Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 4


trích = 63,871 ≥ 50% (phụ lục 2.3.5) cho thấy mô hình EFA là phù hợp và đủ điều kiện thực hiện MLRA (Gerbing & Anderson, 1988).


Bước 3: Phân tích hồi quy MLRA

Trên cơ sở thực hiện MLRA, kết quả tác động của các nhóm nhân tố được thể hiện chi tiết ở phụ lục 2.3.5 ­ bảng Coefficientsa ­ giá trị hệ số hồi quy chuẩn

hóa (Standardized Coefficients Beta). Các kết quả MLRA nhằm lượng hóa tác

động của một số nhân tố tác động đến PTDL và liên kết DL dựa trên các hệ số hồi quy.

5.2.8. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là từ viết tắt của S ­ Strengths (Điểm mạnh), W ­ Weaknesses

(Điểm yếu), O ­ Opportunities (Cơ hội) và T ­ Threats (Thách thức). Mô hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

phân tích SWOT được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá tổng quan những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của PTDL tỉnh An Giang trong liên kết

VPC, trên cơ

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 4

sở đó xây dựng các chiến lược (SO: Điểm mạnh – Cơ

hội; ST:

Điểm mạnh – Thách thức; WO: Điểm yếu – Cơ hội; WT: Điểm yếu – Thách thức) gắn với việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong PTDL An Giang trong liên kết với VPC.

6. Lịch sử nghiên cứu‌

6.1. Trên thế giới, với tư cách là ngành kinh tế quan trọng và có tác động to lớn đối với đời sống xã hội, DL được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Sự xuất hiện đầu tiên của DL diễn ra ở các nước phương Tây đã được ghi nhận ở công trình “Hướng dẫn đường sá ở Pháp” năm 1552, “Cuộc du hành ở Pháp” năm 1589, công trình “Sách tra cứu về y học, lí học và lịch sử học về Lisbenstain” năm 1610 (dẫn theo Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2003). Kể từ đó đến nay, DL ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình đối với nền KT – XH, mở rộng khắp lãnh thổ các quốc gia, khu vực trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế hợp tác, liên kết ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống


KT ­ XH, nghiên cứu về PTDL trong liên kết vùng, địa phương được xem là

hướng mới và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.

Gắn với PTDL, các vấn đề về vai trò, tác động của DL được dẫn luận trong nhiều công trình nghiên cứu. Trong các báo cáo thường niên, UNWTO đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động DL đối với hệ thống kinh tế, trong đó nhấn mạnh khía cạnh đóng góp tới 10% tổng GDP, cung cấp 1/10 tổng số việc làm, 30% giá trị dịch vụ xuất khẩu của nền kinh tế thế giới (UNWTO, 2018), đồng thời xác định DL là phương tiện bảo tồn giá trị văn hóa, là sinh kế giảm nghèo cho các đối tượng người có thu nhập thấp, cộng đồng dân tộc ít người, là công cụ cơ bản và hiệu quả trong việc duy trì và đảm bảo sự phát triển bền

vững (UNWTO, 2015). Ở khía cạnh xã hội, DL được xem là phương tiện để

nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường khả năng giao lưu giữa các cộng

đồng dân tộc từ những nền văn hóa, truyền thống khác biệt, nâng cao yếu tố hòa bình (UNESCO, 2006). Bên cạnh đó, sự tương tác giữa dân cư bản địa và khách

DL tạo ra những ý tưởng, giá trị

và động lực cho tiến bộ

xã hội (D.Omotayo

Brown, 1998). DL còn có vai trò tái tạo, bảo tồn những giá trị văn hóa cộng đồng, ví dụ như nghệ thuật và lễ hội truyền thống (Mason, 2003). Đối với môi trường, nhằm thu hút khách DL, chất lượng môi trường cũng được cải thiện các điểm DL. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của DL còn đối mặt với nhiều thách

thức nghiêm trọng cả về Theobald, 2013).

tài nguyên, môi trường, kinh tế, văn hóa (William F.

Sự PTDL chịu tác động của nhiều nhân tố. Trong các nhân tố tác động đến PTDL, TNDL đóng vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu về TNDL tập trung vào việc phân tích phương diện tác động cụ thể của TNDL với PTDL. Điển hình là nghiên cứu ảnh hưởng của TNDL đến việc hình thành các SPDL (Denis Tolkach & Brian King, 2015), sự tác động của các yếu tố môi trường, tài nguyên đến hiệu quả hoạt động DL (Choon, 2017). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố cụ thể đến sự PTDL ở các lãnh thổ khác biệt trên thế giới, cụ thể như nghiên cứu sự tác động của khí hậu và thời tiết đối với


tính mùa DL (Amelung B, Nicholls S, Viner D, 2007); TNDL văn hóa và những

vấn đề

liên quan đến DL và nghỉ

dưỡng

(Salih Kusluvan, Zeynep Kusluvan,

Ibrahim Ilhan Lutfi Buyruk, 2010); sự hình thành của nhiều loại hình DL dựa trên việc khai thác các TNDL đặc trưng như loại hình DL văn hóa (Nikola Naumov, 2016)… Sự khác biệt về phân bố TNDL là một trong những tiền đề dẫn đến nhu cầu hợp tác, liên kết giữa các địa phương, quốc gia và khu vực nhằm tạo ra các tuyến DL và chuỗi cung ứng đa dạng (Cátia Jesus & Mário Franco, 2016).

Ở phương diện TCLTDL, bên cạnh việc quan tâm đến các hình thức

TCLTDL, mối liên kết các lãnh thổ DL cũng được chú trọng nghiên cứu. Hướng nghiên cứu PTDL theo không gian, phân vùng DL tiêu biểu có N.X.Kandaxkia (1973), B.N.Likhanov và các nhà địa lí học Xô Viết. Nhà địa lí DL M.Buchovarop (1975) đã đưa ra sơ đồ hệ thống lãnh thổ DL với 4 phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Khái niệm TCLTDL và vùng DL được Pirojnik (1985) đề

cập đến mối quan hệ

giữa PTDL với phân bố

không gian (dẫn theo Nguyễn

Minh Tuệ, 2010). Các nhà địa lí phương Tây quan tâm nhiều hơn đến yếu tố sức

chứa lãnh thổ

(Carrying Capacity) và không gian (Spartial) như

là một chỉ

tiêu

quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững (A.M.O'Reilly,

1986). Để giảm tải sức chứa vào mùa cao điểm, có thể tổ chức các tour với các lãnh thổ lân cận nhằm giãn bớt số lượng khách tập trung quá đông (Leong Choon Chiang, 1999). Nghiên cứu của Colin Michael Hall (2008) cũng đề xuất các yếu tố không gian trong định hướng PTDL ở các lãnh thổ cụ thể. Các nghiên cứu trên đã dẫn luận và chứng minh TCLTDL là yêu cầu quan trọng trong PTDL, và hướng liên kết PTDL theo không gian trở thành một đặc điểm cơ bản gắn với TCLTDL.

Trong PTDL, nội dung liên kết, hợp tác DL giữa các vùng, quốc gia, địa phương được quan tâm. Theo hướng nghiên cứu này, sự PTDL không bị giới hạn trong lãnh thổ nhất định mà phát triển ra ngoài ranh giới của một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Stephen William (1998) trong công trình “Tourism Geography” đã nhấn mạnh sự mở rộng của không gian phân bố từ những năm 50


làm thay đổi đặc điểm ngành DL ở một số quốc gia châu Âu, đưa DL trở thành một ngành kinh tế mở và có tính liên kết cao. Mối liên kết của DL không chỉ giới hạn ở một địa phương mà có liên quan mật thiết đến không gian rộng hơn. Sự PTDL theo hướng liên kết, hợp tác trở thành một xu hướng chủ đạo ở thời kì hiện đại.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thực tiễn về PTDL trong liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, khu vực, địa phương rất được quan tâm và bước đầu khẳng định tầm quan trọng của liên kết vùng đối với sự PTDL. Trong hướng nghiên cứu này, mối quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lí DL là việc chỉ rõ lợi ích của việc liên kết vùng DL, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong chiến lược PTDL ở khu vực, Tove Oliver & Tim Jenkins (2003) khẳng định vai trò quan trọng của liên

kết, hội nhập DL đối với mục tiêu bảo tồn bền vững cảnh quan. Inskeep. E

(1991) và Mathildavan Niekerk (2014) nhấn mạnh vai trò tiên phong của liên kết PTDL trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trên thực tế, tầm quan trọng của liên kết vùng DL đã được Chính phủ các quốc gia nhấn mạnh và trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược, quy hoạch PTDL (G.Cazes – R.Lanquar, Y. Raynouard, 2003). Việc liên kết DL được thực hiện trên nhiều phương diện như liên kết địa lí, bao hàm nhiều thành phần khác nhau như biển,

bờ biển hoặc vùng nội địa (UNEP, 2009), liên kết về chính sách, quy hoạch

(V.Castellani & S.Sala, 2010; Gordon Clark & Mary Chabrel, 2007), liên kết theo không gian (Spartial), gồm liên kết theo chiều đứng (Vertical) và chiều ngang (Horizontal)... Sự liên kết DL bắt đầu diễn ra không chỉ giới hạn trong không gian của một quốc gia mà còn trên nhiều vùng, lãnh thổ thế giới, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức liên kết như tổ chức liên kết, hợp tác DL châu Á Thái Bình Dương… Xu thế liên kết đang trở nên phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sự phát triển của DL quốc gia, vùng, địa phương. Liên kết lúc này trở thành một đặc tính không thể thiếu trong PTDL toàn cầu và khu vực.


6.2. Ở Việt Nam, gắn với sự mở rộng của ngành DL từ những năm 90 của thế kỉ XX, các nghiên cứu về PTDL được quan tâm cả về lí luận và thực tiễn, từ phương diện ngành như vai trò, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng đến PTDL…, cho đến phương diện TCLTDL. Bên cạnh đó, vấn đề về liên kết vùng trong PTDL bước đầu được tiếp cận.

Ở góc độ ngành, DL được xác định như một ngành kinh tế quan trọng,

đóng góp lớn vào GDP, mang lại nguồn ngoại tệ lớn, phục hồi sức khỏe, giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hóa, xóa đói giảm nghèo, có tác dụng kích thích việc bảo vệ môi trường xung quanh (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 1998; Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, 2010). Trong công trình “Địa lí DL – Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự (2017) đã nhấn mạnh tác động của DL không chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh tế hay xã hội mà còn bao gồm những tác động đến lĩnh vực dịch vụ, thái độ của cộng đồng... Trần Đức Thanh (2017) xác định DL như là một phương thức liên kết hiệu quả giữa các ngành kinh tế. Vai trò và tầm quan trọng của DL trong giai đoạn hiện nay đã được Bộ Chính trị nhấn mạnh như “ngành kinh tế mũi nhọn” (Ban Chấp hành Trung ương, 2017). Với tầm quan trọng này, sự PTDL diễn ra rộng khắp trên bình diện cả nước, vùng và địa phương và được nghiên cứu cụ thể trong nhiều công trình của nhiều tác giả (Đỗ Quốc Thông, 2004; Mai Thị Ánh Tuyết, 2007; Nguyễn Duy Mậu, 2012; Nguyễn Lan Anh, 2014; Nguyễn Phương Nga, 2016). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung vào các yếu tố, nội dung

cụ thể

liên quan đến PTDL như

yếu tố

về thị

trường DL (Nguyễn Văn Lưu,

1998; Nguyễn Quỳnh Nga, 2001; Trần Thị Minh Hòa, 2006); loại hình DL (Trần Thị Tuyết Mai, 2005; Phạm Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh, 2012).

Sự PTDL chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm TNDL, yếu tố KT ­ XH và chính trị, CSHT và CSVCKT DL (Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, 2010). Trong các nhân tố trên, TNDL được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Các

vấn đề

về lí luận về

vai trò, đặc điểm, phân loại TNDL được đề

cập trong

nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả

như

Phạm Trung Lương (2000); Nguyễn


Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự (2017); Trần Đức Thanh (2017). Hướng tiếp cận khai thác TNDL ở các địa bàn lân cận bước đầu được chú trọng. Theo hướng nghiên cứu này, để PTDL đa dạng và có hiệu quả, việc PTDL địa phương gắn với khai thác TNDL VPC được xem như một hướng đi phù hợp, tạo điều kiện để xây dựng đa dạng chuỗi SPDL (Đỗ Quốc Thông, 2004), hạn chế sự trùng lặp tài nguyên và SPDL (Nguyễn Lan Anh, 2014), đồng thời tạo điều kiện cho việc hội nhập DL (Nguyễn Phương Nga, 2015). Trong việc khai thác TNDL, bên cạnh các

định hướng khai thác cụ

thể

đối với từng nhóm TNDL như

TNDL tự

nhiên

(Nguyễn Minh Tuệ, 1992; Đặng Duy Lợi, 1992; Lê Văn Tin, 1999), TNDL nhân văn (Nguyễn Minh Tuệ, 1993), nhiều nghiên cứu đã xác lập các chỉ tiêu đánh giá

mức độ

khai thác TNDL, như

độ hấp dẫn, thời gian hoạt động DL, sức chứa

khách DL, độ bền vững của môi trường, vị trí của địa điểm DL, CSHT, CSVCKT DL và hiệu quả kinh tế (Đặng Duy Lợi, Trần Văn Thắng, 1994; Nguyễn Thế Chinh, 1995; Hồ Công Dũng, 1996) tính liên kết (Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015). Theo dòng lí luận mới, TNDL ở một địa phương có thể được bổ sung, đa dạng và hấp dẫn nhờ vào liên kết khai thác TNDL của các địa phương lân cận, tiến tới xây dựng SPDL đặc thù toàn khu vực liên kết (Nguyễn Lan Anh, 2015; Nguyễn Phương Nga, 2015). Việc xây dựng các cơ sở khoa học cho việc khai thác và phát triển các loại hình DL dựa trên các yếu tố tài nguyên cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, điển hình là loại hình DL sinh thái (Nguyễn Thị Sơn, 2000; Phạm Xuân Hậu, 2000; Phạm Trung Lương, 2002; Trịnh Quang Hảo, 2002), DL làng nghề (Phạm Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh, 2012)..

Bên cạnh yếu tố ngành, TCLTDL là một nội dung quan trọng được nhiều nhà địa lí học tiếp cận. Điển hình là các công trình “TCLTDL” của tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), đề tài “TCLTDL Việt Nam” của tác giả Vũ Tuấn Cảnh (chủ nhiệm, 1999) nhấn mạnh những quan điểm về TCLTDL, đồng thời đánh giá một cách tổng quan các nhân tố ảnh hưởng và một số hình thức

TCLTDL cơ

bản

ở Việt Nam. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự

(2017) đã xác lập các yếu tố chi phối đến sự PTDL, phân tích hệ thống chỉ tiêu


phân vị trong đánh giá các hình thức TCLTDL ở Việt Nam, sắp xếp lại các vùng DL theo quy hoạch tổng thể PTDL của Bộ VH ­ TT ­ DL. Nhiều công trình của các tác giả chú trọng đến hướng TCLTDL ở các địa bàn có sự tương đồng về tài nguyên và vị trí, từ đó tạo ra sự kết nối các lãnh thổ với mục tiêu đem lại hiệu

quả

cao nhất (Nguyễn Tưởng, 1999; Trương Phước Minh, 2003; Đỗ

Quốc

Thông, 2004,); hoặc xác định các tuyến, điểm ở các lãnh thổ cụ thể (Nguyễn Thế

Chinh, 1995; Hồ

2018).

Công Dũng, 1996; Đào Ngọc Cảnh, 2003; Nguyễn Văn Anh,

Vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến liên kết vùng trong PTDL ở

nước ta bước đầu được chú trọng. Việc liên kết DL giữa các lãnh thổ được quan tâm đặc biệt ở khía cạnh quy hoạch DL. Trong Quy hoạch tổng thể PTDL đến

năm 2020 tầm nhìn 2030 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các

tuyến, điểm liên kết giữa các địa phương thuận lợi về nguồn tài nguyên và vị trí địa lí, làm cơ sở cho việc hình thành các điểm tuyến liên tỉnh, liên vùng và liên quốc gia, với mục tiêu khai thác một cách tối ưu lợi thế so sánh về SPDL, đa

dạng hóa các loại hình DL (Bộ

VH – TT ­ DL, 2013).

Chiến lược phát triển

SPDL Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tiếp tục chỉ rõ “Liên kết tạo SPDL vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề; liên kết khu vực gắn vơí cać hành lang kinh tế; liên kết giữa DL với các ngành hàng không, đường sắt, taù biển để tạo sản phẩm đa dạng (TCDL, 2016). Quy hoạch tổng thể “PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2030" và Đề án “Phát triển SPDL đặc thù vùng ĐBSCL” nhấn mạnh tính cấp thiết của việc xây dựng SPDL mang tính liên kết trong các tỉnh nội vùng ĐBSCL với mục tiêu “Khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và toàn vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng DL nhanh và phát triển bền vững; tạo lập không gian DL thống nhất toàn vùng để cùng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”. Bên cạnh đó, Quy hoạch xây dựng các nguyên tắc liên kết, tập trung chủ yếu vào các nội dung cơ bản như: liên kết SPDL; liên kết xây dựng thương hiệu và quảng bá DL; liên kết phát triển nguồn nhân lực; liên kết CSHT.... Như vậy,


theo dòng thực tiễn trên, việc PTDL An Giang không thể tách rời khỏi xu thế liên kết vùng hiện nay trên cả nước cũng như vùng ĐBSCL.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết DL, một số hội nghị, hội thảo khoa học diễn ra trên nhiều vùng, tỉnh thành cả nước. Cụ thể như hội thảo “Liên kết PTDL vùng Đồng bằng sông Hồng”; hội thảo khoa học “Liên kết

PTDL vùng Bắc – Nam Trung Bộ”; Hội thảo quốc tế “Liên kết PTDL vùng

duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia” (2015),… Nội dung các hội thảo đều tập trung nhấn mạnh lợi ích của liên kết vùng trong PTDL, khẳng định vai trò của liên kết trong việc nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của các SPDL của từng địa phương và vùng, tạo sự đa dạng trong chuỗi SPDL.

Trên cơ sở này, nhiều nghiên cứu đã bước đầu tiếp cận và đánh giá sự PTDL trong liên kết vùng tại các địa bàn cụ thể. Điển hình là nghiên cứu “Liên kết PTDL: Nhìn từ thực tế các địa phương” của tác giả Nguyễn Duy Phương (2016); công trình “PTDL Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc” của Nguyễn Thị Hồng Hải (2018). Các kết quả nghiên cứu trên bước đầu khẳng định liên kết trong PTDL là một hướng đi phù hợp và tất yếu trong bối cảnh mới.

6.3. Ở An Giang, những công trình đã được công bố về DL tỉnh An Giang tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng hoạt động DL và định hướng nghiên cứu DL. Hướng nghiên cứu về PTDL trong mối liên kết vùng chưa được quan tâm sâu sắc.

Mai Thị Ánh Tuyết (2007) trong luận án tiến sĩ “PTDL tỉnh An Giang đến năm 2020” đã phác thảo bức tranh DL An Giang trong giai đoạn 2000 – 2005 đặt trong mối quan hệ tương tác với các ngành khác của nền kinh tế, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện giai đoạn 2006 – 2010.

Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển các loại hình SPDL đặc thù của tỉnh An Giang” do tác giả Võ Văn Sen chủ trì (2018) đã thiết lập hệ thống các chỉ tiêu đánh giá liên ngành dưới nhiều góc độ như địa lí, lịch sử, tôn giáo, văn học…

Xem tất cả 266 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí