Điều Kiện Và Tiềm Năng Cho Phát Triển Du Lịch Ở Thị Xã Sầm Sơn Sầm Sơn


* Phương pháp logic

Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi lịch sử mà, nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Như vậy, phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

Luận văn trình bày các sự việc và đưa ra những nhận định đã có chú ý đến sự vận động logic của phát triển kinh tế - xã hội thị xã gắn với triển khai chính sách, chương trình phát triển du lịchtheo hướng bền vững, chỉ ra quy luật xu hướng vận động của nó. Chẳng hạn, để du lịch phát triển du lịch bền vững về kinh tế thì ngoài những quan điểm chỉ đạo, chủ trương chính sách của thị xã nó còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, khả năng thích ứng, tiếp cận người dân địa phương.

2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này tác giả xác định dữ liệu được tuân thủ các yêu cầu: Những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng đề tài này. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.


Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các báo cáo của các cấp, ban ngành liên quan đến vấn đề phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, số liệu trên các website liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, các đề tài, luận án, luận văn đã nghiên cứu trước có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông,..

Phương pháp này được sử dụng trong luận văn như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Chương 1: tác giả thu thập các công trình khoa học liên quan đến đề tài, sau đó phân tích, tổng hợp để viết tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, luân văn cũng thu thập dữ liệu từ các công trình khoa học đó để xây dựng một khung khổ lý thuyết cho vấn đề phát triển du lịch bền vững một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở chương 3.

- Chương 3: tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tập hợp các số liệu liên quan đến quá trình phát triển du lịch bền vững, sau đó phân tích, tổng hợp để có được các đánh giá, kết luận.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 6

2.3.4. Phương pháp thống kê

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê được chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Do đó, mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp 2 chức năng của 2 lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê.

Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn. Chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững. Chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu. Chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


2.3.5. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Hai phương pháp này được sử dụng trong luân văn như sau:

- Chương 1: luận văn sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phân tích những mặt các công trình đã đạt được, những mặt chưa làm được. Từ đó, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra kết quả nghiên cứu của các công trình trên: kết quả đã đạt được, những lỗ hổng trong các nghiên cứu để từ đó tìm ra hướng đi cho luận văn của mình.

- Chương 2: Tác giả tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị được dùng trong luận văn, từ đó phân tích từng phương pháp được sử dụng trong luận văn như thế nào.


- Chương 3: phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương này. Ở chương này, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch bền vững, tập trung vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóatrên các công tác như: công tác xây dựng bộ máy quản lý; quy hoạch chiến lược phát triển; ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quản lý các hoạt động du lịch và công tác thanh tra, kiểm tra, giảm sát các hoạt động du lịch. Để thực hiện điều này, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp các văn bản, chính sách có liên quan.của chính quyền thị xã Sầm Sơn.

Tiếp đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá sự phát triển của du lịch ở Sầm Sơn theo quan điểm phát triển bền vững trên 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường; phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về vấn đề phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Chương 4: phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích mục tiêu, xu hướng phát triển của du lịchở thị xã Sầm Sơn, tình Thanh Hóa trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để du lịch phát triển theo hướng bền vững hơn nữa trong thời gian tới.


Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở THỊ XÃ SẦM SƠN


3.1. Điều kiện và tiềm năng cho phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn Sầm Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở thị xã Sầm Sơn

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Sầm Sơn là thị xã ven biển, phía đông tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thị xã Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 15 km; phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Năm 2014, Tỉnh Thanh hóa đã ra Nghị quyết 91/2014/NQ-HĐND về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương để mở rộng thị xã Sầm Sơn. Sau khi mở rộng, thị xã Sầm Sơncó 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 04 phường: Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn, Quảng Tiến và 07 xã: Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại; có 4.539,89 ha diện tích tự nhiên và 101.132 người.

Cách thành phố Thanh Hóa 15km và cách thủ đô Hà Nội 150km, Sầm Sơn được đánh giá là điểm du lịch có vị trí địa lý thuận tiện trong việc di chuyển. Sầm Sơn là điểm du lịch có vai trò quan trọng bậc nhất của tỉnh Thanh Hóa và là một trong những trung tâm kinh tế của địa phương. Đồng thời, đây cũng là điểm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

* Đặc điểm địa hình

Thị xã Sầm Sơn có 2 loại địa hình chính, đó là địa hình đồng bằng ven biển và địa hình đồi núi thấp.

- Về địa hình đồng bằng ven biển: Khu vực phía Tây thị xã Sầm Sơn chạy dọc suốt sông Đơ từ Trường Lệ đến sông Mã. Đây là vùng đất bị ngập mặn, từ khi đắp đập Trường Lệ đã ngọt hoá dần và hiện nay dùng để trồng lúa nhưng năng suất thấp.


- Về địa hình đồi núi thấp: bao gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ, nằm ở phía Nam thị xã Sầm Sơn, tổng diện tích khoảng 300 ha, độ dốc của núi thoải, cho phép xây dựng các công trình nhà nghỉ và vui chơi giải trí trên núi.

- Vùng ven biển: gồm khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc Cước. Đây là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 - 5%), diện tích khoảng 150 ha, rộng 200 mét.

- Vùng núi. Bao gồm toàn bộ núi Trường Lệ, nằm sát biển, độ cao trung bình khoảng 50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía biển rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Ngoài ra ở đây còn có những bãi cỏ rộng và những sườn thoải phù hợp cho du lịch cắm trại, vui chơi giải trí...

* Đặc điểm khí hậu

Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC. Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 25oC, tháng nóng nhất nhiệt độ lên đến 40oC; nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5oC.

Chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) mang theo không khí lạnh, làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm. Về mùa hè (từ tháng 3 - 11) gió thịnh hành là Đông Nam mang theo hơi nước gây mưa nhiều. Riêng đầu mùa hè thường xuất hiện gió Tây khô nóng (gió Lào) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1600 - 1900 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5

- 11) tập trung tới 85% lượng mưa cả năm. Ngoài ra trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ.


Chế độ thủy triều: Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều. Về mùa hè thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14 - 16 giờ chiều; mùa đông thì ngược lại xuống lúc 6 - 9 giờ là lên lúc 14 - 16 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 1,2 - 1,6 mét, cao nhất đạt 2 - 2,5 mét. Chế độ thủy triều như vậy rất thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển.

Khí hậu ở Sầm Sơn tuy có sự phân chia rõ rệt theo mùa, nhưng do có tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa hè, ít lạnh vào mùa đông, khá phù hợp cho tắm biển, thăm quan, nghỉ dưỡng và phù hợp cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Sầm Sơn

* Về kinh tế

Trong những năm qua, thị xã Sầm Sơn đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh v ực kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 18,08%, cao hơn 2,88% so với giai đoạn 2005 – 2010. Kinh tế tăng trưởng cao kéo theo thu nhập bình quân đầu người ước đạt 51 triệu VNĐ, gấp 2,5 lần năm 2010, cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu

người của tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước. Trong các ngành của nền kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 76,6%; nông, lâm, thủy sản 12,6%; công nghiệp và xây dựng 10,8%. Thu ngân sách hàng năm đều vượt dự toán giao 16,3%/năm; năm 2015 thu ngân sách ước đạt 95 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010. Trong giai đoạn 2010

– 2015, nhìn chung kinh tế của thị xã có tốc độ tăng trưởng cao, hướng tới bềnvững,

cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng, kết cấu hạ tầng phát triển, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, vốn đầu tư tăng nhanh, nhiều dự án lớn được triển khai thực hiện, như: dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC, dự án mở rộng đường Hồ Xuân Hương và các tuyến đường ngang Đông – Tây…

* Dân số và lao động

Năm 2015 tổng dân số của Sầm Sơn là 107.970 người, chiếm gần 1,7% dân số toàn tỉnh Thanh Hóa. Mật độ dân số bình quân 3.496 người/km2, cao gấp 10 lần mức trung bình của tỉnh (khoảng 340 người/km2). Với tổng dân số đó, nguồn nhân


lực của Sầm Sơn khá dồi dào. Năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động có khoảng

68.280 người, chiếm 61,2% tổng dân số. Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 81.670 người, chiếm 82,7% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động ở khu vực dịch vụ, chiếm trên 50% tổng số lao động xã hội.

Sầm Sơn có cơ cấu dân số tương đối trẻ; trình độ học vấn của dân cư khá cao. Đến nay Sầm Sơn đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi (năm 2004); 45% trường đạt chuẩn quốc gia, 37% lực lượng lao động được đào tạo. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong những năm tới.

* Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Trong nhiều năm qua, Thị xã Sầm Sơn đã quan tâm phát tri ển đồng b ộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông trên địa bàn đảm bảo tính liên hoàn, liên kết trong toàn thị xã và giữa thị xã Sầm Sơn với các đ ịa phương khác v ới việc nâng cấp và xây dựng mới các tr ục giao thông chính: Đại Lộ Nam Sông Mã, quốc lộ 47 (cửa

ngõ chính của thị xã Sầm Sơn), mở rộng mặt đường từ 4 – 6 làn xe; Tuyến đường

nối khu Nam Sầm Sơn với thành phố Thanh Hóa; Tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, đường Hồ Xuân Hương kéo dài ; các tuyến đường theo hướng Đông - Tây tại khu vực nội thị, sân Golf và khu nghỉ dưỡng qu ốc tế FLC (giai đoạn 1). Ngoài ra, một số dự án đang ti ếp tục được thực hiện như khu nghỉ

dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 2), Quốc lộ 47 kéo dài, khu biệt thự cao cấp Hồng Thắng, khu đô thị hai bên bờ sông Đơ, khu dân cư Trung Mới, các đư ờng nhánh xuống biển… Hệ thống hạ tầng giao thông hoàn chỉnh đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Sầm Sơn theo hướng hiện đại.

3.1.2. Tiềm năng cho phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên... Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí