Giải Pháp Khắc Phục Tính Thời Vụ Trong Du Lịch:


- Xây dựng và đẩy mạnh việc phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, lễ hội, làng nghề...và những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển của tỉnh để giới thiệu với khách trong, ngoài tỉnh và cả ngoài nước. Những thông tin này là hết sức bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích lễ hội, tham quan, nghĩ dưỡng mà còn rất cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác với tỉnh.


- Ngành du lịch của tỉnh cần đẩy mạnh và thường xuyên giới thiệu về An Giang, kêu gọi đầu tư thông qua các tạp chí du lịch có tiếng trên thế giới để đẩy nhanh tiến trình của thị trường mới.


- Tăng cường tham gia các hội thảo, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Quảng bá các hoạt động của doanh nghiệp du lịch và hình ảnh các khu du lịch của tỉnh An Giang trên Internet, trong các cuộc hội thảo, hội chợ... Tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khơmer. Du lịch mùa nước nổi, duy trì lại chợ nổi trên sông,.


- Đẩy nhanh việc mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường lớn của Châu âu, Châu Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản...để thực hiện chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị.

- Nâng cấp nội dung và hình thức trang web của ngành để phục vụ cho các doanh nghiệp du lịch. Đồng thời chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế du lịch của địa phương, tích cực quảng bá thương hiệu, chất lượng phục vụ, xây dựng sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

- Đẩy mạnh tiếp thị xúc tiến du lịch bằng các chiến lược sản phẩm và phải được quảng bá đầy đủ với thị trường trong và ngoài tỉnh, bởi vì lượng khách du lịch đến An Giang chủ yếu là khách nội địa.


Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 21

- Phối hợp, hợp tác các tỉnh Đờng bằng Sông Cửu Long để khai thác hiệu quả du lịch tỉnh An Giang và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.


3.2.2.3. Giải pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch:


Mục tiêu: Đa dạng các đối tượng du lịch ở các thời điểm trong năm để khắc phục tính thời vụ, đảm bảo việc phục vụ tốt nhu cầu khách du lịch và tăng số lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang cũng như tăng hiệu quả hoạt động du lịch của tỉnh trong thời gian tới.


Nội dung thực hiện:


Tỉnh An Giang tăng qua các năm ( năm 2000 là 2,5 triệu khách, năm 2003 là 2,7 triệu khách và năm 2005 là 3,8 triệu khách). Tuy nhiên khách du lịch đến An Giang chỉ tập trung vào một số thời điểm trong năm, đối tượng là khách đi hành hương thời gian Vía Bà Chúa Xứ vào tháng 04 âm lịch hàng năm và học sinh cùng gia đình đi du lịch vào tháng 06 là thời gian nghỉ hè. Do tính thời vụ trong hoạt động du lịch tại tỉnh An Giang trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của ngành du lịch và chất lượng phục vụ du lịch đạt không cao cũng như tác động không tốt về môi trường du lịch tại các thời cao điểm tập trung khách.


Do đó, để đa dạng các đối tượng du lịch ở các thời điểm trong năm khắc phục tính thời vụ, đảm bảo việc phục vụ tốt nhu cầu khách du lịch và tăng số lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang cũng như tăng hiệu quả hoạt động du lịch của tỉnh trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:



lịch:

Xác định khả năng kéo dài mùa vụ du lịch của một loại hình du


Đây là tiền đề quan trọng nhất để từ đó có thể vạch ra và áp dụng

chương trình hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời vụ du lịch. Muốn vậy phải tiến hành xác định số lượng và cơ cấu nguồn khách triển vọng đi du lịch ngoài mùa du lịch chính. Chẳng hạn như khách công vụ, những người nghỉ hưu có khả năng đi du lịch, đi an dưỡng vào mùa yên tĩnh. Những người này có nhu cầu đi du lịch ích liên quan đến mùa du lịch chính, ngành du lịch tỉnh An Giang có thể tập trung khai thác để kéo dài mùa vụ của loại hình du lịch.


- Đa dạng hóa các loại hình du lịch:


Thông thường mỗi loại hình du lịch gắn liền với thời vụ nhất định. Chẳng hạn loại hình du lịch nghỉ mát thường là mùa hè, du lịch lễ hội thì thời vụ du lịch chính thường vào mùa xuân… để kéo dài thời vụ du lịch thì phải phát triển thêm các loại hình du lịch tại cùng một khu du lịch. Chẳng hạn người ta có thể phát triển thêm loại hình du lịch cho các đối tượng nghỉ hưu an dưỡng ở các khu du lịch sinh thái. Để đa dạng hóa các loại hình du lịch, tỉnh An Giang cần căn cứ vào các yếu tố sau:



du lịch.

+ Giá trị và khả năng tiếp nhận các nguồn tài nguyên du lịch.

+ Quy mô khách du lịch đã có và khách du lịch triển vọng.

+ Khả năng tiếp nhận và khả năng đáp của các cơ sở và điểm đến


+ Nguồn lao động trong vùng.

+ Khả năng kết hợp các thể loại du lịch có thể phát triển được.

+ Kinh nghiệm của tổ chức.


- Xác định các điều kiện cho mùa du lịch thứ hai:


Một cách khác có thể làm giảm tác động của mùa du lịch là xác định mùa vụ du lịch thứ hai. Có nghĩa là ngoài vụ du lịch chính cần tạo ra mùa du lịch mới để tăng cường khả năng thu hút khách ngoài mùa vụ cao điểm. Để làm được điều này ngành du lịch tỉnh An Giang cần dựa vào các yếu tố sau:


+ Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ngoài mùa du lịch chính. Thí dụ một nơi nghỉ mát mùa hè ở Núi Cấm huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có thể phát triển thêm loại hình du lịch sinh thái.


+ Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai

thác


+ Số lượng và cơ cấu của khách du lịch triển vọng.


+ Chất lượng và cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và khả năng sẵn sàng tiếp nhận khách du lịch.


+ Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm cơ sở vật chất và các trang thiết bị để thỏa mãn nhu cầu phục vụ khách du lịch quanh năm.


- Khắc phục những bất lợi đối với chất lượng phục vụ:


Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, giảm thiểu khoảng cách giữa giá trị mong đợi và giá trị cảm nhận của khách hàng thì các đơn vị cung ứng dịch vụ cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách trên cơ sở tìm hiểu kỹ nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch. Việc nâng cao chất lượng phục vụ cần triển khai theo nhiều hướng khác nhau như: việc nâng cao chất lượng và cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của nhu khách, tăng tính chất tổng hợp hay đa dạng hóa các cơ sở cung ứng, làm phong phú thêm chương trình du lịch bằng các biện pháp giải trí tiêu khiển…. phù hợp với đặc điểm khách ở từng vùng du lịch.


Ngoài ra cần tăng cường xúc tiến quảng bá, có chính sách ưu đải về giá cho du khách lúc trái vụ. Việc tăng cường xúc tiến quảng bá nhằm nêu bậc những điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng vùng du lịch trong từng mùa của cả năm hay việc giảm giá toàn bộ sản phẩm du lịch. Sử dụng giá khuyến khích

đối với từng thành phần riêng của sản phẩm du lịch, sử dụng dịch vụ không

mất tiền…


3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ:


3.2.3.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:


Mục tiêu: Nhằm có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ ngành du lịch đáp ứng tốt nhu cầu phát triển và hội nhập.


Nội dung thực hiện:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với nhiều đối tượng khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân... hết sức cao.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, đặc biệt trong điều kiện du lịch Việt Nam đang mở rộng quan hệ hội nhập với du lịch thế giới và nhu cầu hưởng thụ du lịch của khách trong nước ngày càng nâng cao; chúng ta không thể có một đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch yếu kém về mặt nghiệp vụ, bởi vì chất lượng sản phẩm con người trong du lịch là chất lượng cần thiết nhất để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo.

Yêu cầu trong thời gian tới, ngành du lịch nói chung, từng doanh nghiệp du lịch phải có chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về: đào tạo lại, bổ túc, đầu tư đào tạo mới lớp cán bộ thay thế. Đảm bảo trong 5 năm tới không có cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực mà không qua trường lớp. Phối hợp với Trường Đại học An Giang để đào tạo lại và đào tạo mới cán bộ, nhân viên du lịch đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.


Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân và cả cộng đồng của địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động ngành du lịch tỉnh An Giang.


Vấn đề phát triển nguồn nhân lực của lực lượng lao động ngành du lịch:


Hiện nay do yêu cầu phát triển ngành du lịch của tỉnh, đặc biệt

trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mục quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu bức xúc trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo và đạo tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình

độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành

thuộc các khu vực nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những hướng đào tạo chính của một chương trình như trên bao gồm:


+ Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Qua kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành gồm cả đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch địa bàn.


+ Có kế hoạch liên kết với các tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo nghiệp vụ " Du lịch" để đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ nghiệp vụ du lịch phù hợp với phát triển du lịch của tỉnh An Giang.


+ Thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch ở các ấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau.



đội ngũ

+ Khuyến khích mở rộng đào tạo chính quy về du lịch để có một lao động có trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây

sẽ là lực lượng lao động nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang trong tương lai.


+ Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.


+ Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.


+ Xây dựng và xúc tiến chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân trong tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường Phổ thông trung học.


Đây là chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch. Việc thực hiện chương trình này phải có sự chỉ đạo của UBND các cấp, sự ủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh.


Vấn đề giáo dục và phát triển cộng đồng:

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, mở các buổi tập huấn ngắn hạn, phương pháp sinh động để thu hút người địa phương tham nhằm nâng cao trình độ giao tiếp, tạo sự thân thiện đối với du khách đến du lịch tạI tỉnh An Giang.

- Thực hiện xã hội hóa du lịch theo hướng phát triển bền vững để đa dạng loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách và giảm bớt áp lực về vốn đầu tư. Thông qua việc tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tác động người dân từng bước áp dụng các kiến kiến thức đã được hướng dẫn sẽ ứng xử đối với khách du lịch ngày càng hoàn thiện hơn để thu hút khách du lịch.

- Củng cố, hoàn thiện các làng nghề của tỉnh thành các điểm trong tour, tuyến du lịch, tổ chức các lớp huấn luyện để tạo sự tinh xảo trong sản phẩm du lịch và nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch để tạo sức thu hút khách du lịch ngày càng tốt hơn.


3.2.3.2. Giải pháp xây dựng môi trường du lịch an ninh-an toàn:


Mục tiêu: Đảm bảo vấn đề an ninh-an toàn phục vụ du khách để tạo sự an tâm và thu hút khách ngày càng tốt hơn.


Nội dung thực hiện:


Bất kỳ một sản phẩm du lịch nào dù có chất lượng cao, giá hạ , nếu không có một môi trường du lịch an ninh-an toàn, trật tự, vệ sinh thì sản phẩm du lịch đó cũng không thể chào bán được cho nhiều người cần mua.


Xây dựng môi trường du lịch an ninh-an toàn cần thực hiện các việc

sau:


- Ban hành quy chế tổ chức và quản lý các khu, điểm du lịch trong toàn

tỉnh.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí