- Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú với các thủ tục nhanh gọn, chặt chẽ vừa đảm bảo an toàn cho khách vừa đảm bảo được yêu cầu về an ninh trật tự an toàn trong địa bàn.
- Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an toàn du khách tại các điểm du lịch thông qua công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân. Đồng thời phải kết hợp thực hiện nghiên túc giải pháp hành chính và giải pháp kinh tế đối với những phần tử không chấp hành tốt vấn đề an ninh-an toàn.
3.2.3.3. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững:
Mục tiêu: Nhằm bảo vệ, tôn tạo, giảm thiểu các tổn hại về môi trường, tài nguyên do khai thác phát triển du lịch và do tình trạng quá tải các khu du lịch.
Nội dung thực hiện:
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Tăng Cường Hội Nhập Và Hợp Tác Quốc Tế Trong Phát Triển Du Lịch Tỉnh An Giang:
- Giải Pháp Tiếp Thị Và Xúc Tiến Quảng Bá:
- Giải Pháp Khắc Phục Tính Thời Vụ Trong Du Lịch:
- Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 23
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
- Nhà nước thực hiện công tác quản lý để việc khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và có kế hoạch tôn tạo tài nguyên du lịch. Để thực hiện được vấn đề này ngành du lịch tỉnh An Giang cần phải sử dụng giải pháp kinh tế đối với khách du lịch. Thông qua biện pháp thu các loại phí đối với khách du lịch hoặc đánh vào sản phẩm, thực hiện vấn đề này vừa mang tính giáo dục người dân vừa có nguồn kinh phí để tôn tạo và bảo trì các tài nguyên du lịch.
- Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch để đảm bảo tính bền vững: Là một ngành kinh tế tổng hợp có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, du lịch muốn phát triển bền vững đòi hỏi có sự đồng bộ và nổ lực chung của toàn xã hội. Đặc thù cơ bản của du lịch là phụ thuộc vào chất lượng môi trường và tài nguyên tự nhiên cũng như nhân văn. Do đó, bên cạnh những nổ lực chung của toàn xã hội, của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm với tài nguyên và môi trường. Để thực hiện được mục tiêu đó, hoạt động phát triển du lịch trong mối quan hệ với tài nguyên-môi trường cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội:
Sự phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng cần đảm bảo việc lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng. Nghĩa là, trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến các giải pháp ngăn chặn sự mất di của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước…và khả năng bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc. Tài nguyên và môi trường du lịch không phải là “ hàng hóa cho không” mà phải được tính vào chi phí đầu vào của sản phẩm du lịch. Do đó, cần có nguồn đầu tư cần thiết cho việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên, kiểm soát, ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường và phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của địa phương.
+ Nguyên tắc hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải:
Hoạt động du lịch có nhu cầu cao đối với một số loại tài nguyên như nước, rừng, động vật…Cụ thể như nhu cầu nước sinh hoạt cho một người dân trung bình là 50 lít/ngày, song nhu cầu này đối với khách du lịch trung bình gấp 04 lần, thậm chí gấp 10 lần. Vì vậy ở nhiều khu du lịch tình trạng thiếu nước sinh hoạt là nghiêm trọng, trong khi nguồn nước thải từ các khu du lịch đó lại rất gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Ở những nơi hoạt động du lịch là chủ yếu thì việc hạn chế việc tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thải sẽ tránh
được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại về môi trường và góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch.
Các khu, điểm du lịch cần quan tâm thực hiện trong giới hạn sức chứa ( gồm 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội). Nhất là thời điểm Vía Bà Chúa Xứ hàng năm bị áp lức rất lớn về môi trường du lịch và một số lễ hội trong năm của tỉnh. Để đơn giản trong việc xác định ” sức chứa“ của một khu du lịch. Theo Boullon ( 1985) đề xuất một công thức chung :
Sức chứa Khu ═ Khu vực do du khách sử dụng Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác
định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch.
Ví dụ: Hoạt động giải trí ở các khu du lịch:
Nghỉ dưỡng biển : 30-40m2 /người
Picnic : 50-60 m2/người
Thể thao : 200-400 m2/người Hoạt động cắm trại ngoài trời : 100-200 m2/người
+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch. Bên cạnh, việc phát triển du lịch đã mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng và cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên và sản phẩm du lịch.
+ Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu :
Công tác nghiên cứu là yếu tố đạăc biệt quan trọng đối với phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mối quan hệ phức tạp và phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hóa-xã hội như ngành du lịch. Để đảm bảo cho việc phát triển bền vững ngành du lịch cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề liên quan. Đồng thời, trong quá trình phát triển nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh đòi hỏi phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp nhằm điều chỉnh sự phát triển. Như vậy, việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích là cần thiết, không chỉ đảm bảo việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà còn đảm bảo việc phát triển du lịch bền vững trong tổng hợp các mối quan hệ.
3.3. Mô hình phát triển du lịch tỉnh An Giang :
Trên cơ sở phương pháp luận cũng như thực trạng phát triển du lịch trên thế giới, cả nước và tỉnh An Giang. Đồng thời đúc kết các yếu tố then chốt trong các giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang cho ta thấy rằng các biện pháp về quản lý, tổ chức thực hiện, các dịch vụ, ứng dụng khoa học và công nghệ...là những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang theo hướng phát triển bền vững.
Từ những phân tích, đánh giá, giải pháp thực hiện ở các phần trước, đề
tài gói
gọn tất cả các yếu tố đó bằng “ Mô hình MASTER”.
Mô hình gồm
những yếu tố then chốt cho việc phát triển du lịch tỉnh An Giang cụ thể như sau:
1/. Hệ thống quản lý (Management): Nghĩa là ngành du lịch tỉnh An Giang muốn phát triển tốt phải có hệ thống điều hành tốt. Hệ thống điều
hành bao hàm cả vĩ mô và vi mô và hệ thống này tổ chức, quản lý phải thật sự khoa học, hiệu quả từ Trung ương, đến ngành, Công ty, từng bộ phận quản lý.
2/. Hành động (Actions): Tức là vấn đề tổ chức thực hiện các giải pháp phải đảm bảo chặt chẽ. Thực hiện tốt vấn đề phân công, phân trách nhiệm rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng của các đối tượng có liên quan. Đồng thời tổ chức thực hiện phải đảm bảo tốt về không gian, thời gian, đối tượng và đúng yêu cầu thực tế để đạt mục tiêu đã đề ra.
3/. Dịch vụ (Services): Các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi-giải trí, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lữ hành...phải cải tiến không ngừng để đảm bảo chất lượng, đa dạng, độc đáo, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch để tăng sức cạnh tranh và tạo sự thu hút khách du lịch.
4/. Khoa học và công nghệ ( Technologies): Phát triển du lịch tỉnh An Giang phải gắn liền với việc ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ từ khâu quản lý, khâu thực hiện, các dịch vụ... để đáp ứng tốt xu thế phát triển hiện nay và phục vụ tốt yêu cầu của khách du lịch.
5/. Môi trường (Environment): Du lịch tỉnh An Giang muốn phát triển tốt theo hướng phát triển bền vững thì phải xây dựng môi trường hoàn thiện. Bao gồm môi trường tự nhiên trong lành, môi trường kinh tế thuận lợi, môi trường chính trị-pháp luật ổn định, môi trường văn hóa-xã hội trong sạch, môi trường cạnh tranh lành mạnh.
6/. Tài nguyên ( Resources): Du lịch tỉnh An Giang phải khai thác tốt, có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh và đảm bảo tính bền vững.
Do đó, với 6 yếu tố trên được ghép lại là: (M-A-S-T-E-R) có tính quyết
định sự phát triển du lịch tỉnh An Giang. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ
với nhau, hỗ tương lẫn nhau và tạo thành hệ thống xuyên suốt của quá trình
điều hành phát triển nhành du lịch tỉnh An Giang.
3.4. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng và định hướng phát triển du lịch của tỉnh An Giang thời lỳ 2001-2020 có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:
Qua đánh giá phân tích và thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng ngành du lịch tỉnh An Giang, cho thấy ngành du lịch An Giang hiện nay đang trong quá trình phát triển. Đặc biệt từ năm 1996 trở lại đây, thể hiện qua số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, cơ sở vật chất của ngành...Ngoài ra, những hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch trên địa bàn trong những năm qua đã góp phần tích cực vào tốc độ phát triển GDP của tỉnh, đồng thời nâng cao đời sống của người lao động ngày càng được tốt hơn. Bên cạnh, việc phát triển du lịch đã tác động đến việc hoàn thiện về tính nhân văn của người dân địa phương, thông qua sự giao lưu giữa người dân địa phương với khách các tỉnh và khách quốc tế, giúp du khách hiểu rõ hơn về con người và đất nước của tỉnh An Giang nói riêng. Phát triển du lịch của tỉnh An Giang trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng, xứng đáng với vai trò là nơi thu hút lượng khách du lịch lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh An Giang hoạt động trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế như khai thác chưa tương xứng với tài nguyên địa phương, sản phẩn du lịch chưa đa dạng, phong phú, khách du lịch đến An Giang mang tính thời vụ quá cao...Các vấn đề này cần phải thực hiện một cách nghiêm túc thông qua các giải pháp đồng bộ.
Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006-2020, du lịch phải vươn lên để trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hòa cùng xu thế hội nhập quốc tế thông qua việc phát triển du lịch tỉnh An Giang không tách rời sự phát triển du lịch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh lân cận là Kiên Giang, cần Thơ, Đồng Tháp và thành phố Hồ
Chí Minh. Mối quan hệ này hết sức mật thiết, có tác động hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau phát triển.
Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, đem lại nhiều lợi nhuận, góp phần vào việc phát triển của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa trong và ngoài nước. Mục tiêu chủ yếu là thu hút du khách ngày càng nhiều, thời gian lưu trú khách càng lâu, chi tiêu của du khách du càng nhiều. Do đó, ngành du lịch tỉnh An Giang cần phải đẩy mạnh việc xã hội hóa trong hoạt động du lịch tốt hơn nữa để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, tri thức và lao động trong và ngoài nước nhằm đưa ngành du lịch phát triển ngày càng tốt hơn.
Nhằm ứng dụng kết quả của đề tài vào thực tế, đề tài đề xuất một số kiến nghị đối với các cấp quản lý như sau:
3.4.1. Đối với cấp quản lý vĩ mô:
- Nhà nước cần thực hiện định kỳ việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành du lịch từ thể chế, chính sách... để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế để tạo điều kiện cho ngành du lịch tỉnh An Giang nói riêng và du lịch cả nước nói chung phát triển ngày càng tốt hơn.
- Tăng cường công tác quản lý trong việc xét duyệt, kiểm tra việc cấp và thực hiện giấy phép của các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch để đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các quy chế về du lịch, hạn chế những đối tượng kinh doanh kém hiệu quả, không trung thực, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh An Giang trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.
- Kiến nghị các Bộ ngành Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ văn hóa Thông tin và UBND tỉnh hàng năm đầu tư vốn để nâng cấp, bảo dưỡng các khu di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trong tỉnh.
- Kiến nghị Chính Phủ và Tổng Cục Du Lịch thành lập quỹ phát triển du lịch của tỉnh An Giang bằng một phần nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch, đóng góp của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, các tổ chức cá nhân khác trong và ngoài nước. Quỹ phát triển do Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch quản lý, sử dụng theo quy định của UBND tỉnh.
- Kiến nghị UBND tỉnh dành vốn ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm như : Núi Sam, Núi Cấm và các tuyến du lịch trọng điểm trong thời gian đầu để tác động tích cực đến việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư vào hoạt động du lịch của tỉnh An Giang.
- Tiến hành nhanh việc cổ phần hóa các khách sạn, nhà hàng thuộc doanh nghiệp nhà nước để tăng thêm nguồn vốn đầu tư và tăng hiệu quả kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch chi tiết các quy hoạch chung và công bố rộng rãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước tham gia đầu tư theo phương châm xã hội hóa sự phát triển của
ngành du lịch. Bằng nhiều hình thức, chính sách thỏa đáng để huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các điểm du lịch, theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.
3.4.2. Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch tỉnh An Giang:
- Cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về du lịch thông qua việc triển khai khảo sát, điều tra để thực hiện có hiện quả việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và mang tính độc đáo, đột phá.
- Cần có sự liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học. Các chuyên gia về du lịch để tư vấn về phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất và mở những lớp