Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sầm Sơn Đến Năm 2020


- Đầu tư tôn tạo các di tích trên địa bàn như: Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Hòn Trống Mái, Đền Tô Hiến Thành, Đền Đề Lĩnh, Đền thờ Ngư Ông... để phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch. Khôi phục, phát huy các hoạt động văn hóa dân gian, các lễ hội, các làng truyền thống; gắn với tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội chợ triển lãm... phục vụ du lịch và quảng bá du lịch.

Bảng 4.1. Định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2020


Chỉ tiêu

2010

2015

2020

1. Số khách du lịch (1000 Lượt khách)

1.750

2.500

5.000

Trong đó: Khách quốc tế

1,87

5-7

24-25

2. Cơ sở lưu trú (phòng)

8.000

10.820

17.800

Trong đó: đạt tiêu chuẩn QT (%)

-

>10

20-25

3. Số lao động DL (người)

12.800

48.000

60.670

4. Doanh thu (tỷ đ, giá HH)

620

2.512

6.924

Trong đó: Từ dịch vụ khác (%)

21,3

27-28

35-40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 12

(Nguồn: Chi cục Thống Kê thị xã Sầm Sơn)

- Xây dựng chương trình toàn diện và có kế hoạch cụ thể để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; xây dựng một lực lượng lao động du lịch ở Sầm Sơn có chuyên môn nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của một đô thị du lịch hiện đại.

4.2.2. Quan điểm phát triển du lịch Sầm Sơn

Du lịch là hoạt động kinh tế quan trọng của Sầm Sơn, do đó để phát triển bền vững hoạt động này cần tập trung phát triển theo các quan điểm sau:

Một là, phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng.

Hai là, đẩy mạnh phát triển du lịch trên cơ sở phát huy các lợi thế vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy các ngành khác cùng


phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn phải đảm bảo hiệu quả cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng đẩy mạnh du lịch và dịch vụ, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa và liên kết chặt chẽ với ngành du lịch Bắc Trung bộ.

Bốn là, phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm sự trong sạch của môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch cần dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa của địa phương, chọn lọc những tinh hoa văn hóa của người dân Sầm Sơn để đưa vào các chương trình phục vụ du lịch. Phục hồi và phát triển các phong tục tập quán, các lễ hội văn hóa dân gian, các ngành nghề thủ công phục vụ du lịch và quảng bá văn hóa Sầm Sơn nói riêng và văn hóa xứ Thanh nói chung.

4.3. Một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Sầm Sơn

4.3.1. Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch

Để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch các khu du lịch cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn đến năm 2020 cả nội dung và bước đi cho phù hợp. Cụ thể như sau:

- Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch của thị xã, xác định lại hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch phù hợp để có những định hướng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sát với yêu cầu thực tế.

- Cần có đầy đủ và chuẩn xác căn cứ để xây dựng chiến lược. Các căn cứ này có thể qua các cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; các tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh; các dự báo sát với điều kiện cụ thể của Sầm Sơn.

- Quy hoạch sản phẩm du lịch phải tạo điểm nhấn, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, lấy di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống làm


trọng tâm; tìm ra những nét riêng có ở mỗi loại hình để chủ động tạo ra sự khác biệt. Trong quy hoạch phát triển sản phẩm cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng dân cư.

- Quy hoạch phát triển du lịch phải tính tới mối liên hệ vùng với các khu du lịch khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Ninh Bình...

- Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, các khu vui chơi giải trí về số lượng đảm bảo về sức chứa theo tính toán dự báo số khách du lịch đến thị xã Sầm Sơn vào năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế và nội địa.

+ Đối với khu vực du lịch nội thị (phường Trường Sơn, phường BắcSơn, phường Trung Sơn). Phân định rõ các loại hình, các mặt hàng được kinhdoanh cho từng tuyến phố. Tập trung chỉnh trang đô thị, nâng cấp kết cấu hạtầng về đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lýchất thải, củng cố mạng lưới bưu chính viễn thông. Xây dựng nhiều khuônviên, vườn hoa nhỏ xen kẽ ven bãi biển, tiếp tục trồng thêm và chăm sóc câyxanh đã trồng trên bãi biển, cây phân tán trên đường phố, vừa có tác dụng giữ cát, vừa tạo bóng mát và cảnh quan đẹp cho đô thị. Tạm dừng việc choxây mới các nhà hàng, khách sạn trọng khu vực nội thị, tập trung đầu tư ở khuNam Sầm Sơn và phường Quảng Tiến, xã Quảng Cư để phù hợp với kiến trúc quy hoạch thị xã.

+ Tiếp tục triển khai xây dựng các công trình văn hoá, thư viện thị xã,nâng cấp, xây dựng mới nhà tập và thi đấu, sân bãi thể dục, thể thao để phục vụ nhân dân và du khách. Chuyển các đơn vị hành chính sự nghiệp về phíaTây thị xã (xã Quảng Châu – thuộc 6 xã mở rộng).

+ Đối với khu vực bãi biển: Bãi biển Sầm Sơn là quà tặng của thiên nhiên cho con người. Bốn bãi tắm A, B,C, D đều đẹp và phù hợp cho nhiều loại hình du lịch biển. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu và quy hoạch cũ để lại, chiều rộng các bãi cát (từ bờ chắn sóng đến mép nước) hẹp, trung bình dưới50 m, khi thủy triều lên chỉ còn 25 m – 30 m. Vì vậy, cần thiết phải sắp xếplại hệ thống dịch vụ khuôn viên bãi biển. Ở đây cần trồngnhiều hơn các loại cây xanh sống được trên cát mặn như: dừa,


bàng, philao... để tạo cảnh quan và bóng mát. Dưới tán cây xanh bố trí các ghế đá,bàn đá cố định phục vụ du khách ngồi hóng mát, ngắm biển. Xây dựng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, hợp vệ sinh, thu gom và không để rác thải bừa bãi.

+ Các bãi biển: Bãi biển Quảng Cư, bãi Lãn, bãi Vụng Tiên bên cạnh duy trì du lịch tắm biển, nghỉ ngơi, du lịch cuối tuần có thể hướng tới kết hợp với các loại hình du lịch mới như: du lịch chữa bệnh, hội họp, tổ hợp thể thao trên núi - dưới nước... Bãi Quảng Cư với ưu thế bờ cát rộng, sức chứa lớn phù hợp với các loại hình thể thao dưới nước và trên bãi cát như:bóng chuyền bãi biển, lướt ván, bơi lội...

+ Đối với khu vực núi Trường Lệ: Trên cơ sở quy hoạch chi tiết khu du lịch núi Trường Lệ đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt và công bố đểnghiên cứu tiếp nhận các dự án khả thi trong và ngoài nước nhằm xây dựngnúi Trường Lệ thành khu du lịch văn hoá - sinh thái.

4.3.2. Giải pháp cho xây dựng cơ chế vận dụng pháp luật và chính sách của nhà nước về phát triển du lịch theo hướng bền vững

4.3.2.1. Cơ chế huy động và quản lý vốn

Để giải quyết được nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch ở thị xã Sầm Sơn cần xem xét một số giải pháp lớn về vốn sau:

* Vn ngân sách Nhà nước: Tập trung dành vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển du lịch vào các công tác cơ bản sau:

Tập trung đầu tư phát triển dứt điểm cơ sở hạ tầng khu du lịch nội thị và đường Hồ Xuân Hương là khâu đột phá của du lịch Sầm Sơn trong thời gian tới, khu du lịch sinh thái Nam Sầm Sơn, khu du lịch Vạn Chài...

Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đãđược xếp hạng. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tưđối với các di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quốc gia và các làng nghề truyền thống đặc trưng.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, chú trọng đối với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nghề, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.


Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo du lịch.

* Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT...

* Vận dụng chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của tỉnh theo tính toán dự báo, bao gồm:

- Thu hút vốn đầu tư trong nước bằng việc tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở Luật Đầu tư để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển... thông qua các dự án đầu tư. Phải thực sự coi việc thu hút vốn đầu tư trong nước là một hướng ưu tiên.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. Cần hướng đầu tư nước ngoài và các dự án lớn như xây dựng khách sạn cao cấp quy mô lớn ở các trọng điểm du lịch của Thị xã, phát triển các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các cơ sở vui chơi giải trí hiện đại lớn v.v...

4.3.2.2. Cơ chế quản lý thị trường, giá cả

Để quản lý giá cả các dịch vụ du lịch trong những mùa cao điểm du lịch, UBND Thị xã chỉ đạo ngành du lịch, ngành thuế, ngành giao thông vận tải, quản lý thị trường và UBND các phường, xã nơi địa bàn có nhiều khách du lịch tăng cường công tác kiểm tra, thiết lập đường dây nóng, yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá công khai. Khắc phục được cơ bản về tình trạng nâng giá, ép giá bắt chẹt khách của một số cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống, …

Việc thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, ăn uống còn thất thoát nhiều, tuy đã có


nhiều giải pháp quản lý thu thuế nhưng vẫn chưa khắc phục được việc các doanh nghiệp trốn thuế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải tự động nâng giá trong các dịp lễ hội, mùa trọng điểm du lịch như lễ, tết... trong nhiều năm qua tuy đã hạn chế rất nhiều, đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, có giải pháp hữu hiệu để quản lý tốt hơn nhằm làm lành mạnh môi trường du lịch.

4.3.3. Giải pháp cho xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn

4.3.3.1. Xây dựng bộ máy tổ chức

Trong xây dựng tổ chức bộ máy quản lý du lịch, việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để xác định đúng chức năng và thực hiện tốt chức năng quản lý đối với hoạt du lịch trên địa bàn thị xã, cần làm tốt một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, xác định đúng chức năng quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thị xã. UBND Thị xã thống nhất bộ máy quản lý về hoạt động du lịch trên địa bàn và giao cho Phòng Văn hóa và thông tin là cơ quan tham mưu giúp việc quản lý điều hành nhà nước về hoạt động du lịch đối với các các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh du lịch.

Thứ hai, sắp xếp chấn chỉnh, đổi mới tổ chức bộ máy nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước về du lịch. Tăng cường công tác quản lý bằng pháp luật, chính sách kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện để phát huy tính năng động sang tạo, tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, thương nhân.

Thứ ba, bảo đảm được sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất từ chính quyền Thị xã đến cấp phường, xã thông qua hệ thống văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn và hệ thống kiểm tra, thanh tra trong mối quan hệ trên dưới, ngang dọc.

4.3.3.2. Tổ chức quản lý và phát triển du lịch

a. Điều hành thực hiện quy hoạch

Sau khi có quy hoạch tổng thể của Tỉnh, Thị xã cần tổ chức quy hoạch chung các cụm, khu, điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn ở


Thị xã, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư. Việc quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch thì Nhà nước chỉ định hướng các tiêu chí, loại hình theo quy hoạch chung, phần còn lại để nhà đầu tư tự quy hoạch; thực hiện việc này thì nhà đầu tư sẽ quy hoạch theo ý tưởng đầu tư và phù hợp với loại hình kinh doanh của họ, đồng thời Nhà nước sẽ không phải tốn kinh phí để quy hoạch chi tiết.

Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề du lịch truyền thống, tiêu biểu. Sắp xếp lại hệ thống bán hàng lưu niệm tại các khu, điểm du lịch, hình thành các khu phố, trung tâm bán hàng đặc sản, lưu niệm theo các tour du lịch. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa việc xây dựng các công trình, nhà ở của nhân dân theo hướng đảm bảo các quy định về mật độ, tầng cao, thẩm mỹ, tránh phá vỡ cảnh quan kiến trúc. Chỉnh trang khu trung tâm thị xã Sầm Sơn; thực hiện tốt công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển kiến trúc đặc thù của Sầm Sơn.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng và địa phương triển khai thực hiện quy hoạch; định kỳ hàng năm, Thị xã cần tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó phải làm rõ tiến độ thực hiện các chỉ tiêu theo dự báo, tìm ra nguyên nhân đạt và chưa đạt, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức chỉ đạo, điều hành, tổchức thực hiện quy hoạch. Bởi nếu tiến độ thực hiện dự án chậm sẽ làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch và đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế việc phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn thị xã Sầm Sơn.

b. Đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch

Chất lượng sản phẩm du lịch đang là điểm yếu và là vấn đề đặt ra đối với du lịch Sầm Sơn. Nguyên nhân khách quan là do tài nguyên du lịch ở Sầm Sơn nhiều về số lượng nhưng chưa có lợi thế so sánh. Về chủ quan, thị xã Sàm Sơn chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên. Do đó, giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch mang nét đặc thù riêng của Sầm Sơn để tăng tính hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch còn khắc phục


được tình trạng du lịch mùa vụ, giảm tình trạng “quá tải” xảy ra ở thị xã Sầm Sơn trong mùa cao điểm du lịch. Trong thời gian tới, thị xã cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch sau:

- Du lịch tắm biển, nghỉ ngơi cuối tuần: Đây là loại hình du lịch có ưu thế nổi trội, cần duy trì ở mức độ cao. Hướng du lịch này gắn liền với việc cải tạo các bãi tắm cũ, xây dựng các bãi tắm mới, nâng cao chất lượng buồng phòng và chú ý tới cơ cấu khách có xu thế giảm về quy mô nhóm, với số lượng một gia đình thay cho quy mô đông người như trước kia.

- Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: có thế mạnh không kém với loại hình du lịch tắm biển. Các điểm thuận lợi cho loại hình du lịch này là khu vực phía Nam Sầm Sơn, vùng đầm hồ Quảng Cư. Loại hình du lịch này cần có một không gian yên tĩnh nhưng không tách rời biển.

- Du lịch hội thảo, hội nghị: do vị trí thuận lợi là nằm gần thành phố Thanh Hóa, thuận tiện đường giao thông và các điều kiện bảo đảm khác (hội trường, cảnh quan đẹp...).

-Du lịch sinh thái: Cần giải quyết tốt việc bảo vệ rừng trên núi Trường Lệ, giải quyết vấn đề ô nhiễm. Có thể xây dựng khu vực nuôi các loài sinh vật biển ở chân núi Trường Lệ. Vùng đầm hồ Quảng Cư, các đảo phía Bắc thị xã cũng thích hợp cho loại hình du lịch này.

- Du lịch nhân văn: các lễ hội thường diễn ra vào dịp tháng Giêng, vì vậy đây là điều kiện tốt cho du lịch Sầm Sơn có thể khai thác cả mùa xuân. Trong dịp xuân về có thể tổ chức các tour du lịch tham quan lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, các di tích lịch sử trong phạm vi thị xã.

- Du lịch thể thao: vui chơi giải trí là điều kiện tốt để thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian nghỉ của khách. Loại hình du lịch này bao gồm cả việc tổ chức hoạt động thể thao ở trên cạn, dưới nước, câu cá và săn bắn.

Bên cạnh đó, để tăng tính hấp dẫn các sản phẩm du lịch, cần thiết phải có những biện pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ở Sầm Sơn:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022