Phân Tích Mối Quan Hệ Cân Đối Giữa Tài Sản Và Nguồn Vốn:



Nguồn vốn tín dụng cuối năm tăng 80.192 triệu đồng, tức là tăng 45,17% so với đầu năm, nếu xét về kết cấu là tăng 6,60%(39,11% - 32,51%), trong đó chủ yếu là do doanh nghiệp tăng các khoản vay: vay ngắn hạn tăng 52,76% và vay dài hạn tăng 35,36%. Như vậy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp tăng về giá trị và cả về tỷ trọng, đây là hiện tượng hợp lý vì trong giai đoạn doanh nghiệp đang mở rộng qui mô hoạt động và lượng vốn tự có lại không đủ trang trải thì việc vay vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn phục vụ cho kinh doanh. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp vay quá nhiều thì rủi ro sẽ cao, doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả.

Nguồn vốn đi chiếm dụng tăng 3.762 triệu đồng, tức là tăng 6,62% so với đầu năm, nhưng xét về kết cấu thì giảm 4,81%(36,50% - 41,31%) trong tổng nguồn vốn, trong đó tất các các khoản mục trong nguồn vốn đi chiếm dụng đều giảm, chỉ có các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ là tăng. Điều này chứng tỏ trong năm 2003 doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các đơn vị nội bộ để bổ sung vốn kinh doanh, mặt khác thể hiện ở thời điểm cuối năm doanh nghiệp chấp hành kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán, làm nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước tốt hơn so với đầu năm.

Tóm lại , qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.

1.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:

Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không.

Theo quan điểm luân chuyển vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không cần phải đi vay và chiếm dụng, tuy nhiên cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Để có thể hiểu rõ tình hình thực tế tài doanh nghiệp ta xét các quan hệ cân đối sau:

1.2.1. Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa B.Nguồn vốn với (I + II + IV + (2,3)V + VI)A.Tài sản + (I + II + III)B.Tài sản:



Bảng 3: Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

B.Nguồn vốn

(I+II+IV+(2,3)V+VI) A.Tài

sản + (I+II+III)B.Tài sản

Chênh lệch

Đầu năm

36.000

56.805

(20.804)

Cuối năm

40.477

87.006

(46.529)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang - 6

Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng, cụ thể là ở thời điểm đầu năm lượng vốn thiếu là 20.804 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm lượng vốn thiếu không những không cải thiện mà còn tăng lên 46.529 triệu đồng. Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng dần, chính vì lẽ đó để có đủ vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh được bình thường liên tục, doanh nghiệp phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.

1.2.2. Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa [(1,2)I + II]A.Nguồn vốn và B.Nguồn vốn với (I + II + IV + (2,3)V + VI)A.Tài sản + (I + II + III)B.Tài sản:

Bảng 4: Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

((1,2)I+II)A.Nguồn vốn + B.Nguồn vốn

(I+II+IV+(2+3)V+VI) A.Tài

sản + (I+II+III)B.Tài sản

Chênh lệch

Đầu năm

80.699

56.805

23.894

Cuối năm

105.368

87.006

18.362

Kết quả phân tích thể hiện lượng vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp không chỉ đủ trang trải cho hoạt động kinh doanh mà còn thừa vốn (ở thời điểm đầu năm lượng vốn thừa là 23.894 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm lượng vốn thừa là 18.362), lượng vốn thừa này bị các đơn vị khác chiếm dụng như: khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký quỹ, ký cược,…Tuy nhiên vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng có chiều hướng giảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thúc đẩy quá trình thu hồi nợ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu khả quan đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.2.3. Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn:

Bảng 5: Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

Đầu năm

Cuối năm

TSLĐ & ĐTNH

93.750

93.863

NỢ NGẮN HẠN

70.792

98.629

Chênh lệch

22.958

(4.767)

TSCĐ & ĐTDH

43.742

72.060

NỢ DÀI HẠN

19.485

26.375

Chênh lệch

3.473

(31.142)



Qua bảng phân tích ta nhận thấy ở thời điểm đầu năm, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn, như vậy phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ là vào thời điểm đầu năm 2003 công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn.

Đến thời điểm cuối năm 2003, lượng nợ ngắn hạn lại lớn hơn 4.767 triệu đồng so với tài sản ngắn hạn, như vậy có một phần tài sản ngắn hạn được doanh nghiệp chuyển sang tài trợ cho tài sản dài hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đã không giữ được quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Mặc dù nợ ngắn hạn do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những hành vi vi phạm nguyên tắc tín dụng, tăng áp lực thanh toán và có thể đưa đến tình hình tài chính xấu. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần bố trí lại cơ cấu vốn sao cho hợp lý.



2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn:

2.1. Bố trí cơ cấu tài sản:

=

TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn

2.1.1. Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản:


Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn / Tổng tài sản



Tổng tài sản

Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau:

Bảng 6: Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

TSLĐ & đầu tư ngắn hạn

55.577

34.775

93.750

93.863

-37,43%

169,59%

0,12%

Tổng tài sản

82.496

72.163

137.492

165.923

-12,53%

90,53%

20,68%

Tỷ lệ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Tổng tài sản

67,37%

48,19%

68,19%

56,57%

-19,18%

20,00%

-11,62%

Đồ thị 2: Đồ thị tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

180.000

160.000

140.000

120.000

100.000

80.000

60.000

40.000

20.000

-

Triệu đồng

165.923

137.492

82.496

93.750

93.863 56,57%

72.163

55.577

34.775

80,00%

70,00%

60,00%

50,00%

40,00%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

TSLĐ & ĐTNH

Tổng tài sản

Tỷ trọng TSLĐ/Tổng tài sản

Đường hồi qui

68,19%

67,37%

48,19%


Giai đoạn từ 2000 – 2001: Năm 2001 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 48,19% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2000 thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm 19,18%. Nguyên nhân là do trong năm 2001 công ty giải thể xí nghiệp chế biến hạt điều do làm ăn không hiệu quả và thực hiện chính sách chi trả một lần cho người lao động theo chế độ làm cho lượng vốn bằng tiền giảm, các khoản phải thu và các tài sản lưu động khác cũng giảm, chính vì vậy làm cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 37,43% so với năm 2000 và giảm nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản (tổng tài sản năm 2001 giảm 12,53% so với năm 2000).

Giai đoạn 2001 – 2002: Năm 2002 tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 68,19% trong tổng tài sản, tức là so với năm 2001 đã tăng 20%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do trong năm 2002 công ty tiếp tục tìm kiếm thêm các khách hàng, mở rộng thị trường



xuất khẩu gạo sang các nước Châu Phi và Châu Âu giúp doanh nghiệp ký thêm nhiều hợp đồng và bên cạnh đó kéo theo là các khoản phải thu tăng, ngoài ra hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác cũng tăng làm cho tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 169,59%, tốc độ tăng của tổng tài sản là 90,53%).

Giai đoạn 2002 – 2003: Năm 2003 tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 11,62% so với năm 2002, chỉ còn chiếm 56,57% trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm 2003 doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc thu hồi nợ làm giảm các khoản nợ phải thu, đồng thời doanh nghiệp cũng đẩy mạnh bán ra nhằm giảm dự trữ hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm các tài sản lưu động khác đã góp phần giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng và vốn bị chiếm dụng để đưa vốn vào sản xuất.

Như vậy nhìn chung qua 4 năm thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm dần, tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, do đó trong các năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn.

2.1.2. Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao.

Để đánh giá về tỷ suất đầu tư ta cần xem xét các chỉ tiêu sau:


Tỷ suất đầu tư tổng quát =

Trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tổng tài sản

x 100%

Trong đó:

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

=

Trị giá tài sản cố định

Tổng tài sản

x 100%


Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn =

Trị giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Tổng tài sản

x 100%

Từ số liệu thực tế tại doanh nghiệp ta có bảng sau:


Bảng 7: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03



TSCĐ & đầu tư dài hạn

26.919

37.388

43.742

72.060

38,89%

16,99%

64,74%

Tài sản cố định

19.024

31.799

38.638

54.985

67,15%

21,51%

42,31%

Đầu tư dài hạn

3.769

992

992

11.950

-73,68%

0,00%

1104,56%

Tổng tài sản

82.496

72.163

137.492

165.923

-12,53%

90,53%

20,68%

Tỷ suất đầu tư tổng quát

32,63%

51,81%

31,81%

43,43%

19,18%

-20,00%

11,62%

Tỷ suất đầu tư TSCĐ

23,06%

44,07%

28,10%

33,14%

21,01%

-15,96%

5,04%

Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn

4,57%

1,37%

0,72%

7,20%

-3,19%

-0,65%

6,48%


Đồ thị 3: Đồ thị tỷ suất đầu tư


180.000 Triệu đồng

160.000

140.000

120.000

165.923

137.492

100.000

80.000

60.000

40.000

20.000

-

82.496

72.163

72.060

54.985

26.919

19.024

3.769

37.388

31.799

43.742

38.638

11.950

992

992

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


TSCĐ & ĐTDH TSCĐ Đầu tư dài hạn Tổng tài sản

60,00%

51,81%

50,00%

43,43%

40,00%

32,63%

44,07%

31,81%

33,14%

30,00%


20,00%

28,10%

23,06%

10,00%

7,20%

4,57%

1,37%

0,72%

0,00%

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Tỷ suất đầu tư tổng quát

Tỷ suất đầu tư dài hạn

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Đường hồi qui (Tỷ suất đầu tư tổng quát)

Giai đoạn 2000 – 2001: Năm 2001 tỷ suất đầu tư tổng quát là 51,81%, nếu so với năm 2000 thì đã tăng 19,18%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 44,07%, tăng 21,01% so với năm 2000, nguyên nhân tăng là do trong năm 2001 doanh nghiệp đầu tư nâng cấp các mô hình hoạt động bằng cách mua sắm thêm các máy móc thiết bị như: xe, trang bị thêm máy lạnh, đầu VCD, máy giặt, ngoài ra doanh nghiệp còn thi công hoàn thành các dự án khu du lịch Bến Đá Núi Sam và nhà nghỉ Hòn Chong làm cho tổng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng 67,15% so với năm 2000. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2001 lại giảm 3,19% so với năm 2000 là do doanh nghiệp không còn liên doanh với Công ty liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái.

Giai đoạn 2001 – 2002: Vào năm 2002 tỷ suất đầu tư tổng quát là 31,81%, như vậy đã giảm 20% so với năm 2001. Trong đó tỷ suất đầu tư tài sản cố định giảm 15,96%, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định (tốc độ tăng của tổng tài sản là 90,53%, tốc độ tăng của tài sản cố định là 21,51% so với năm 2001), như vậy xét về giá trị thì tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm 2002 có tăng là do doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mua sắm thêm các thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, trang bị thêm xe khách cho Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch, làm lại hệ thống điện, hệ thống thoát nước cho các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn và xây dựng hệ thống kho, hệ thống sân phơi, mua thêm các máy móc hiện đại cho nhà máy chế biến gạo, đồng thời công ty thi công hoàn thành khách sạn Đông Xuyên và đưa vào sử dụng. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2002 lại tiếp tục giảm 0,65% so với năm 2001 là do tổng tài sản



của doanh nghiệp tăng nhanh, trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì không

đổi.

Giai đoạn 2002 – 2003: Năm 2003 tỷ suất đầu tư tổng quát tăng trở lại và đạt 43,43%, so với năm 2002 tăng 11,62%. Trong đó tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 33,14%, tăng 5,04% so với năm 2002, nguyên nhân tăng là do năm 2003 doanh nghiệp tiếp tục trang bị thêm các thiết bị cho khu du lịch Bến Đá Núi Sam và nhà nghỉ An Hải Sơn, đồng thời mua thêm cân điện tử, hệ thống sàng đảo trống chọn, máy lau bóng gạo, máy may bao thay thế cho các máy móc cũ ở các nhà máy chế biến gạo nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Về tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2003 cũng tăng cao và đạt 7,20%, tức là đã tăng 6,48% so với năm 2002, nguyên nhân tăng là do trong năm doanh nghiệp liên doanh với Tổng công ty Du Lịch Sài Gòn và Công ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang thành lập Công ty cổ phần Du Lịch Sài Gòn – Mêkong.

Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng gia tăng đầu tư. Đây là hiện tượng hết sức khả quan thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản cố định, một sự thay đổi phù hợp với tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu hướng sản xuất kinh doanh nên đây là sự thay đổi hợp lý.

2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn:

2.2.1. Tỷ suất nợ:

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủ ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. Để tính tỷ suất nợ ta dựa vào công thức sau:


Tỷ suất nợ =

Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

x 100%

Dựa vào các tài liệu có liên quan ta có bảng sau:

Bảng 8: Bảng phân tích tỷ suất nợ: Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

NĂM 2000

NĂM 2001

NĂM 2002

NĂM 2003

Chênh lệch

00-01

01-02

02-03

Nợ phải trả

61.181

48.297

101.492

125.445

-21,06%

110,14%

23,60%

Tổng nguồn vốn

82.496

72.163

137.492

165.923

-12,53%

90,53%

20,68%

Tỷ suất nợ

74,16%

66,93%

73,82%

75,60%

-7,23%

6,89%

1,79%

Đồ thị 4: Đồ thị tỷ suất nợ


74,16%

73,82%

180.000 Triệu đồng

160.000

140.000

120.000

100.000

165.923

137.492

75,60%

125.445

101.492

82.496

80.000

60.000

40.000

20.000

-

61.181

72.163

48.297

66,93%

78,00%

76,00%

74,00%

72,00%

70,00%

68,00%

66,00%

64,00%

62,00%

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nợ

Đường hồi qui


Dựa vào bảng phân tích và đồ thị ta thấy:

Giai đoạn 2000 – 2001: Trong năm 2001 tỷ suất nợ là 66,93%, tức là giảm 7,23% so với năm 2000. Nguyên nhân là do trong năm 2001 xí nghiệp hạt điều bị giải thể do đó công ty giảm bớt lượng vốn vay ngắn hạn dùng để mua nguyên liệu, ngoài ra các khoản phải trả nội bộ cũng không còn, chính vì thế làm cho nợ phải trả giảm 21,06% so với năm 2000 và nhanh hơn tốc độ giảm của tổng nguồn vốn (tốc độ giảm của tổng nguồn vốn là 12,53% so với năm 2000).

Giai đoạn 2001 – 2003: Trong giai đoạn này tỷ suất nợ tăng liên tục, cụ thể vào năm 2002 tỷ suất nợ là 73,82% (tăng 6,89% so với năm 2001), năm 2003 tỷ suất nợ là 75,60% (tăng 1,79% so với năm 2002). Nguyên nhân tăng là do nợ phải trả tăng cao, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng qui mô hoạt động do đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, làm cho tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn.

Nhìn chung qua 4 năm, tỷ suất nợ của doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nhiều quá doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro.

2.2.2. Tỷ suất tự tài trợ:

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.


Tỷ suất tự tài trợ


=

Vốn chủ sở hữu


x


100%

Tổng nguồn vốn

Tình hình thực tế tại doanh nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022