Vị Trí, Khoảng Cách Địa Lí Và Các Yếu Tố Bổ Trợ‌


liệu mở. Một trong những định hướng quan trọng của Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và hệ thống báo cáo ngành DL, nâng cao hạ tầng công nghệ tại các điểm, KDL. Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ trong quảng bá DL ngày càng được chú trọng đầu tư như Postshow tour, website thương mại điện tử, không gian thông tin tích hợp thống nhất ; bản đồ số DL,… Trong điều kiện liên kết,

việc đẩy mạnh công nghệ

trong quảng bá DL bước đầu tạo ra cơ

hội để du

khách tiếp cận thông tin các điểm đến, khu DL, góp phần làm gia tăng nguồn khách và doanh thu ở các địa phương thông qua liên kết quảng bá DL (chi tiết phụ lục 3.1).

Nhìn chung, CSVCKTDL, CSHT và công nghệ

phục vụ

DL ngày càng

hoàn thiện theo hướng hiện đại ở An Giang và VPC, mở ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy PTDL tỉnh An Giang trong liên kết với VPC. Yếu tố CSHT công nghệ cũng tác động lớn đối với sự PTDL An Giang trong liên kết VPC, thể hiện qua kết quả phân tích EFA và MLRA với hệ số tác động đạt 1,56 điểm (chi tiết

phụ

lục 2.3.4 – bảng Coefficientsa­ cột Standardized Coefficients Beta

). Tuy

nhiên, một số hạn chế cơ bản cần được giải quyết như hạ tầng còn chưa đồng bộ, việc ứng dụng công nghệ 4.0 mới dừng lại ở một số lĩnh vực, phương tiện truyền thông quảng bá DL An Giang với VPC còn chưa thực sự hiệu quả,…

2.3.4. Vị trí, khoảng cách địa lí và các yếu tố bổ trợ‌

Một trong những lợi thế để thúc đẩy liên kết DL giữa An Giang và VPC là yếu tố về vị trí và khoảng cách địa lí. An Giang có vị trí nằm gần kề các địa phương VPC. Vị trí, khoảng cách địa lí giữa An Giang với VPC tạo thuận lợi để liên kết.

Bảng 2.7. Vị trí của An Giang với Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp‌


An Giang đi

Cần Thơ

Kiên Giang

Đồng Tháp

Khoảng cách (km)

60km

70km

35km

Thời gian (giờ)

1h20’

1h35’

1h05’

QL

91

80

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 13

(Nguồn: Tổng hợp và điều tra thực tế, 2017)


An Giang nằm cách trung tâm DL vùng là TP Cần Thơ gần 60km với

tuyến đường QL 91, cách trung tâm TP Rạch Giá (Kiên Giang) gần 70km với tuyến QL 80; liền kề với Đồng Tháp trong điều kiện cầu Cao Lãnh, Vàm Cống được đưa vào sử dụng năm 2017. Bên cạnh đó, một số yếu tố có tính chất bổ trợ như bối cảnh liên kết vùng đang diễn ra ngày càng rộng khắp, sự tăng trưởng kinh tế, an ninh, chính trị… cũng góp phần nâng cao hơn nữa khả năng PTDL trong liên kết với An Giang.

Kết quả

phân tích EFA và MLRA

(chi tiết phụ

lục 2.3.4 – bảng

Coefficientsa, cột Standardized Coefficients Beta) cũng cho thấy hệ số tác động tới PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC của yếu tố phụ trợ đạt 0,99 điểm. Điều này được nhìn nhận, vị trí và khoảng cách chỉ thực sự trở thành thế mạnh khi các yếu tố tạo liên kết cơ bản như chính sách, TNDL,… được phát huy. Trong tương lai, khi các công trình trọng điểm về GTVT và sự nâng cao hơn nữa các yếu tố cung, cầu trong DL tỉnh, vai trò của các nhân tố bổ trợ sẽ ngày càng trở nên quan trọng nếu được chú trọng hợp lí.


2.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận‌

2.4.1. Thuận lợi‌

­ An Giang có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí khi nằm ở vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, có vị trí liền kề với trung tâm DL vùng là TP. Cần Thơ, nằm ở cửa ngõ trao đổi thông thương với các nước; Vị trí địa lí và khoảng cách giữa An Giang với VPC rất thuận lợi cho việc thực hiện liên kết vùng;

­ An Giang có nguồn TNDL đa dạng bao gồm cả TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. Trong đó, khác biệt và đặc sắc là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam với lễ hội Vía Bà. Đây cũng là yếu tố đặc thù tạo thuận lợi để liên kết với các địa phương lân cận. Trong đối sánh, VPC có TNDL nổi trội là TNDL biển đảo và TNDL sinh


thái gắn với sông nước. Đây là các giá trị có ưu thế, có thể giúp An Giang bổ sung và xây dựng các tuyến, tour, chương trình DL đa dạng và hấp dẫn;

­ Hệ thống CSHT, công nghệ ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện đại, cập nhập, được đầu tư có trọng điểm. Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình GTVT góp phần quan trọng thúc đẩy DL An Giang phát triển và tăng cường tính liên kết vùng;

­ Cơ chế, chính sách PTDL An Giang trong liên kết VPC ngày càng được

chú trọng. Nhiều hệ thống chính sách bước đầu phát huy được vai trò định

hướng, thúc đẩy hoàn thiện các yếu tố còn lại;

­ Các nhân tố về tình hình KT ­ XH, AN ­ CT ổn định góp phần thúc đẩy sự PTDL của tỉnh, đồng thời tạo ra các tiền đề thuận lợi cho việc liên kết giữa An Giang với các địa phương VPC.

2.4.2. Khó khăn‌

­ TNDL ở An Giang tuy đa dạng song chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng sẵn có. Các giá trị TNDL nổi trội so với VPC còn hạn chế;

­ Hệ thống CSHT và công nghệ tuy được chú trọng đầu tư song còn chưa đồng bộ. Các hạng mục đầu tư mới tập trung chủ yếu ở một số các KDL trọng điểm như KDL Núi Sam, KDL Núi Cấm. Các công trình hạ tầng GTVT kết nối với các địa phương VPC còn hạn chế về số lượng, quy mô, chất lượng…;

­ Hệ thống chính sách, đặc biệt là chính sách về liên kết vùng còn chưa đồng bộ với các địa phương liên kết. Điều này gây khó khăn cho việc thực thi các nội dung liên kết DL giữa An Giang và địa phương VPC. Việc xây dựng cơ chế liên kết mới chỉ dừng lại ở việc kí kết, chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả thực tế còn thấp.

Tiểu kết chương 2‌

An Giang có nhiều lợi thế để PTDL như vị trí địa lí thuận lợi, có nguồn TNDL đa dạng và độc đáo, trong đó có nhiều loại TNDL có tính đặc thù, nổi bật trên phạm vi vùng và cả nước.


Hệ thống cơ chế, chính sách PTDL và liên kết DL với VPC (quy hoạch, NQ, chương trình) được xây dựng, đồng bộ, cập nhập và bổ sung thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc định hướng PTDL của tỉnh, đồng thời là động lực quan trọng để thúc đẩy mức độ và phạm vi liên kết giữa An Giang với VPC.

CSHT được đầu tư theo hướng hoàn thiện, đồng bộ, có khả năng kết nối các điểm, KDL liên tỉnh cũng như đáp ứng nhu cầu liên kết với VPC. Các công trình hạ tầng trọng điểm được hoàn thiện và đưa vào sử dụng góp phần rút ngắn khoảng cách, tạo thuận lợi cho PTDL và liên kết DL giữa An Giang với VPC. Các thành tựu công nghệ bước đầu được ứng dụng trong quản lí PTDL và liên kết DL giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như quảng bá hình ảnh DL.

Nền KT – XH An Giang phát triển và chuyển dịch cơ cấu phù hợp, thu nhập bình quân đầu người tăng ổn định, có nhiều TP lớn có chỉ số tiêu dùng và mức sống cao là các nhân tố thúc đẩy nhu cầu về DL. Các yếu tố về an ninh, chính trị ổn định góp phần quan trọng trong PTDL An Giang trong liên kết VPC.

Đối với VPC, các lợi thế so sánh về TNDL, cơ chế chính sách liên kết, về CSHT công nghệ, vị trí và khoảng cách là các nhân tố quan trọng tạo thuận lợi thúc đẩy liên kết DL giữa An Giang với các địa phương trong vùng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các nhân tố về PTDL và liên kết DL

của An Giang và VPC còn nhiều hạn chế

như

TNDL tuy đa dạng song chưa

được khai thác tương xứng với tiềm năng sẵn có; hệ thống CSHT và công nghệ còn chưa đồng bộ; cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách về liên kết vùng còn chưa đi vào thực tế.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN‌


3.1. Phát triển du lịch theo ngành‌

3.1.1. Về khách du lịch‌

Tổng lượt khách DL đến An Giang có xu hướng tăng nhanh và ổn định trong giai đoạn 2007 – 2017, từ 3.792 nghìn lượt năm 2007 lên 7.300 nghìn lượt


năm 2017, trong đó khách DL nội địa tăng từ 3.743 nghìn lượt khách lên 7.230

nghìn lượt khách; khách DL quốc tế

tăng từ

49 nghìn lượt lượt khách lên 70

nghìn lượt khách (bảng 3.1). Như vậy, tổng lượt khách DL đến An Giang tăng 1,9 lần; trong đó khách nội địa tăng 1,93 lần, khách quốc tế tăng 1,4 lần.

Bảng 3.1. Số lượt khách DL đến An Giang, 2007 – 2017‌


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2007

2010

2015

2017

1

Tổng lượt khách

Nghìn lượt

khách

3.792

5.272

6.250

7.305

2

Khách nội địa.

Nghìn lượt

khách

3.743

5.224

6.180

7.230

% trong tổng lượt khách

toàn tỉnh

%

98,7

99,1

98,9

99,0

% trong tổng lượt khách

nội địa vùng ĐBSCL

%

56,2

53,1

34,5

22,5

3

Khách quốc tế

Nghìn lượt

khách

48,8

47,5

72,2

75

% trong tổng lượt khách

toàn tỉnh

%

1,3

0,9

1,1

1,0

% trong tổng lượt khách

quốc tế vùng ĐBSCL

%

4,5

3,8

4,0

2,5

(Nguồn: Tổng hợp và xử lí từ Sở VH ­ TT ­ DL An Giang, TCDL – chi tiết phụ lục

3.1.1)

a. Khách du lịch nội địa

Trong giai đoạn 10 năm từ


2007 ­ 2017, số


lượt khách DL nội địa tăng

nhanh và ổn định, từ 3,74 triệu lượt khách năm 2007 lên 7,23 triệu lượt khách

năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng 6,8%/năm, chiếm 99% tổng lượt khách DL,

duy trì vị thế là địa phương đứng đầu toàn vùng ĐBSCL về tổng lượt khách nội địa trong suốt giai đoạn trên. Trong năm 2017, tổng lượt khách DL nội địa đạt

7.230 nghìn lượt khách do có nhiều chương trình trọng điểm diễn ra trong năm như “Tháng DL An Giang”, tuần văn hóa ẩm thực; khai mạc lễ Đua bò Bảy Núi;

…. Nhìn chung, những chính sách về PTDL đã thúc đẩy hoạt động DL nội địa, góp phần duy trì ưu thế về số lượt khách nội địa của An Giang so với các địa phương VPC.


8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

7230

7200

5631

3743

3258

537

514

179

An Giang

Cần Thơ

2007

Kiên Giang

Đồng Tháp

2017

Nìnácưhglthkh ợ

Hình 3.1. Lượt khách nội địa của An Giang và các địa phương VPC, 2007 – 2017‌

(Nguồn: TCDL, 2018)

Số liệu hình 3.1 cho thấy tổng lượt khách nội địa đến An Giang cao hơn so với các địa phương VPC (gấp 1,3 số lượt khách DL nội địa đến Kiên Giang, 2,3 lần Đồng Tháp và cao hơn Cần Thơ năm 2017). Xu hướng tăng ổn định về khách DL nội địa ở cả 4 địa phương liên kết bước đầu cho thấy hiệu quả của việc tham gia Cụm liên kết cũng như sự tăng cường hợp tác trên nhiều bình diện giữa An Giang và VPC.

Để phân tích cụ thể đặc điểm của khách DL, luận án tiến hành khảo sát trên 300 khách DL nội địa tham quan tại một số điểm, KDL ở An Giang (chi tiết phụ lục 2.2).

+ Thông tin về đối tượng khảo sát:

Đối tượng khảo sát có 56,0% nam và 44,0% nữ. Về độ tuổi, có 37,6%

khách DL có độ tuổi <25; 37,0% có độ tuổi từ 26 – 35; 19,3% có độ tuổi từ 36 – 50 và 16,7% có độ tuổi > 50. Về trình độ học vấn, số khách DL được phỏng vấn có trình độ dưới trung học phổ thông chiếm 23,3%; trung học phổ thông chiếm 29,3%; trung cấp nghề/cao đẳng chiếm 15,0%; đại học và trên đại học chiếm

32,3%. Về

nghề

nghiệp, khách DL

ở lĩnh vực kinh doanh chiếm 32,0%; công

nhân viên chức chiếm 21,3%; học sinh, sinh viên chiếm 21,0%; các đối tượng


khác chiếm 25,7%. Về thu nhập, khách DL có thu nhập < 2 triệu chiếm 24,0%; từ 2 ­ 6 triệu chiếm 44,3%; từ 6 ­ 10 triệu chiếm 25,73%; từ 10 ­ 20 triệu chiếm 5,0% và >20 triệu chiếm 1,0%. Nhìn chung, khách DL nội địa đến An Giang được khảo sát có sự đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, có nghề nghiệp và thu nhập khá cao.

+ Các thông tin về chuyến đi và điểm đến:

­ Phương tiện tiếp cận thông tin và hình thức tổ chức (chi tiết phụ lục

2.2): Tuy đa dạng về

phương tiện tiếp cận, thông tin từ

bạn bè, người thân

(truyền miệng) và Internet vẫn là kênh tiếp cận phổ biến đối với du khách trong nước (78,5%). Các phương tiện khác như sách báo, radio, ti vi, công ty lữ hành còn hạn chế (21,5%). Về hình thức tổ chức, phần lớn khách DL nội địa chủ yếu tự tổ chức (86,7%), khách theo tour chỉ chiếm 9,0%, còn lại là hình thức khác. Điều này cho thấy, các phương tiện quảng bá thông tin còn chưa thực sự hiệu

quả. Hình thức tour và hoạt động lữ khách.

hành chưa thực sự

hấp dẫn đối với du

­ Mục đích của khách: Khách nội địa chủ yếu đến An Giang với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng (47,7%) và tham quan (27,7%). Các điểm DL ở nông thôn còn chưa thực sự thu hút khách (Chi tiết phụ lục 2.2)

­ Về nguồn khách, khách DL nội địa chủ yếu đến từ các địa phương lân cận vùng ĐBSCL (Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre…), TP

Hồ Chí Minh và một số

địa phương vùng Đông Nam Bộ

(Bình Dương, Đồng

Nai). Ngoài ra một số du khách từ miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An,) hoặc các tỉnh thành phía Bắc.

Kết hợp với khảo sát của Sở VH – TT – DL (2014) và của Võ Văn Sen & cộng sự (2018) cho thấy khách DL nội địa là nguồn khách chính đến An Giang. Khách nội địa quan tâm nhiều đến DL tâm linh. Phương thức tổ chức và phương

tiện tiếp cận chủ

yếu tự tổ chức và truyền miệng. Để

thúc đẩy PTDL, hoạt

động quảng bá SPDL cần được chú trọng trong điều kiện số lượng khách lưu trú và số ngày lưu trú còn thấp.


Bảng 3.2. Lượt khách lưu trú, số ngày lưu trú tỉnh An Giang, 2007 ­ 2017‌


T

T

Chỉ tiêu

Đơn vị

2007

2010

2015

2017

1

Tổng lượt khách lưu

trú

Lượt khách

277.32

8

305.800

347.79

7

600.000

­ % trong tổng lượt

khách tham quan

%

7,3

5,8

5,6

8,2

­ Khách nội địa

Lượt khách

228.48

6

258.400

312.63

3

525.00

0

­ Khách quốc tế

Lượt khách

48.842

47.400

35.164

75.000

2

Số ngày do các cơ sở lưu trú phục vụ

Ngày

343.36

1

373.60

0

444.31

3

850.000

3

Ngày khách lưu trú trung bình

Ngày

1,24

1,23

1,27

1,4

(Nguồn: Tổng hợp và xử lí từ Sở VH ­ TT ­ DL An Giang, chi tiết phụ lục 3.1.3)

Số liệu bảng 3.2 cho thấy số lượt khách lưu trú, thời gian lưu trú tuy tăng song chiếm tỉ lệ hạn chế trong tổng lượt khách tham quan. Năm 2017 tổng lượt khách lưu trú đạt 600.000 lượt khách, tăng gần 2,1 lần so với năm 2007, trong đó khách nội địa tăng 2,3 lần, khách quốc tế tăng 1,5 lần. Tuy nhiên, tỉ lệ khách lưu trú chỉ chiếm 8,2% tổng lượt khách tham quan năm 2017. Số ngày lưu trú trung

bình chỉ đạt từ

1,2 ­ 1,4, số

đêm lưu trú chỉ

đạt 0,7 (Võ Văn Sen và cộng sự,

2018). Nguyên nhân khách tham quan chủ yếu vì mục đích tâm linh, đi trong ngày. Khách lưu trú chủ yếu là khách công vụ, tham gia hội thảo, hội nghị trong một thời gian ngắn. Mặt khác, dịch vụ DL tại các điểm DL còn hạn chế, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng yêu cầu về giá thành là những nguyên nhân làm cho số ngày lưu trú thấp.

b. Khách du lịch quốc tế

Số lượt khách DL quốc tế đến An Giang có xu hướng tăng, từ 35.000 lượt năm 2007 lên 75.000 lượt khách năm 2017 (bảng 3.1). Tốc độ tăng trưởng của du

Xem tất cả 266 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí