Ma Trận Giá Trị Tndl Đặc Sắc, Khác Biệt Của An Giang Và Vpc‌


các đơn vị lữ hành ở An Giang và VPC (phụ lục 7.4) cho thấy Miếu Bà Chúa Xứ là điểm DL có tần suất xuất hiện cao nhất trong chương trình DL liên vùng (24/24 tour và chương trình DL khảo sát). Gắn liền là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ­ lễ hội dân gian có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia (Bộ VH ­ TT – DL, 2016). Với vị trí quan trọng đó, Bộ trưởng Bộ VH – TT – DL đã ban hành Quyết định số 2646 ngày 13­7­2018 công nhận KDL Núi Sam thành KDL Quốc gia. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2098/QĐ­TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia Núi Sam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Bên cạnh đó, ở An Giang còn có các giá trị mang tính riêng biệt như Lễ hội Đua bò Bảy Núi của người Khmer, các lễ hội độc đáo của người Chăm An Giang, có khả năng liên kết cao với các địa phương VPC.

Tác động của TNDL, đặc biệt là TNDL văn hóa, còn được thể hiện ở kết

quả

đánh giá EFA và MLRA (chi tiết phụ

lục 2.3.4 – bảng Coefficientsa, cột

Standardized Coefficients Beta). Kết quả phân tích EFA và MLRA cho thấy hệ số tác động của TNDL này đạt 2,64 điểm, chỉ đứng sau nhóm nhân tố chính sách. Điều này tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của các nhân tố TNDL văn hóa đối với sự phát triển của DL, là một lợi thế so sánh lớn của An Giang với VPC, góp phần nâng cao khả năng liên kết giữa tỉnh An Giang với VPC.

Tuy nhiên, trên thực tế, các giá trị TNDL này còn chưa được khai thác và liên kết tương xứng với các tiềm năng sẵn có. Nhiều giá trị TNDL văn hóa đặc sắc song chưa được đầu tư và chưa thực sự hấp dẫn khách như Di chỉ khảo cổ và nghệ thuật Óc Eo, di tích Tức Dụp, lễ hội Chăm… Do đó, để tiếp tục phát huy lợi thế này, cần quan tâm đầu tư đến việc phát triển nhiều loại hình DL trên cơ sở liên kết với VPC.

+ Đối với vùng phụ cận

­ TNDL biển đảo

Đây là tài nguyên có giá trị và nổi bật của VPC để thực hiện liên kết. VPC có 143 hòn đảo lớn nhỏ (nằm ở địa bàn tỉnh Kiên Giang), trong đó có 43 hòn đảo


có người sinh sống. Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước với diện tích cả huyện đảo lên tới 593km2 với gần 20 bãi biển đẹp như Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Trường, Bãi Dài... Ngoài ra Phú Quốc còn các VQG, khu bảo tồn biển có giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học rất cao. Với những TNDL đặc sắc, Phú Quốc được xác định

là một trong những trọng điểm và trung tâm PTDL của cả nước. Ngoài Phú

Quốc, các quần đảo khác của Kiên Giang là Thổ Chu, Nam An Thới, Nam Du, Hải Tặc, Bà Lụa, hoặc khu vực biển Hà Tiên cũng là những khu vực có nhiều tiềm năng PTDL.

­ TNDL sinh thái

Sông Mekong chính là TNDL cốt lõi của VPC. Sông nước, miệt vườn gắn với dòng sông Mekong và hệ thống kênh rạch chằng chịt, các cồn, cù lao, miệt vườn, đồng ruộng và vườn cây ăn trái tạo nên hệ thống tài nguyên sinh thái hấp dẫn của vùng. Các khu dữ trự sinh quyển (Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang); VQG (VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc (Kiên Giang), VQG Tràm Chim (Đồng Tháp); giá trị sinh hoạt truyền thống đặc thù như chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ) góp phần đem đến bức tranh đa dạng và điển hình

của vùng sông nước và đem lại sự nổi bật, khác biệt so với các TNDL ở An Giang.

Bảng 2.4. Ma trận giá trị TNDL đặc sắc, khác biệt của An Giang và VPC‌


Địa phương

Thưởn g ngoạn cảnh quan mùa nước

Tìm hiểu trải

nghiệm giá trị đa dạng sinh học

Tìm hiểu cuộc sống

Biể n đảo

Tìm hiểu, trải

nghiệm giá trị văn hóa

Sinh cảnh ngập nước nội địa

Sinh cảnh đất đầm nước nội

địa trên

than bùn

Chợ nổi

Ẩm thực

Vă n hóa Kh ơ me

Văn hóa Chăm

Văn hóa tâm linh, lễ hội

Cần Thơ




x






Kiên

Giang



x



x




Đồng

Tháp

x

x



x





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 12


An

Giang







x

x

x

(Nguồn: Điều tra thực tế và tổng hợp từ TCDL, 2017)

Bảng 2.4 cho thấy trong sự đối sánh về TNDL, TNDL tâm linh, lễ hội, giá trị văn hóa của cộng đồng Khmer, Chăm là các lợi thế của An Giang, trong khi TNDL biển đảo và TNDL sinh thái sông nước là ưu thế lớn của VPC. Trên thực tế, các điểm DL có TNDL đặc sắc, nổi bật có khả năng liên kết cao (bảng 2.5). Đây cũng là các điểm DL có khả năng tạo ra các tuyến DL độc đáo, đa dạng, trải dài trên nhiều không gian, giúp du khách trải nghiệm được nhiều loại hình trên cơ sở nguồn TNDL đa dạng này (Nguyễn Phú Thắng, Trương Văn Tuấn, 2017).


Bản đồ TNDL VPC‌


Bảng 2.5. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng liên kết một số điểm DL‌

VPC và KDL Núi Sam (An Giang)


Địa phương

Điểm DL

Khả năng liên kết

Cần Thơ

Bến Ninh Kiều

Cao

Chợ nổi Cái Răng

Cao

Chùa Ông

Trung bình

Nhà cổ Bình Thủy

Trung bình

Vườn cò Bằng Lăng

Yếu

Đồng Tháp

VQG Tràm Chim

Cao

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh

Sắc

Trung bình

Kiên Giang

Bãi biển Hà Tiên

Cao

Đảo Nam Du

Cao

Đảo Phú Quốc

Cao

VQG U Minh Thượng

Trung bình

(Nguồn: trích dẫn từ Nguyễn Phú Thắng, Trương Văn Tuấn, 2017)

Kết quả đánh giá ở bảng 2.5 cho thấy, các điểm DL đảo Phú Quốc, Đảo Nam Du, bãi biển Hà Tiên, bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng là các điểm có khả năng liên kết cao do có sự khác biệt và đặc sắc với các TNDL của An Giang, có vị trí tiếp cận và giao thông thuận lợi. Các điểm DL có TNDL tương đồng, trùng lặp, ít đặc sắc thường có tính liên kết thấp hơn. Điều này cho thấy, sự khác biệt và đặc sắc TNDL là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng liên kết DL giữa An Giang và VPC.

2.3.2. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch trong liên kết vùng‌

Sự PTDL An Giang trong liên kết VPC có nhiều thuận lợi về cơ chế,

chính sách xét ở cả cấp độ vùng và địa phương.

Ở cấp độ vùng, sự đồng thuận về cơ chế liên kết vùng được thể hiện ở sự ra đời của Hiệp hội DL ĐBSCL năm 06/2008 và sự hình thành của 2 cụm liên kết đầu tiên ở ĐBSCL là cụm liên kết phía Tây (gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang) và cụm liên kết dải duyên hải phía Đông (Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long). Trong quy hoạch PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2030 đã xác định “Khuyến khích các địa phương


trong vùng liên kết phát triển SPDL, kết nối chương trình DL, xúc tiến quảng bá DL, xúc tiến đầu tư DL; xây dựng và phát huy cơ chế phối hợp liên ngành…” (Bộ VH – TT – DL, 2016).

Đối với An Giang và địa phương VPC, sự đồng thuận cao trong cơ chế, chính sách liên kết được thể hiện ở việc kí kết các văn bản liên quan (phụ lục 8), tổ chức một số hoạt động cụ thể như hội thảo trao đổi kinh nghiệm, khảo sát các điểm đến từng địa phương, thí điểm hình thành tour trong cụm. Trong cơ chế liên kết, việc chia sẻ lợi ích giữa các địa phương liên kết là một yếu tố quan trọng, góp phần tạo ra tính bền vững và hiệu quả. Trong liên kết giữa An Giang với VPC, nội dung về chia sẻ lợi ích đã được coi trọng, cụ thể là“Hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận, kết hợp hài hòa hợp tác song phương và đa phương, cùng có lợi và không gây phương hại đến lợi ích riêng của mỗi bên tham gia” (Chi tiết Phụ lục 8, trang 1). Trên thực tế, việc chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia liên kết thể hiện ở một số nội dung như các địa phương hỗ trợ giá, xây dựng chính sách khuyến mãi dịch vụ, hợp tác liên kết với các doanh nghiệp DL, kết hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp thuộc địa phương quản lí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ DL tham gia,…

Đối với tỉnh An Giang, trong hệ thống cơ chế, chính sách PTDL, nội dung liên kết với VPC luôn được coi trọng. Cụ thể, NQ 11­NQ/TU, ngày 18 ­ 01 ­ 2013

xác định quan điểm

“Liên kết chặt chẽ

với các tỉnh trong vùng kinh tế

trọng

điểm, vùng ĐBSCL, quốc gia và quốc tế trong phát triển kinh tế, phát triển DL”. Quy hoạch tổng thể PTDL An Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã xác định “liên kết hợp tác là nhiệm vụ quan trọng để tạo động lực thúc đẩy toàn ngành DL phát triển một cách nhanh chóng, chủ động và kịp thời. Để liên kết hợp tác toàn diện và hiệu quả, An Giang cần phải liên kết trong xây dựng sản phẩm, liên kết trong công tác quảng bá và xúc tiến thị trường, liên kết trong công tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, liên kết trong công tác quản lý phát triển”. Các cơ chế, chính sách tiếp đó như Chương trình hành động


Số 59 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng DL tỉnh An Giang giai đoạn 2016 ­ 2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 19 UBND quy định chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển DL tỉnh An Giang tiếp tục nhấn mạnh vai trò của yếu tố liên kết trong PTDL tỉnh An Giang cũng như xây dựng cơ chế cho liên kết giữa An Giang với VPC. Mặt khác, ở cấp độ các địa phương VPC, trong Quy hoạch PTDL ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, nội dung liên kết vùng đã được xác định như một nhiệm vụ trọng tâm và cần được ưu tiên, trong đó chú trọng việc liên kết với các địa phương trong vùng ĐBSCL.

Nhìn chung, nhân tố cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho PTDL tỉnh An

Giang trong liên kết VPC. Kết quả phân tích EFA và MLRA (chi tiết phụ lục

2.3.4 – bảng Coefficientsa, cột Standardized Coefficients Beta) cho thấy yếu tố cơ chế, chính sách tác động rất lớn đối với sự PTDL tỉnh An Giang trong liên kết vùng VPC với hệ số tác động là 2,88 điểm – đứng đầu các nhân tố phân tích. Điều này cũng cho thấy, yếu tố chính sách cần phải được hoạch định trước tiên trong liên kết với VPC, tạo ra các định hướng cơ bản để phát huy các nhân tố như TNDL, CSHT, CSVCKT,... Trên thực tế, việc vận dụng chính sách liên kết đã được chú trọng và bước đầu đem lại hiệu quả về liên kết, song cũng còn một

số hạn chế

cần khắc phục về

tính đồng bộ, tính khả

thi,…trong hoạch định

chính sách liên kết vùng.

2.3.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và các yếu tố công nghệ‌

Trong PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC, các nhân tố về CSHT,

CSVCKT DL,… bước đầu cho phép tỉnh thực hiện liên kết DL với các địa phương.

Về hạ tầng, hiện nay, hệ thống GTVT ở An Giang ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu liên kết với các địa phương. Các đường tỉnh lộ, QL kết nối với các địa phương VPC ngày càng được mở rộng, đặc biệt quan trọng là trục QL 91 từ TP Cần Thơ ­ Long Xuyên ­ qua địa bàn TP Châu Đốc ­ Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên; Tỉnh lộ 955A; trục Châu Đốc ­ Núi Sam; trục N1 từ Châu Đốc đến Hà Tiên đi qua địa bàn huyện Tịnh Biên; tuyến


Tỉnh lộ 955B từ thị trấn Tri Tôn đến tuyến N1, Tỉnh lộ 943… Bên cạnh đó, một số dự án hạ tầng giao thông kết nối một số điểm DL VPC bước đầu được triển

khai như dự

án nâng cấp tuyến đường liên tỉnh nối từ

huyện Châu Phú (An

Giang) qua khu vực Tứ giác Long Xuyên nối từ huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Tỉnh lộ 945,… Một số công trình hạ tầng trọng điểm như cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh được đưa vào sử dụng góp phần rút ngắn khoảng cách tiếp cận các điểm DL. Đối với VPC, với cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, sân bay quốc tế Phú Quốc cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng cường tính kết nối trong điều kiện An Giang chưa có sân bay.

Về CSVCKTDL, ở An Giang số lượng cơ sở lưu trú phần lớn đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Bên cạnh đó, số lượng các đơn vị doanh nghiệp lữ hành có xu hướng tăng. Trong khi đó, Kiên Giang, Cần Thơ có ưu thế về số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn từ 3 sao trở lên, doanh nghiệp lữ hành. Điều này có thể tạo thuận lợi cho việc liên kết trong tương lai khi nhu cầu lưu trú ngày càng lớn (bảng 2.6).

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành ở An‌

Giang và VPC năm 2017


Địa

phương

Số cơ sở lưu

trú

Khách sạn từ 3 sao trở

lên

Doanh nghiệp lữ

hành

Cần Thơ

270

15

54

Kiên Giang

440

20

96

Đồng Tháp

85

2

10

An Giang

59

2

15

(Nguồn: Tổng hợp các Sở VH – TT – DL, 2017)

Các yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ PTDL tỉnh An Giang trong liên kết với VPC. Hiện nay, An Giang và các địa phương đang hướng tới xây dựng mạng lưới liên kết trực tuyến toàn vùng ĐBSCL theo chuẩn DL thông minh. Ở An Giang, đề án phát triển “An Giang điện tử” giai đoạn 2019 ­ 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm tăng cường sự kết nối giữa các lĩnh vực trên cơ sở các kết nối số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và tận dụng dữ

Xem tất cả 266 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí