Phương Pháp Thu Thập, Tổng Hợp, Phân Tích Tài Liệu Thứ Cấp


+ Trong các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết DL giữa An Giang và VPC, luận án tập trung phân tích 4 nhóm nhân tố gồm TNDL; cơ chế chính sách PTDL trong liên kết vùng, CSHT – CSVCKT và công nghệ; Vị trí, khoảng cách địa lí và các yếu tố bổ trợ.

+ Tập trung phân tích thực trạng PTDL tỉnh An Giang dưới góc độ Địa lí

học:

­ Theo ngành: dựa trên các tiêu chí (khách DL, doanh thu DL, lao động DL,

CSVCKT DL…)

­ Theo lãnh thổ: tập trung vào một số hình thức TCLTDL cấp tỉnh: điểm DL, KDL. Trong đó tập trung đánh giá hình thức điểm DL.

+ Tập trung phân tích và đánh giá nội dung liên kết DL giữa An Giang với VPC ở 2 phương diện (1) Liên kết trong khai thác tài nguyên và phát triển SPDL và (2) Liên kết trong xây dựng tuyến, tour, chương trình DL.

* Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2007– 2017, định hướng đến năm

2030.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

* Về không gian nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi ranh giới: tỉnh An

Giang và VPC (gồm 3 tỉnh, thành: Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp). Điều này được luận giải như sau:

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 3

Thứ nhất: Trong định hướng phát triển không gian DL ở Quy hoạch tổng thể PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Bộ VH – TT ­ DL, 2017), An Giang và

các địa phương VPC được xác định nằm ở không gian PTDL phía Tây vùng

ĐBSCL. Đây là khu vực có sự đa dạng về TNDL, chứa đựng các SPDL đặc thù của vùng. Vì vậy, việc liên kết giữa An Giang và VPC sẽ phát huy lợi thế so sánh của tỉnh và cụm liên kết, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu về xây dựng SPDL và liên kết vùng.

Thứ hai: Trong quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh An Giang (Sở VH – TT – DL, 2014) nhấn mạnh quan điểm tăng cường liên kết với Cần Thơ, Kiên Giang – các đầu mối chính của ĐBSCL, đồng thời coi Đồng Tháp là một vệ tinh DL trong tương lai nhờ các lợi thế về DL sinh thái. Ở chiều ngược lại, Quy hoạch DL của


các địa phương VPC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết với An Giang trong việc PTDL địa phương. Như vậy, nghiên cứu phát triển DL tỉnh An Giang trong liên kết với các địa phương trên phù hợp với định hướng PTDL của địa phương và vùng.


5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu‌

5.1. Quan điểm nghiên cứu‌

5.1.1. Quan điểm hệ thống

Về mặt hệ thống, lãnh thổ DL bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi nghiên cứu, phân tích DL ở An Giang trong mối liên kết VPC, cần chú trọng đề cao và thực hiện nhất quán các yêu cầu của quan điểm này. Việc vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp luận án có sự đánh giá đồng bộ, toàn diện hoạt động DL tỉnh An Giang trong liên kết VPC, từ đó thấy được những lợi thế cũng như thách thức của PTDL dựa trên việc liên kết lãnh thổ.

5.1.2. Quan điểm tổng hợp ­ lãnh thổ

Hệ thống lãnh thổ DL là một hệ thống được thành tạo bởi nhiều thành tố có mối quan hệ qua lại thống nhất và hoàn chỉnh: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người… Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực và thực trạng PTDL thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất

định để

đạt được những giá trị

đồng bộ

về các mặt kinh tế, xã hội và môi

trường. Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích, đánh giá các tiềm năng, thực trạng PTDL tỉnh An Giang trong mối quan hệ tương hỗ với hệ thống lãnh thổ DL toàn vùng ĐBSCL và VPC, đồng thời cũng được quán triệt vận dụng trong việc định hướng, đề xuất các giải pháp PTDL dựa trên liên kết của An Giang với các tỉnh thành trong VPC.

5.1.3. Quan điểm lịch sử ­ viễn cảnh


Theo quan điểm này, mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo thời gian. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển. Áp dụng quan điểm lịch sử ­ viễn cảnh vào luận án góp phần làm rõ nguồn gốc phát sinh, PTDL ở tỉnh An Giang trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính đến sự phát triển lâu dài về sau.

5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm này nhấn mạnh rằng sự phát triển của DL phải tính đến việc bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan môi trường, đem lại cơ hội cho phát triển

kinh tế, xã hội nhưng không làm tổn hại đến các yếu tố

của hệ

thống. Quan

điểm này được vận dụng trong luận án thông qua việc quán triệt quan điểm hướng đến sự bền vững nhằm đảm bảo cả 3 lợi ích: bền vững về kinh tế, bền vững xã hội và bền vững về tài nguyên, môi trường trong phát triển và liên kết DL ở An Giang với VPC.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu‌

5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp

Phương pháp này được vận dụng trong luận án thông qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu, số liệu.. có liên quan. Việc tiếp cận các nguồn dữ liệu thứ cấp đa dạng và có độ tin cậy cao như tài liệu chuyên khảo, quy hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo… cho phép luận án tổng quan các vấn đề về lí luận và thực tiễn liên quan đến PTDL và liên kết trong PTDL trên thế giới và Việt Nam, xây dựng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Mặt khác, các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành cũng giúp luận án củng cố, xác lập và phân tích một cách đa diện về các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng PTDL An Giang trong liên kết VPC.

5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Thực địa là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lí. Việc vận dụng phương pháp khảo sát thực địa cho phép luận án đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các thực trạng phát triển của các điểm, KDL ở An Giang cũng


như

mức độ

liên kết DL giữa An Giang với các địa phương khác trong VPC.

Trong luận án, phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp bản đồ, thu thập thông tin, phương pháp điều tra xã hội học các đối tượng khách DL

và dân địa phương. Do địa bàn nghiên cứu lớn, đề tài đã thực hiện nhiều đợt

khảo sát thực địa tại các điểm và KDL tỉnh An Giang và VPC. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Tìm hiểu khái quát toàn bộ

địa bàn nghiên cứu, từ

đó xây

dựng hệ chỉ tiêu đánh giá; xác định các điểm, KDL và thời gian cần thực hiện điều tra ở An Giang và các địa phương VPC;

Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo hệ

thống các tiêu chí đánh giá tại các điểm, KDL An Giang và VPC. Các thông tin thu thập ở giai đoạn này được sẽ được phân tích và xử lí để đưa ra các nhận định chính nghiên cứu của luận án;

Giai đoạn 3: Dựa trên kết quả phân tích, việc tiến hành thực địa ở giai

đoạn này nhằm đánh giá lại các kết quả chỉnh sửa và cập nhập các thông tin mới.

5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học

nghiên cứu trong luận án, có những

Phương pháp điều tra xã hội học được vận dụng nhằm phản ánh đầy đủ và khách quan cảm nhận của khách DL về các vấn đề liên quan đến nhân tố, thực trạng PTDL và liên kết trong PTDL của An Giang trong mối quan hệ với VPC.

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để khảo sát. Trên cơ sở kết hợp với yêu cầu của phương pháp EFA, tổng số mẫu được thực hiện là 300 phiếu.

Về quy trình, việc điều tra xã hội học được thực hiện như sau:

Bước 1 – Xây dựng phiếu điều tra: Dựa trên các nghiên cứu trước đó và thực tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan;

Bước 2 ­ Điều tra thử: Nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc và nội dung của bảng hỏi. Trên cơ sở đó, kết hợp với ý kiến chuyên gia, hệ thống câu hỏi sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp;


Bước 3 ­ Lựa chọn địa bàn điều tra: Do địa bàn nghiên cứu lớn, luận án tập trung điều tra tại 7 điểm DL đại diện cho các loại hình TNDL và không gian PTDL, cụ thể: (1) Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (KDL Núi Sam); (2) Rừng tràm Trà Sư; (3) Chùa Vạn Linh (KDL Núi Cấm); (4) Khu di chỉ khảo cổ và nghệ thuật Óc Eo; (5) KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng; (6) Thánh đường Cù Lao Giêng; (7) Làng Chăm Châu Phong;

Bước 4 ­ Chọn thời gian điều tra: Việc điều tra được tập trung tiến hành trong năm 2017 vào các thời điểm khác nhau (tháng 4, tháng 6, tháng 10, tháng

11). Đây là thời điểm các sự

kiện DL được tổ

chức thường niên như

lễ hội,

tháng DL,... Việc điều tra qua các mốc thời gian khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng, khách quan về loại hình, SPDL,…;

Bước 5­ Phân tích kết quả điều tra: Sau khi thực hiện điều tra, các kết quả sẽ được xử lí trên phần mềm SPSS 16 và sử dụng cho nghiên cứu.

5.2.4. Phương pháp thang điểm tổng hợp

Phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa các đối tượng điểm DL. Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá thành phần ở các điểm DL, luận án tổng hợp và phân hạng các điểm DL theo các cấp độ khác nhau.

Trong luận án, trên cơ sở kết hợp với các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác, phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng theo trình tự sau:

Bước 1 – Xác định nguyên tắc lựa chọn điểm DL, số lượng điểm DL đánh

giá:


Về nguyên tắc lựa chọn các điểm DL để đánh giá:

­ Những điểm DL phải đại diện cho loại hình tài nguyên, SPDL;


Giang;

­ Các điểm DL phải phản ánh được mức độ

khai thác, PTDL ở

tỉnh An

­ Số

lượng điểm DL đưa vào xác định dựa trên giá trị

tài nguyên, hiện

trạng phát triển và khả năng khai thác trong thời gian tới.


Do địa bàn nghiên cứu rộng lớn, luận án giới hạn 46 điểm DL gồm nhiều loại hình, cụ thể: các di tích LS ­ VH được xếp hạng (gồm cấp đặc biệt quốc gia, cấp quốc gia và cấp tỉnh); các làng nghề; danh lam thắng cảnh; các đối tượng dân tộc học. Điều này dựa trên cơ sở khoa học sau:

­ Về mặt lí luận, một trong những căn cứ quan trọng là độ hấp dẫn của tài nguyên với tư cách là một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong đánh giá điểm DL ở cấp tỉnh (Nguyễn Lan Anh, 2014; Nguyễn Phương Nga, 2015; Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015; Nguyễn Văn Anh, 2018). Theo hướng tiếp cận này, luận án sẽ loại trừ các điểm DL có độ hấp dẫn dưới trung bình, ít có khả năng khai thác (phụ lục 4.1).

­ Trên thực tế, An Giang là địa bàn có nhiều loại TNDL mang tính bản địa như các đình, miếu, chùa chiền…, số lượng lớn song chủ yếu mới dừng lại ở giá trị tâm linh, lịch sử đối với nhóm đối tượng là dân cư địa phương, ít được khách DL bên ngoài biết đến, một số di tích có dấu hiệu xuống cấp, ít có giá trị khai thác DL.

­ Về cơ sở pháp lí và quy hoạch: Các điểm DL được lựa chọn đánh giá đều nằm trong báo cáo, định hướng, quy hoạch và chiến lược PTDL tỉnh An Giang.

Bước 2 – Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá thành phần: Để đánh giá hệ thống điểm DL ở An Giang, luận án sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp với 8 tiêu chí đánh giá, bao gồm: (1) Độ hấp dẫn; (2) CSVCKT, CSHT; (3) Thời gian hoạt động DL; (4) Vị trí và khả năng tiếp cận; (5) Khả năng liên kết;

(6) Khả năng quản lí; (7) Sức chứa (khả năng đón khách); (8) Môi trường điểm DL;

Bước 3 – Xây dựng hệ số (trọng số) và thang đo cho từng cấp đánh giá. Trong luận án, các tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo ngũ vị phân (5 bậc). Trên cơ sở kết hợp với kết quả của phương pháp AHP, luận án xây dựng các trọng số tương ứng cho các tiêu chí;


Bước 4 – Đánh giá các chỉ tiêu thành phần trên cơ sở kết hợp kết quả điều tra thực địa, kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng. Các chỉ tiêu sẽ được nhân với trọng số nhằm tìm ra giá trị tương ứng ở mỗi cấp;

Bước 5 – Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thành phần và phân hạng đánh giá. Sau khi thực hiện đánh giá các tiêu chí thành phần, luận án thực hiện tổng hợp và phân hạng các điểm DL thành 5 cấp (từ I đến V).

5.2.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá một cách khoa học các nội dung liên quan đến sự PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC. Ý kiến của các chuyên gia tập trung vào việc đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá điểm DL ở An Giang, thông qua AHP nhằm tìm ra mức độ ưu tiên của các tiêu chí.

Bên cạnh đó, phiếu phỏng vấn còn được thực hiện đối với các chuyên gia ở cơ quan quản lí nhà nước về DL, các công ty cung ứng dịch vụ DL, công ty lữ hành, khách sạn nhằm làm rõ hơn các phương diện liên kết về khai thác TNDL và phát triển SPDL, liên kết trong xây dựng tuyến, chương trình DL giữa An Giang với VPC. Trong giới hạn, luận án tập trung phỏng vấn Phòng Quản lí hoạt động DL Sở VH – TT – DL An Giang và đại diện quản lí, điều hành 10 công ty cung ứng dịch vụ DL, công ty lữ hành, 08 khách sạn, nhà hàng.

5.2.6. Phương pháp bản đồ và GIS

Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt trong luận án, nhằm khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng, đồng thời sử dụng các bản đồ có sẵn để khảo sát, định vị đối tượng địa lí có liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu. Các đối tượng liên quan đến thực trạng PTDL và PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC được định vị, phân tích trên bản đồ nhằm tìm ra mối quan hệ trong hệ thống. Trên cơ sở đó kết hợp với quá trình khảo sát thực địa, luận án xác lập các nội dung nghiên cứu liên quan.


Bên cạnh đó, luận án sử dụng GIS (Geographic Information System) để

xây dựng hệ thống bản đồ tỉnh An Giang và VPC thông qua phần mềm Mapinfo 15.0.

5.2.7. Phương pháp thống kê

Trong giới hạn của luận án, phương pháp này được vận dụng nhằm bước đầu lượng hóa tác động của một số nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa An Giang với VPC. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám

phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) và Hồi quy đa biến (Multiple Linear

Regression Analysis ­ MLRA) như sau:

Bước 1. Xác định mẫu, nhóm nhân tố (diễn đạt và mã hóa thang đo)

Với 22 nhân tố thành phần được sử dụng trong nghiên cứu (phụ lục 2.1), tổng mẫu điều tra của luận án là 300 mẫu, đáp ứng yêu cầu về số mẫu khi sử

dụng EFA (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số phiếu điều tra tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng nhân tố chỉ tiêu).

lượng


của

Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây về nhân tố ảnh hưởng đến PTDL Mok và Lam (1996); Mirela Mazilu và Sabina Mitroi (2014); Nguyen Thi

Khanh Chi và Ha Thuc Vien (2012); Nguyễn Lan Anh (2014), Nguyễn Phương Nga (2015), Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2015); Nguyễn Thị Hồng Hải (2018) và trên cơ sở thực tiễn ở An Giang, luận án đề xuất 4 nhóm biến (nhân tố) gồm 22 biến từ X1 – X22 cụ thể: CSHT và công nghệ (biến X1­X3); Chính sách (X4­ X9); TNDL (X10­X19) và Các yếu tố bổ trợ (X20­X22) (Chi tiết phụ lục 2.3.1)

Bước 2: Phân tích EFA

Thông qua Kiểm định Cronbach Anpha và KMO cho thấy: hệ số

Cronbach’s Alpha chung và Cronbach’s Alpha của từng thành phần >0,6 (phụ lục

2.3.2), đáp ứng yêu cầu phân tích EFA (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng

Ngọc, 2008); KMO = 0,796 <1 và > 0,5, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Giá trị Eigenvalue = 1,314 ≥ 1 và trích được 5 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất (phụ lục 2.3.3 và 2.3.4). Tổng phương sai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023