Kết Quả Vận Hành Của Hệ Thống Du Lịch Tỉnh An Giang:


lịch chủ yếu tập trung vào thời gian nghỉ phép năm và thời gian nghỉ của trường học sẽ tác động lên thời vụ du lịch.

Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Sự tập trung lớn nhu cầu vào vụ chính còn do việc sử dụng phép theo đoàn như: cán bộ, giáo viên trong trường nghĩ hè, nông dân nghỉ vào ngày không bận rộn mùa màng hoặc một xí nghiệp ngừng hoạt động chính vào một giai đoạn trong năm và nhân viên được nghỉ phép trong thời gian đó.

Bên cạnh, thời gian nhàn rỗi là thời gian nghỉ của trường học. Điều này làm cho học sinh và cha mẹ chúng có thời gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6-15 tuổi. Các bậc cha mẹ thường xắp xếp thời gian nghỉ pháp cùng để tận hưởng ngày nghỉ cùng với con cái. Từ yếu tố này đã tác động đến thời vụ của khách du lịch đến An Giang cao nhất trong năm là tháng 06 hằng năm.

Từ yếu tố này, du lịch tỉnh An Giang cần lưu ý đối tượng là những khách du lịch là người đã hưu trí. Số lượng của đối tượng này ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình ngày càng có xu hướng càng cao. Thời gian của đối tượng này có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu có đủ điều kiện kinh tế. Đây là lực lượng du khách làm giảm bớt cường độ mùa du lịch chính.

+ Sự quần chúng hóa trong du lịch: Là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Sự tham gia của số đông khách có khả năng thanh toán trung bình (đối tượng này thường không có kinh nghiệm đi du lịch), họ thường thích đi nghỉ vào mùa du lịch chính. Vì các lý do là đa số đối tượng này có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào chính vụ. Do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào vụ chính chi phí du lịch cao nhưng họ vẫn muốn đi du lịch vào vụ chính để được giảm giá theo số đông đi du lịch. Họ thường không hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chọn những tháng mùa chính để xác xuất gặp thời tiết bất lợi nhỏ nhất. Do ảnh hưởng của sự bắt chước lẫn nhau của du khách. Những người mới tham gia vào

dòng khách du lịch thường không nắm được điều kiện nghỉ ngơi của từng

vùng, từng địa phương một cách cụ thể. Họ lựa chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà các nhân vật có tiếng đi nghỉ.

Vì vậy sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch. Để khắc phục ảnh hưởng này người ta dùng chính sách giảm giá


vào trước và sau mùa chính, đồng thời tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi ngoài mùa chính để thu hút khách.

Các nhân tố trên thông thường vừa tác động riêng rẽ, vừa tác động đồng thời, trong thực tế mùa du lịch thường chịu ảnh hưởng của một số nhân tố cùng một lúc. Ngoài ra tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có nhân tố khác tác động theo hướng ngược lại. Thí dụ tác động của yếu tố khí hậu sẽ giảm nếu tạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Vì vậy cần phải hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến độ dài mùa của từng loại hình du lịch. Từ đó tìm ra các khả năng kéo dài mùa kinh doanh du lịch hoạt động trong cả năm, nâng cao chất lượng phực vụ và tăng nguồn thu cho doanh nghiệp hoạt động du lịch, dịch vụ.

Nguyên nhân dẫn đến tính thời vụ nằm ở các nhân tố tác động đến sự không đều đặn của cầu du lịch và sự không ổn định của cung du lịch. Do đó giải pháp hạn chế tính thời vụ được thể hiện trên hai mặt này. Tỉnh An Giang cần phải nghiên cứu các giải pháp cân bằng cầu vào mùa du lịch chính và giải pháp thu hút cầu vào ngoài mùa du lịch là việc rất cần thiết để đưa hoạt động ngành du lịch tỉnh phát triển tốt trong tương lai.

2.2.1.5. Lợi nhuận và nộp ngân sách:

Từ số liệu thống kê và nghiên cứu, phân tích đánh giá thực tế cho thấy rằng số tiền chi tiêu của du khách du lịch đã tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế của tỉnh An Giang. Do đó, thông các sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch chi tiêu càng cao thì hoạt động của ngành du lịch mang lại hiệu quả càng cao, góp phần tăng GDP của tỉnh và thu nhập bình quân đầu người.

Theo số liệu báo cáo của tổ chức UNDP/WTO – 2000 thì kết luận rằng hệ số thu nhập gồm thu nhập trực tiếp, thu nhập gián tiếp và thu nhập trung gian khoảng 1,52. Theo báo cáo thống kê, trung bình cứ một đồng doanh thu du lịch tạo ra từ 1,5 đến 02 đồng doanh thu cho các ngành khác trong nền kinh tế và tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội khác. Điều này, cho ta thấy rằng ngành du lịch là hoạt động tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành khác, từ đó hiệu quả của du lịch sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như hoạt động của các ngành khác của tỉnh. Cụ thể, hoạt động của ngành du lịch đã đóng góp từ 1,84% GDP vào ngân sách năm 2000 lên 3,13% trong GDP vào năm 2005 và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới [56]. Sự phát

triển

này đã mở ra triển vọng của ngành du

lịch tỉnh An Giang và đây sẽ là


ngành mũi nhọn tác động đến đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang trong tương lai.

2.2.1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch:

Chất lượng của sản phẩm du lịch trong thời gian qua đã được ngành du lịch, địa phương nổ lực cải tiến rất nhiều, thể hiện thông qua việc nâng khách sạn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, quan hệ với TP Hồ Chí Minh và Campuchia để phát triển các tour tuyến du lịch…Hoạt động du lịch An Giang hiện nay bước đầu đóng góp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách đến với tỉnh. Theo số liệu điều tra du khách đến tỉnh An Giang thì có 81,3% cho rằng các dịch vụ ăn uống phù hợp với khách [Phụ lục 3]. Đây là một bước chuyển biến tích cực trong hoạt động của ngành, một tín hiệu vui báo hiệu một bước phát triển của ngành du lịch một cách đúng hướng như hoạt động Gánh hàng rong ở khách sạn Đông Xuyên, ẩm thực mùa nước nổi, các tour du lịch mùa nước, du lịch sông nước…Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, các khu vui chơi, giải trí còn ít về số lượng, đơn điệu về chất lượng và nghèo nàn về chủng loại chưa tạo ấn tượng sâu sắc về tính đặc thù của sản phẩm du lịch An Giang…. Theo số liệu điều tra của khách du lịch đến tỉnh An Giang thì chỉ có 55% khách du lịch cho rằng sản phẩm du lịch tỉnh An Giang là hấp dẫn, đa dạng, còn 45% du khách có ý kiến rằng sản phẩm du lịch tỉnh An Giang còn đơn điệu, nhàm chán [ Phụ lục 3].

Do đó, cần phải quy hoạch chi tiết, khả thi để phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang ngày càng phù hợp với xu thế phát triển. Bên cạnh, cần phải huy động các thành phần kinh tế tham gia để sớm hình thành các sản phẩm du lịch toàn diện, mang tính độc đáo của tỉnh An Giang, chất lượng cao để đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch và đưa ngành du lịch của tỉnh An Giang thật sự là ngành mũi nhọn của tỉnh.

2.2.1.7. Hoạt động lữ hành du lịch:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 07 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành, tăng 6 đơn vị so với năm 2000. Trong đó có 01 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung, các công ty hoạt động lữ hành của tỉnh An Giang đã nổ lực để mở rộng khai thác thêm nhiều tour tuyến du lịch mới trong và ngoài tỉnh cũng như nước ngoài. Bên cạnh, vấn đề xúc tiến quảng bá và nâng cao chất lượng phục vụ được đầu tư đúng mức để thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan. Trong quá trình hoạt động đơn vị kinh doanh lữ hành đã nghiên cứu xây dựng mới chương trình du lịch, trong đó


có một số chương trình du lịch phục vụ ngày càng nghỉ cuối tuần, loại hình nghỉ nhà dân (home stay), tour du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, sinh thái cồn-vườn cây ăn trái.

Hoạt động lữ hành phục vụ trong năm 2005 đạt 250 ngàn lượt khách tăng 28,7% so với năm 2004. Trong đó khách quốc tế đạt 30.000 lượt, tập trung nhiều nhất ở thị trường các nước như: Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức. Theo đó doanh thu do các doanh nghiệp du lịch phục vụ

trong năm 2005 cũng tăng đạt 77,8 tỉ đồng tăng 11,5% so với năm 2004.

Doanh nghiệp du lịch những năm gần đây có quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng qui mô kinh doanh của từng đơn vị. Bên cạnh, khai thác tiềm năng đặc thù của tỉnh về cảnh quan, môi trường sinh thái cũng như sinh hoạt văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống, sự kiện chính trị lớn của tỉnh. Từ đó, cải thiện và phát triển thêm các loại hình dịch vụ phụ trợ du lịch phong phú, đa dạng và mới lạ về chất lượng phục vụ.

Tuy nhiên, về hoạt động lữ hành của tỉnh đến nay vẫn chưa khai thác tốt nguồn thu từ lượng khách đến tỉnh An Giang. Theo số liệu điều tra thì lượng khách đến tỉnh An giang tự sắp xếp vẫn còn cao ( chiếm 40,6%) [Phụ lục 3]. Do đó, hoạt động lữ hành cần nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường mạng lưới và đẩy mạnh công tác quảng bá.

2.2.1.8. Đầu tư vào ngành du lịch:

Tổng vốn đầu tư vào ngành du lịch từ năm 1996-2005 là 457,85 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 1996-2000 là 178,4 tỉ đồng và giai đoạn từ 2001-2005 là 279,5 tỉ đồng. Năm 2006 là năm tỉnh An Giang sẽ tập trung đầu tư để phát triển ngành du lịch của tỉnh thông qua việc đầu tư các dự án đầu tư cho các khu vui chơi giải trí, xây dựng và nâng cấp các khách sạn, đầu tư vào hoạt động lữ hành…với tổng vốn đầu tư dự kiến là 252 tỉ đồng, gần bằng mức đầu tư cho 5 năm từ năm 2001-2005.

Bảng 2.3: Đầu tư vào ngành du lịch tỉnh An Giang.

Đơn vị : Triệu đồng

Nguồn vốn

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng số vốn

24.200

36.448

71.870

65.000

82.000

- Vốn nhà nước

10.348

12.864

36.818

20.000

30.000

- Vốn ĐT nước ngoài

6.176

5.982




- Vốn tư nhân

7.678

17.602

35.052

45.000

52.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 11

(Nguồn Sở Du Lịch An Giang)[65],[66],[67],[68],[69],[70]


Cụ thể việc đầu tư ngành du lịch tập trung vào các khu du lịch trọng điểm như sau :

Khu du lịch Núi Sam:

Theo quy hoạch chi tiết khu du lịch Núi Sam được chia làm 06 khu vực chính, với 47 hạng mục với các khu như : khu trung tâm các công trình di tích, lịch sử, văn hóa ; Trục trung tâm thương nghiệp và dịch vụ ; Khu vui chơi giải trí ; Khu khách sạn, nhà nghỉ ; Khu thể dục, thể thao ; Khu dân cư và các công trình công cộng của xã.

Đến nay đã thực hiện xong đường nhựa quanh núi, nhà máy cấp nước, hệ

thống cung cấp nước lên núi, bưu

điện, khu

bách hóa tổng hợp, khu dân cư

Nam quốc lộ 91, khu dịch vụ du lịch Bến Đá, cụm nhà nghỉ Bungalow-vườn Tao ngộ, bãi giữ xe, cổng chính khuôn viên Miếu Bà, đường vòng Bắc QL91, khu dân cư Bắc quốc lộ 91. Còn 31/47 hạng mục trong 06 khu chức năng chưa được đầu tư.

Khu du lịch Núi Cấm:

Khu Lâm Viên Núi Cấm: Công ty Du Lịch tỉnh An Giang đang thực hiện,

quy hoạch gồm 11 khu chức năng tập trung Khu trung tâm ; Khu thiếu nhi ;

Khu vườn bách thảo ; Khu thể thao, nhà hàng ; Khu vườn cổ tích ; Khu đi dạo ven hồ ; Khu nghỉ ngơi an dưỡng; Khu vườn bách thú; Khu cấm trại dã ngoại; Khu hành chính, bãi xe; Khu tái định cư.

Đến nay đã đầu tư: cổng chào, đường vào khu trung tâm, khu tái định cư, bãi đậu xe và nâng cấp khai thác số cơ sở dịch vụ hiện trạng. Hiện nay huy động vốn dân xây dựng hoàn thành 02 công trình qui mô lớn được du khách rất ngưỡng mộ đó là công trình Chùa Vạn Linh và Phật Di Lặt trên Núi Cấm.

Khu du lịch Núi Cô Tô: Gồm 3 điểm chính: Đồi Tức Dụp, Hồ Soài So, Chùa Tà Bạ. Riêng Đồi Tức Dụp đã đầu tư xây dựng phần di tích lịch sử cách mạng và đang khai thác một số dịch vụ như: ăn uống, giải khát...Hiện nay Đồi Tức Dụp đang trở thành điểm du lịch khá hấp dẫn nằm trong hệ thống tour du lịch liên tỉnh. Riêng điểm hồ Soài So đã đầu tư cơ sở hạ tầng.

Khu du lịch Núi Giài: Gồm có các điểm chính: Chùa Tam Bửu, Miếu An Định, Hội Ông Đá, Nhà Mồ Ba Chúc, Núi Nước, Ô Tà Sóc. Riêng điểm


Nhà Mồ Ba Chúc bước đầu triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết. Các điểm sắp xếp các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát.

Khu du lịch Núi Sập: Hiện nay đang thực hiện đầu tư xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật và một số dịch vụ khu chức năng số 1 ( khu hồ Núi Lớn), khu hành hương, đường xuyên núi và làm thành đường thủy có thể bơi thuyền sang núi, đường lên núi. Đây là khu du lịch đầu tư khá hoàn chỉnh và đang được nhiều du khách đến tham quan.

Khu Lưu Niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Tỉnh đã đầu tư hoàn chỉnh khu lưu niệm gồm các công trình: Đền thờ, nhà trưng bày hình ảnh và hiện vật về thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã khánh thành nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Bác Tôn (20/8/1888-20/8/1998). Phần dịch vụ du lịch bên ngoài khu lưu niệm, chưa có doanh nghiệp du lịch tham gia, đang tự phát trong nhân dân một số dịch vụ, chủ yếu về ăn uống giải khát. Ngoài khu lưu niệm, địa bàn Cồn Mỹ Hoà Hưng còn phát triển khu du lịch vườn.

Điểm Công viên Mỹ Thới: Đã đầu tư một số dịch vụ vui chơi giải trí, khai thác một phần theo quy hoạch, đang từng bước nâng cấp mở rộng.

Điểm du lịch Nguyễn Du: Là điểm tại trung tâm thành phố Long Xuyên, đến nay đã đầu tư hoàn chỉnh, nơi này hiện phát triển một số dịch vụ phuc vụ nhân dân địa phương và khách tham quan như: chụp hình, bán quà lưu niệm, một số trò chơi thiếu nhi...

* Các điểm du lịch còn lại :

Chùa Đạo nằm, Chùa Bà Lê và nhà lưu niệm Huỳnh thị Hưởng (huyện Chợ Mới), Đền thờ Quản Cơ Thành ( huyện Châu Phú), chùa Giồng Thành, chùa Chăm (huyện Phú Tân), cụm di tích xã Ba Chúc (huyện Tri Tôn)...hiện đang khai thác kinh doanh ăn uống, giải khát theo hiện trạng, chưa được đầu tư nhiều các loại hình dịch vụ du lịch.

* Tóm lại, thực trạng du lịch tỉnh An Giang qua từng giai đoạn có tăng lên, nhất là những năm gần đây thông qua việc đầu tư trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật bằng việc huy động các nguồn vốn đầu tư đã tác động đến việc phát triển nhanh hoạt động ngành du lịch, cụ thể giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng của lượng khách quốc tế là 21,9%/năm, lượng khách nội địa tăng 8,7%/năm và doanh thu của ngành du lịch tăng với tốc độ trung bình 18,3%/năm.


Thị trường chính của ngành du lịch tỉnh An Giang là thị trường nội địa (chiếm 99%) lượng khách đến tỉnh An Giang và chi tiêu của khách chủ yếu là chi ăn uống và chi lữ hành (chiếm gần 80% trên tổng chi tiêu của khách).

Lượng khách đến tỉnh An Giang tăng nhanh qua các năm, tuy nhiên còn mang tính thời vụ rất cao, chủ yếu là tháng 4,5,6 (chiếm 90% tổng lượng khách

/năm), từ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ du khách và ảnh hưởng xấu đến vấn đề môi trường. Khách du lịch đến tỉnh An Giang chủ yếu là khách đi hành hương, tín ngưỡng.

Sản phẩm du lịch tỉnh An Giang chưa đa dạng và phong phú và nhất là chưa có sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, từ đó đã hạn chế đến việc thu hút khách du lịch đến An Giang. Nhân lực ngành du lịch có tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng để phục vụ phát triển ngành.

Nguồn vốn đầu tư hằng năm bình quân 50 tỉ đồng/năm, nguồn vốn chưa huy động cao các nguồn vốn đầu tư nên cơ sở vất chất kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế so với nhu cầu phát triển.

Riêng vấn đề khai thác và tôn tạo tài nguyên du lịch tỉnh cũng rất quan tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần phải tiến hành một cách đồng bộ và hiệu quả trong thời gian tới.

2.2.1.9. Kết quả vận hành của hệ thống du lịch tỉnh An Giang:

Trong thời gian qua ngành du lịch tỉnh An Giang đã phấn đấu khai thác những lợi thế của tỉnh và mang lại những kết quả đáng kể thông qua việc vận hành của hệ thống du lịch được thể hiện rõ nét qua các yếu tố sau:

- Các thị trường khách du lịch đến tỉnh An Giang:

Thị trường du lịch là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của ngành du lịch. Yếu tố thể hiện rõ nét năng lực cạnh tranh là số lượng khách đến tỉnh An Giang trong thời gian qua như sau:

Lượng khách đến tỉnh An Giang tăng qua các năm như năm 1996 khách du lịch đến An Giang là 2,290 triệu lượt người, đến năm 1998 là 2,35 triệu và năm 2000 là 2,50 triệu lượt và đến năm 2005 là 3,8 triệu lượt người. Hầu hết là khách nội địa (hơn 99%) , một phần nhỏ khách quốc tế. Số lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn bình quân tăng giai đoạn 1996-2000 là 4%/năm và giai đoạn 2001-2005 tốc độ khách du lịch tăng bình quân là 8,7%/năm .


Bảng 2.4: Lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang

Đơn vị: Triệu người


Năm

Số lượng

khách đến

Trong đó

Tăng

trưởng

% tăng

(+)giảm(-)

Khách QT

Khách NĐ

1996

2,290

0,013

2,277



1997

2,400

0,012

2,388

+ 110

+ 5,20

1998

2,350

0,013

2,337

- 50

- 0,01

1999

2,496

0,014

2,482

+ 146

+ 6,30

2000

2,500

0,014

2,486

+ 04

+ 0,05

2001

2,300

0,015

2,285

- 200

- 0,08

2002

2,440

0,024

2,416

+ 140

+ 1,06

2003

2,765

0,021

2,744

+ 325

+ 1,13

2004

3,500

0,022

3,478

+ 735

+ 1,27

2005

3,800

0,024

3,776

+ 300

+ 1,09

(Nguồn Sở Du Lịch An Giang)[65],[66],[67],[68],[69],[70]

Khách nội địa:

Khách nội địa phần lớn là khách hành hương, chủ yếu lượng khách này

đến Núi Sam, trong đó khoảng 35% đến Núi Cấm và 15% đến tham quan Đồi

Tức Dụp.

Theo

số liệu

điều tra thì lượng khách nội địa

đến An Giang gồm:

khách trong tỉnh chiếm 32,5%, khách thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chiếm 39,6%, khách các tỉnh khác chiếm 27,9%. Khách nội địa tăng bình quân

giai đoạn 1996-2000 là 3,7%/năm và giai đoạn 2001-2005 là 10,5%. Mục đích

khách đến tỉnh An Giang chủ yếu là hành hương.

Lượng khách tăng qua các năm, điều này chứng tỏ kết quả đáng khích lệ, phản ảnh hoạt động du lịch lữ hành của tỉnh An Giang năng động trong việc xác định nhu cầu và đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.

Khách quốc tế:

Khách quốc tế đến An Giang có tăng nhưng chưa cao và còn chiếm tỉ lệ quá nhỏ trong tổng số lượng khách đến tỉnh An Giang (chỉ khoảng 0,6%). Bên cạnh, số ngày lưu trú bình quân chỉ có 2 ngày và chi tiêu bình quân 40 USD, điều này cho thấy rằng sản phẩm du lịch của tỉnh An Giang chưa có sức hấp dẫn, năng lực phục vụ du lịch chưa có đầu tư đúng mức, chưa thu hút để giữ chân khách đến An Giang. Khách du lịch nước ngoài đến An Giang tập trung nhất là thị trường Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan,

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí