Hải Phòng cần hướng ra biển, khai thác những tài nguyên còn ở dạng tiềm năng như Đồ Sơn, Cát Bà, Thuỷ Nguyên... và không được bỏ qua những tài nguyên văn hoá sinh thái trong đất liền.
Ngành du lịch đã hoàn chỉnh sớm quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, trước hết là hoàn thành quy hoạch chi tiết các trọng điểm du lịch ở: Cát Bà, Đồ Sơn, Thuỷ Nguyên... kết hợp với việc vận động nhân dân bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn tài nguyên môi trường sinh thái tại các khu du lịch.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hợp tác, đầu tư vào phát triển du lịch, đồng thời tập trung vốn ngân sách đầu tư hạ tầng cơ sở các vùng trọng điểm du lịch của thành phố.
Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hải Phòng đã tập trung phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái biển kết hợp với nghỉ dưỡng. Thể thao, hội thảo... Công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp thị du lịch được đẩy mạnh nhằm thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, với việc nhận thức rõ vai trò, vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, ngành du lịch Hải Phòng đã phát triển mạnh và không ngừng vươn lên, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đưa du lịch Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ trong khu vực và quốc tế.
1.2.3. Kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế phát triển du lịch
Huế nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, nơi giao lưu của hai nền văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh. Là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn của dân tộc Chăm và Thương cảng cổ, cùng với một kho tàng di sản văn hoá độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Núi Ngự, Sông Hương, Thuận An, Thiên Mụ, Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Đèo Hải Vân, Phá Tam Giang... là điều kiện
để Huế trở thành trọng điểm du lịch của các tỉnh miền Trung. Du lịch Huế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương cũng như của cả nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Khác Nhau Giữa Sản Phẩm Vật Chất Và Sản Phẩm Dịch Vụ
- Trình Độ Văn Hoá Của Người Chủ Gia Đình Và Tỷ Lệ Đi Du Lịch
- Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Tình Trạng Dân Số Ninh Bình, Giai Đoạn 2000 - 2009
- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 8
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Từ 2000 Đến 2010
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Trên cơ sở lợi thế về phát triển du lịch của mình Thừa Thiên Huế đưa ra quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển du lịch là:
- Đầu tư và cải tạo, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng đặc biệt là những nơi trọng điểm trong đó có sân bay Phú Bài, cảng Thuận An, đường mòn Hồ Chí Minh... tập trung tu sửa lại hệ thống giao thông, hệ thống điện nước và bưu chính viễn thông.
- Nhanh chóng phục hồi các di sản văn hoá vật chất và phi vật chất.
- Khôi phục lại một số ngành nghề thủ công truyền thống.
- Đa dạng hoá các phương thức hoạt động du lịch như phục chế lại các khu lăng tẩm để tôn tạo và duy trì giá trị văn hoá của các đời vua.
Ngoài ra ngành du lịch Thừa Thiên Huế còn phải phối kết hợp với các cơ quan ban ngành khác để phát triển du lịch của tỉnh.
* Rút ra kinh nghiệm chung và vận dụng vào phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Bình: Thông qua việc phân tích, tổng hợp khái quát kết quả đã đạt được trong hoạt động du lịch ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế những trung tâm du lịch lớn của cả nước có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hay để ngành du lịch Ninh Bình có thể tham khảo vận dụng:
Một là: Công tác quy hoạch cần được thực hiện một cách khoa học, thiết thực góp phần giúp việc định hướng đầu tư, quy mô đầu tư, phương thức đầu tư đạt hiệu quả ngày càng cao. Công tác quy hoạch nhất thiết phải đi từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết trong từng lĩnh vực. Đồng thời cần có sự chỉ đạo kịp thời bổ xung quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Ngành du lịch cần phải đi đầu trong việc nghiên cứu, triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách trong phát triển du lịch và thể chế hoá thành các biện pháp và chương trình cụ thể. Thường xuyên nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa
phương trên cả nước cũng như trên thế giới nhằm tổng kết kinh nghiệm thực tiễn kịp thời để phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của địa phương.
Hai là: Mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho phát triển du lịch, nhất là, để phát triển kinh tế, trước hết phải xây dựng được một cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí...
Ba là: Ngành du lịch chú trọng việc tuyên truyền, quảng bá du lịch, xúc tiến thị trường và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường chú trọng các biện pháp hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng để tranh thủ tối đa sự hỗ trợ quốc tế nhằm khai thác kinh nghiệm, nguồn vốn, công nghệ và khách du lịch cho sự phát triển của ngành với mục tiêu gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới.
Bốn là: Công tác quản lý nhà nước về du lịch cần được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực: Từ cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện của địa phương, thông lệ quốc tế và xu thế phát triển du lịch thế giới. Tăng cường đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác. Quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch với mục tiêu giáo dục du lịch toàn dân. Phối hợp đa ngành, liên ngành, địa phương ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của du lịch.
Năm là: Phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá… Thông qua việc tuyên truyền, thông tin cho du khách và người dân về những quy định, quy chế bảo vệ môi trường và các di tích lịch sử, văn hoá.
Tóm lại, Du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, sự đóng góp
của nó trong tổng sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng nhanh. Du lịch còn là “giấy thông hành của hoà bình”, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên xã hội. Bởi vậy, Ngành du lịch đã đang và sẽ được nhiều quốc gia quan tâm tìm giải pháp phát triển.
Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển du lịch đã trở nên cấp thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá của mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo ra tiền đề để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng với nhau, giữa trong nước và ngoài nước cho tăng trưởng kinh tế nhanh. Điều này lại càng trở nên cấp thiết hơn với Ninh Bình - một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch.
Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội
Địa danh Ninh Bình chính thức được công nhận là một tỉnh lỵ từ năm 1831 (Năm Minh Mạng thứ 12). Sau Đại thắng mùa Xuân 1975 đất nước thống nhất và Ninh Bình được hợp nhất với Nam Định, Hà Nam và có tên chung Hà Nam Ninh. Đến 1992 để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Ninh Bình lại được tách tỉnh trở về địa giới hành chính ban đầu của nó như trước năm 1975.
(1). Về vị trí địa lý:
- Ninh Bình nằm ở phía Đông nam của Đồng bằng bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách giữa Miền Bắc và Miền Trung bởi dãy núi đá vôi hùng vĩ Tam Điệp. Địa hình của Ninh Bình nằm trải dài theo hướng Tây bắc - Đông nam. Phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình; phía Tây và Tây nam giáp huyện Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định với sông Đáy danh giới ngăn cách giữa hai tỉnh.
Ninh Bình nằm ở cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền Bắc, trên hệ thống giao thông huyết mạch của Tổ quốc. Với vị trí nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Ninh Bình nằm liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình. Qua quốc
lộ 1A, quốc lộ số 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, cùng hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 90 km, có ưu thế rõ rệt về nhiều mặt, ưu thế vùng phụ cận, không gian và thời gian nên không chịu tính mùa vụ trong du lịch. Sức ép đô thị hoá mạnh mẽ của Hà Nội và các vùng phụ cận đang tạo cho Ninh Bình một lợi thế: du lịch cuối tuần. Ninh Bình như một điểm đến mới đầy tiềm năng phát triển.
- Địa hình:
Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.384,2 km2, địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Với một địa hình đa dạng: vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi núi và vùng ven biển. Về địa hình có ba vùng khá rõ:
Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: nhiều hang, động, cảnh quan thiên nhiên đẹp…
Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, và sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác các nguồn lợi ven biển.
Đồi núi chiếm quá nửa diện tích tự nhiên của tỉnh; các vùng nửa đồi núi tuy không lớn nhưng lại phân bố rải rác, xen kẽ chạy dài từ điểm cực Tây huyện Gia Viễn theo hướng Đông Nam qua huyện Hoa Lư, Yên Mô, Kim Sơn và ra tới biển Đông (giáp huyện Nga Sơn - Thanh Hoá). Điểm cao nhất so với mặt biển là đỉnh Mây Bạc trên vườn Quốc gia Cúc Phương cao 656m, điểm thấp nhất so với mực nước biển là xã Gia Trung huyện Gia Viễn (- 0,4m). Huyện Gia Viễn, Yên Mô và một phần huyện Hoa Lư là vùng trũng, hay bị úng lụt. Ninh Bình có 18km bờ biển thuộc huyện Kim Sơn, có cửa
sông Đáy đổ ra biển tạo ra vùng bãi bồi hàng năm tiến thêm ra biển khoảng 100 - 120m và quĩ đất tăng thêm hàng năm khoảng 140 - 168ha. Với địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển du lịch.
(2). Khí hậu và thời tiết
Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 - 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C và có sự chênh lệch không nhiều giữa các mùa trong năm.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 83% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là 89%, tháng 11 thấp nhất là 75%; giữa các vùng chênh lệch nhau trên dưới 1%.
Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh đạt từ 1.860 - 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh. Nhưng phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91% tổng lượng mưa trong năm.
Khí hậu ôn hoà đã tạo cho Ninh Bình rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.
(3). Tài nguyên thiên nhiên
- Đất đai:
Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp 27.644 ha (chiếm 19,89% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 15.197 ha (chiếm 10,93% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.346 ha (chiếm 3,85% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử dụng 17.094 ha (chiếm 12,3% diện tích tự nhiên).
Nhìn chung, tài nguyên đất ở Ninh Bình có độ phì nhiêu trung bình với ba loại địa hình ven biển, đồng bằng và bán sơn địa nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản; đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đa tác dụng. Vùng gò đồi có nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển công nghiệp. Đây là một lợi thế của Ninh Bình so với một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, diện tích đất chưa được sử dụng là 17.094 ha trong đó khả năng đưa vào khai thác cho các hoạt động kinh tế (trừ núi đá không rừng cây) còn 12.139 ha chiếm 8,73% diện tích tự nhiên.
- Tài nguyên nước:
Tỉnh có nhiều sông và đầm hồ. Đây là nguồn nước mặt cung cấp nước cho công nghiệp, nông nghiệp và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú. Mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6 - 0,9 km/km2. Các sông lớn thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển. Ninh Bình có rất nhiều hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang, hồ Đầm Cút, đầm Vân Long… Với điều kiện thuỷ văn như vậy rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, và các hoạt động kinh tế khác đặc biệt là phát triển du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản:
Đá vôi: Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô dài hơn 40 km; diện tích trên 1,2 vạn ha, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi, chất lượng tốt.
Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình, thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch
.....