Ban Hành Các Văn Bản Pháp Quy Tạo Dựng Hành Lang Pháp Lý Cho Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Thị Xã Sầm Sơn


được thiết kế bảo đảm các sinh hoạt tâm linh và nghỉ ngơi của cộng đồng, đồng thời phải là một điểm du lịch tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

- Quy hoạch phân khu số 10 thị xã Sầm Sơn. Quy hoạch phân khu này có địa giới hành chính tại các xã: Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Giao, Quảng Đại, Quảng Cát, Quảng Hải, Quảng Vinh thuộc huyện Quảng Xương. Phân khu có diện tích khoảng 769ha. Phân khu số 10 được xác định là khu ở ngoại thị của thị xã Sầm Sơn, là khu nông nghiệp sạch hỗ trợ cho đô thị du lịch biển. Đồng thời, phân khu còn có nhiệm vụ kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực hiện có và xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng (như nghĩa trang nhân dân, bãi tập kết trung chuyển rác thải sinh hoạt…) cho thị xã Sầm Sơn; là vùng dự trữ quỹ đất cho việc mở rộng đô thị của thị xã Sầm Sơn trong dài hạn.

- Quy hoạch chi tiết 4 cụm công nghiệp - làng nghề gồm: cụm Quảng Tiến với các ngành, nghề sửa chữa tàu thuyền, chế biến thủy sản, sản xuất và chế biến hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu..., cụm Quảng Cư nằm ở phía Tây - Nam khu du lịch sinh thái có các ngành, nghề: dệt tơ tằm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làm dịch vụ lưới sợi...; cụm Trung Sơn (nằm ở phía Tây phường Trung Sơn) có các ngành nghề dệt may, làm hàng thủ công mỹ nghệ ốc trai...; cụm Trường Sơn (dự kiến nằm ở khu vực phía Tây núi Trường Lệ) có các ngành, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lưu niệm và xuất khẩu, hàng đồ mộc... Việc quy hoạch chi tiết này nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, tài nguyên du lịch để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

Cùng với việc mở rộng không gian, thị xã sẽ tiến hành tổ chức các phân khu chức năng phù hợp với một đô thị mới, hiện đại. Trong đó, lấy núi Trường Lệ làm vùng cảnh quan chính để kiến tạo đô thị; lấy khu vực ven biển và dọc Sông Đơ làm các trục phát triển chính, tạo không gian thoáng đẹp, hòa nhập với thiên nhiên. Dự kiến xây dựng mới khu Trung tâm hành chính của thị xã ra ngoài khu vực nội thị hiện nay lên phía tây sông Đơ. Hình thành mới các trung tâm khu vực như: Trung tâm khu vực Bắc Sầm Sơn (dự kiến tại ngã ba cuối Đại lộ Nam sông Mã); Trung tâm khu vực Nam Sầm Sơn (Tại ngã tư cuối đường vành đai 3 liên đô thị Thanh


Hóa - Sầm Sơn); Trung tâm khu vực Đông Sầm Sơn (Tại 3 phường Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn).

Đồng thời quy hoạch sắp xếp lại các khu du lịch hiện có theo hướng hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, từng bước di dời các cơ quan hành chính và các hộ dân ra ngoài khu vực để dành đất cho phát triển du lịch, tạo cảnh quan đẹp cho khu vực du lịch. Xây dựng mới một số bãi tắm, khu du lịch chất lượng cao.

3.2.2. Ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch theo hướng bền vững thị xã Sầm Sơn

* Chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Thời gian vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư lớn, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất, thủ tục hành chính để các nhà đầu tư yên tâm khi quyết định đầu tư vào Thanh Hóa, trong đó có Sầm Sơn. Tỉnh Thanh Hóa áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Đồng thời, nguồn vốn ngân sách cần được ưu tiên đầu tư cho hạ tầng du lịch và sử dụng như nguồn vốn “mồi”, thu hút các nguồn vốn khác để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch vốn có.

Đối với chính sách thu hút đầu tư, Thị xã căn cứ vào các chính sách của tỉnh Thanh Hóa, cụ thể là Quyết định số 128/2005/QĐ-UB ban hành ngày 21/5/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 136/2005/QĐ-UBvề việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn Tỉnh.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 8

- Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nước ngoài tham gia hợp doanh được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời hạn thực hiện dự án; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; các doanh nghiệp BOT, BTO, BT, doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng được miễn thuế trong 8 năm. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất.


- Ưu đãi về đất đai đối với các doanh nghiệp trong nước: Ngoài ưu đãi theo quy định tại nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, nhà đầu tư được hưởng thêm ưu đãi của Tỉnh về chính sách đất đai: Giảm từ 30-50% tiền thuê đất trong thời gian từ 7-10 năm tiếp theo kể từ khi kết thúc thời gian miễn giảm tiền thuê đất theo quy định đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề ưu đãi, danh mục dự án gọi vốn đầu tư của Tỉnh và có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên.

Thời gian qua, thị xã Sầm Sơn cũng đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề và làng nghề, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao chất lượng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tại chỗ. Đồng thời, tăng cường quảng bá để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu; xây dựng và mở rộng quy mô các cơ sở chế biến ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu như: phường Quảng Tiến, xã Quảng Cư... tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Thị xã Sầm Sơn đã có nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp (CN-TTCN), đặc biệt là chính sách ưu đãi của đề án phát triển CN-TTCN giai đoạn từ năm 2010 - 2015.Bên cạnh đó, thị xã tăng cường các giải pháp động viên các cơ sở CN-TTCN đẩy nhanh tiến độ sản xuất, thu mua và xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở giải quyết việc làm cho người lao động. Các ngành nghề CN - TTCN chủ yếu đang được phát triển là: Chế biến thủy hải sản; đan, vá lưới; sản xuất hàng lưu niệm bằng vỏ ốc; đóng sửa tàu thuyền; sản xuất vật liệu xây dựng; đồ gỗ dân dụng, mỹ nghệ... Các ngành nghề này đang tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản xuất CN - TTCN các tháng đầu năm 2015 ước đạt 54,7 tỷ đồng.

* Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và lao động cho du lịch

Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và nước ngoài, cụ thể: nhà đầu tư tự tổ chức đào tạo nghề lần đầu cho lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh được hỗ trợ 30% kinh phí


đào tạo đối với lao động phổ thông, hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề từ bậc 2 trở lên theo dự án đào tạo nghề được cơ quan chức năng phê duyệt.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thị xã Sầm Sơn đã phối hợp với Trường cao đẳng thương mại du lịch và trường cao đẳng quốc tế FLC tổ chức 07 lớp tập huấn cho trên 1.400 đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý từ thị đến cơ sở, giám đốc, chủ các khách sạn, nhà nghỉ, các đối tượng trực tiếp kinh doanh... do các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực du lịch và lãnh đạo Thị xã trực tiếp truyền đạt. Ngoài ra, thi xã đã giao Phòng văn hóa – Thông tin phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề Sầm Sơn, UBND các phường, xã tổ chức 15 lớp tập huấn nghiệp vụ cho gần 1.800 người là nhân viên phục vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, ki ốt trên địa bàn thị xã. Đồng thời Thị xã khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường trong và ngoài tỉnh nên chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch được nâng lên. Bên cạnh đó, Thị xã cũng đã tổ chức nhiều lớp đào tạo và “nhân cấy” các làng nghề truyền thống, tạo cơ hội cho các làng nghề hồi sinh và phát triển.

* Chính sách đất đai và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất

Trên cơ sở các văn bản quy định của tỉnh Thanh Hóa và các quy định hiện hành của nhà nước, thị xã Sầm Sơn đã quy định cụ thể việc sử dụng đất cho kinh doanh du lịch: Các trường hợp được giao đất, cho thuê đất để đầu tư dự án du lịch, dịch vụ, đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Trên cơ sở Biên bản hội nghị liên ngành ngày 23/9/2014 và ngày 24/11/2014 gồm các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, UBND thị xã Sầm Sơn), UBND thị xã Sầm Sơn đã có chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trong dự án xây dựng khu đô thị du lịch sinh thái FLC để bảo đảm ổn định đời sống, sản xuất và công bằng cho các hộ bị thu hồi đất.


Việc quy hoạch không gian ven biển Sầm Sơn đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm của các ngư dân và tiểu thương dọc bờ biển Sầm Sơn. Nhận thức được khó khăn này, Thị xã đã đưa ra các chính sách hỗ trợ việc làm cho những đối tượng trên. Những lao động trẻ được Thị xã hỗ trợ giới thiệu việc làm trong khu đô thị du lịch FLC với nhiều công việc khác nhau phù hợp với từng đối tượng; tiểu thương được bố trí kinh doanh tại ven đường Hồ Xuân Hương và khu chợ đêm; các đối tượng còn lại được hỗ trợ tham gia vào các công việc như vận chuyển xe điện, xích lô, chụp ảnh, cho thuê phao bơi, áo tắm,… Đối với ngư dân ở các phường, xã bị ảnh hưởng bởi dự án phía đông đường Hồ Xuân Hương, tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 705/2016/QĐ-UBND với các chính sách hỗ trợ bằng tiền, gạo và hỗ trợ vốn nếu ngư dân đóng thuyền có công suất theo quy định.

3.2.3. Thực trạng xây dựng bộ máy và quản lý cáchoạt động du lịch

3.2.3.1. Xây dựng bộ máy quản lý du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch ở thị xã Sầm Sơn chịu sự điều hành và quản lý bởi 4 đơn vị trực thuộc UBND xã, đó là: Phòng Văn hóa và thông tin; Trung tâm Văn hóa - du lịch; Trung tâm Thể dục thể thao và Đài truyền hình.


UBND thị xã

Phòng Văn hóa và Thông tin

Trung tâm Văn hóa - Du lịch

Trung tâm Thể dục thể thao

Đài Truyền hình

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý du lịch ở thị xã Sầm Sơn

Chức năng cụ thể của các đơn vị như sau:

- Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sầm Sơn có chức năng tham mưu, giúp UBND thị xã quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực Văn hoá - Thông tin trên địa bàn.


- Trung tâm Văn hóa và Du lịch Sầm Sơn là đơn vị hoạt động sự nghiệp trực thuộc UBDN Thị xã, có chức năng phát triển sự nghiệp văn hóa; tổ chức, quản lý dịch vụ công về văn hóa và du lịch ở thị xã Sầm Sơn.

- Trung tâm thể dục thể thao là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thị xã, có chức năng tham mưu UBND Thị xã phát triển phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao ở Thị xã. Ngoài chức năng này, do đặc thù là Thị xã du lịch nên Trung tâm thể dục thể thao Sầm Sơn còn là đơn vị thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi thể thaotrong Tỉnh và tổ chức các lễ hội của Tỉnh tại Sầm Sơn.

- Đài Truyền thanh thị xã có chức năng chính là cơ quan tuyên truyền củaThị xã; bên cạnh đó, ở Sầm Sơn Đài Truyền thanh còn có Đội truyền thanh bãi biển có chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, thông tin các hoạt động liên quan trên bãi biển.

Bên cạnh đó, hằng năm, Thị xã thành lập Ban chỉ đạo hoạt động du lịch, dịch vụ do đồng chí Bí thư Thị ủy làm Trưởng ban; 04 tiểu ban do các đồng chí Trưởng các ban của Thị ủy, Phó chủ tịch UBND thị xã làm trưởng tiểu ban và 02 tổ kiểm tra, giám sát của UBND thị xã. Nhìn chung, các đồng chí trong ban chỉ đạo, các tiểu ban, tổ kiểm tra đã chủ động nắm bắt tình hình hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn; trực tiếp chỉ đạo và phản ánh, đề xuất với lãnh đạo thị xã chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế trong hoạt động du lịch. Ban chỉ đạo, các tiểu ban và UBND thị xã duy trì công tác giao ban định kỳ về hoạt động du lịch, dịch vụ để đánh giá tình hình hoạt động quản lý của các đơn vị, từ đó chỉ ra những tồn tại hạn chế nổi cộm để khắc phục.

Ngoài ra, Thị xã tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng của Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Công an thị xã, Đội 113 thị xã, Đội Trưởng Đội Quản lý thị trường, Cấp cứu biển để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, du khách và chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện kịp.

3.2.3.2. Thực trạng quản lý các hoạt động du lịch

* Điều hành về đầu tư du lịch

Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn đã áp dụng các Quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu du lịch của Tỉnh trên địa bàn thị xã, trong đó tập trung


định hướng thực hiện các quy hoạch chi tiết một số khu du lịch nhằm góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới, tăng tính hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch Sầm Sơn với các khu du lịch khác trong vùng. Đặc biệt là những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, vốn đầu tư tăng nhanh, nhiều dự án lớn được triển khai, thực hiện.

Năm 2015, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị ở thị xã được tập trung đầu tư, đạt 4.705 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gần 1.200 tỷ đồng); huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 2.100 tỷ đồng, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2010. Nhiều dự án được khởi công xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Đường Lý Tự Trọng, Quốc lộ 47, Hồ Xuân Hương, các tuyến đường theo hướng Đông - Tây khu vực nội thị, sân Golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 1) và hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ.

Tiếp tục thực hiện một số dự án như: Khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 2), Quốc lộ 47 kéo dài, dự án đê kè biển chống sạt lở, khu biệt thự cao cấp Hồng Thắng, khu đô thị hai bên bờ sông Đơ, khu dân cư Trung Mới, khu 17 tái định cư Hồng Thắng...

Để góp phần giải quyết nhu cầu đi lại ngày càng nhiều của khách du lịch và nhân dân, Sầm Sơn đã khai trương hoạt động bến xe chất lượng cao phục vụ các tuyến nội và ngoại tỉnh; đồng thời, phối hợp với công ty cổ phần xe khách Thanh Hóa, công ty cổ phần taxi Mai Linh và các tuyến xe bus Rừng Thông - Thanh Hóa - Sầm Sơn, tổ chức chạy các tour du lịch lữ hành từ Sầm Sơn đến các địa điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn Thanh Hóa. Ngoài ra, Sầm Sơn còn có hơn 100 xe xích lô, 500 xe điện và hàng trăm xe đạp đôi phục vụ du khách suốt 24/24h.

* Công tác quản lý tài nguyên, môi trường ở thị xã

Năm 2015, thị xã đã hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2015 - 2020. Định kỳ, thị xã hằng năm bổ sung kế hoạch sử dụng đất và xây dựng giá đất. Trong 5 năm gần đây, thị xã đã thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) trên 30 dự án, di dời hơn 1.000 hộ dân, với diện tích 134,4ha. Hầu hết các dự án lớn đều được GPMB đúng tiến độ. Công tác bồi thường giải tỏa diện tích đất


không thuộc đối tượng nhà nước thu hồi đất vẫn còn gặp một số khó khăn về giá bồi thường, tiến độ triển khai thực hiện dự án.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển biến tốt, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân đạt 98% (2015). Đối với một số dự án quá thời hạn không đầu tư, hoặc đầu tư 16 kéo dài không hiệu quả, thị xã đã kiến nghị và được thu hồi, như: Dự án Vinaconex, Intimex, Vinashin...

Đối với công tác đầu tư cải tạo, nâng cấp bãi rác: đến nay 100% xã, phường ở Sầm Sơn được tổ chức thu gom rác thải, trong đó có 80% - 85% chất thải rắn; đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, 35% - 40% nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý. Thị xã cũng đã thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách trong việc bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, ứng phó với biến đổi khí hậu, điều này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, nhận thức, ý thức của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân cóchuyển biến, tiến bộ. Tuy nhiên, hệ thống thu gom, xử lý rác thải vẫn còn một số hạn chế: số lượng thùng rác công cộng trên các tuyến phố, nhất là trên đường Hồ Xuân Hương và các tuyến đường ngang còn ít; nội dung tuyên truyền, biển chỉ dẫn cho nhân dân và du khách giữ gìn vệ sinh môi trường còn thiếu; vệ sinh môi trường tại các khu phố buôn bán hải sản, khu vực Hòn Trống Mái và tại các bến thuyền chưa đảm bảo.

* Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch

Trong giai đoạn 2010 – 2015, thị xã đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thành công nhiều cuộc họp báo, giới thiệu quảng bá về du lịch Sầm Sơn. Hằng năm, UBND thị xã đềuxây dựng kế hoạch về tuyên truyền quảng bá du lịch cho từng năm.

Các ấn phẩm xúc tiến, quảng bá du lịch: thị xã đã chủ trương nâng cấp Website về du lịch Sầm Sơn (WWW.Dulichsamson.gov.vn) và đặt Paner tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của một số bộ, ban, ngành và các tỉnh bạn; tái bản và phát hành hàng chục nghìn cuốn Cẩm nang Du lịch Sầm Sơn; đầu tư, lắp đặt 30 cụm với 58 loa truyền thanh phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền về du lịch trên khuôn viên bãi biển, các trục đường ngang và núi Trường Lệ; thành lập và đưa vào

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí