Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Sầm Sơn-Tỉnh Thanh Hóa

Sầm Sơn nói riêng. Việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch được tiến hành song song với quảng bá điểm đến và sản phẩm. Sầm Sơn đã và đang định vị thương hiệu và định hướng đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch đặt trưng, hướng Sầm Sơn trở thành: “Thành phố biển xứ Thanh”.

Tuy nhiên hiện nay, Sầm Sơn chưa phải là một điểm đến được khách du lịch quốc tế biết đến rộng rãi,đặc biệt là các du khách khu vực Tây Âu. Hiện tại, thành phố Sầm Sơn chưa có câu định vị sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, du lịch tỉnh Thanh Hóa nói chung và Sầm Sơn nói riêng cũng chưa có biểu tượng (logo). Việc chưa có câu định vị và logo rất khó tạo cho du khách có ấn tượng cũng như gây trở ngại cho việc nhận dạng điểm đến của du lịch Sầm Sơn không những trên thị trường du lịch trong nước mà còn trên thị trường du lịch quốc tế. Như vậy, du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa cần triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá hơn nữa để phát huy vai trò nhận diện thương hiệu của biểu tượng và tiêu đề du lịch.

2.3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm

Trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng luôn đươc chú trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và thu hút thêm nhiều khách du lịch. Trong những năm gần đây, ngành du lịch của thành phố luôn quan tâm và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch. Trong đó xác định rõ sản phẩm du lịch biển đảo và nghỉ dưỡng là mũi nhọn, song song với đó là phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh.

- Về sản phẩm du lịch:

Tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng có lợi thế rất lớn để phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển với lợi thế đường bờ biển dài khoảng 9 km với những bãi tắm đẹp, độ mặn vừa phải, sóng biển phù hợp với nhiều hoạt động du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao bãi biển, các hoạt động vui chơi, giải trí bãi biển…..

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa và tâm linh từng bước hình thành, thu hút khá đông khách du lịch đến tham quan thông qua việc đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống đã được tổ chức với quy mô, chất lượng cao hơn như: Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước , lễ hội đền Đề Lĩnh, lễ hội đền Bà Triều.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng tương đối hấp dẫn đối với việc phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển ở Sầm Sơn. Tuy nhiên, thành phố chưa có nhiều các tour - tuyến du lịch hấp dẫn để có thể phục vụ đối tượng khách du lịch lưu trú dài ngày ,đặc biệt là khách du lịch Tây Âu. Nhiều du khách nhận xét sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa đa dạng nên tính liên kết chưa thật cao. Việc phát triển các sản phẩm du lịch chưa có tính cạnh tranh,chưa có nhiều các sản phẩm du lịch mới.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thành phố quy hoạch phát triển du lịch chưa chú ý đến việc bảo tồn các giá trị tài nguyên,chưa tận dụng hết nguồn tài nguyên vốn có, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn tự phát, chưa đồng bộ, vấn đề quản lý tài nguyên còn chưa chặt chẽ…

2.3.3 Chiến lược xúc tiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Theo luật Du lịch 2017 quy định, xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch.

Những năm gần đây, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng được chú trọng hơn. Hoạt động xúc tiến du lịch được tăng cường cả về quy mô và chất lượng thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế; xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm; xây dựng các trung tâm thông tin du lịch; tham gia hội chợ trong và ngoài nước; tổ chức xúc tiến quảng bá tại các thị

Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch Tây Âu tới thành phố Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hóa - 7

trường tiềm năng; tổ chức hội nghị, hội thảo và các chuyến khảo sát giới thiệu, quảng bá du lịch Thanh Hóa…

Trong những năm gần đây, công tác này được cải tiến theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Ngành Du lịch tỉnh đã tăng cường các hoạt động quảng bá với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đa dạng. Thông tin du lịch đến với du khách bằng nhiều kênh, nhiều nguồn để du khách tham khảo chọn điểm đến cho mình một cách tự tin hơn. Ví như, mỗi khi có những sự kiện lớn như Lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn; Lễ hội đền Bà Triệu (kỷ niệm 1760 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh); Lễ hội Lam Kinh... thì hàng loạt băng zôn, cờ phướn, quảng cáo được treo dọc theo những trục đường lớn của TP Thanh Hóa, các tuyến đường đi đến các điểm tổ chức lễ hội.

Bên cạnh việc tuyên truyền quảng bá ngày càng được tăng cường, đổi mới cả về hình thức, nội dung thì việc trưng bày, biên soạn tư liệu, ấn phẩm du lịch tại các hội chợ, lễ hội trong và ngoài tỉnh như: Hội chợ Thương mại - Công nghiệp hàng năm; Hội chợ Du lịch Sầm Sơn... đã tạo sức hấp dẫn từ các gian hàng được các chuyên gia và du khách thập phương đánh giá cao. Cách làm này đã giúp cho du khách trong, ngoài nước có thêm thông tin về du lịch xứ Thanh, mang lại những kết quả tích cực, góp phần hoàn thành những kế hoạch phát triển du lịch của ngành trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Điều đó làm lượng khách quốc tế tăng đều qua các năm,khách quốc tế chủ yếu là các nước và vùng lãnh thổ Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Ấn Độ (đông nhất là khách Trung Quốc), các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Pháp, các nước thuộc khu vực khác như Mỹ, Australia, New Zealand, Canada. Nhưng vẫn chưa thể thu hút đông đảo khách du lịch đến từ khu vực Tây Âu.

Ngoài ra,chương trình giao lưu kết nối giữa hội Du lịch Sầm Sơn và Hiệp hội Du lịch Hà Nội là cơ hội để Sầm Sơn quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch. Đồng

thời nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, công ty lữ hành và thị hiếu của khách du lịch, từ đó có nhiều đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng du lịch, góp phần tạo dựng thương hiệu, hình ảnh du lịch Sầm Sơn thân thiện, chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách, nhanh chóng đưa Sầm Sơn thành đô thị du lịch trọng điểm Quốc gia

Nhìn chung, hoạt động xúc tiến nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Sầm Sơn,Thanh Hóa đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh và thành phố còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tiếp thị và hướng dẫn viên du lịch vẫn trong tình trạng bất cập nhiều mặt, yếu, mỏng, trình độ không đồng đều. Đây là một hạn chế không nhỏ cho việc giao tiếp, quảng bá, hướng dẫn du khách, nhất là khách quốc tế, đặc biệt chưa có những chiến lược xúc tiến, hợp tác với các quốc gia khu vực Tây Âu. Do đó việc thu hút khách du lịch từ khu vực này còn rất hạn chế .

2.3.4 Chiến lược phân phối

Đối với các nhà quản lý, kênh phân phối là một thành phần phức hợp của hệ thống du lịch và là một yếu tố quan trọng trong hỗn hợp marketing. Việc phân phối sản phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức cầu. Kênh phân phối trong lĩnh vực du lịch là tập hợp các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ các nhà cung ứng du lịch tới thị trường. Hiện nay, thành phố Sầm Sơn đang có những nhóm phân phối trung gian sau:

- Công ty lữ hành:


Hầu hết các kênh phân phối trong du lịch đều được thực hiện thông qua các công ty lữ hành bao gồm cả các đại lý du lịch. Vì vậy, hệ thống các công ty lữ hành còn được gọi là hệ thống phân phối sản phẩm trong du lịch.

Theo khảo sát, tính đến ngày 31/10/2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 37 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành. Trong số đó, số doanh nghiệp

phục vụ khách quốc tế chỉ chiếm 21,6%. Hầu hết doanh nghiệp du lịch tập trung tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn;... nơi có các địa điểm du lịch nổi tiếng. Theo kết quả khảo sát cho thấy có hơn 10% tổng số lượng khách du lịch biết đến và du lịch tại Sầm Sơn,Thanh Hóa thông qua các đơn vị kinh doanh lữ hành và sử dụng các tour du lịch trọn gói mà các đơn vị lữ hành cung cấp.

- Các kênh phân phối trực tuyến:


Thành phố Sầm Sơn hiện nay vẫn đang duy trì hoạt động đăng tin, bài viết quảng bá các sản phẩm du lịch, cập nhật thông tin về các điểm du lịch, các sự kiện lễ hội quanh năm trên Website: https://samson.thanhhoa.gov.vnđược thiết kế bắt mắt và nội dung bài viết luôn được cập nhật phong phú, nhanh chóng. Qua Internet, du khách dễ dàng tìm thấy những thông tin đa dạng về các sản phẩm, dịch vụ du lịch và đọc được những bình luận, đánh giá về các địa điểm tham quan, giải trí, khách sạn, nhà hàng cùng nhiều thông tin khác về khu du lịch. Nhiều khách hàng đưa ra quyết định đi du lịch dựa trên những đánh giá trực tuyến này. Ngoài ra, rất nhiều trang báo mạng đã đăng bài nhằm quảng bá cho địa danh đầy tiềm năng Sầm Sơn,Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh áp dụng công nghệ thông tin trong việc phân phối sản phẩm thông qua việc đặt phòng khách sạn và đặt tour trực tuyến. Điều đó giúp khách du lịch dễ dàng trong việc tham khảo điểm đến, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng, mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến, so sánh, tham khảo và lựa chọn sản phẩm hợp lí. Điều đó góp phần giúp Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung đem lại sự thuận tiện tối đa cho du khách góp phần phân phối sản phẩm du lịch rộng rãi đến không chỉ khách du lịch nội địa mà còn cả khách du lịch quốc tế.

Các hình thức phân phối trực tuyến này là cơ sở để du khách tìm hiểu về Sầm Sơn trước khi quyết định lựa chọn các hình thức du lịch hoặc công ty du lịch góp

phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến đây.


2.3.5 Chiến lược con người

Con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trong quá trình phân phối dịch vụ. Do đó việc tuyển chọn ,đào tạo, động lực và quản lý con người chi phối rất lớn đến sự thành công của điểm đến.

Hiện nay,tại tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Sầm Sơn nói riêng,hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch luôn được quan tâm. Cụ thể, Hiệp hội du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cho gần 200 học viên thuộc các đơn vị, doanh nghiệp du lịch. Đồng thời, phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức lớp Bồi dưỡng nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế (giai đoạn 2016 - 2020), cho hơn 100 cán bộ quản lý của các đơn vị, doanh nghiệp. Cùng với đó, Hiệp hội cũng khuyến khích các doanh nghiệp tự mở lớp đào tạo, nâng cao chất lượng phục vụ cho khoảng 1000 nhân viên, người lao động…

Tuy nhiên,việc đào tạo cho đội ngũ này, phần lớn mới dừng lại ở việc bồi dưỡng ngắn ngày, chứ chưa phải là đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo lớn, có uy tín, chất lượng.

Bên cạnh đó UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó đều có các giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể: xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả theo cơ chế thị trường; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch; xã hội hóa công tác giáo dục để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách về văn hóa du lịch; hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch, chia sẻ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa; nâng cấp chất lượng

các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch và thống nhất chương trình đào tạo khung tại các cơ sở chủ chốt. Tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các địa bàn trọng điểm, phát triển du lịch bằng các biện pháp thu hút cán bộ quản lý có trình độ, kinh nghiệm, kết hợp với việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ các cán bộ trẻ có nhiều tiềm năng phát triển.

Nhìn chung,với các giải pháp đề ra cũng như quyết tâm thực hiện đúng và hiệu quả các giải pháp ấy, du lịch Thanh Hóa sẽ sớm xây dựng được đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, cao về chất lượng, có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch hiện nay và tương lai.

2.3.6 Chiến lược phát triển quan hệ đối tác

Trong xu hướng phát triển hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các chương trình xúc tiến đơn lẻ đã không còn mang lại kết quả nổi trội. Thay vào đó, điểm đến du lịch cần đẩy mạnh sự kết hợp và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.

Những năm qua, Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa vận động các doanh nghiệp thành viên tham gia nhiều hoạt động liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp trong nước, xây dựng gói sản phẩm kích cầu, giới thiệu tiềm năng và sản phẩm du lịch Thanh Hóa đến doanh nghiệp, du khách trong nước và khách quốc tế.

Hiệp hội tổ chức triển khai hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh Bắc miền Trung: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình, tích cực giới thiệu du lịch Thanh Hóa, điểm đến mới thông qua các hội chợ du lịch quốc tế VITM, tham gia hội chợ Quốc tế Cần Thơ. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh tổ chức thành công Hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch 3 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Quảng Ninh năm 2019; đồng thời cử đoàn tham gia khảo sát điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình để kết nối tour du lịch Quảng Ninh - Ninh Bình -

Thanh Hóa. Tham gia cụm Hiệp hội Du lịch các tỉnh phía Bắc (gồm 23 tỉnh, thành phố tính từ Quảng Bình trở ra), duy trì hoạt động một năm 4 kỳ để đánh giá hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các Hiệp hội trong cụm.

Cùng với đẩy mạnh quan hệ với các nước truyền thống, tỉnh Thanh Hóa cũng chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác ở các khu vực khác trên thế giới, trong đó có những bước tiến rõ rệt với Liên Bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức và Nhà nước Cô-oét. Với Liên Bang Nga, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thành công “Hội nghị Xúc tiến đầu tư thương mại và Du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại Liên Bang Nga năm 2019” với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp Nga và Việt Nam trong khuôn khổ Đoàn công tác cấp cao của tỉnh sang thăm, làm việc tại Nga.

Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng cho phép TP Sầm Sơn ký kết Biên bản hợp tác hữu nghị với Quận trung tâm của thành phố Saint Peterburg, Liên Bang Nga. Nhằm cụ thể hóa các nội dung hợp tác với các đối tác Nga, tỉnh cũng đã tổ chức đoàn công tác sang tham dự Diễn đàn du lịch Việt Nam - Saint Petersburg (10- 2019) và khai trương gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa tỉnh Thanh Hóa tại thành phố Matxcơva.

Như vậy, trong những năm qua, sở du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng như UBND thành phố Sầm Sơn luôn nỗ lực cố gắng xây dựng, phát triển và thúc đẩy những mối quan hệ đối tác nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh của du lịch Sầm Sơn nói riêng và Thanh hóa nói chung. Qua đó hướng tới những phát triển du lịch trờ thành ngành kinh tế mũi họn của tỉnh và địa phương.

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn-tỉnh Thanh Hóa

2.4.1 Những thành tựu đã đạt được


Ngành du lịch ở thành phố Sầm Sơn đã có những thay đổi tích cực trong thời

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2023