Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 19

xây dựng những chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế.

Hỗ trợ và tìm nguồn vốn vay ưu đãi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính quyền địa phương cùng với doanh nghiệp đầu tư du lịch và tín dụng xây dựng chiến lược ngắn và dài hạn nhằm kêu gọi các quỹ đầu tư hỗ trợ ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, chính quyền cũng thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch của tỉnh nhà. Những nội dung này hết sức cấp bách cho du lịch Thừa Thiên Huế vươn ra tầm châu lục và thế giới.

Xây dựng chính sách ưu đãi đối với người lao động trong ngành du lịch nhằm ghi nhận công sức của người lao động đang làm việc tại các công ty du lịch, và thu hút lực lượng lao động ngoài tỉnh về làm việc tại địa phương. Để có chính sách phù hợp cần phân loại nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, khả năng đóng góp của họ trong quá khứ và tương lai.

Cách thức thực hiện:

Thứ nhất, kiến nghị với Chính phủ cho phép du lịch Thừa Thiên Huế xây dựng một số chính sách ưu đãi về phát triển du lịch (ví dụ: chính sách hoàn thuế cho khách mua sắm, ưu đãi thuế thu nhập…) nhằm khuyến khích và thu hút nhà đầu tư vào ngành du lịch nhằm đạt chuẩn quốc tế.

Việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế hiện nay rất khó khăn, do nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến du lịch như: luật pháp, cơ sở hạ tầng, điều kiện thời tiết, giao thông vận tải, chi phí thuê đất, thuế... đã làm cản trở nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào Thừa Thiên Huế trong một số lĩnh vực (casino, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh...). Vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện cho du lịch Thừa Thiên Huế về mặt chính sách thông thoáng và thiết thực.

Thứ hai, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai và thực hiện các chính sách cốt lõi mà chính phủ Việt Nam đã cam kết tham gia thị trường du lịch chung ASEAN, bao gồm:

- Đặt ra các mục tiêu và lịch trình cụ thể để thực hiện công tác xúc tiến các chương trình hợp tác và đầu tư chung trong và ngoài khối ASEAN.

- Tổ chức thường xuyên sáng kiến của khu vực tư nhân nhằm: Thực hiện các biện pháp xúc tiến và tạo thuận lợi chung trong ASEAN hiệu quả hơn để khuyến khích các phái đoàn mua - bán FDI ASEAN; Các hoạt động xúc tiến nhằm hỗ trợ các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam).

- Thực hiện các biện pháp xúc tiến, tạo thuận lợi chung trong ASEAN hiệu quả hơn và phát triển các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nội khối, đặc biệt là từ các nước tiềm năng như: Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Phát triển, nâng cao các kỹ năng và nâng cao năng lực thông qua các hội thảo và chương trình đào tạo chung.

Thứ ba, tạo điều kiện về cơ chế nhằm giúp các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành trong tỉnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch/lữ hành trong nước và khu vực để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế bền vững, đạt chuẩn khu vực ASEAN.

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 19

Thứ tư, ngành du lịch kết hợp với ngân hàng địa phương xây dựng chính sách tín dụng ngắn và dài hạn cho các cơ sở du lịch địa phương. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi các quỹ tín dụng, mạnh thường quân trong và ngoài nước hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa phương. Ngành Thuế xây dựng chính sách ưu đãi hoặc giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp du lịch có đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Thứ năm, xác định nguồn nhân lực là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là một trong những “công cụ chính” tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng chính sách ưu đãi người lao động, đặc biệt những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm thông qua lương và các phúc lợi khác nhằm “giữ chân” lực lượng này, ngoài ra, còn có thể thu hút người lao động có chất lượng từ các nơi khác.

Thứ sáu, cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết, bảo vệ quyền lợi lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

Lộ trình thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Giải pháp 2: Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, các điểm đấu nối hàng

không, đường biển thuận tiện sẵn sàng tiếp đón du khách du lịch mọi lúc mọi nơi trong AEC.

Mục đích: Nhằm tạo ra mạng lưới giao thông đường không, đường bộ và đường thủy tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng công suất đón nhận khách du lịch nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Nội dung: Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, các điểm đấu nối hàng không, đường biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, các công ty lữ hành tiếp cận các điểm du lịch Huế và Thành phố Huế một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian di chuyển. Để giải quyết những vấn đề này cần thực hiện một số nội dung như: Xây dựng bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông kết nối trong nước và ASEAN; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư nhằm thực hiện các công trình hạ tầng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cách thức thực hiện:

Thứ nhất, quy hoạch và thiết kế hạ tầng giao thông kết nối trong nước và khu vực ASEAN, như sau:

- Đường bộ: Hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh cơ bản đúng cấp kỹ thuật, mở rộng và xây dựng mới các đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng, xây dựng mới tuyến đường vành đai đô thị, tuyến nối thành phố Huế với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng như cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu du lịch. Phát triển giao thông đô thị, từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn.

- Đường thuỷ nội địa: Đầu tư đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến vận tải đường thủy chính: Tuyến đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tuyến sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III. Phát triển giao thông đường thuỷ nội địa kết hợp với du lịch sinh thái.

- Cảng biển: Phát triển khu bến Chân Mây là khu bến tổng của cảng tổng hợp Thừa Thiên Huế, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, có bến phục vụ khách du lịch quốc tế, tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu khách đến 100.000 GT và

lớn hơn.

- Đường sắt: Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. Đồng thời nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt.

- Cảng hàng không quốc tế Phú Bài: Phát triển cảng hàng không quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E. Mở những đường bay mới đến Phú Bài, trước mắt cần kết nối nội địa thuận tiện hơn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng); kết nối khu vực (Singapore, Bangkok, Hongkong); khuyến khích đường bay Charters từ các thị trường chính (Bắc Á và Âu Châu); khuyến khích đường bay giá rẻ.

Thứ hai, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư: Vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ODA, vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác; Xác định quỹ đất dành cho phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; hoàn thiện các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn, các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Thứ 3, quy hoạch lại và mở rộng không gian danh cho du lịch như: di chuyển các cơ quan hành chính ở các tuyến đường hai bên bờ sông hương để làm các trung tâm triển lãm, hội chợ, mua sắm chất lượng cao; mở rộng các công viên, các dịch vụ du lịch hai bên bờ sông Hương; khai thác đưa hệ thống đầm phá, hệ thống sông Ngự Hà vào phục vụ du lịch tham quan và trãi nghiệm.

Lộ trình thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2025 (là cơ bản hoàng chỉnh hạ tầng giao thông kết nối).

Giải pháp 3: Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) nhằm quảng bá và quản lý du lịch thích ứng với xu hướng, nhu cầu thay đổi của du lịch thế giới nói chung và AEC nói riêng.

Mục đích: Hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế được giới thiệu rộng rãi đến với các thị trường giàu tiềm năng tham quan du lịch, khu vực AEC để giúp họ hiểu hơn tiềm năng và thế mạnh của ngành.

Nội dung: Ứng dụng CMCN 4.0 vào trong quảng bá du lịch là con đường ngắn và dễ dàng nhất để giới thiệu du lịch Thừa Thiên Huế đến với bạn bè gần xa, đặc biệt là những thị trường đầy tiềm năng như Tây Âu, Trung Đông, Bắc Phi và Nam Mỹ. Để thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ cần tập trung phát huy các thế mạnh tiềm lực; chất lượng dịch vụ, quảng bá thương hiệu; hoàn thiện các kênh thông tin quảng bá du lịch; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu liên quan đến du lịch; ứng dụng CMCN 4.0 (như AI, IOT, VR) nhằm truyền thông và hỗ trợ du lịch Thừa Thiên Huế.

Đồng thời ứng dụng CMCN 4.0 vào trong công tác quản lý nhằm giúp doanh nhiệp du lịch tối ưu được công việc quản lý như tài chính, cơ sở vật chất, khách du lịch, và các vấn đề liên quan khác. Ngoài ra, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lực lượng lao động gián tiếp tại doanh nghiệp của mình.

Cách thức thực hiện:

Thứ nhất, do du lịch là một ngành có tính tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng, tính xã hội hóa cao. Việc trải nghiệm của khách du lịch tại điểm đến sẽ mang lại hình ảnh của du lịch; sự tập trung phát huy các thế mạnh tiềm lực; chất lượng dịch vụ, quảng bá thương hiệu.

Vì vậy, phát triển thương hiệu du lịch với định hướng rõ ràng, chủ trương đúng, tập trung về quy mô, chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến quảng bá để xây dựng thương hiệu du lịch đảm bảo yêu cầu đặt ra cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế; chiến lược kết nối được với thị trường du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, mở rộng và phát huy tất cả những lợi thế, tiềm năng để trở thành một điểm đến của du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm. Chiến lược bao gồm: xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước nhằm đưa hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế đến với các thị trường quốc tế; tham dự các hội chợ quốc tế quan trọng; xúc tiến tại các thị trường trọng điểm; quảng cáo và đưa tin du lịch trên các kênh truyền hình có uy tín trên thế giới.

Thứ hai, hoàn thiện các kênh thông tin quảng bá du lịch như: trang thông tin

du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, các khách sạn, công ty lữ hành, báo chí, truyền thông liên quan; xây dựng những video clip liên quan đến du lịch, ẩm thực, cảnh quan, di tích lịch sử và văn hóa, con người Thừa Thiên Huế đưa lên các trang web chuyên về du lịch trong và ngoài nước.

Thứ ba, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu liên quan đến du lịch Thừa Thiên Huế phục vụ du khách, các công ty/doanh nghiệp khách sạn và lữ hành truy cập thông tin du lịch Thừa Thiên Huế, hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp. Phát triển các trạm thông tin du lịch nhỏ bố trí khắp các khu dân cư và các điểm thắng cảnh để cung cấp miễn phí cho khách du lịch mọi thứ từ bản đồ, dự báo thời tiết, tình hình giao thông, các thông tin hướng dẫn du lịch.

Thứ tư, thực hiện quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế ra thế giới bằng các phương thức quảng bá truyền thống và ứng dụng CMCN 4.0 (như AI, IOT, VR) nhằm cung cấp thông tin qua cấp lãnh đạo, các cơ quan chuyên trách, thuê công ty truyền thông chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Thừa Thiên Huế. Quảng bá qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoài nước (các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước: ASEM, APEC).

Kết nối với các cổng thông tin điện tử du lịch của các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của địa phương; kết nối với chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ, hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, đặc biệt các trang web nổi tiếng như Google, MSN, infoseek... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.

Lộ trình thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2025 (hoàn chỉnh hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông, cơ sở dữ liệu đáp ứng với CMCN 4.0).

Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình ẩm thực địa phương phục vụ du khách đường bộ dọc theo hành lang kinh tế Đông Tây.

Mục đích: Nhằm giới thiệu và quảng bá đến du khách các trải nghiệm giá trị

ẩm thực của Thừa Thiên Huế.

Nội dung: Đối với du lịch Thừa Thiên Huế, ngoài cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di sản thế giới thì ẩm thực cũng đóng vai trò quan trọng đối với khách du lịch đến Huế nói chung và khách du lịch đường bộ trên trục đường bộ dọc theo hành lang kinh tế Đông Tây nói riêng. Vì vậy, để giới thiệu văn hóa ẩm thực Huế đến với du khách thì cần đào tạo các đầu bếp chuyên nghiệp, khuyến khích các nhà hàng, khách sạn đa dạng hóa sản phẩm ẩm thực, xây dựng các nhà hàng đạt chuẩn tại các điểm đấu nối với đường bộ xuyên Á, và xây dựng chế tài về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách thức thực hiện:

Ngành du lịch kết hợp với các trường đào tạo du lịch mở các khóa đào tạo về chế biến ẩm thực cho các nhà hàng và khách sạn nhằm nâng cao tay nghề các đầu bếp.

Đa dạng hóa các sản phẩm ẩm thực mang tính đặc trưng của từng địa phương trong tỉnh. Có biện pháp khuyến khích các nhà hàng, tiệm ăn nổi tiếng tại địa phương duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau biết chế biến và kinh doanh những món ăn truyền thống.

Xây dựng các nhà hàng đạt chuẩn tại các điểm đấu nối với đường bộ xuyên Á nhằm phục vụ khách du lịch không tham quan du lịch Thừa Thiên Huế.

Xây dựng các chế tài xử phạt các quán ăn, nhà hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sở ban ngành liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên mở các cuộc tuyên truyền và thanh kiểm tra các nhà hàng, quán ăn phục vụ du khách.

Lộ trình thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025

Giải pháp 5: Phát triển du lịch sinh thái kết hợp khám phá di tích văn hóa lịch sử và thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch đường bộ dọc theo hành lang kinh tế Đông Tây

Mục đích: Phát huy những lợi thế du lịch thiên nhiên và lịch sử, văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm thu hút du khách tham quan thông qua đường bộ xuyên

Á.

Nội dung: Phát triển du lịch sinh thái và khám phá di tích lịch sử, thiên

nhiên nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch cho du lịch Thừa Thiên Huế. Để kết nối được các loại hình du lịch này với loại hình du lịch tham quan quần thể di tích Cố đô và các loại hình du lịch truyền thống cần thiết thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các điểm du lịch mới, liên kết tua du lịch cho các điểm đến này.

Cách thức thực hiện:

Phát triển cơ sở hạ tầng đấu nối với trục đường xuyên Á đến các địa điểm du lịch trong tỉnh.

Tập trung khai thác tốt hệ thống di sản đã được thế giới công nhận, di tích lịch sử và văn hóa Phố cổ vào phát triển du lịch.

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế để người dân và khách du lịch hưởng ứng tích cực, tham gia hiệu quả; xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại đạt chuẩn quốc tế nhằm thu hút các đối tác trong nước và quốc tế đến triển lãm và trao đổi mua bán; mở rộng các làng nghề truyền thống nhằm phát triển các dịch vụ du lịch ở nông thôn trên cơ sở phát huy tài nguyên văn hóa và giá trị nhân văn kết hợp khai thác tài nguyên sinh thái, đa dạng sản phẩm phục vụ du khách, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân. Với biệt danh là thành phố di sản, thành phố du lịch, thành phố giáo dục, y tế, Thừa Thiên Huế cần xây dựng trung tâm hội nghị và mua sắm lớn để phát triển MICE. Ngoài ra, với hệ thống đầm phá và bãi biễn đẹp, việc phát triển du lịch sinh thái biển tại Thừa Thiên Huế sẽ rất được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.

Liên kết và xây dựng các tua du lịch trãi nghiệm với các địa phương có đường xuyên Á đi qua.

Lộ trình thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2030

Giải pháp 6: Xây dựng một số tua du lịch trợ giá nhằm hỗ trợ du khách có thu nhập thấp muốn tham quan Thừa Thiên Huế.

Nội dung: Tua du lịch trợ giá là một trong những tua nhằm điền vào những mùa du lịch thấp điểm của Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, đây cũng là một kênh quảng

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí