Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong Của Ngành Du Lịch Tỉnh An Giang (Ife).


Có thể nhận định rằng công tác quản lý của ngành du lịch ngày càng đi vào chiều sâu và từng bước được kiện toàn. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch chưa phát huy được hiệu quả về môi trường, quản lý chưa thống nhất và chặt chẽ từ huyện đến tỉnh, chất lượng sản phẩm, ứng dụng những công nghệ mới trong hoạt động du lịch và tuyên truyền, quản bá sản phẩm chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển, chưa phát huy tốt thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia nhiều vào hoạt động du lịch …Những vấn đề này là những nét chủ yếu về thiếu sót của ngành trong thời gian qua.

Lao động trong ngành du lịch: Tổng số lao động trực tiếp trong toàn ngành Du lịch năm 1996 là 520, trong đó đại học chiếm 4%, trung cấp 11%, sơ cấp 19%. Năm 1998 là 533 người, đại học chiếm 10%, trung cấp 11%, sơ cấp 15%. Năm 2000 là 671 người. Trong đó đại học - cao đẳng chiếm 11%, trung cấp 12%, sơ cấp 15,2%, chưa qua trường lớp 61,8% và Năm 2005 tổng số lao động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh là 958 người [12].

Qua phân tích trên cho ta thấy rằng cùng với xu thế phát triển của đất nước, hoạt động ngành du lịch tỉnh An Giang không ngừng phấn đấu và từng bước khẳng định được vị trí của mình trong ngành du lịch Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu sắp tới, ngành du lịch tỉnh An Giang cần có các giải pháp để tận dụng các lợi thế sẳn có về tự nhiên, văn hóa, cơ sở vật chất…Đồng thời phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế của tỉnh trong công tác tổ chức quản lý, nâng cao tính độc đáo sản phẩm, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh An Giang, nhằm xây dựng nền tảng phát triển vững chắc trong thời gian tới.

* Hoạt động của ngành du lịch tỉnh An Giang từng bước phát triển theo xu hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động du lịch nên đã bộc lộ những yếu kém, hạn chế. Do đó, để đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả của ngành du lịch trong thời gian qua làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triểm du lịch tỉnh An Giang trong thời gian tới đến năm 2020. Cần phải đánh gía một cách đầy đủ ma trận đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả của ngành du lịch tỉnh An Giang như sau:

* Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ngành du lịch tỉnh An Giang IFE:

Trên cơ sở phân tích mức độ quan trọng các yếu tố bên trong và khả năng đáp ứng của ngành du lịch tỉnh An Giang bằng phương pháp chuyên gia


và các bước tiến hành “được trình bày phần 2.2.3.1”, từ đó xem xét ma trận sau:

Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ngành du lịch tỉnh An Giang (IFE).


Yếu tố bên trong‌

Mức quan trọng

khả năng

đáp ứng

Tổng số

điểm

- Được sự quan tâm của tỉnh.

0,10

3

0,30

- Tổ chức quản lý kinh tế du lịch, khách sạn

nhà hàng, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp

0,10

2

0,20

- Tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo.

0,10

3

0,30

- Chính trị, trật tự xã hội

0,10

2


- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư

ngày càng hoàn thiện

0,10

2

0,20

- Nguồn nhân lực.

0,10

2

0,20

- Tính thời vụ trong du lịch.

0,05

1

0,05

- Chất lượng sản phẩm

0,10

2

0,20

- Số ngày lưu trú khách du lịch đến An

Giang .

0,05

2

0,10

- Tuyên truyền quảng bá

0,10

2

0,20

- Vốn đầu tư .

0,10

2

0,20

Tổng cộng

0,10


1,95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 15


Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ngành du lịch tỉnh An Giang, phân định thành 04 mức độ như sau:

- Mức 1 : Phản ứng của ngành du lịch thấp

- Mức 2 : Phản ứng của ngành du lịch ở mức trung bình

- Mức 3 : Phản ứng của ngành du lịch ở mức khá

- Mức 4 : Phản ứng của ngành du lịch ở mức tốt

Từ kết quả phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đối với ngành du lịch tỉnh An Giang cho ta thấy rằng tổng số điểm quan trọng là 1,95 thấp hơn mức trung bình là 2,5. Điều này chứng tỏ rằng ngành du lịch tỉnh An Giang hoạt động chưa tốt, do đó khả năng tận dụng các cơ hội sẽ hạn chế và những rũi ro thì ngành du lịch của tỉnh rất dễ bị đe dọa do khả năng tránh né yếu.


KẾT LUẬN:


Tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng về thiên nhiên, các dịch tích lịch sử, văn hóa-lễ hội…độc đáo, mang tính đặc thù riêng. Các năm qua tỉnh đã khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực và lợi thế nên đã tập trung đầu

tư phát triển đưa nền kinh tế tăng trưởng

tốc độ

nhanh.

Trong thời

gian qua

thông qua hoạt động của ngành du lịch đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh ngày càng tốt hơn, đồng thời du lịch còn là cầu nối để tác động các nền kinh tế khác phát triển và đời sống người dân ngày càng cải thiện tốt hơn.


Tuy nhiên, qua thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua cho thấy rằng ngành du lịch còn đối mặt với nhiều hạn chế và khó khăn thách thức khách quan lẫn chủ quan mà ngành du lịch tỉnh An Giang cần

phải nhận diện một

cách đầy đủ để khai

thác tốt lợi thế,

tiềm năng

của tỉnh

ngày càng hiệu quả hơn.


Qua chương II, đã phân tích các

vấn đề

có liên

quan đến thực trạng

phát triển du lịch cùng với việc phân tích những thời cơ, thách thức, điểm yếu, mạnh của ngành du lịch tỉnh An Giang. Vì vậy, chương này đã tóm lược các yếu tố chủ yếu cho sự phát triển của ngành du lịch An Giang, làm cơ sở cho việc thiết lập những giải pháp và mô hình phát triển thích hợp nhằm đưa hoạt động ngành du lịch của tỉnh An Giang phát triển ngày càng bền vững hơn tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.


CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020.


3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020:

Qua thực trạng hoạt động của ngành du lịch trong thời gian qua cho

thấy ngành du lịch tỉnh An Giang đã có nhiều nổ lực phấn đấu nên đã thu hút lượng khách đến An Giang ngày càng đông. Tuy nhiên, hoạt động ngành du

lịch của tỉnh chưa thật sự đạt hiệu quả cao và chưa khai thác tốt tiềm năng

phong phú của tài nguyên thiên nhiên. Do đó, để tăng nhanh hiệu quả hoạt động của ngành du lịch, thì việc xây dựng quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp để đưa ngành du lịch của tỉnh An Giang phát triển bền vững là rất cần thiết.


3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới, khu vực, Việt Nam và tỉnh An Giang:

Trong những năm đầu thiên kỷ mới, nền kinh tế tri thức xuất hiện kéo theo nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và hình thành sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự cạnh tranh giai đoạn này và trong tương lai có xu hướng cạnh tranh trong sự hợp tác của các nước thông qua liên kết nhau để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc và đa dạng hơn.


3.1.1.1. Xu thế phát triển du lịch trên thế giới:

- Gia tăng số lượng khách du lịch và yêu cầu sản phẩm du lịch đạt

chất lượng: Sự phát triển du lịch trên thế giới theo xu thế gia tăng nhanh

chóng về mặt số lượng khách du lịch, đó là kết quả của sự tăng trưởng của mức sống của người dân ngày càng cao hơn, trong khi đó giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch lại hạ hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn. Trong lúc đó do tốc độ đô thị hóa nhanh đã tác động đến tâm lý và hành vi của con người, tạo cho những thói quen và nhu cầu văn hoá, đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên,


tạo sự ô nhiễm môi trường... do đó đã thúc đẩy con người đi du lịch nhiều hơn. Bên cạnh, nhu cầu người đi du lịch chủ yếu muốn tìm hiểu sâu sắc nền văn hóa khắp thế giới, yêu cầu đặt ra cho ngành du lịch hiện nay là phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đạt chất lượng ngày càng cao hơn.

- Xu hướng khu vực hoá - quốc tế hoá: Ngày nay trong mọi lĩnh vực hoạt động có xu hướng khu vực hoá - quốc tế hoá, du lịch là một lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh theo xu hướng trên. Các tổ chức du lịch quốc tế ra đời có mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

- Xu thế quần chúng hóa thành phần du khách và du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch được ưa chuộng: Du lịch theo xu hướng không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội mà du lịch trở thành nhu cầu của quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ở mọi nước và du lịch đại chúng ngày càng phát triển.

Bên cạnh, loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá những nơi hoang sơ ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như rừng nhiệt đới và du lịch tham quan những di tích lịch sử, có xu hướng được du khách ưa chuộng.

- Xu hướng mở rộng địa bàn du lịch: Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khách du lịch chủ yếu tập trung ở Tây Âu - Bắc Âu, Bắc Mỹ và Trung Mỹ. Đến cuối những năm bảy mươi luồng khách du lịch có sự thay đổi rõ rệt, luồng khách du lịch quốc tế chuyển dần sang châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ từ năm 1960 – 1970 tỷ trọng khách du lịch đến châu Âu và châu Mỹ giảm rõ rệt. Nếu năm 1960 tỷ trọng khách đến châu Âu và châu Mỹ là 96,7% thì năm 1990 còn 83,5%, còn châu Á là 0,98% năm 1960, năm 1990 là 11% và đến năm 2000 là 17,8%. Về số tuyệt đối năm 1960 là 0,704 triệu lượt khách thì đến năm 2000 là 116 triệu lượt khách. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), số lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2010 lên đến 1.006 triệu lượt người, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước 900 tỉ USD và giải quyết thêm khoảng 150 triệu việc làm trực tiếp. Tập trung chủ yếu ở Châu á-Thái Bình Dương, trong đó khu vực Đông Nam á chiếm khoảng 24% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực.

- Xu hướng thời vụ du lịch: Đặc điểm của hoạt động du lịch là mang tính chất thời vụ rất rõ nét. Ở vào những thời vụ lượng khách thường thưa thớt. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch. Hiện nay


ở các nước du lịch phát triển đã đề ra các biện pháp khắc phục tính chất thời vụ trong du lịch bằng cách mở rộng các loại hình du lịch, dịch vụ, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổ chức các cuộc thi đấu thể thao hoặc giảm giá ngoài thời vụ chính...

- Xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá du lịch: Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu du lịch tăng lên không ngừng đòi hỏi những nhu cầu cao cấp và các phương tiện phục vụ hiện đại. Ngày nay xuất hiện nhu cầu du lịch ngoài trái đất bằng các con tàu vũ trụ như ở Mỹ. Để đáp ứng nhu cầu trên, ngành du lịch đã không ngừng hiện đại hoá, áp dụng các khoa học, kỹ thuật tiên tiến tạo ra các sản phẩm du lịch hiện đại.

Bảng 3.1: Dự báo xu hướng phát triển thị trường du khách quốc tế.

Đơn vị: Triệu người


Khu vực

1995

2000

2010*

2020*

Khách vào:

552

697

1.006

1.561

- Châu Âu

325

403

527

717

- Châu Mỹ

109

128

190

282

- Đông Á-TBD

81

109

195

397

- Châu Phi

20

27

47

77

- Trung Đông

13

23

36

68

- Nam Á

4

6

11

19


Nguồn Dự báo do WTO [94]

3.1.1.2. Xu hướng phát triển du lịch của khu vực khối ASEAN:

Đây là một trong những khu vực năng động trong hoạt động du lịch. Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) giữ vai trò quan trọng trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương vì có nhiều nước phát triển ngành du lịch và đây là ngành mũi nhọn đóng góp chủ yếu vào kinh tế của các đất nước này như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia…Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hàng năm số lượng khách du lịch quốc tế tăng 2% thì lượng khách đến các nước vùng Đông Nam Á tăng lên 4%. Khu vực này ước sẽ chiếm 22% tổng thị phần thế giới năm 2010 và 27,3% vào năm 2020.


Các nước khối ASEAN phát triển kinh tế rất nhanh đã tạo nên xu hướng người dân tăng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, khám phá, nghỉ dưỡng…ở các nước có điều kiện đáp ứng tốt, đặc biệt nhất là các nước thuộc khối ASEAN.


3.1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch Việt Nam:

Căn cứ vào điều kiện phát triển và diễn biến thu hút lượng khách trong thời gian qua, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch nhận định thế kỷ 21 là của du lịch Châu Á trong đó du lịch Đông Á- Thái Bình Dương có một vị trí quan trọng. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai cùng với xu hướng phát triển toàn cầu, Đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO đã tác động đến du lịch Việt Nam phát triển và đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân.

Thời

gian qua đã thu

hút một

lượng

lớn khách nước ngoài vào

Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài về thăm Tổ quốc và tăng nhanh lượng

khách du lịch nội địa. Mặc dù ngành du lịch thế giới bị ảnh hưởng nghiêm

trọng của sự

kiện 11/9 tại Mỹ, Du lịch Việt Nam vẫn

tiếp

tục tăng

trưởng.

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2001 đạt trên 2,3 lượt người, tăng 9% so với năm 2000. Du lịch phát triển, đã có tác động tích cực đến sự phát triển của các

ngành khác như hàng không, vận tải, viễn thông, thủ công nghiệp..., tạo thêm

nhiều công ăn việc làm, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đánh giá của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) về tốc độ phát triển của ngành du lịch trong vòng 10 năm tới ( 2005-2014), Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,3% .

Du lịch Việt Nam đang có những thuận lợi, cơ hội phát triển đồng thời cũng có khó khăn, thách thức:

- Về thuận lợi và cơ hội phát triển: Kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ có bước tăng trưởng khá tốt dẫn đến thu nhập người dân không ngừng nâng lên, sẽ tạo điều kiện tăng cầu về du lịch. Bên cạnh, Việt Nam đã gia nhập WTO và xu hướng phát triển du lịch của thế giới có lợi cho du lịch Việt Nam. Đặc biệt là chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển mạnh mẽ. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch mới trên bản đồ du lich thế giới, với tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến


du lịch đã được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý

thuận lợi cho du lịch phát triển. Việt Nam luôn được quốc tế đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn, thân thiện và an toàn đối với du khách với những lợi thế cơ bản về ổn định chính trị, con người thân thiện và nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn.

- Những khó khăn và thách thức: Cạnh tranh du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore... đến những nước kém phát triển du lịch hơn như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch. So với các nước trong khu vực, du lịch Việt Nam còn có một số yếu kém như chưa có các khu du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có những sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn yếu và thiếu, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nhưng sự chỉ đạo phối hợp liên ngành còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa tạo thành một dây chuyền liên hoàn hỗ trợ cho hoạt động du lịch, nên có nhiều khó khăn trong điều hành và phối hợp hành động.

3.1.1.3 Xu hướng phát triển du lịch tỉnh An Giang:

Xuất phát từ tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế xã hội thời gian qua, cũng như vị trí chiến lược của tỉnh đối với toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quan điểm và định hướng, mục tiêu phát triển trong thời kỳ 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh là xây dựng An Giang thành một địa bàn kinh tế mở, thông thương giữa các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh An Giang đến năm 2010 có tầm nhìn đến năm 2020 nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành dịch vụ, trong đó có ngành du lịch. Do đó, trong thời gian tới tỉnh An Giang tập trung phát hiện và nỗ lực ưu tiên khai thác các lợi thế sẳn có của tỉnh, nhất là khai thác lợi thế về cảnh quan môi trường của một vùng núi, vùng sông nước trong vùng đồng bằng để phát triển mạnh du lịch. Phát huy tổng hợp các nguồn lực và có những giải pháp tổng thể xây dựng và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, du lịch quốc tế làm khâu đột phá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2022