T3. Tự do lưu chuyển lao động du lịch trong nội khối AEC. | |
Điểm mạnh (S) S1. Nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, đa dạng và phong phú. S2. Hệ thống di sản văn hoá vật thể, phi vật thể và các di sản nhân văn khác đặc sắc, lôi cuốn du khách. S3. Ẩm thực đa dạng, phong phú và an toàn. S4. Tính cách người Huế nhiệt tình và thân thiện. | Điểm yếu (W) W1. Chất lượng cơ sở vật chất nơi lưu trú chưa thỏa mãn nhu cầu nghĩ ngơi. W2. Hệ thống giao thông kết nối điểm du lịch trong và ngoài tỉnh chưa đồng bộ. W3. Chính sách ưu đãi của các doanh nghiệp du lịch chưa hấp dẫn đối với người lao động. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tác Động Của Các Yếu Tố Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế
- Các Yếu Tố Chính Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế
- Phân Tích Phương Sai (Anova) Về Yếu Tố Chính Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế
- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 19
- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 20
- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 21
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Từ bảng phân tích SWOT tóm tắt này tác giả luận án đề xuất một số giải pháp chiến lược cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như sau:
Giải pháp W - O (Điểm yếu - Cơ hội) | |
S2-O4: Hoàn thiện chính sách nhằm | W2-O2: Hoàn chỉnh mạng lưới giao |
giúp các doanh nghiệp lữ hành, khách | thông, các điểm đấu nối hàng không, |
sạn mở rộng thị trường du lịch. | đường biển thuận tiện sẵn sàng tiếp |
S1,S2-O3: Ứng dụng CMCN 4.0 nhằm | đón du khách du lịch mọi lúc mọi nơi. |
phục vụ quản lý, kinh doanh và quảng | W1-O4: Kêu gọi đầu tư và xây dựng |
bá du lịch thích ứng với xu hướng, nhu | chính sách tín dụng phù hợp nhằm tạo |
điều kiện các công ty du lịch đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng lưu trú. | |
Giải pháp S - T (Điểm mạnh - Thách thức) | Giải pháp W - T (Điểm yếu - Thách thức) |
T2-S2: Xây dựng một số tua du lịch trợ giá nhằm giúp hỗ trợ du khách có thu nhập thấp tham quan Thừa Thiên Huế. S1-T1: Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sinh thái du lịch. S2-T1: Giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. | W3-T3: Xây dựng chính sách ưu đãi đáp ứng nhu cầu người lao động tại các doanh nghiệp phục vụ du lịch. |
Tiểu kết Chương 3
Chương này giới thiệu vị trí điạ lý, tiềm năng du lịch, thực trạng phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập cộng đồng kinh tế quốc tế; đánh giá lịch sử phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, kết quả phân tích cho thấy du lịch Thừa Thiên Huế đang trong giai đoạn phát triển kinh doanh; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch dựa trên tiêu chí đánh giá phát triển du lịch; kiểm định mô hình theo phương pháp phân tích yếu tố khẳng định (CFA) của mô hình cấu trúc (SEM) cho du lịch Thừa Thiên Huế.
Từ mô hình phát triển và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch Thừa Thiên Huế do tác giả luận án đề xuất tại chương 2, trên cơ sở đó, tác giả luận án đã xác định mức độ phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đang ở Giai đoạn 3 - Phát triển kinh doanh.
Từ các yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế tại chương 2, tác giả luận án đã nghiên và phân tích thông qua phương phân tích hồi quy tương quan từ 400 phiếu khảo sát. Kết quả cho thấy có 5 nhóm yếu tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế, trong đó, yếu tố Hấp dẫn có tác động mạnh nhất, tiếp theo là yếu tố Giao thông, yếu tố Lựa chọn điểm đến, yếu tố Chi phí và yếu tố tác động yếu nhất là yếu tố Hỗ trợ.
Tác giả luận án sử dụng phương pháp CFA và kết hợp với mô hình cấu trúc SEM để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình của luận án. Kết quả phân tích là: P - value = 0,000, TLI = 0,96, CFI = 0,97, GFI = 0. CMIN/df = 2,86,
RMSEA = 0,068, kết quả này cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với thông tin khảo sát, có nghĩa là kết quả nghiên cứu phù hợp với phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ thực trạng và tiềm năng, mô hình phát triển, yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, tác giả luận án đã đưa ra bảng đánh giá những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức và đề xuất một số giải pháp giúp phát triển du lịch của tỉnh nhà trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 4
TRIỂN VỌNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.1. Triển vọng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
Du lịch là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ trương chung của tỉnh và ngành du lịch là hướng đến du lịch bền vững. Điều này giúp cho ngành du lịch vừa đầu tư phát triển vừa bảo vệ được môi trường, hệ sinh thái và phong tục tập quán của người dân địa phương. Tuy nhiên, phát triển du lịch hiện nay chỉ chú trọng khai thác những giá trị hiện có hoặc là truyền thống, chưa có nhiều những khám phá và trãi nghiệm mới nhằm thu hút và giữ chân du khách cư trú lâu ngày. Việc đánh thức tiềm năng du lịch đòi hỏi có những chiến lược đồng bộ, dài hạn, có sự đồng thuận của chính quyền, người dân và các công ty du lịch, lữ hành trong ngoài nước.
Theo đánh giá của tác giả đã cho thấy du lịch Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn còn nằm trong thời kỳ đầu của Giai đoạn Khủng hoảng - Suy thoái. Vì vậy, ngành du lịch còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao, đóng góp của du lịch cho GDP và giải quyết công ăn việc làm cho tỉnh nhà chưa đạt như mong đợi. Do đó, khi du lịch Thừa Thiên Huế hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ đem lại rất nhiều triển vọng, tác giả luận án đã nghiên cứu như sau:
Du lịch Thừa Thiên Huế là sự lựa chọn yêu thích hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho khoảng cách sự giao thương giữa các quốc gia, khu vực ngày càng bị thu hẹp lại, thúc đẩy tự do hóa thương mại, nới lỏng chính sách thị thực, gia tăng đi lại giữa các nước với những phương tiện giao thông giá rẽ. Du lịch giúp mở rộng giao lưu giữa các quốc gia, với khu vực và quốc tế. Thừa Thiên Huế với lợi thế hệ thống di sản vật thể, phi vật thể độc đáo của quốc gia và quốc tế; địa lý, địa hình được thiên nhiên ưu đãi; hệ thống khách sạn, dịch vụ du lịch đa dạng và phong phú; người dân thân thiện, đa số đều là những sứ giả có thể giao lưu và tiếp nhận được các giá trị văn hóa của các đối tượng khác nhau đến với Huế. Những điểm nổi trội này sẽ giúp du lịch trở thành sự lựa chọn hàng đầu khi
nói đến du lịch Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây cũng giúp cho kinh tế du lịch sẽ khởi sắc, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế tỉnh nhà.
Du lịch Thừa Thiên Huế xứng đáng là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Việc xây dựng những hình ảnh về hoạt động của cộng đồng dân cư (hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và hoạt động thường ngày), cảnh quan du lịch thiên nhiên và nhân tạo, hệ thống cở sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, có sự khác biệt và có lợi thế so sánh để quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hoạt động này giúp cho du khách có thể tham quan du lịch Thừa Thiên Huế nhờ sự trợ giúp của hệ thống thực tế ảo. Ngoài ra, sự đa dạng, phong phú của các loài sinh vật quý hiếm, cảnh vật đặc trưng của dãy Trường Sơn và khu vực Đầm phá lớn nhất Đông Nam Á (Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai) sẽ tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách, đặc biệt đối với du khách thích khám phá, trãi nghiệm cảnh quan đầm phá. Những điểm nỗi trội này sẽ giúp Thừa Thiên Huế là điểm đến hấp dẫn trong tương lai, đồng thời sẽ giữ chân du khách lưu lại Huế lâu hơn.
Du lịch Thừa Thiên Huế là điểm đến với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao cho chuyến hành trình du lịch.
Hội nhập quốc tế đã giúp cho chi phí của hành trình du lịch ngày càng giảm, hội nhập đã tạo ra sự bùng nỗ của các hãng hàng không giá rẽ, sự liên kết các tua tuyến du lịch xuyên quốc gia được gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan nhiều quốc gia trong một hành trình. Du lịch Thừa Thiên Huế đang xúc tiến mở rộng đường bay quốc tế đến các thành phố trong khu vực AEC, điều này giúp cho du khách tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn nếu phải bay chuyển tuyến để đến Huế; các công ty lữ hành lớn trong nước và quốc tế hợp tác với du lịch tỉnh nhà để xây dựng mạng lưới các điểm đến hàng đầu của khu vực; ngoài ra, giá cả của các sản phẩm du lịch được phổ biến công khai minh bạch nhằm giúp du khách có nhiều sự lựa chọn cho hành trình của mình phù hợp với điều kiện cá nhân.
Du lịch phát triển góp phần thúc đẩy giao thông kết nối trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài thuận tiện, đa dạng và hoàn chỉnh.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có lợi thế về mạng lưới giao thông, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không. Với mạng lưới giao thông này sẽ tạo thuận lợi cho du khách trong việc lựa chọn phương tiện giao thông cho hành trình của mình. Với sự đầu tư nâng cấp mở rộng Sân bay Phú Bài để tiếp đón siêu máy bay trong tương lai; xây thêm cầu cảng nước sâu Chân Mây để đón tiếp nhiều tàu du lịch cùng một lúc; xây dựng, nâng cấp và kết nối các bến thuyền thủy nội địa trong thành phố; nâng cấp ga Huế và các bến xe liên tỉnh; mở rộng các tuyến đường bộ đến các địa điểm tham quan du lịch. Những hạng mục công việc này hoàn thành sẽ tạo ra mạng lưới giao thông thuận tiện, đa dạng và hoàn chỉnh; giúp du khách tiết kiệm thời gian khi tham quan du lịch Huế và du lịch Huế đón được nhiều du khách hơn.
Phát triển và ứng dụng thành quả của cách mạng nền công nghiệp 4.0 vào quản lý, hỗ trợ du khách và quảng bá hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế.
Hiện nay, du lịch Thừa Thiên Huế đang tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng CNTT và ứng dụng thực tiễn từ nền công nghiệp 4.0 như: sử dụng trang thông tin du lịch của tỉnh, hệ thống thanh toán điện tử, đô thị thông minh, khám phá các điểm du lịch qua hệ thống thực tế ảo... Với những tiện ích này đã góp phần giúp công việc quản lý điều hành của các bên liên quan nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh của đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có thể tiếp cận, giao dịch và khám phá du lịch của tỉnh nhà; quảng bá hình ảnh du lịch đến với cộng động du lịch trong và ngoài nước thông qua mạng internet, hệ thống thực tế ảo.
Sự hợp tác giữa chính quyền, ngành du lịch và cộng đồng dân cư góp phần phát triển bền vững đối với du lịch Thừa Thiên Huế.
Hỗ trợ từ chính quyền địa phương thông qua kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu về du lịch trong nước và quốc tế nghiên cứu đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ giúp cho du lịch Thừa Thiên Huế có thêm nhiều khách sạn, nhiều khu vui chơi đạt chuẩn quốc tế; ngành du lịch hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn đã và đang quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch đến các khu vực tiềm năng và truyền thống trên thế giới. Cộng đồng dân cư vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình giao lưu văn hóa, vì vậy, người dân xứ Huế sẽ hỗ trợ du lịch thông qua các giá trị văn hóa của mình và hoạt động của kinh tế du lịch giao lưu với
các vùng, các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng, vụ việc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ; tình trạng ăn xin, đeo bám, chèo kéo sẽ bị xóa sổ do ý thức cộng động về bảo tồn và phát triển du lịch được nâng cao.
Du lịch Thừa Thiên Huế góp phần xuất khẩu tại chổ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của tỉnh nhà.
Thừa Thiên Huế là nơi còn lưu truyền và sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống và đặc sắc của Việt Nam. Các sản phẩm như: sản phẩm đồ đồng ở Phường Đúc, sản phẩm vàng bạc ở Kế Môn, Sản phẩm từ giấy ở Thanh Tiên, sản phẩm gốm sứ ở Phước Tích, sản phẩm đồ gỗ ở Mỹ Xuyên, sản phẩm ẩm thực (Tôm chua, Mè xững, mỹ phẩm cung đình) ở Huế… Vì vậy, phát triển du lịch sẽ góp phần xuất khẩu những sản phẩm truyền thống này và góp phần vào giải quyết công ăn việc làm cho làng nghề nói riêng và tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung.
Du lịch phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường lao động cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Du lịch phát triển sẽ cần rất nhiều nguồn nhân lực trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thời gian tới sẽ có rất nhiều nhân công quốc tế đến làm việc tại các Huế. Điều này sẽ tăng tính cạnh tranh giữa nguồn nhân lực trong và ngoài nước, góp phần nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động trong nước.
Phát triển du lịch sẽ thu hút nguồn vốn nước ngoài vào đầu tư tại Thừa Thiên Huế và góp phần tăng ngân sách cho tỉnh nhà.
Thừa Thiên Huế là nơi có vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch. Với chính sách kêu gọi và ưu đãi đầu tư của chính quyền địa phương, những cơ hội và thuận lợi mà tác giả luận án đã nêu ra ở trên sẽ đóng góp hữu ích cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tham khảo, quyết định đầu tư du lịch và các ngành nghề dịch vụ liên quan.
Triển vọng du lịch Thừa Thiên Huế đến 2030 là một mốc quan trọng trong việc giúp ngành du lịch Thừa Thiên Huế “cất cánh” hội nhập không những trong
nội khối AEC mà cần mở rộng ra các khối hoặc các khu vực khác mà người dân có sở thích và điều kiện tham quan du lịch; cần bảo vệ môi trường du lịch trong sạch và kiểm soát tốt năm nhóm yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.
Những triển vọng về du lịch Thừa Thiên Huế sẽ được phát triển đúng hướng và đúng mục đích đã nêu trên thì cần có một số giải pháp phù hợp. Những giải pháp này không những giúp cho chính quyền trong lĩnh vực quản lý mà còn hỗ trợ các bên liên quan khác tham chiếu để xây dựng chiến lược phát triển cho riêng mình.
4.2. Giải pháp phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
Phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, chính quyền, doanh nghiệp và người dân Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để du lịch tỉnh nhà phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế cần có những giải pháp quan trọng, cốt lõi để giúp các bên liên quan tham khảo và vận dụng vào trong thực tiễn. Dựa vào những kết quả đã phân tích, nghiên cứu từ luận án như: thực trạng phát triển của du lịch; các nhân tố tác động; phân tích SWOT và phân tích triển vọng du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả luận án tổng hợp đề xuất 8 giải pháp quan trọng, trong đó có 3 giải pháp cốt lõi, cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Hoàn thiện chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn mở rộng thị trường du lịch trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Mục đích: Khuyến khích doanh nghiệp lữ hành, khách sạn mở rộng thị trường du lịch đầu tư và khai thác thị trường du lịch Thừa Thiên Huế.
Nội dung: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế là công việc quan trọng trong bối cảnh mở rộng thị trường du lịch. Với chính sách thông thoáng sẽ có nhiều nhà đầu tư du lịch cùng tham gia. Vì vậy, nội dung của giải pháp này bao gồm: Xem xét lại các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh để có những đề xuất với các cấp liên quan; công khai những cam kết và thực hiện những cam kết khi tham gia thị trường du lịch chung ASEAN;