400
350
300
250
200
150
100
50
0
369
305
156
2007
2017
49 75
74
78
13
An Giang Cần Thơ Kiên Giang Đồng Tháp
Nìnácưhglthkh ợ
khách quốc tế đạt 4,35%. Tuy nhiên, lượt khách quốc tế đến An Giang còn thấp khi so sánh với các địa phương VPC (hình 3.2).
Hình 3.2. Lượt khách quốc tế của An Giang và các địa phương VPC, 2007 2017
(Nguồn: Tổng hợp từ các Sở VH – TT – DL, 2018)
Hình 3.2 cho thấy số lượt khách quốc tế đến An Giang thấp hơn 4,9 lần số lượt khách quốc tế đến Kiên Giang, 4,1 lần Cần Thơ và thấp hơn cả số khách quốc tế đến Đồng Tháp năm 2017. Số ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế chỉ đạt 1,2 ngày. Khách DL quốc tế chủ yếu là khách quá cảnh, ít lưu trú lại, chủ yếu đi DL thuần túy, chi tiêu không đáng kể (Võ Văn Sen và cộng sự, 2018). Kết quả này cho thấy, ngành DL An Giang chưa thực sự hấp dẫn đối với khách DL quốc tế mặc dù ở đây có nhiều phong cảnh đẹp và gần tuyến DL trọng tâm của vùng.
Thị trường khách DL quốc tế chủ yếu là các nước Mỹ, Pháp, Úc và một
số quốc gia
ở châu Á như
Campuchia, Thái Lan, Singapore. Gần đây, một số
quốc gia ở Nhật Bản, Italia đã bắt đầu tìm đến với An Giang. Trong đó, khách Pháp và Mỹ có xu hướng gia tăng (ESRT, 2016).
3.1.2. Doanh thu du lịch
Trong giai đoạn 2007 – 2017, doanh thu DL có xu hướng tăng ổn định.
Bảng 3.3. Doanh thu DL tỉnh An Giang, 2007 – 2017
Doanh thu | 200 7 | 201 0 | 2015 | 2017 | |
1 | Tổng doanh thu DL (tỉ đồng) | 226 | 735 | 1.52 | 3.700 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Kinh Tế Xã Hội Và An Ninh, Chính Trị
- Ma Trận Giá Trị Tndl Đặc Sắc, Khác Biệt Của An Giang Và Vpc
- Vị Trí, Khoảng Cách Địa Lí Và Các Yếu Tố Bổ Trợ
- Đánh Giá Tổng Hợp Điểm Dl Ở An Giang (Chưa Có Trọng Số)
- Đánh Giá, Phân Loại Điểm Dl Phân Theo Địa Phương Tỉnh An Giang
- Thực Trạng Liên Kết Du Lịch Giữa An Giang Với Vùng Phụ Cận
Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.
0 | |||||
Doanh thu DL từ lưu trú và lữ hành | 118 | 172 | 365 | 600 | |
Doanh thu khác (các cơ sở độc lập kinh doanh đặc sản, quà lưu niệm, ẩm thực…) | 108 | 563 | 1.15 5 | 3.10 0 | |
2 | Cơ cấu doanh thu (%) | 100 | 100 | 100 | 100 |
Doanh thu DL từ lưu trú và lữ hành | 52,2 | 23,4 | 24,0 | 16,2 | |
Doanh thu khác | 47,8 | 76,6 | 76,0 | 83,8 |
(Nguồn: Sở VH – TT DL An Giang, 2010, 2015, 2018; chi tiết phụ lục 4a.3)
Số liệu bảng 3.3 cho thấy tổng doanh thu DL tăng nhanh trong giai đoạn 2007 2017, từ 226 tỉ đồng năm 2007 lên 3.700 tỉ đồng năm 2017, tăng gấp 16,3 lần. Trong đó, doanh thu từ các doanh nghiệp lưu trú và lữ hành tăng từ 117 tỉ đồng năm 2007 đến 600 tỉ đồng năm 2017, tăng 5,1 lần. Đặc biệt, doanh thu DL có đạt mức cao nhất năm 2017 (tổng doanh thu DL đạt 3.700 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ các doanh nghiệp lưu trú và lữ hành đạt 600 tỉ đồng) bởi đây là năm ngành DL thực hiện nhiều chương trình trọng điểm DL như Tháng DL An Giang với chủ đề “An Giang non nước hữu tình” với một loạt các sự kiện lớn như lễ
khai mạc, tuần văn hóa ẩm thực và DL,… Trong bối cảnh liên kết với VPC,
doanh thu của An Giang và các địa phương liên kết có xu thế tăng nhanh (bảng 3.4).
Bảng 3.4. Doanh thu DL tỉnh An Giang và các địa phương VPC, 2007 – 2017
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Địa phương | 2007 | 2017 | |
1 | An Giang | 118 | 3700 |
2 | Cần Thơ | 365 | 2897 |
3 | Kiên Giang | 316 | 4580 |
4 | Đồng Tháp | 62 | 650 |
(Nguồn: Tổng hợp từ các Sở VH – TT – DL, 2018)
Cùng với các địa phương VPC, tổng doanh thu DL của An Giang có xu
hướng tăng nhanh, chỉ đứng sau Kiên Giang. So với thời điểm năm 2007, xu
hướng gia tăng về khách và doanh thu cho thấy hiệu quả bước đầu của việc liên kết vùng trong PTDL ở các địa phương. Tuy nhiên, doanh thu DL của An Giang chủ yếu từ các hoạt động khác (83,8%), trong khi doanh thu từ hoạt động lữ hành và lưu trú chiếm tỉ trọng thấp (26,2%). Điều này cho thấy hoạt động lưu trú, lữ
hành chưa hiệu quả và hấp dẫn, khách chủ yếu tự tổ chức đi theo cá nhân, chủ yếu mục đích tâm linh, mặt khác phản ánh sản phẩm, loại hình DL và dịch vụ còn đơn điệu, dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí còn chưa được đầu tư và quan tâm.
Theo đối tượng phục vụ, nguồn doanh thu chủ yếu vẫn từ khách DL nội địa. Trong khi đó, doanh thu của khách quốc tế tuy có sự gia tăng song còn chiếm tỉ trọng nhỏ. Điều này là do lượng khách quốc tế đến An Giang và số ngày lưu trú còn ít, mức độ chi tiêu chưa cao (Võ Văn Sen và cộng sự, 2018).
3.1.3. Lao động du lịch
Số lượng nhân lực ngành DL tỉnh có xu hướng tăng ổn định trong giai
đoạn 2007 2015, đặc biệt là lao động trực tiếp (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Lao động trực tiếp trong ngành DL tỉnh An Giang, 2007 – 2015
Chỉ tiêu | 2007 | 2015 | |
1 | Số lượng lao động (người) | 1200 | 2573 |
% so với ĐBSCL | 7,7 | 7,1 | |
% so với VPC | 23,1 | 13,1 | |
2 | Cơ cấu trình độ lao động (%) | 100 | 100 |
Đại học và trên đại học | 10,8 | 21,6 | |
Cao đẳng, trung cấp | 13,3 | 31,2 | |
Đào tạo nghiệp vụ | 18,3 | 42,8 | |
Chưa qua đào tạo | 57,5 | 6,4 |
(Nguồn: Tổng hợp và xử lí từ số liệu của Sở VH TT DL An Giang,
2017)
Số lượng lao động trực tiếp có xu hướng tăng nhanh, từ 1.200 người năm 2007 đến 25.731 người năm 2015, tăng 2,3 lần. Sự gia tăng trên là kết quả của việc đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, nghiệp vụ DL, cụ thể như Sở VH TT
– DL phối hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực DL tại TP Hồ Chí Minh tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, tập trung về các kĩ năng quản lí nhà hàng, khách sạn, văn hóa giao tiếp, bảo vệ môi trường. Các cơ sở đào tạo nhân lực địa phương
như Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cũng đã tập trung đào tạo theo nhiều hình thức cho nhân lực ngành DL.
Chất lượng nguồn nhân lực DL ngày càng được nâng cao. Lực lượng lao động DL được đào tạo có xu hướng tăng nhanh và ổn định. Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng tăng 4,2 lần, từ 130 người năm 2007 lên 500 người năm 2015 (phụ lục 3.3.3). Số lao động được đào tạo nghiệp vụ tăng từ 220 người năm 2007 lên 1.100 người năm 2015. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm mạnh, từ 57,5% năm 2007 xuống 6,4% năm 2015 (bảng 3.5).
Tuy nhiên, nguồn nhân lực DL của tỉnh còn nhiều hạn chế. Về số lượng, tuy có sự gia tăng, song chưa đáp ứng so với nhu cầu PTDL tương lai (dự báo thiếu hụt khoảng 2000 lao động trực tiếp và 4200 lao động gián tiếp vào năm 2020 (Sở VH TT DL, 2014). So với ĐBSCL và VPC, số lượng lao động DL của An Giang còn chiếm tỉ trọng nhỏ (7,1% số lượng lao động toàn vùng ĐBSCL và 13,1% VPC). Về chất lượng, trình độ lao động tuy có sự chuyển dịch, song còn thấp so với mặt bằng chung của cả vùng ĐBSCL và VPC (phụ lục 3.3.3).
Thái độ, kĩ năng nghiệp vụ (bảng 3.6).
của nhân viên các điểm/KDL còn nhiều hạn chế
Bảng 3.6. Đánh giá của khách DL về thái độ, kĩ năng nghiệp vụ nhân viên
Tần số | Tỉ lệ % | |
Rất thân thiện và chuyên nghiệp | 40 | 13,3 |
Thân thiện và chuyên nghiệp | 105 | 35,0 |
Trung bình | 56 | 18,7 |
Không thân thiện và chuyên nghiệp | 89 | 29,7 |
Rất không thân thiện và chuyên nghiệp | 10 | 3,3 |
Tổng | 300 | 100,0 |
Giá trị trung bình (mean) | 3,25 |
(Nguồn: Điều tra khách DL, 2017, n=300)
Kết quả khảo sát cho thấy 33% khách DL đánh giá nhân viên có thái độ và kĩ năng phục vụ “trung bình” đến “rất không thân thiện và chuyên nghiệp”, trong đó 3,3% khách cho rằng nhân viên “rất không thân thiện và chuyên nghiệp”. Giá trị trung bình (mean) của nhóm yếu tố Nhân lực chỉ đạt 3,25, đứng nhóm giữa
trong bảng giá trị
so sánh các nhân tố
khác
(phụ
lục 6.1). Điều này cho thấy
những hạn chế về kĩ năng, thái độ của đội ngũ nhân viên ở các điểm, KDL.
Bên cạnh đó, ngành DL còn thiếu cán bộ quản lí chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và được đào tạo cho các khách sạn nhỏ. Trừ ở các khách sạn hàng đầu, nhìn chung ban quản lí thiếu trình độ kĩ năng thiết yếu, kể cả lập kế hoạch giám sát, kinh doanh và marketing, quản lí doanh thu, quản lí nguồn nhân lực, kế toán, quản lí trang web (dẫn theo Võ Văn Sen và cộng sự, 2018). Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực lữ hành còn mang tính tự phát (UBND tỉnh An Giang, 2016). Nguồn lao động DL ít có xu hướng gắn bó lâu dài, do đa số khách sạn và công ty lữ hành tại An Giang không có chương trình thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên. Vì những lí do này, nhân viên có xu hướng nhìn nhận doanh nghiệp không phải là con đường nghề nghiệp lâu dài của mình (Võ Văn Sen và cộng sự, 2018). Đáp ứng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL là một yêu cầu thực tiễn quan trọng trong chiến lược PTDL của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh toàn VPC có tỉ lệ lao động được đào tạo còn thấp.
3.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 2007 – 2017, hệ thống cơ sở lưu trú DL có xu hướng tăng về cả số lượng và loại hình (phụ lục 3.4.1). Năm 2017, số cơ sở lưu trú gồm 89 cơ sở với 2735 phòng, tăng 16 cơ sở và 1089 phòng so với năm 2007. Số khách sạn được xếp sao gồm 51 khách sạn với 1500 phòng, chiếm 42% tổng số khách sạn và 54,8% tổng số phòng năm 2017 (Sở VH TT DL, 2018)
Loại hình lưu trú có sự thay đổi theo hướng tăng số cơ sở được xếp hạng. Đến năm 2017, trong hệ thống khách sạn có 01 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao, 10 khách sạn 2 sao, 34 khách sạn 1 sao. Khách sạn Hòa Bình (4 sao) được đưa vào sử dụng đã góp phần cung cấp cơ sở lưu trú có chất lượng quốc tế, góp phần hấp dẫn khách quốc tế. Tổ hợp công trình nghỉ dưỡng ở Victoria Châu Đốc với tiêu chuẩn 3 sao đã góp phần nâng cao khả năng sức chứa cho cơ sở lưu trú tại các điểm DL trọng điểm ở TP Châu Đốc.
Tuy nhiên, cơ sở lưu trú của tỉnh còn nhiều hạn chế. Tuy có xu hướng gia tăng, số lượng cơ sở lưu trú còn thấp so với VPC, công suất sử dụng phòng hạn chế.
Hình 3.3. Số cơ sở lưu trú, công suất sử dụng phòng của An Giang và các địa
phương VPC, năm 2017
Công suất sử dụng phòng ở
An Giang chỉ
(Nguồn: TCDL, 2018)
đạt 56% năm 2017 trong bối
cảnh công suất sử dụng phòng thấp ở cả VPC (hình 3.4) dẫn đến tình trạng cơ sở lưu trú không theo kịp tốc độ tăng trưởng của nguồn cung ứng. Số phòng tăng trong khi công suất sử dụng thấp gây lãng phí trong quản lí CSHT, làm cho tỉ lệ hoàn vốn kém.
Cơ sở phục vụ ẩm thực
Hiện nay, An Giang có nhiều cơ sở phục vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp du khách. Các loại hình này được tích hợp trong hệ thống dịch vụ của nhà hàng khách sạn, các doanh nghiệp kinh doanh DL. Theo thống kê, toàn tỉnh có 51 nhà hàng với sức chứa khoảng 9.260 chỗ ngồi (UBND tỉnh An Giang, 2018). Các nhà hàng này được đầu tư và có nhiều món ăn đặc sản đa dạng, với phong cách Á – Âu, hấp dẫn khách DL. Nổi bật như nhà hàng Hai Lúa, nhà hàng
– khách sạn Long Xuyên (TP Long Xuyên), nhà hàng – khách sạn Victoria (TP Châu Đốc),... Nhìn chung, các cơ sở bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước.
Cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm
Để đáp ứng nhu cầu của khách DL, các khu vui chơi giải trí như công viên Mỹ Thới, khu vui chơi dành cho thiếu nhi ngoài bảo tàng An Giang, khu vui chơi và rạp chiếu phim Gold Star… đã được chú trọng xây dựng. Hệ thống cơ sở thể
thao, vui chơi giải trí,.. đa dạng các loại hình chức năng như
các bể
bơi, sân
tennis, cầu lông, các cơ sở tắm hơi, massage, karaoke, bar, café… Ngoài ra, hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị xuất hiện ở các TP như Vincom Plaza, siêu thị Nguyễn Kim, siêu thị Coop Mark,… Năm 2017, Sở VH – TT – DL đã cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách DL cho Trung tâm thương mại Vincomplaza. Một số khu phố nhỏ được xây dựng thành khu phố ẩm thực như đường ẩm thực Khoa Trí, chợ đêm Bờ Kè… Ngoài ra, nhiều dự án đầu tư DL cũng chú trọng phát triển các hệ thống cơ sở mua sắm, vui chơi, giải trí cho các điểm và KDL.
Cơ sở phục vụ vận chuyển khách DL
Hệ thống giao thông đi lại giữa An Giang và các tỉnh lân cận ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại. Việc mở rộng và nâng cấp hệ thống QL 80, 91 tạo điều kiện tiếp cận các địa điểm DL trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống góp phần rút ngắn thời gian đi lại, tạo thuận lợi kết nối DL giữa An Giang với các địa phương lân cận.
Hệ thống phương tiện vận chuyển ngày càng đa dạng. Hiện nay An Giang có 37 doanh nghiệp vận tải đường bộ (tương ứng 1.019 xe). Toàn tỉnh có 15 bến xe, 2 trạm dừng chân (Thần Tài và Thái Hân), 12 tuyến xe buýt (11 tuyến nội tỉnh và 1 tuyến liên tỉnh) với tần suất hoạt động từ 15 – 30 phút/chuyến. Bên cạnh đó, số lượng hãng xe chuyên chở theo tuyến ngày càng đa dạng và chất lượng xe
được nâng cao như hãng xe Phương Trang, Hùng Cường, Tô Châu, Thành
Bưởi… đã góp phần làm cho việc đi lại tham quan giữa các tỉnh thành trong vùng và giữa An Giang với TP Hồ Chí Minh ngày càng trở nên thuận tiện. Tuy nhiên,
tình trạng ùn tắc giao thông trong những ngày thứ trong tháng cao điểm mùa lễ hội.
7, chủ
nhật hoặc các ngày
Nhìn chung, CSVCKT DL của tỉnh đã được chú trọng đầu tư và cải thiện. Tuy nhiên, những hạn chế về tính đồng bộ, tiện nghi và hiện đại là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động DL cũng như cảm nhận của khách DL.
Bảng 3.7. Đánh giá của khách DL về CSVCKT DL
Tần số | Tỉ lệ % | |
Rất tốt | 13 | 4,3 |
Tốt | 105 | 35,0 |
Trung bình | 120 | 40,0 |
Yếu | 61 | 20,3 |
Rất yếu | 1 | 0,3 |
Tổng | 300 | 100,0 |
Giá trị trung bình (mean) | 3,23 |
(Nguồn: Điều tra khách DL, 2017, n=300)
Kết quả khảo sát về CSHT và CSVCKT DL cho thấy, 60,6% khách đánh giá CSVCKT từ trung bình đến rất yếu. Giá trị mean của CSHT và CSVCKT DL đạt 3,23, nằm trong khoảng trung bình (phụ lục 5.1). Kết quả này phản ánh thực tế CSHT, CSVCKT DL tuy đã được chú trọng, song còn yếu và chưa đồng bộ, tiện nghi. Các cơ sở lưu trú còn hạn chế về dịch vụ chất lượng lưu trú, trong khi yếu tố giao thông, TTLL, … chưa hoàn thiện. Kết hợp với kết quả khảo sát của Sở VH TT DL (2014) và Võ Văn Sen và cộng sự (2018) cho thấy việc hoàn thiện CSVCKT theo hướng đồng bộ, hiện đại là yêu cầu cầu có tính thực tiễn trong PTDL tỉnh An Giang.
3.1.5. Các sản phẩm, loại hình và địa bàn du lịch
a. Sản phẩm, loại hình du lịch
SPDL đặc trưng của tỉnh An Giang là DL tâm linh tín ngưỡng kết hợp với DL sinh thái, tham quan.
Dựa vào kết quả khảo sát khách DL cho thấy, DL tâm linh có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, đặc biệt là khách nội địa khi đến An Giang (hình 3.4).