Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang:


Huyện An Phú:

Có Đình An Phú là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Các di tích văn hóa-lịch sử là nguồn tài nguyên vô giá của dân tộc, tài nguyên này giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch ở An Giang. Theo số liệu của Sở Văn hóa-Thông tin, ở An Giang có 26 di tích lịch sử-văn hóa là di tích quốc gia. Với số di tích này thì mật độ di tích của tỉnh An Giang chỉ là 0,76 di tích/100 Km2. So với một số nơi khác trong cả nước thì mật độ di tích ở An Giang còn nhỏ bé, điển hình như ở thành phố Hồ Chí Minh là 2,24 di tích/100 Km2, Hà Nội theo số liệu của Viện Nghiên Cứu Phát triển du lịch có 43 di tích/100 Km2, Hải Phòng có 19,9 di tích/100 Km2. Bên cạnh, theo đánh giá của các chuyên gia thì việc bảo tồn di tích, nhất là việc giáo dục cộng đồng giữ gìn các di tích cũng như mở rộng hình thức văn hóa chưa được quan tâm và khai thác đúng mức.

Để rõ nét hơn tính độc đáo của các di tích, xin cụ thể các di tích lịch sử đặc sắc của tỉnh An Giang như sau:

Chùa Bà Chúa Xứ:

Miếu Bà Chúa Xứ ở khu danh thắng Núi Sam, tại chân núi Sam-thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc. Miếu được lập vào đầu thế kỷ XIV ( khoảng 1820- 1825), khi ấy còn làm bằng tre lá đơn sơ. Qua nhiều lần nâng cấp đến năm 1972 Miếu được xây dựng lại qui mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp, có bốn tầng mái cong lợp ngói ống, tráng men xanh. Nghệ thuận chạm trỗ rất tinh xảo. Toàn khu Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hòa của nền kiến trúc truyền thống, dân tộc và hiện đại.

Vì vậy, Miếu đã được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Hằng năm, sau tết Nguyên đáng, du khách từ khắp nơi trên cả nước về đây trẩy hội rất đông ( khoảng trên 03 triệu người). Đây là một lễ hội dân gian lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật dân gian, thể thao, các dịch vụ diễn ra rất sôi nổi, đã thu hút, hấp dẫn cùng với những truyền thuyết huyền bí về Bà Chúa Xứ nên đã thu hút du khách đến tham quan và hành hương ngày càng đông hơn. Chính vì vậy, năm 2001 Bộ Văn Hóa Thông Tin và Tổng Cục Du Lịch đã chính thức công nhận lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, trở thành một trong 15 lễ hội tiêu biểu của cả nước.


Bia Thoại Sơn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Bia Thoại Sơn là một di tích lịch sử đã in đậm dấu ấn từ 2 thế kỹ qua, do Thoại Ngọc Hầu xây dựng vào năm 1822. Năm 1817, Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh và chủ trương đào con kênh dẫn đến Rạch Giá, kênh dài hơn 30 Km, có một vị trí quan trọng trong việc giao thông vận tải và phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, kinh tế của nhân dân trong vùng. Ông được triều đình khen ngợi và cho lấy tên Ông đặt tên cho con kênh là Thoại Hà.

Để đánh dấu công trình trọng đại này, Thoại Ngọc Hầu đã soạn bài văn và cho khắc vào bia đá. Năm 1822, ông long trọng làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ sơn thần tại triền Núi Sập. Bia có chiều cao 3 mét, ngang 1,2 mét, bề dày 0,2 mét, mặt bia chạm đúng 629 chữ. Bia Thoại Sơn đến nay vẫn còn ở vị trí ban đầu, nét chữ Hán trên mặt bia vẫn còn sắc nét. Đây là một trong ba công trình di tích lịch sử loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020 - 9

Khu Di Chỉ Óc Eo:

Đây là một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, là một khu di tích cổ rộng lớn gắn liền với vết tích vật chất của Vương quốc Phù Nam một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.

Ngoài khu vực được xem là “thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500 ha còn có một số vùng ở miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ.

Hiện nay, Khu di tích Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu. Nơi này còn thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Linh Sơn Tự:

Chùa Linh Sơn Tự thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn ( cách TP Long Xuyên 40 Km) là một phần của vùng di chỉ văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Chùa nằm cách gò Óc Eo 1,5 Km.


Trên khu đất cao dưới bóng những cây sao râm mát. Bên trong chùa có thờ hai bia đá và tượng Phật bốn tay. Đây là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao có niên đại trên dưới hai ngàn năm. Theo các nhà khảo cổ thì những dòng chữ cổ được khắc trên 02 bia đá có thể là chữ Hán của dân tộc Phù Nam xa xưa.

Tượng bốn tay do nhân dân phát hiện được vào năm 1913, tại khu vực gần chợ Ba Thê. Từ đó, người ta lập chùa thờ tượng này và đặt tên là chùa Linh Sơn, còn dân địa phương gọi là chùa Phật bốn tay.

Theo giả định của các nhà khảo cổ thì tại hai bia đá và khu vực chùa Linh Sơn có khả năng là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo. Nơi đây xưa kia là một khu đô thị có nền văn hóa phát triển rực rỡ gắn liền với những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao mà cho đến nay vẫn còn ẩn chứa điều bí mật nằm sâu dưới lòng đất.

Đồi Tức Dụp:

Tức Dụp thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là ngọn đồi của dãy núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn). Tuy là một ngọn đồi nhỏ với chiều cao khoảng 300 mét, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những hang trên núi ăn luồng nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt này, thêm vào tinh thần kháng chiến dũng cảm và mưu trí của quân dân An Giang. Tức Dụp đã trở thành một căn cứ kháng chiến nổi tiếng trong thời kỳ chống Mỹ.

Suốt 128 ngày đêm, với một lực lượng hùng hậu máy bay, pháo binh, bộ binh nhưng kẻ địch vẫn không thể đánh thắng được. Để rồi Mỹ phải thảm bại và cái tên “Ngọn đồi 2 triệu đô la” là số tiền Mỹ đã bỏ ra để mua bom đạn trút xuống ngọn đồi.

Đến đây du khách có thể tham quan những địa danh như hang C6, hang Quân y, hang thanh niên, Hội trường Tỉnh Ủy…Đồi Tức Dụp ngày nay là một khu tham quan. giải trí lý tưởng .

Chùa Hoà Thạnh, lịch sử và giai thoại:

Chùa Hòa Thạnh là một ngôi chùa cổ còn được gọi là chùa cây Mít, toạ lạc tại ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên , nơi mà nhân dân địa phương quen gọi là xứ Cây Mít. Chùa có một lịch sử lâu đời và là cơ sở quan trọng của cách mạng trong suốt thời kỳ chống giặc giữ nước, được xây dựng vào giữa những năm cuối thế kỹ 19.


Trong cuộc đời bôn ba khắp nơi để truyền bá tinh thần yêu nước, cụ Phá Bảng Nguyễn Sinh Sắc ( thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), đã dừng chân ở nơi đây trong một thời gian ngắn khoảng từ năm 1921 đến 1923 trước khi về chùa Giồng Thành huyện Tân Châu.

Ngày 17 tháng 05 năm 1993, chùa Hòa Thạnh được nhà nước công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Lăng Thoại Ngọc Hầu:

Nằm trong cụm di tích của Núi Sam, nhưng lăng Thoại Ngọc Hầu lại là một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp, cổ kính. Toàn khu Sơn Lăng là một kiến trúc hài hòa.

Ông Thoại Ngọc Hầu là một công thần nhà Nguyễn, ông tên thật là Nguyễn văn Thoại được tước phong Ngọc Hầu, ông là một danh nhân có công khai khẩn đất hoang, lập làng, mở mang giao thông, bảo vệ biên cương tổ quốc nói chung và vùng đất An Giang nói riêng.

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích có nhiều ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu của An Giang dưới thời phong kiến còn lưu lại, được nhà nước công nhận. Nhân dân và chính quyền An Giang trùng tu, tôn tạo bảo quản để phát huy tốt trong công tác giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành:

Vào năm 1897, Ông Trần Văn Nhu, con ông Trần Văn Thành đã đứng ra xây dựng đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành tại Láng Linh-Bảy Thưa thuộc xã Mỹ Tây-huyện Châu Phú, để tưởng nhớ ông, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh-Bảy Thưa (1867-1873) và ghi nhớ nơi tập hợp nhân dân và các tín hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ kháng Pháp.

Hàng năm, cứ vào ngày 21, 22, 23 tháng 2 âm lịch ( ngày Ông Trần Văn Thành hy sinh) là nhân dân trong và ngoài tỉnh tụ hội về đây rất đông để tưởng nhớ ngày xưa.

Bảo tàng và khu triển lãm:

Tỉnh An Giang có một Bảo tàng tỉnh mới xây dựng đưa vào sử dụng đầu năm 2006, nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Nhà mồ xã Ba Chúc…Đã tạo nên nét đặc sắc và làm tăng tính phong phú, độc đáo của sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, cần phải quan tâm kết


hợp giữa bảo tàng và du lịch thật chặt chẽ, đồng bộ để phát huy tốt chức của bảo tàng, nhà trưng bày vào phát triển du lịch. Bảo tàng không chỉ dừng lại với chức năng lưu trữ là chính mà còn các chức năng khác như giáo dục, bảo tồn…Muốn thực hiện tốt chức năng Bảo tàng cần phải quan tâm đến viêc sắp xếp trưng bày đảm bảo tính khoa học, phong phú và thật sự hấp dẫn. Như vậy, ngành du lịch sử dụng các Bảo tàng để làm phong phú thêm loại hình văn hóa du lịch. Đây cũng là một trong những cách làm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

- Các khu, điểm du lịch trọng điểm:

Các khu du lịch của An Giang nói riêng, cũng như trong cả nước nói chung đều gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc và các lợi ích cộng đồng để phục vụ cho khách du lịch. Cụ thể như sau:

+ Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn tại Cù lao Ông Hổ giữa lòng sông Hậu thuộc xã Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên khí hậu mát mẽ với nhiều vườn cây ăn trái quanh năm. Nơi này còn giữ nguyên dạng ngôi nhà cũ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ra và sống thời niên thiếu, bên cạnh là nhà lưu niệm Bác Tôn đã xây dựng trong vài năm trước, giúp du khách hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác.

+ Nhà Bảo tàng An Giang xây dựng mới nằm tại ngã ba đường Lê Triệu Kiết, Tôn Đức Thắng và Lý Thường Kiệt thuộc phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, gồm 3 khu trưng bày: Vùng đất và con người An Giang, cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn, nền văn hóa Óc Eo và cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, thành tựu xây dựng và bảo vệ quê hương.

+ Khu du lịch Núi Sam thuộc thị Xã Châu Đốc, với những di tích lịch sử, văn hóa gồm: lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, chùa Hang... Các tiện nghi phục vụ cùng với sự trù phú của thị xã Châu Đốc, cảnh quan tươi mát, thoáng đạt tại vùng ngã ba sông... sẽ tạo cho du khách các cảm giác vui, lạ và tươi khỏe.

+ Khu du lịch Lâm viên Núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên, cảnh quan thiên nhiên được ví như Đà Lạt tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Khí hậu mát mẻ quan năm, nhiệt độ bình quân từ 18 - 24oC. Du khách sẽ thăm quan suốt tuyến Thất Sơn với 7 ngọn núi trong đó có núi Cấm (còn gọi là Thiên Cấm Sơn) cao 710 mét với các thắng cảnh núi non, có hồ chứa nước ÔtukSa, thảm thảo mộc xanh tươi, tượng Phật Di Lặc mới xây dựng, cùng với hệ thống di


tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia như: Tức Dụp, Ô tà Sóc, chùa Xà Tón, nhà mồ Ba Chúc… ở huyện Tri Tôn.

2.1.5. Các tuyến du lịch trong và ngoài Tỉnh:

- Trong tỉnh:

+ Từ trung tâm thành phố Long Xuyên theo Quốc lộ 91 đến thị xã Châu Đốc (Núi Sam, làng nổi cá bè) vào Tịnh Biên (Núi Cấm) qua Tri Tôn (núi Cô Tô; đồi Tức Dụp; nhà mồ Ba Chúc) theo đường tỉnh 941 (lộ tẻ) trở về thành phố Long Xuyên.

+ Từ trung tâm thành phố Long Xuyên theo đường tỉnh 941 đến Tri Tôn (núi Cô Tô - đồi Tức Dụp - nhà mồ Ba Chúc) đến Tịnh Biên (Núi Cấm) trở ra thị xã Châu Đốc (núi Sam; làng nổi cá bè) theo quốc lộ 91 trở lại Long Xuyên.

+ Từ trung tâm Long Xuyên qua đường tỉnh 941 đến Tri Tôn qua Thoại Sơn (di chỉ khảo cổ Óc Eo) theo Hương lộ 01 trở về Long Xuyên và ngược lại.

+ Từ Long Xuyên theo quốc lộ 91 qua Châu Đốc đến Tịnh Biên, Tri Tôn, đến Thoại Sơn về Long Xuyên.

+ Từ trung tâm Long xuyên theo đường tỉnh 941 đến Tri Tôn, (hoặc theo Quốc lộ 91 đến Châu Đốc, Tịnh Biên) tiếp tục theo đường tỉnh 948 rẻ theo đường kênh 8 ngàn đến Hòn Chông, Hà Tiên.

- Ngoài tỉnh:

Đã tổ chức các tuyến du lịch qua các trung tâm du lịch lớn trong cả nước như TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Hà Nội, Phú Quốc v..v.. đi bằng phương tiện máy bay, xe ô tô, tàu cao tốc, ca nô…hình thức tổ chức trọn gói hoặc khách tự chọn.

Các tuyến đường sông:

- Long Xuyên - Thoại Sơn - Rạch Giá - Hà Tiên (đường biển) Châu Đốc

- Long Xuyên.

- Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Campuchia (và ngược lại).

- Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên.

- Long Xuyên - Thoại Sơn - Tri Tôn.


- Ngoài nước:

Các công ty lữ hành đã mở rộng việc khai thác xây dựng và giới thiệu các tour, tuyến du lịch mới trong và ngoài tỉnh, nước ngoài. Hiện nay, trên địa bàn đã có chính thức 07 đơn vị tham gia hoạt động (01 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 06 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa), đang có nhiều cố gắng để đẩy mạnh hoạt động quảng bá huy động khách, nâng cao chất lượng phục vụ tour với giá cả hợp lý, tạo uy tín với khách và thu hút được nhiều tour trọn gói. Đặc biệt, trong năm 2004 Công ty Cổ phần Sài Gòn - Mêkông chính thức đưa vào khai thác tuyến du lịch đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ bằng tàu cao tốc và tour du lịch từ Việt Nam đi Campuchia và ngược lại.

Đặc biệt là năm 2006 tỉnh An Giang đăng cai tổ chức Mekong Festival du lịch nhằm tạo mối liên kết các tour liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chủ động mở rộng các tuyến du lịch sang đất nước Campuchia. Đây là sự kiện quan trọng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong xu thế hội nhập. Thể hiện điều này qua các hoạt động của các tour du lịch điển hình nhân dịp Festival du lịch như:

- Tour ngược dòng Mekong: Từ Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ-Long Xuyên-Châu Đốc-Phnompenh-Xiemriep. Tour này phục vụ cho khách trong và ngoài nước.

- Tour liên tỉnh: Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang. Đây là sự kết hợp giữa du lịch gắn liền với sông nước-núi sông-núi biển.

- Tour khép kín trong tỉnh: Long Xuyên-Châu Đốc-Tịnh Biên-Tri Tôn- Thoại Sơn-Long Xuyên.

- Tour du lịch mùa nước nổi tại rừng tràm Trà Sư.

- Mô hình tour du lịch cộng đồng.

2.1.5. Ẩm thực:

Ẩm thực có những nét rất riêng của An Giang với bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer cùng sinh sống hòa thuận. Du khách sẽ có dịp thưởng thức và khám phá những món ngon do chính bàn tay khéo léo của những phụ nữ dân tộc Chăm với món Tung Lò Mò, xúc xích bò. Ngạc nhiên với hương vị còn giữ lại của món canh chua lá vang của đồng bào Khmer vùng bảy núi. Những tô hoành thánh nóng hổi với vi cay cay của dân tộc Hoa và những sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu nổi tiếng của vùng sông nước là con cá ba sa của người


Kinh đã bao phen làm điêu đứng xứ người. Ngoài ra, còn những món ăn dân tộc khác của tỉnh An Giang, mang đậm nét miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, mang tính độc đáo, phong phú có hương vị đặc sắc, đặc trưng của địa phương chế biến từ cá, heo, bò, gà, vịt…Đặc biệt nhất là những món ăn chế biến từ cá nước ngọt như cá ba sa, cá chẽm, cá thát lát, cá linh…với một số sản phẩm đặc thù của tỉnh và được nhiều du khách biết đến với hương vị độc đáo và thơm ngon như: mắm thái và khô cá lóc chế biến từ nguồn cá lóc tự nhiên, mắm linh được chế biến từ cá linh đánh bắt, đường thốt lốt, rượu nếp than; độc đáo nhất là mỗi khi đến mùa nước nổi, thiên nhiên cung cấp cho tỉnh lượng cá linh rất lớn, vào mùa này khách du lịch có thể đánh bắt cá linh để chế biến các thức ăn hấp dẫn như cá linh tẩm bột chiên, cá linh nấu canh chua với bông điên điển , cá linh nấu mắm hoặc có lóc nướng …Nói chung, các món ăn của tỉnh An Giang thật sự là độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét thiên nhiên, mộc mạc của miền sông nước.

2.1.6. Làng nghề trên địa bàn tỉnh An Giang:

Ở An Giang từ lâu đã xuất hiện và tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác những nghề thủ công và hình thành những làng nghề thủ công truyền thống. Là nơi qui tụ nhiều nghệ nhân và nhiều hộ gia đình để sản xuất ra các mặt hàng thủ công, có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất, bán sản phẩm theo phường hội, có cùng tổ nghề, các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế của xã hội và gia tộc. Hình thành những làng nghề nổi tiếng như: nghề mộc chạm trỗ ở Chợ Thủ (Chợ Mới); nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa ở Tân Châu; nghề rèn ở Phú Mỹ (Phú Tân); nghề dệt Cù Lao Giêng (Chợ Mới); nghề gạch ngói và đồ gốm ở Châu Thành, Châu Phú; nghề vẽ tranh trên kiếng ở Long Điền B, Mỹ Luông (Chợ Mới). Đặc biệt nhất là làng nuôi cá bè với mô hình nhà nổi trên sông sản xuất chăn nuôi cá ở Châu Đốc và Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên).

Ở những làng nghề các nghệ nhân, thợ cả tài giỏi đã liên tục đào tạo ra thợ các thế hệ; nhiều nghề có tính chất cha truyền con nối và do vậy ở các làng nghề có nhiều thế hệ đan xen nhau cùng lao động làm việc cần cù để tạo ra sản phẩm truyền thống phục vụ cho xã hội và phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay có một số sản phẩm du lịch thủ công rất độc đáo, mang tính đặc thù của tỉnh An Giang, nhưng bị mai một.

Do đó, để phát triển du lịch tỉnh cần khôi phục một số làng nghề để phát triển du lịch như các làng nghề truyền thống như làng nghề dệt ở xã Đa Phước, Nhơn Hội, Vĩnh Trường và Quốc Thái (huyện An Phú); xã Phú Hiệp (huyện

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 27/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí