hoạt động Trung tâm tư vấn du lịch. Đồng thời tiếp tục duy trì, tổ chức được một số sự kiện văn hóa, lễ hội, thể dục thể thao của địa phương để tăng cường công tác quảng bá và thu hút du khách đến với Sầm Sơn, như: Lễ hội Cầu phúc, lễ hội Bánh Chưng, bánh Giầy; lễ hội Cầu ngư - Bơi chải và một số giải thể dục thể thao...
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách được tích cực thực hiện thông qua nhiều hình thức, như: tuyên truyền trên báo đài trung ương, địa phương; trên hệ thống phát thanh của thị xã; lắp đặt trên 3.000 panô, khẩu hiệu, các bảng thông tin công cộng; qua lớp tập huấn cho các đối tượng tham gia kinh doanh; tuyên truyền tại các cuộc họp dân, các hội nghị; qua việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với các đối tượng kinh doanh của Lãnh đạo thị xã, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể cấp thị và của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các phường, xã; tổ chức ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước và thị xã cho trên 1.100 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ... Qua đó đã tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân và du khách nắm vững các quy định trong hoạt động du lịch dịch vụ của thị xã; tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của Sầm Sơn.
* Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
Bằng cách nhìn mới và tư duy mới, Thị xã đã đổi mới công tác quản lý dịch vụ du lịch: sắp xếp lại hệ thống dịch vụ khuôn viên bãi biển; phân định rõ các loại hình, các mặt hàng được kinh doanh cho từng tuyến phố; phân định rõ trách nhiệm chủ thể quản lý hoạt động du lịch giữa thị xã với các xã, phường và các ban, ngành chuyên môn.
Thị xã đã ban hành 23 phương án, kế hoạch quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch. Các phương án được xây dựng một cách khoa học, cụ thể (gồm những nội dung được làm, những nội dung cấm, quy định xử phạt, lực lượng chịu trách nhiệm quản lý
).Các tổ công tác, các cơ quan ch ức năng đi sát cơ s ở chỉ đạo bố trí, sắp xếp hàng quán kinh doanh theo các phân khu chức năng; quản lý người bán hàng rong ở bãi tắm và trên núi Trường Lệ; lắp đặt đồng hồ tính cước, đánh số xe điện, kiểm tra chất lượng, trang bị đồng phục cho đội ngũ lái xe đi ện; công khai niêm yết giá cả; giải
quyết tình trạng ăn mày, ăn xin; quản lý xe đạp đôi, xe tự chế, xe bán hàng rong; quy hoạch và đưa vào sử dụng 25 bãi trông giữ xe với diện tích 28.924m2, đủ chỗ cho 1.800 phương tiện; kiện toàn đội cấp cứu biển; quản lý dịch vụ nhiếp ảnh, xích lô.
Bên cạnh đó còn thực hiện nội dung “9 có và 9 không” gồm: Có hành vi ứng xử văn hóa, thân thiện và trung thực; có đảm bảo an ninh trật tự an toàn cho du khách; có môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; có trang phục lịch sự, đúng quy định; có niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; có hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, số lượng; có sử dụng hóa đơn, phiếu thu khi thanh toán; có phòng nghỉ, phòng ăn sạch, đẹp, đạt chuẩn; có đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Và 9 không: Không bán hàng rong, tẩm quất dạo, ăn mày, ăn xin; không chèo kéo, đeo bám làm phiền du khách; không mồi chài, ép buộc khách sử dụng hàng hóa, dịch vụ; không to tiếng, nặng lời với khách; không xả rác thải, nước thải tùy tiện; không làm hàng quán, cơi nới, lấn chiếm trái phép; không sử dụng, đậu đỗ phương tiện sai quy định; không tổ chức trò chơi có thưởng, cờ bạc trá hình; không chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu du lịch.
Công tác đảm bảo an toàn tắm biển được chú trọng. UBND Thị xã đã ban hành Quy định tắm biển, niêm yết công khai tại các cơ sở du lịch, khu vực bãi biển và thông tin thường xuyên trên Đài truyền thanh thị xã. Lực lượng cứu hộ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, 4 đội cứu hộ được bố trí thường trực tại 4 bãi tắm, làm việc có hiệu quả, nên giảm thiểu được tình trạng tai nạn tắm biển.
Trong những năm qua, các lực lượng quản lý chuyên ngành như Công an, Quản lý thị trường, Quy tắc đô thị, các Đội liên ngành, các phường, xã, các đoàn thể... đều xây dựng kế hoạch cụ thể và tăng cường, bố trí lực lượng hợp lý trong mùa du lịch. Các phương án đã phân công cụ thể trách nhiệm cho các lực lượng quản lý và được triển khai thực hiện. Năm 2015, Thị xã tiếp tục giao cho UBND các phường, xã trực tiếp quản lý các hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung các xã, phường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động du lịch dịch vụ .
- Về công tác quản lý một số loại hình dịch vụ du lịch:
+ Về dịch vụ xe điện: Công an Thị xã đã có nhiều biện pháp trong quản lý dịch vụ xe điện, do đó xe điện không tăng về số lượng, tình trạng lơ xe có xu hướng
giảm. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế đó là: Việc chèo kéo, tranh giành, bám khách, đậu đỗ sai quy định vẫn còn nhiều. Chưa thực hiện việc thanh toán theo đồng hồ tính cước mà chủ yếu là bằng thỏa thuận, dẫn đến giá cả khác nhau, gây thắc mắc cho du khách. Một số lái xe không chấp hành nghiêm việc mặc đồng phục, đeo thẻ; thái độ ứng xử nói năng còn chưa thân thiện, thậm chí còn có lời nói thiếu văn minh lịch sự.
Về Xích lô: trong giai đoạn 2010 – 2015, số lượng có xu hướng giảm và đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế như: xe xích lô vẫn còn đậu đỗ lộn xộn, vây kín trước cổng khách sạn, nhà nghỉ. Giá cả không thống nhất gây nghi ngờ, bức xúc cho du khách; còn có hiện tượng chèo kéo, ứng xử thiếu văn hóa với khách; việc xử lý vi phạm của các xã, phường còn thiếu kiên quyết.
Về bán hàng rong: Được giao cho các Đội An ninh thị trường và các phường, xã quản lý. Đặc biệt, thị xã đã bổ sung lực lượng của công ty dịch vụ bảo vệ Lam Sơn cho các đội liên ngành nên cơ bản trên khuôn viên bãi biển, khu vực núi Trường Lệ không còn tình trạng bán hàng rong; tuy nhiên, trên các tuyến đường vẫn còn nhiều người bán hàng rong, gây bức xúc cho du khách; việc quản lý của các phường xã, các cơ sở kinh doanh về lính vực này chưa tốt, còn buông lỏng.
Về quản lý xe đẩy, xe đạp bán hàng, xe đạp đôi, xích lô trẻ em, người lang thang, ăn xin, ăn mày: Thị xã đã thành lập Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quản lý, tuy nhiên mới chỉ quản lý tương đối tốt xe đẩy, xe đạp bán hàng tạp hóa, người lang thang, ăn xin, ăn mày. Tình trạng kinh doanh xe đẩy tạp hóa, xe đạp bán hàng hải sản xuống các đường ngang và đường Hồ Xuân Hương, vây cổng các khách sạn, nhà nghỉ, xe ô tô của khách, mời chào, chéo kéo, bán hàng hóa, hải sản không đảm bảo chất lượng vẫn tồn tại.
- Công tác quản lý thị trường, giá cả, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết
UBND Thị xã đã ban hành phương án quản lý giá và quyết định 348/QĐ- UBND ngày 26/02/2013 về Quy định tạm thời mức giá tối đa một số hàng hóa, dịch vụ du lịch trên địa bàn, trong đó quy định cụ thể giá tối đa của 11 dịch vụ với 49 mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, thị xã tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt, xử lý kiên
quyết, kịp thời các cơ sở vi phạm nên cơ bản đã khắc phục được tình trạng “Chặt chém” đã ảnh hưởng đến du lịch Sầm Sơn trong nhiều năm qua.
* Công tác đảm bảo an ninh thị trường (ANTT), an toàn giao thông (ATGT), phòng chống cháy nổ
UBND thị xã đã phối hợp với Công an Tỉnh để chỉ đạo Công an Thị xã và các lực lượng xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo ANTT, ATGT, nhất là các phương án chống cò lơ dẫn khách; ép giá, ép khách; cờ bạc trá hình ... đặc biệt là tăng cường việc gọi, hỏi, răn đe, đấu tranh với các loại tội phạm hình sự, chống hoạt động bảo kê, băng nhóm, ổ nhóm; đưa đi cai nghiện và cải tạo bắt buộc đối với một số đối tượng cộm cán. Thị xã đã thành lập 10 đội trật tự liên ngành hoạt động trên khuôn viên bãi biển, núi Trường Lệ và các trục đường chính của thị xã dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND các xã phường để đảm bảo ANTT và xử lý kịp thời các hiện tượng tiệu cực trong hoạt động du lịch.
Về ATGT: Công tác tuyên truyền về ATGT được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Thị xã bổ sung hệ thống biển báo giao thông, biển chỉ dẫn; sơn vạch điểm dừng đỗ cho ô tô, xe điện, xích lô. Thực hiện việc quy hoạch và bố trí thêm các bãi đậu đỗ xe; tăng cường hướng dẫn sắp xếp phương tiện. Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh, xử lý kiên quyết người vi phạm. Số vụ tai nạn giao thông giảm; trật tự đậu đỗ xe được kiểm soát; không còn hiện tượng đậu đỗ dọc đường Hồ Xuân Hương sai quy định.
Công tác phòng chóng cháy nổ: Năm 2011, Ban thường vụ Thị ủyđã ban hành chỉ thị số 11-CT/TU về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Cứu hộ cứu nạn trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Công tác PCCC được giao trực tiếp cho Phòng cánh sát PCCC số 4 thực hiện các nhiệm vụ như: công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn PCCC, thực tập các phương án chữa cháy...
3.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch
Công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực du lịch luôn được Thị xã coi là nhiệm vụ thường xuyên phải thực hiện trong quá trình quản
lý, điều hành. Những vấn đề có tính chất nghiêm trọng và cần phải thanh tra toàn diện trong lĩnh vực hoạt động nào đó thì UBND tỉnh trực tiếp thành lập đoàn thanh tra; những vấn đề thuộc về chuyên ngành và mang tính cục bộ thì có văn bản chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn lập đoàn thanh tra tổ chức thanh tra và báo cáo kết quả với UBND tỉnh. Các nội dung mà UBND thị xã quan tâm tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực hoạt động du lịch đó là: thực hiện các chính sách về đất đai, quản lý các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về thuế, giá cả, điều kiện sản xuất kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Đầu năm 2015, thị xã đã thành lập được một đoàn kiểm tra liên ngành: Ban chỉ đạo 389 của thị xã. Các thành viên của đoàn Kiểm tra liên ngành này là cán bộ của 8 phòng, ban, đơn vị trong thị xã, cụ thể đó là: phòng Văn hóa thông tin, phòng quản lý thị trường, phòng Y tế, phòng Kinh tế, phòng Quản lý hành chính công an thị xã, phòng Công an kinh tế, phòng Công an môi trường và phòng công an phòng cháy chữa cháy. Đoàn kiểm tra này có chức năng kiểm tra tổng thể tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở thị xã. Năm 2015, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện và xử lý 174 trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách trên 531.000.000 đồng, qua đó từng bước chấn chỉnh và góp phần nâng cao ý thức cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.
Bên cạnh đó, mỗi ban, ngành chức năng đều tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến du lịch nội bộ ngành. Phòng Quản lý thị trường có chức năng kiểm tra giá cả niêm yết của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch,...; phòng Văn hóa thông tin kiểm tra các bảng biển quảng cáo...; phòng Công an kinh tế kiểm tra các vần đề về điều kiện đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa đơn chứng từ,...; phòng Công an quản lý hành chính kiểm tra lưu trú của du khách,...Hàng năm, mỗi đơn vị này đều tổ chức các đợt kiểm tra các hoạt động du lịch thuộc đơn vị phụ trách và trung bình 2 đợt kiểm tra một năm. Các đợt kiểm tra này thường được tổ chức trong các tháng hè cao điểm khách dulịch. Đặc biệt, các vi phạm đã được xử lý nghiêm, công bố công khai trên Đài phát thanh, Wedsite du lịch và các phương tiện thông tin đại chúng đã đem lại hiệu ứng tích cực.
3.3. Đánh giá sự phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn theo quan điểm phát triển bền vững
3.3.1. Những thành công chủ yếu
3.3.1.1. Về kinh tế
* Doanh thu du lịch
Năm 2015, tổng thu từ du lịch đạt hơn 2,5 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị dịch vụ đạt 850 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,3% tổng sản phẩm xã hội của Thị xã.
Bảng 3.2: Tổng doanh thu du lịch thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015
Đơn vị: tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tổng doanh thu (tỷ đồng) | 651 | 840 | 975 | 1.250 | 1.785 | 2.512 |
Tỷ lệ tăng giảm của tổng doanh thu so với năm trước (%) | +29 | + 16 | 28 | + 42,8 | +40,7 | |
Tổng doanh thu du lịch tỉnh Thanh Hóa | 1.200 | 1.530 | 1.750 | 2.251 | 2.500 | 3.375 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Và Tiềm Năng Cho Phát Triển Du Lịch Ở Thị Xã Sầm Sơn Sầm Sơn
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Sầm Sơn Giai Đoạn 2010 – 2015
- Ban Hành Các Văn Bản Pháp Quy Tạo Dựng Hành Lang Pháp Lý Cho Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Thị Xã Sầm Sơn
- So Sánh Cơ Sở Lưu Trú Giai Đoạn 2006-2010 Và 2011- 2015
- Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Thị Xã Sầm Sơn
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sầm Sơn Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND thị xã Sầm Sơn
Trong giai đoạn 2011 – 2015, doanh thu du lịch tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 31%. Năm 2015, doanh thu đạt 2.512 tỷ đồng,chiếm 71,7% tổng doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Tỷ lệ tăng trưởng này khá cao và đều đặn trong bối cảnh du lịch Sầm Sơn đang phải cạnh tranh với nhiều điểm du lịch trong cả nước. Thị xã Sầm Sơn là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hóa, vì vậy doanh thu du lịch luôn chiếm tỉ trọng cao (70%) tổng doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Du lịch Sầm Sơn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh du lịch, dịch vụ; tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp rất quan trọng cho ngân sách và GDP của Thị xã, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho Thị xã cũng như tỉnh Thanh Hóa
* Khách du lịch
- Lượng khách
+ Khách du lịch nội địa
Trong thời kỳ đổi mới, lượng khách du lịch nội địa trong cả nước nói chung và tỉnh Thanh hóa nói riêng đến Sầm Sơn ngày càng đông, mang lại nguồn thu đáng kể cho địa phương.Năm 2015, thị xã Sầm Sơn đón được 3.453.000 lượt khách nội địa, tăng 23% so với năm 2014, chiếm 69,5% trên tổng lượng khách nội địa đến Thanh Hóa.
Bảng 3.3. Lượng khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: lượt khách
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Khách nội địa đến Sầm Sơn (lượt) | 1.980.000 | 2.200.000 | 2.475.000 | 2.808.000 | 3.453.000 |
Khách nội địa đến Thanh Hóa (lượt) | 3.322.000 | 3.639.900 | 4.005.030 | 4.355.00 | 4.965.380 |
Tỷ lệ Sầm Sơn so với tỉnh Thanh Hóa | 59,6% | 60,44% | 61,8% | 64,5% | 69,5% |
Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa
Qua Bảng 3.3 có thể thấy, khách đến Sầm Sơn từ 2011 - 2015, năm sau luôn cao hơn năm trước. Khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn trong giai đoạn 2011 -2015 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,2 %/ năm. So với các khu du lịch khác thì Sầm Sơn vẫn là một địa điểm đón nhiều khách du lịch nội địa nhất. Nếu so sánh với những năm trước (2000 - 20010) thì lượng khách tăng mạnh hơn. Đặc biệt, năm 2015, lượng khách du lịch tới thị xã Sầm Sơn tăng mạnh, chiếm 69,5% lượng khách du lịch nội địa đến Thanh Hóa, tăng 23% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu cho sự gia tăng này đó là do năm 2015 chính thức khai trương khu quần thể du lịch
nghỉ dưỡng sinh thái FLC. Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn có quy mô 200 hecta, tổng mức đầu tư 5.500 tỉ đồng bao gồm các hạng mục: sân golf, nhà câu lạc bộ golf, khu biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp, khách sạn 5 sao và khu bungalow, trung tâm hội nghị quốc tế, khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời cùng hơn 1.000 căn biệt thự. Khai trương khu quần thể du lịch FLC này đã thu hút đông đảo khách du lịch nội địa về Sầm Sơn.
- Hứng thú của khách du lịch đối với Sầm Sơn:Kết quả điều tra xã hội học đối với 100 du khách đến biển Sầm Sơn vào hè tháng 6/2014 của Trung tâm Văn hóa - Du lịch thị xã Sầm Sơn cho kết quả như sau:
Khi được hỏi về vẻ đẹp của bãi biển Sầm Sơn, phần lớn du khách (62%) đều cho rằng Sầm Sơn có bãi cát dài, đẹp, nước biển trong xanh, khoảng 31% khách du lịch khẳng định bãi biển Sầm Sơn rất đẹp; còn lại 7% du khách cho rằng bãi cát ở đây hẹp, nước biển đục; không có du khách nào thấy biển Sầm Sơn có bãi cát dốc, nước biển ô nhiễm.
Về các giá trị du lịch nhân văn tại Sầm Sơn, hầu hết du khách (92%) ngoài tắm biển ra đều có các hoạt động thăm quan di tích lịch sử - văn hóa như: đền Độc Cước, chùa Cô tiên, hòn Trống Mái. Một số du khách còn thích tham gia tìm hiểu những di tích khác như: đền thờ Tô Hiến Thành (6%), đền Bà Triều (2%) để nâng cao hiểu biết về văn hóa địa phương.
Về cơ sở lưu trú, thái độ phục vụ của nhân viên và đội ngũ bán hàng trên bãi biển, hầu hết các du khách được điều tra ngẫu nhiên đều ở mức độ thu nhập khá và trung bình nên nhận xét về cơ sở lưu trú mà họ đang ở là 40% cho rằng cơ sở lưu trú khá tiện nghi, thái độ phục vụ nhiệt tình, 56% cho rằng cơ sở lưu trú trung bình, 4% còn lại nhận xét cơ sở lưu trú tiện nghi nhưng thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp.
Đối với các loại hình du lịch được yêu thích nhất, 100 % đều lựa chọn tới Sầm Sơn trước tiên là để tắm biển dưỡng sức, sau đó mới tới các hoạt động khác như: thăm quan di tích, làng nghề, thể thao, vui chơi giải trí. Đứng thứ hai sau hoạt động tắm biển, 95% du khách muốn thăm quan ba di tích nổi tiếng của Sầm Sơn là đền Độc Cước, hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên. Điều đặc biệt là có khoảng 8% du