhằm quản lý quỹ đất dành cho du lịch, giám sát hoạt động bảo vệ tài nguyên cũng như tạo cở sở thu hút đầu tư, đồng thời định hướng cho cộng động địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn và phát triển cảnh quan cho các điểm du lịch.


3.2.3.2. Giảm thiểu áp lực lên môi trường du lịch

Môi trường mang tính chất liên ngành, liên vùng và tính hệ thống cao. Do vậy, để quản lý môi trường hiệu quả cần phải sử dụng phương thức quản lý tổng hợp, phát huy cao độ cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.


Giảm thiểu chất thải

Tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án du lịch từ khâu xem xét phê duyệt dự án đến xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động. Việc phát triển quá nhanh mà không coi trọng đến công tác đánh giá tác động môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên tài nguyên và môi trường tại các điểm du lịch và kết quả là sự phát triển thiếu bền vững. Sự gia tăng nhanh lượng du khách sẽ gây ra hiện tượng quá tải chất thải tại các điểm du lịch, làm môi trường tại những khu vực đó không đảm bảo được quá trình tự làm sạch, từ đó dẫn đến hiện tượng suy thoái môi trường. Việc kiểm soát các hoạt động phát triển phục vụ mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện thông qua việc tiến hành đánh giá tác động môi trường tại các điểm du lịch, hoặc một hình thức tương đương như các hoạt động kiểm soát chính thức về môi trường tại các điểm du lịch. Việc thực hiện các thủ tục đánh giá tác động môi trường càng nghiêm túc thì việc thực thi nội dung của phát triển bền vững càng có hiệu quả. Vì vậy, cần thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển và kinh doanh du lịch. 100% các dự án đầu tư mới phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đi vào

hoạt động. Các khu du lịch, các cơ sở sàn xuất kinh doanh du lịch đang hoạt động phải đầu xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Khuyến khích áp dụng công nghệ xanh ở các điểm du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch, cụ thể khuyến khích các khách sạn thực hiện theo tiêu chuẩn ISO-14000 như giảm tiêu thụ năng lượng, giảm chất thải và sử dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường. Nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thu nhặt và xử lý các chất thải, đặc biệt là các chất thải trên các bãi biển có nhiều khách du lịch tham quan.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện quy định tự giám sát, báo cáo định kỳ chất lượng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch. Đồng thời hình thành bộ phận quản lý môi trường trong Ban quản lý các khu du lịch kể cả trong các doanh nghiệp lớn.

+ Triển khai xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung cho khu sản xuất tập trung, làng nghề, khu dân cư và các cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ gần các khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né.

+ Tăng cường thu gom, giải quyết rác thải của các hộ dân cư ven biển, đặc biệt là khu dân cư nằm gần các khu du lịch, khu di tích văn hoá, lịch sử,...

Sắp xếp, quy hoạch các bến neo đậu tàu thuyền tại các đô thị ven biển nhằm hạn chế các ảnh hưởng đến môi trường du lịch của tỉnh. Kiểm soát, ngăn chặn việc xả rác, dầu cặn xuống biển, cửa sông từ các tàu thuyền.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường

Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là biện pháp hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này.

Triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tại những điểm môi trường sinh thái nhạy cảm. Tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động, sự cố môi trường, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Khảo sát những biến đổi khí hậu đã từng xảy ra trên những vùng du lịch trọng điểm. Xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu để đánh giá định lượng tác động của biến đổi khí hậu như độ cao của mực nước biển, diện tích ngập, độ sâu ngập, độ mặn, suy giảm của môi trường, đa dạng sinh học,….

Khi đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các dự án du lịch, đặc biệt chú ý đến các vùng nhạy cảm, các vùng trọng điểm phát triển như: ven biển, vùng hải đảo, vùng núi đang bị lũ quét đe dọa, vùng khô hạn có dấu hiệu hoang mạc hóa, trên cơ sở đưa ra những biện pháp thích ứng trong quy hoạch.

Những công trình du lịch ven biển cần phải khảo sát và dự báo mực nước biển dâng cho khoảng thời gian tối thiếu từ 15 – 20 năm tới để thiết lập chiều cao các công trình cho phù hợp, tránh tình trạng vừa mới xây dựng xong đã phải tôn nền vì ngập nước khi gặp triều cường. Những vùng ven biển phải để lại những cồn cát chống ngập mặn, chống nước dâng, sóng thần. Những vị trí quy hoạch khu du lịch tránh những địa điểm xói lở, trượt đất lũ quét.

Xây dựng và thành lập các đội cứu hộ biển, các đội phản ứng nhanh đối với các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Phối hợp với các tỉnh trong vùng tham gia giải quyết các vấn đề môi trường mang tính liên vùng.

Hoạt động du lịch phát triển tất yếu sẽ dẫn tới sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng, nước… điều này đưa đến sự thiếu hụt nguồn năng lượng và nước. Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất cả nước, du lịch đang phát triển nhanh, cần có các dự án nghiên cứu thêm khả năng trữ nước, khai thác và cân đối nguồn nước cho từng khu vực.

3.3. Tiểu kết‌

1. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt làm được và những hạn chế, bất cập của giai đoạn trước, định hướng chung giai đoạn 2010 - 2020 du lịch Bình Thuận phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đón khoảng 6.450.000 lượt khách du lịch (trong đó, 850.000

khách quốc tế và 5.600.000 khách du lịch trong nước), thu nhập du lịch đạt 14.500 tỉ đồng.

2. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, du lịch Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường:

- Nhóm giải pháp về kinh tế:

+ Tăng cường quản lí nhà nước về du lịch

+ Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

+ Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

+ Xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch

- Nhóm giải pháp về xã hội:

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững

+ Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững

- Nhóm giải pháp về môi trường:

+ Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch

+ Giảm thiểu áp lực lên môi trường phát triển du lịch

KẾT LUẬN‌


1. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững thực chất là việc vận dụng quan điểm phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước Việt Nam vào phát triển du lịch. Phát triển du lịch phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững được đánh giá bởi hệ thống 16 tiêu chí với bốn mức độ: bền vững, tương đối bền vững, thiếu bền vững hay kém bền vững.

3. Đối chiếu với các tiêu chí, du lịch Bình Thuận được đánh giá phát triển tương đối bền vững. Du lịch phát triển nhanh và chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Dù còn non trẻ nhưng du lịch Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, môi trường phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Sản phẩm du lịch nghèo nàn. Tỉ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách du lịch của tỉnh thấp. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và còn ẩn chứa những yếu tố thiếu bền vững.

4. Định hướng chung giai đoạn 2010 – 2020, du lịch Bình Thuận phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và môi trường. Đến năm 2020, Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

5. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, du lịch Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ 08 giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí