Các Yếu Tố Chính Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế


Hình 3 6 Điểm số bình quân yếu tố Chi phí Nguồn Tác giả phân tích số liệu 1

Hình 3.6. Điểm số bình quân yếu tố Chi phí

Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê

Các điểm số bình quân của câu 6 là 3,14/5, câu 7 là 3,13/5, câu 8 là 3,15/5. Những điểm số này gần bằng nhau và đều cao hơn điểm số bình quân của khảo sát (2,50/5). Qua khảo sát du khách, kết quả cho thấy mức chi phí cho hành trình du lịch Huế là hợp lý và công khai (như: chi phí giao thông, chính sách giá cả, dịch vụ), phù hợp với thu nhập của du khách trong nước cũng như khách quốc tế. Giá cả phù hợp và minh bạch sẽ giúp cho du lịch Huế phát triển bền vững, điều này cũng hạn chế tình trạng nâng giá bất hợp lý của các khách sạn vào các mùa cao điểm của du lịch như các mùa lễ hội, mùa hè, ngày Tết.

Đối với yếu tố Hấp dẫn bao gồm sáu câu khảo sát là câu 9, câu 10, câu 11, câu 12, câu 13 và câu 14; điểm bình quân từng câu theo Hình 3.7 như sau:

Hình 3 7 Điểm số bình quân yếu tố Hấp dẫn Nguồn Tác giả phân tích số 2

Hình 3.7. Điểm số bình quân yếu tố Hấp dẫn

Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê

Câu 9 là 3,32/5, câu 10 là 3,29/5, câu 11 là 3,37/5, câu 12 là 3,31/5 câu 13 là 3,13/5 và câu 14 là 3,32/5. Giá trị bình quân của các khảo sát này đều cao hơn giá trị trung bình (2,50/5) của thang đo. Những trị số này cho thấy phong tục tập quán, hệ thống di tích, di sản, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và ẩm thực cuốn hút du khách; thái độ người dân Thừa Thiên Huế là lịch sự, thân thiện. Những giá trị này là một trong những điểm nhấn khi du khách tham quan, du lịch Huế; đây cững là những lợi thế so sánh đối với các điểm du lịch khác trong và ngoài nước.

Đối với yếu tố Giao thông bao gồm ba câu khảo sát là câu 15, câu 16, và câu 17; điểm bình quân từng câu theo Hình 3.8 như sau:


Hình 3 8 Điểm số bình quân yếu tố Giao thông Nguồn Tác giả phân tích số 3

Hình 3.8. Điểm số bình quân yếu tố Giao thông

Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê

Điểm số bình quân của câu 15, câu 16 và câu 17 lần lượt là 3,13/5, 3,35/5 và 3,15/5, các điểm số này đều cao hơn giá trị trung bình của thang đo (2,50/5). Giá trị các điểm số này cho thấy vị trí địa lý và hạ tầng giao thông Huế thuận lợi cho việc vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không và đường bộ. Hạ tầng tốt sẽ giúp cho du lịch Huế phát triển, nếu giảm thời gian vận chuyển thì sẽ tang thời gian lưu trú và thăm quan. Ngoài ra, hạ tầng tốt sẽ tránh được sự mệt mỏi của du khách.

Đối với yếu tố Hỗ trợ bao gồm bốn câu khảo sát là câu 18, câu 19, câu 20 và câu 21; điểm bình quân từng câu theo Hình 3.9 như sau:


Hình 3 9 Điểm số bình quân yếu tố Hỗ trợ Nguồn Tác giả phân tích số 4


Hình 3.9. Điểm số bình quân yếu tố Hỗ trợ

Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê

Điểm số bình quân của câu 18, câu 19, câu 20 và câu 21 lần lượt là 3,2/5, 3,18/5, 3,41/5 và 2,64/5, các điểm số này đều cao hơn giá trị trung bình của thang đo (2,50/5). Giá trị các điểm số được đánh giá qua khảo sát cho thấy hệ thống dịch vụ y tế, an ninh, trật tự xã hội, dịch vụ hỗ trợ du lịch được du khách đánh giá là rất tốt, tuy nhiên, chất lượng nơi lưu trú đáp ứng chưa cao nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.

Ngoài ra, yếu tố phụ thuộc đánh giá chung về yếu tố tác động đến phát triển du lịch với giá trị trung bình là (3,16/5) và tải số F = 0,63. Yếu tố phụ thuộc này sẽ được dùng để phân tích tương quan và hồi quy giữa các yếu tố tại các phần sau.

Đánh giá chung, khả năng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế được đánh giá ở mức trên trung bình. Điều này cho thấy chính sách thu hút đầu tư, môi trường du lịch, hệ thống di tích, ẩm thực, giao thông và hệ thống hỗ trợ du lịch luôn nỗ lực để thích nghi với yêu cầu du khách, đặc biệt là các khách hàng ở các thị trường “khó tính” và vượt qua những thách thức của ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy, những điều này cũng gợi ý cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói chung và những công ty du lịch, lữ hành nói riêng cần lưu ý và nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển lĩnh vực quản lý hoặc doanh nghiệp của mình.

c) Phân tích sự tương quan của mô hình

Phân tích tương quan giữa 5 yếu tố độc lập với yếu tố phụ thuộc là Đánh giá chung về yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế (câu khảo sát 22), tác giả luận án đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan Bivariate. Kết quả cho thấy sự tương quan giữa 5 yếu tố độc lập với yếu tố phụ thuộc Đánh giá chung là có ý nghĩa thống kê vì Sig. với kiểm định hai đầu đều bằng 0

< 0,05 (5%), và mức độ tương quan giữa các yếu tố này với trị số cao nhất là giữa yếu tố Đánh giá chung với yếu tố Chi phí là 0,651, tiếp đến là yếu tố Giao thông là 0,618 và có mối quan hệ thấp nhất là yếu tố Lựa chọn điểm đến với trị số là 0,512. Nhìn chung là các trị số này đều lớn 0,3 (mức tương quan tối thiểu, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)) và có độ tương quan cao. Với sự tương quan chặt chẽ này, thì mô hình sẽ được phân tích hồi quy tuyến tính.

d) Phân tích hàm hồi quy của mô hình

Năm nhóm yếu tố Lựa chọn điểm đến, Chi phí, Hấp dẫn, Giao thông, và Hỗ trợ được dùng để phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter với yếu tố phụ thuộc là Đánh giá chung về du lịch Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích cho thấy R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,868, giá trị xác suất của bảng ANOVA với Sig. = 0,00 < 0,05. Do đây là nghiên cứu định tính với thang đo Likert có 5 mức độ, vì vậy giá trị hồi quy tuyến tính của các yếu tố sẽ được lựa chọn là hồi quy đã được chuẩn hóa và được miêu tả chi tiết tại Bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Giá trị hồi quy tuyến tính của các yếu tố


Mô hình

Hồi quy được chuẩn hóa


Sig.

Kiểm tra đa cộng tuyến


Beta

VIF

Hằng số


0,0


Luachon

0,328

0,0

1,192

Chiphi

0,303

0,0

1,307

Hapdan

0,284

0,0

1,158

Giaothong

0,288

0,0

1,203

Hotro

0,319

0,0

1,114

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê)

Số liệu tại Bảng 3.4 cho thấy giá trị Sig. (P - value) của năm các yếu tố đều bằng 0,0 và giá trị VIF < 2, điều này cho thấy các giá trị của yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê và không bị đa cộng tuyến. Như vậy hàm hồi quy của mô hình là:

Đánh giá chung = 0,328 * Luachon + 0,319 * Hotro + 0,303 * Chiphi + 0,288 * Giaothong + 0,284 * Hapdan

Với hàm hồi quy này cho thấy mức độ tác động của yếu tố Lựa chọn điểm đến có tác động mạnh nhất, tiếp theo là yếu tố Hỗ trợ và yếu tố tác động yếu nhất là Sự hấp dẫn.

e) Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng Chi - square (CMIN), Xác suất P, Chi - square điều chỉnh bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh (CFI - comparative fix index), chỉ số Tucker & Lewis (TLI Tucker & Lewis Index), GFI (goodness of fix index) và chỉ số RMSEA (Root mean square error approximation).

Sau khi thang đo được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA, các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích yếu tố khẳng định CFA để đánh giá tính đơn hướng, độ tin cậy và độ giá trị của thang đo.

Trong phân tích CFA, các chỉ số Chi - square, CFI, TLI và RMSEA được sử dụng để đánh giá độ phù hợp của mô hình đo lường. Mô hình được cho là phù hợp khi phép kiểm định Chi - square có giá trị p > 0,05. Nếu một mô hình nhận giá trị GFI, TLI và CFI từ 0,90 đến 1,00, RMSEA có giá trị < 0,08 thì mô hình này được xem là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu (Hair & ctg, 1998).


Hình 3 10 Kết quả phân tích yếu tố khẳng định CFA Nguồn Tác giả phân 5


Hình 3.10. Kết quả phân tích yếu tố khẳng định (CFA)

Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê

Dựa vào các tiêu chí trên, tác giả đã kiểm định mô hình theo phương pháp phân tích yếu tố khẳng định (CFA) của mô hình cấu trúc (SEM) và kết quả là: P

- value = 0,000, TLI = 0,96, CFI = 0,97, GFI = 0,91 CMIN/df = 2,86, RMSEA =

0,068 (xem Hình 3.10). Với những mức ý nghĩa thống kê thông qua các giá trị của các tham số này đã cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với thông tin khảo sát, có nghĩa là kết quả nghiên cứu phù hợp với mô hình phát triển du lịch tác giả

luận án đã đưa ra.

f) So sánh sự đánh giá của khách du lịch đối với các yếu tố tác động đến phát triển du lịch:

Kết quả khảo sát khách tham quan về du lịch Thừa Thiên Huế nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là năm yếu tố chính (như đã phân tích ở trên và được tóm lược trong Hình 3.9) như sau:

- Đối với yếu tố Lựa chọn điểm đến: Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định viếng thăm Thừa Thiên Huế hay không. Đối với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 thì việc lựa chọn trước những điểm tham quan du lịch rất dễ dàng dựa vào công nghệ thực tế ảo (VAR), internet với vạn vật (IoT), trang web quảng cáo, sự giới thiệu của bạn bè/người thân, và các kênh thông tin khác là một trong yếu tố quyết định đến chuyến tham quan, ví dụ: Thời điểm tham quan khi nào thì có thể tắm biển Lăng Cô hoặc Thuận An, khi nào thì có thể dã ngoại tham quan Bạch Mã, Hải Vân. Ngoài ra, còn có các yếu tố như khi nào thì khu di tích tại Thừa Thiên Huế sẽ giảm giá vé, hoặc là ngành du lịch Thừa Thiên Huế có chính sách khuyến khích, kích cầu khách tham quan,...

- Đối với yếu tố Chi phí: Hiện nay giá cả một chuyến đi du lịch đến Thừa Thiên Huế là được các nhà cung cấp dịch vụ lữ hành/khách sạn niêm yết giá công khai trên các trang web, ngoài ra, khách du lịch cũng có thể tham khảo trực tiếp các thông tin liên quan đến chuyến đi của mình thông qua các khách sạn, các nhà hàng, chi phí vận chuyển và cả các điểm tham quan du lịch thông qua ứng dụng web hoặc điện thoại di động. Vì vậy, chi phí chuyến tham quan là có thể ước tính một cách chính xác. Từ việc định giá được chi phí chuyến đi, khách du lịch có thể so sánh với thu nhập của mình để quyết định chuyến hành trình của mình. Việc chi tiêu/mua sắm của du khách sẽ quyết định rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch đối với nền kinh tế Thừa Thiên Huế.


Hình 3 11 Các yếu tố chính tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 6

Hình 3.11. Các yếu tố chính tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Nguồn: Tác giả


- Đối với yếu tố Hấp dẫn: Thừa Thiên Huế là vùng đất có nhiều di sản văn hóa thế giới vật thể, phi vật thể như Kinh thành Huế, mộc bản Triều Nguyễn, Nhã nhạc cung đình, di tích lịch sử như di tích Chín Hầm, địa đạo Dương Hòa, thiên nhiên hùng vĩ xinh đẹp như Biển Lăng Cô, khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Hải Vân, A Lưới, Nam Đông, Bạch Mã. Ngoài ra, Huế còn là nơi lưu truyền các món ăn truyền thống cung đình Huế, hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biêt, người dân Huế ân cần, nhiệt tình và cởi mở đối với du khách nói riêng đối với cộng đồng dân cư Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của du lịch Huế vẫn còn dạng tiềm năng chưa được phát huy, mặc dù, ngành du lịch và các nhà tài trợ đầu tư rất nhiều cho việc trùng tu và khai thác các tuyến tua du lịch mới nhưng việc thu lại lãi là còn rất khiêm tốn. Vì vậy, yếu tố Hấp dẫn này cần được khơi dậy nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách và kéo du khách trở lại tham quan Thừa Thiên Huế nhiều lần hơn.

- Đối với yếu tố Giao thông: Giao thông là động lực cho sự phát triển du lịch trong quá trình hội nhập khu vực. Giao thông ở Thừa Thiên Huế bao gồm:

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí