Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài Của Ngành Du Lịch Tỉnh An Giang (Efe).


tư, không có ngành chức năng theo dõi đã gây sự quá tải cho lực lượng thu gom, xử lý rác của ban quản lý khu du lịch, gây ô nhiễm môi trường.

Nhà vệ sinh đã được chú trọng hơn từ nhiều năm nay. Vấn đề này có sự cộng tác rất lớn của lực lượng tư nhân tham gia làm dịch vụ quanh các khu du lịch. Hầu hết các điểm nhà trọ, quán ăn đều có nhà vệ sinh tự hoại đã góp phần giải quyết nhu cầu cho số lượng lớn du khách.

Môi trường không khí khu du lịch nhìn chung khá tốt, do tính đặc thù của tỉnh An Giang với lợi thế là các khu, điểm du lịch đều mang tính chất vườn sinh thái, cây cối xanh tươi và cách xa tuyến trung tâm đô thị, giao thông công cộng (trừ điểm núi Sam do nằm ngay trên tuyến giao thông nhiều xe cộ), hầu hết các khu du lịch ở An Giang đều có không khí trong lành, nồng độ bụi, khí độc nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép.

* Tóm lại, trừ một vài khu du lịch đồi Tức Dụp và khu lưu niệm bác Tôn có quan tâm đầu tư đến công việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan và bảo tồn di tích văn hoá tương đối tốt, còn lại hầu hết các điểm, khu du lịch khác trong tỉnh đều có những tồn tại như: hiện tượng các hộ kinh doanh,

dịch vụ, các hàng quán mua bán một cách tự do ngay trong khuôn viên các

điểm du lịch. Điều này dẫn đến tình trạng chào mời khách, gây mất trật tự

trong khu du lịch. Bên cạnh đó, các hàng quán này thường xây cất tạm bợ và nằm ở những chỗ không phù hợp, gây mất tính tôn nghiêm (đối với khu di tích, đình chùa, lăng miếu…) và mất vẻ mỹ quan du lịch (khu, điểm du lịch). Bãi đậu xe ngay trong khuôn viên khu du lịch, nghiêm trọng hơn, một số nơi còn có xe đưa rước khách vào trong sân khu du lịch chào mời, vừa gây mất trật tự vừa gây khó chịu cho du khách. Một số nơi có quy hoạch tạm thời bãi đậu xe ra ngoài vào mùa cao điểm nhưng sau đó vẫn trở lại như cũ. Chưa quan tâm đúng mức trong vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường khu di tích, khu du lịch, đặc biệt là vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Hầu hết các điểm, khu du lịch đều có xây dựng nhà vệ sinh nhưng không đủ cho du khách sử dụng trong ngày cao điểm.

Đứng trước sự khó khăn chung của tình hình du lịch trong cả nước, số du khách đến tham quan, nghỉ ngơi ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang cũng không thoát khỏi sự trì trệ, suy giảm. Vấn đề càng làm tăng thêm vai trò, trách nhiệm của những nhà điều hành du lịch trong tỉnh, đặc biệt là trọng trách bảo đảm nhu cầu vui chơi giải trí của con người mà vẫn giữ vững an toàn môi trường du lịch, một yêu cầu của sự phát triển bền vững đang ngày càng tăng cao trong ý thức của các nhà quản lý du lịch và người dân hiện nay.


Môi trường cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa:

Trong xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự tiến bộ vũ bảo của khoa học và công nghệ đã tạo cho ngành viễn thông, ngành giao thông vận tải như hàng không, đường sắt, đường bộ có điều kiện mở rộng thúc đẩy sự giao lưu của các quốc gia trên thế giới, từ đó tác động đến cạnh tranh trong các ngành kinh tế cũng như ngành du lịch ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu trong ngành du lịch đạt chất lượng cao hơn, giá cả phải rẻ hơn để thu hút khách. Đây là một yêu cầu tất yếu trong xu thế hiện nay mà ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng như du lịch tỉnh An Giang phải đối đầu và là mục tiêu phải phấn đấu hiện nay và trong tương lai. Xét về năng lực cạnh tranh của Việt Nam ta thấy còn yếu kém thể hiện qua một số mặt như sau:

- Hệ thống thông tin liên lạc chưa được đầu tư đúng mức, chưa hiện đại hóa. Giá cả dịch vụ còn cao. Từ đó tác động đến việc quảng bá du lịch không đạt yêu cầu, các nước trên thế giới ít biết thông tin về Việt Nam.

- Giá cước điện thoại Việt Nam cao gấp 2-3 lần so với các nước trong khu vực và tương tự các dịch vụ thông tin khác đều cao hơn nhiều lần so với các nước trên thế giới như chi phí Internet ở Việt Nam gấp 6,25 Singapore, gấp 1,78 lần so với Thái Lan và gấp 2,27 lần so với Malaysia.

Từ những tác động chung này đã tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh về phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng. Tỉnh An Giang các năm qua có quan tâm đầu tư phát triển về khoa học công nghệ nhưng vẫn còn rất lạc hậu, theo một số chuyên gia đánh giá rằng mức đầu tư đổi mới công nghệ của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có An Giang trong khoản từ 0,1- 0,4 USD/người/năm, trong khi ở thành phố Hồ Chí Minh là 0,8-1,5 USD/người/năm và các nước là 300-600 USD/người/năm. Từ đó tình trạng công nghệ giữa tỉnh An Giang so với TP Hồ Chí Minh cũng như các nước trên thế giới có khoảng cách xa.

* Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành du lịch (EFE):


Từ đánh giá thực trạng du lịch của tỉnh An Giang, các lý luận về tổng

quan du lịch và với phương pháp chuyên gia đánh giá thông qua cơ sở phân

tích mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài và khả năng đáp ứng của ngành du lịch. Tiến hành xây dựng ma trận EFE :


Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch tỉnh An Giang (EFE).


Yếu tố bên ngoài

Mức quan

trọng

Khả năng

đáp ứng

Tổng số điểm

- Toàn cầu hoá.

0,10

2

0,20

- Môi trường chính trị ổn định

0,20

2

0,40

- Kinh tế phát triển.

0,20

2

0,40

-Các vùng lân cận có điều kiện và tài

nguyên tự nhiên, nhân văn

0,05

2

0,10

- Thời gian nhàn rỗi

0,05

3

0,15

- Áp lực cạnh tranh .

0,10

2

0,20

- Cải cách thủ tục hành chính

0,10

2

0,20

- Ô nhiễm môi trường .

0,10

2

0,20

- Tệ nạn xã hội .

0,10

2

0,20

Tổng cộng

1,00


2,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 14

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch tỉnh An Giang, phân định thành 04 mức độ như sau:

- Mức 1 : Phản ứng của ngành du lịch thấp

- Mức 2 : Phản ứng của ngành du lịch ở mức trung bình

- Mức 3 : Phản ứng của ngành du lịch ở mức khá

- Mức 4 : Phản ứng của ngành du lịch ở mức tốt


Từ kết quả phân tích,

đánh giá mức độ

ảnh hưởng của các yếu tố bên

ngoài đối với ngành du lịch tỉnh An Giang cho ta thấy rằng tổng số điểm quan trọng là 2,05 thấp hơn mức trung bình là 2,5. Điều này chứng tỏ rằng ngành du lịch tỉnh An Giang hoạt động chưa tốt, do đó khả năng tận dụng các cơ hội sẽ hạn chế và những rũi ro thì ngành du lịch của tỉnh rất dễ bị đe dọa do khả năng tránh né yếu.

2.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên trong ngành du lịch:

Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành du lịch. Ngoài ra, yếu tố bên trong cũng không kém phần quan trọng sẽ đưa hoạt động của ngành du lịch đạt hiệu quả hoặc ngược lại. Do đó, việc phân tích, đánh giá tác động của yếu tố bên trong của ngành du lịch tỉnh An Giang là rất cần thiết để làm cơ sở xác định các giải pháp đưa hoạt động du lịch phát triển trong thời gian tới.


- Chất lượng sản phẩm du lịch:

Khi kinh tế phát triển ngày càng cao thì nhu cầu tiêu thụ của con người đòi hỏi chất lượng càng cao. Do đó, ngày nay chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng tồn tại sản phẩm trên thị trường. Hiện nay, trình độ tiếp nhận các sản phẩm du lịch của người đi du lịch ngày càng cao. Các doanh nghiệp trong tỉnh An Giang rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây tỉnh đã có nhiều chính sách để tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong đó có ngành du lịch tỉnh An Giang. Điển hình như năm 2005-2006 tỉnh An Giang đã trích ngân sách hỗ trợ cho 1.300 doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và 30 doanh nghiệp thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, HCCAP…Từ đó, từng bước sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch được tốt hơn.

Đối với ngành du lịch tỉnh An Giang chất lượng sản phẩm được thể hiện qua các mặt sau:

- Tính độc đáo của sản phẩm:

Tỉnh An Giang như đã trình bày là tỉnh có nhiều tiềm năng thiên nhiên và được nhiều du khách đánh giá khá tốt thông qua số liệu điều tra thì 56,5% du khách cho rằng cảnh quang thiên nhiên của tỉnh An Giang hấp dẫn [Phụ lục 3]. Tuy nhiên, mục tiêu khách đến du lịch vẫn nhằm mục đích tín ngưỡng viếng Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc theo điều tra đạt đến 80,8% [Phụ lục 3], đồng thời thời gian lưu trú, chi tiêu của du khách đến An giang đều ở mức thấp. Điều này cho thấy rằng sản phẩm du lịch của tỉnh từng bước có cải thiện hơn nhưng vẫn chưa mang tính độc đáo để thu hút khách. Bên cạnh, việc tiện ích của các sản phẩm du lịch chưa cao, điển hình như số liệu điều tra về chất lượng phục vụ của khách sạn cho biết chỉ có 45% là tốt và chi tiêu trong một chuyến đi du lịch của du khách đến An Giang chủ yếu là chi tiền thuê phòng và đi lại, chi phí mua quà của địa phương chưa cao, chỉ có 40,2% du khách mua quà lưu niệm [Phụ lục 3]. Do đó, ngành du lịch của tỉnh phải vừa đa dạng hóa sản phẩm du lịch vừa phải đảm bảo tính hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Các điểm tham

quan du lịch cần phải có các sản phẩm đặc trưng cho từng điểm đến và đẩy

mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá về sản phẩm du lịch của tỉnh An giang ngày càng rộng khắp hơn.


- Giá của các chương trình du lịch:

Giá các chương trình du lịch của cả nước nói chung và tỉnh An Giang ngày càng được chấn chỉnh phù hợp hơn. Theo số liệu điều tra du khách đến tỉnh An Giang thì 61,6% cho rằng giá cả dịch vụ là hợp lý và thấp. Để tăng năng lực cạnh tranh được tốt hơn và tạo sức thu hút khách các dịch vụ đã phấn đấu hạ giá được du khách hài lòng hơn hoạt động dịch vụ và lữ hành cần phải đẩy mạnh hơn nữa để tăng hiệu quả hoạt động của ngành du lịch. Cụ thể năm 2005 khách lữ hành, lưu trú trong nước tăng 24,7% và khách nước ngoài tăng 50% so với năm 2004, kéo theo doanh thu của các doanh nghiệp du lịch phục vụ trong năm 2005 tăng 26,5% so năm 2004 .

- Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

+ Cơ sở vật chất:

Trên địa bàn tỉnh hiện nay tổng số khách sạn và nhà nghỉ có 53 cơ sở ( tăng gấp 2,2 lần so với năm 1996) với 1.247 phòng ( tăng 2,5 lần so với năm 1996). Khách sạn phân bổ trên các khu vực tập trung tại thành phố Long Xuyên chiếm gần 60%; thị xã Châu Đốc chiếm 37,6%, còn lại rãi rác ở các huyện trong tỉnh.

Phần lớn các khách sạn đều có nhà hàng riêng, có những nhà hàng lớn đã quen thuộc khách như: Nhà hàng Long Xuyên, nhà hàng Đông Xuyên, nhà hàng Thắng Lợi, nhà hàng Hòa Bình, nhà hàng Victoria Hàng Châu (Châu Đốc), Nhà hàng Núi Sam, nhà hàng Lâm Viên Núi Cấm, nhà hàng Bến Đá Núi Sam...

Nhìn chung mạng lưới khách sạn của các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn chưa đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Long Xuyên và Châu Đốc. Một số khách sạn xuống cấp, nhưng chưa được đầu tư nâng cấp.

Về nhà trọ là loại hình cũng rất phổ biến tại An Giang để đáp ứng nhu cầu hành hương của du khách. Hiện nay tỉnh có trên 900 nhà trọ đăng ký hoạt động trên địa bàn, nhưng một số nhà trọ hoạt động còn mang tính thời vụ, tự phát đặc biệt nhất là vào những dịp lễ, tết, hội chợ, lễ hội…nhiều nhất là ở khu vực Núi Sam thị xã Châu Đốc và Núi Cấm huyện Tịnh Biên. Số lượng nhà trọ ở thành phố Long Xuyên chiếm gần 57%, Châu Đốc chiếm trên 42%.

+ Cơ sở hạ tầng:


Đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến khả năng thu hút khách du lịch và nhà đầu tư đến tỉnh An Giang.

. Mạng lưới giao thông: Với đặc điểm về địa hình, địa lý, An Giang phát triển cả về giao thông đường bộ và giao thông đường thủy. Mật độ trung bình là 1,75 km đường bộ/km2 và bình quân 0,65 cầu cống/1km đường bộ.

Giao thông đường bộ: gồm các tuyến chính Quốc lộ 91 tiếp nối Campuchia dài 91,3 km, trong đó có 68 km bê tông nhựa và 23,3 km nền đá láng nhựa, với 42 cầu. Tỉnh lộ: có 14 tuyến với tổng chiều dài 404 km đã láng nhựa và 114 cầu, trong đó có 100 cầu bê tông. Bên cạnh, đường, cầu giao thông nông thôn có 90% đã láng nhựa thuận lợi cho việc đi lại.

Giao thông đường thủy: Trung ương quản lý có 15 tuyến, có tổng chiều dài 380 km, hầu hết là các sông lớn, trong đó có 02 sông lớn là sông Tiền và

sông Hậu và các kênh trục có độ sâu bảo đảm cho các phương tiện từ 100-

5.000 tấn lưu thông. Tỉnh quản lý 37 tuyến với tổng chiều dài là 656 km, chủ yếu là kênh cấp 2 và cấp 3, đảm bảo các loại phương tiện từ 50-100 tấn lưu thông. Huyện thị, xã phường quản lý 489 tuyến, với tổng chiều dài 1.468 km, bao gồm các kênh cấp 3, cấp 4 và kênh nội đồng, phục vụ cho việc tưới tiêu, khai thác vận tải chỉ là kết hợp vào mùa nước nổi với các loại phương tiện tải từ 5-10 tấn. Trên địa bàn có 08 bến phà, 08 bến tàu, 139 bến đò ngang và 01 bến cảng với công suất 3.000 tấn/ năm.

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ và đường sông đều được phát triển, mở rộng và nâng cấp, hầu hết các tuyến đường bộ đã đủ cao trình vượt lũ. Tuy nhiên vẫn chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu lưu thông,

phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới. Bên cạnh hiện nay nhiều tuyến,

nhiều đoạn đang trong tình trạng xuống cấp, sạt lở cần được đầu tư sửa chữa và duy tu bảo dưỡng.


+ Hệ thống cấp nước sinh hoạt:


Hệ thống cấp nước ở thành phố, thị xã, thị trấn hiện nay cung cấp từ 40-80% dân đô thị. Thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc phục vụ đảm bảo yêu cầu, các hệ thống cấp nước còn lại sản xuất chưa đảm bảo yêu cầu sử dụng của đô thị.


Bảng 2.6 : Hiện trạng cấp nước đô thị tại 11 huyện, thị, thành của tỉnh An Giang:


Huyện, thị, thành

Công suất hiện hữu(m3/ ngày)

Số dân đô thị được phục vụ (1000 người)

Tỉ lệ dân số đô thị được phục vụ

(%)

Tỉ lệ thất thoát nước

(%)

Tiêu chuẩn dùng nước (người/ngày)

1/. TP Long Xuyên

24.830

100,05

66,81

17,59

35-40

2/. Thị xã Châu Đốc

10.800

51,3

85,5

26,00

45-60

3/. H. Chợ Mới

1.000

5,56

49,6

30,2

30-55

4/.H . ChâuThành

400

2,00

9,92

25,5

50-55

5/. H. Châu Phú

1.500

13,00

66,5

18,7

20-25

6/. H. Thoại Sơn

1.000

4,60

24,0

32,5

65-70

7/. H. Phú Tân

1.000

10,5

58,3

35,6

30-35

8/. H. Tịnh Biên

1.000

10,06

89,4

30,7

30-35

9/.H. Tri Tôn

4.800

4,80

32,4

40,2

90-100

10/. H. Tân Châu

2.500

23,35

67,47

35,6

35-40

Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư [61]

+ Hệ thống cung cấp điện:Thực hiện chủ trương đưa điện lưới quốc gia đến tận các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Những năm qua, tỉnh An Giang huy động nhiều nguồn vốn để phát triển hệ thống điện trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2000 đã có 100% số xã phường có điện. Sản lượng điện thương phẩm trên 255 triệu KWh, tăng trên 4 lần so năm 1990. Năm 2005 có gần 93% hộ nông thôn sử dụng điện.

+ Hệ thống bưu chính diễn thông: Mạng bưu chính viễn thông tỉnh được đầu tư phát triển khá hiện đại và đồng bộ. Trên địa bàn có 60 bưu cục và 70 trạm viễn thông, thực hiện nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay số lượng khách hàng phát triển rất nhanh, cụ thể năm 2000 bình quân có 3,5 máy điện thoại thuê bao/100 dân, đến năm 2005 tăng lên 10 máy cho/100 dân.

+ Các dịch vụ hỗ trợ khác: Về dịch vụ ăn uống, trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà hàng phân bố khắp nơi, với những món ăn đặc sắc. Đa số tập trung ở thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và trung tâm thị trấn huyện. Tuy nhiên, dịch vụ ăn uống chưa đáp ứng phát triển du lịch về mạng lưới phân bố, nghèo về chất loại, chủng loại thức ăn, chưa được quy hoạch để đáp ứng nhu


cầu hiện nay cũng như phát triển sắp tới, đặc biệt nhất là thức ăn đáp ứng khẩu vị của khách quốc tế còn nhiều vấn đề bất cập.

- Công tác tổ chức quản lý và cải cách hành chính về du lịch:


+ Mạng lưới

tổ chức kinh doanh du

lịch: Các thành phần kinh tế

tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn gồm có cổ phần và tư nhân. Gồm có 01 liên doanh nước ngoài giữa Công ty du lịch cổ phần Hàng Châu

với tập đoàn ÉLÉCTRICITÉ ET

EAUX DE MADAGASCAR

- Cộng hòa

Pháp: Công ty liên

doanh khách sạn Victoria Hàng

Châu. Mạng lưới kinh

doanh du lịch trên địa bàn chưa đồng đều và chưa đủ mạnh.

+ Công tác quản lý Nhà nước và cải cách hành chính về du lịch: Những năm gần đây, công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn từng bước được củng cố, chấn chỉnh và hiệu lực được nâng lên. Ý thức chấp hành

pháp luật trong kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế ngày càng đầy

đủ hơn, tạo điều kiện cho việc thiết lập trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh hiện nay và trong những năm tiếp theo. Công tác quy hoạch, kế hoạch, lập các dự án đầu tư tại một số điểm, khu du lịch đã được xúc tiến phù hợp với quy hoạch phát triển Ngành Du lịch An Giang 1996-2010, các huyện, thị xã xây dựng các công trình văn hóa, phát triển các loại hình vui chơi giải trí, đây chính là tiền đề để ngành du lịch phát triển bền vững. Trong hoạt động kinh doanh du lịch nhìn chung các doanh nghiệp du lịch không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hình thức phục vụ, nhằm thu hút sự trở lại của khách du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh, công nhân viên chức trong ngành du lịch được củng cố; đã từng bước tiêu chuẩn hóa và trẻ hóa đội ngũ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng bước đầu được quan tâm. Nhà nước đã chuẩn bị một bước khá tốt trong việc thực hiện quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện cho việc quản lý, khai thác du lịch sau này. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nhanh việc lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm để sớm tiến hành triển khai các dự án đầu tư. Các khu du lịch trọng điểm cũng đã được Nhà nước đầu tư vốn xây dựng những công trình thiết yếu như: xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch Núi Cấm, Đồi Tức Dụp, khu lưu niệm Bác Tôn... Đặc biệt công trình khu lưu niệm Bác Tôn, Đồi Tức Dụp, khu du lịch Núi Cấm, Núi Sam… hiện đang trở thành điểm thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí