Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Thị Xã Sầm Sơn


còn thiếu hụt về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cũng như văn hóa, thái độ phục vụ, dẫn đến nhân lực chưa đáp ứng đươc các yêu cầu của công việc và yêu cầu chất lượng dịch vụ. Nhiều lao động trực tiếp chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, khoảng 50% bộ phận quản lý, giám sát và điều hành trong lĩnh vực lữ hành chưa qua đào tạo về du lịch. Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các nghề khác chưa được trang bị kiến thức về du lịch, tỷ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao.

* Về mặt văn hóa – xã hội

- Sầm Sơn chưa chú trọng việc cho phép cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình xây dựng và lập quy hoạch du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền cũng chưa quan tâm và chưa có khuôn khổ, chính sách để chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mặc dù đã có sự tăng trưởng về số lượng nhưng năng lực kinh doanh và quy mô các doanh nghiệp cò nhỏ, thiếu vốn và nguồn lực để đầu tư phát triển.

- Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích, nhưng trên địa bàn vẫn còn một số ổ nhóm, đối tượng “đầu gấu” hoạt động và tiến hành các hoạt động tội phạm; tình trạng cò lơ dẫn khách tụ tập và hoạt động một số tuyến đường chưa được xử lý dứt điểm. Vẫn còn một số cơ sở kinh doanh ứng xử thiếu văn hóa với du khách như ép ăn, ép ở, ép giá, ép khách. Tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trong dịp khai trương hè chậm được khắc phục; bãi đỗ xe còn thiếu. Các vấn đề xã hội như: tình trạng chèo kéo, đeo bám khách, “chặt chém” tại các địa điểm du lịch đã giảm song vẫn còn tồn tại.

* Về mặt môi trường

- Nhận thức về phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch kèm theo bảo vệ môi trường của các bên hữu quan của hoạt động du lịch như doanh nghiệp du lịch, lũ hành, dân cư sở tại còn hạn chế.

- Hệ thống thu gom và xử lí chất thải còn rất kém trong khi đó lượng chất thải nhiều.Trên bãi biển số lượng thùng rác ít, các đơn vị kinh doanh du lịch chưa thực


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

sự có ý thức trong việc xử lí chất thải của mình nên rác thải vứt bừa bãi.

- Hoạt động du lịch ở Sầm Sơn còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, mùa hè lượng khách ở Sầm Sơn tăng lên đột ngột, gây nên tình trạng quá tải trong một thời gian nhất định, vì vậy gây ra những hậu quả về môi trường và tài nguyên.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 11

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Công tác xây dựng quy hoạch vẫn còn một số hạn chế: các dự báo và tiêu chuẩn định mức để tính toán quy hoạch vẫn còn chưa chuẩn xác; tốc độ xây dựng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án cụ thể rất chậm; các khâu tổ chức thực hiện sau quy hoạch chưa tốt; công tác quản lý, thực hiện quy hoạch vẫn để xảy ra một số sai phạm, làm phá vỡ quy hoạch và cảnh quan du lịch.

- Công tác quản lý hoạt động du lịch còn chồng chéo, chưa thống nhất được phương thức quản lý tại tất cả các khu và điểm du lịch; còn bất bình đẳng trong kinh doanh du lịch đối với các doanh nghiệp và đơn vị trên địa bàn thị xã. Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất. Các điểm tài nguyên du lịch đang chịu sự điều chỉnh về quản lý, khai thác của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau. Mỗi khu, điểm du lịch đang thực hiện một mô hình quản lý riêng với các quy chế và hình thức hoạt động biệt lập.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ở Sầm Sơn còn một số hạn chế. Việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Sầm Sơn trên báo đài Trung ương, địa phương còn hạn chế; chưa có nhiều bài tuyền truyền về tiềm năng thế mạnh và đổi thay tích cực của Sầm Sơn; mà chủ yếu là phản ánh việc xử lý các hạn chế tiêu cực. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách còn chậm đổi mới, hình thức chưa phong phú đa dạng. Nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách mới chỉ tập trung chủ yếu cho các phương án quản lý và khuyến cáo du khách. Các nội dung về văn minh, thân thiện, văn hóa ứng xử, văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, quê hương, gương người tốt việc tốt... tuyên truyền chưa nhiều, nội dung chưa phong phú, hấp dẫn. Kinh phí dành cho tuyên truyền quảng bá còn hạn chế; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chưa chủ động tham gia quảng bá, tuyên truyền; việc huy động xã hội hóa còn hạn chế...


nên công tác triển khai còn bị động, manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao.

- Công tác liên kết vùng trong thực hiện hoạt động xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch chưa được thực hiện, chưa có sự kết nối giữa du lịch biển Sầm Sơn với các địa điểm du lịch khác trong và ngoài Tỉnh để tạo nên các tour du lịch hấp dẫn và góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

- Tuy đã có nhiều biện pháp khuyến khích, động viên, mở lớp nhưng do đặc thù thời gian làm du lịch trong năm ngắn, lao động mang tính chất thời vụ, các cơ sở kinh doanh có quy mô không lớn, nhất là do nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực chưa cao nên các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa thực sự quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, nhiều chủ cơ sở kinh doanh không được đào tạo về quản lý, các nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng, người làm dịch vụ như lái xe điện, chụp ảnh, bán cà phê, ăn sáng, bán hàng hải sản, xích lô... hầu hết là làm thời vụ, mùa hè thì làm dịch vụ du lịch, các mùa còn lại làm việc khác; nên phong cách phục vụ, giao tiếp ứng xử còn chưa khéo léo, lịch sự.

- Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát vẫn còn một số hạn chế: các ngành kinh tế tổng hợp khả năng tham mưu còn hạn chế; sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị chưa thực sự chặt chẽ; số lượng đoàn kiểm tra còn nhiều, gây khó khăn, phiền hà cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Một số thành viên đoàn kiểm tra thực hiện chưa hết trách nhiệm của mình, còn gây phiền hà, những nhiễu cho cơ sở. Một số vi phạm chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

- Một bộ phận không nhỏ người dân chưa có ý thức trong việc giữ gìn thứ tài nguyên vô giá cho tương lai đó là du lịch Sầm Sơn; chưa có thái độ, phong cách sống của người dân đô thị du lịch.

Tóm lại, dựa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bềnvững của du lịch tại thị xã Sầm Sơn cho thấy: Sự phát triển của du lịch biển Sầm Sơn vẫn nằm trong tầmkiểm soát, vẫn có tính bền vững nhưng chưa cao. Một số chỉ tiêu được đápứng tốt, tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu cần phải có hướng giải quyết.


Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở THỊ XÃ SẦM SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020


4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc. Những tiến bộ vượt bậc về phương tiện vận chuyển, đặc biệt là ngành hàng không đã làm cho khoảng cách về không gian được thu ngắn lại, các nước trên thế giới dường như gần nhau hơn, thế giới như được thu nhỏ lại.

Nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật và trở thành động lực trong phát triển lực lượng sản xuất, năng suất lao động được nâng cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ đó, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội và ngày càng có điều kiện khả thi.

Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, liên kết chặt chẽ với nhau phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác quốc tế, có sự lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân lực,... Dưới sự điều tiết chung của các quy tắc toàn cầu. Nhân tố này, không chỉ làm cho việc sản xuất của cải vật chất mang tính quốc tế mà còn làm cho ngành dịch vụ trong đó có ngành du lịch mỗi nước trở thành một bộ phận của du lịch thế giới.

Trong bối cảnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tăng mạnh, phát triển với tốc độ cao và nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng mang tính chất khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, nhu cầu du lịch của con người tăng lên, cụ thể là do:

- Nhu cầu thông qua du lịch nhằm tăng cường khả năng giao lưu trực tiếp, tăng cường, củng cố mối quan hệ tình cảm và thư giãn.


- Con người ngày càng quan tâm nhiều đến môi trường thiên nhiên và phụ thuộc nhiều vào độ phong phú đa dạng của sản phẩm du lịch mà họ có nhu cầu thay vì phụ thuộc vào khả năng thanh toán.

- Nhu cầu du lịch của những người cao tuổi tìm về cội nguồn, tìm về thuở hàn vi sẽ tăng lên.

- Quỹ thời gian nhàn rỗi của người lao động tăng lên do số ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép tăng lên, đồng thời cũng được chia thành nhiều kỳ khác nhau, đã hạn chế được tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch thiết kế hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp với thời gian nghỉ của khách.

- Ngoài các nhu cầu của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch như: thuận tiện, lịch sự, văn minh, hiện đại còn có xu hướng ngày càng coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái, an toàn, thân thiện.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Những thành công trong hơn 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo ra tiền đề chính trị và xã hội, vật chất tinh thần. Đến nay thế và lực của đất nước ta có được sự biến đổi về chất, nước ta đã thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế và tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những yếu tố trên là cơ sở vững chắc để du lịch phát triển: một mặt làm cho nhu cầu du lịch trong nước tăng lên, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng cường khả năng liên kết về du lịch giữa các vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch trên cơ sở đó tạo ra sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng sản xuất trong nước có hiệu quả, tranh thủ vốn công nghệ và thị trường nước ngoài để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thông qua hoạt động này, cùng với phát huy nội lực, du lịch Việt nam sẽ tận dụng tốt các cơ hội và


khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, nguồn khách, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trong quản lý và phát triển du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì Du lịch Việt Nam đối diện với nhiều thách thức xen lẫn cơ hội. Về cơ hội, hội nhập AEC và TPP mang lại những tác động tích cực với du lịch Việt Nam, giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia. Sở dĩ như vậy là do hợp tác phát triển sản phẩm du lịch sẽ góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt hiện nay. Đồng thời tranh đủ được các nguồn khách nối tour để qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch và khả năng kết nối khách giữa Việt Nam với các nước và ngược lại. Bên cạch đó, việc nới lỏng điều kiện tự do đầu tư và di chuyển lao động giữa các nước nội khối trong AEC vàTPP sẽ giúp gia tăng nhu cầu đi lại tìm kiếm cơ hội đầu tư, việc làm và kết hợp du lịch, tức gia tăng dòng khách quốc tế và tăng cường mật độ, quy mô các loại hình du lịch - kinh doanh, du lịch - hội họp ngay trong nội khối mà Việt Nam là một thành viên. Hoạt động du lịch sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển và du khách quốc tế sẽ có cơ hội làm thủ tục thuận lợi, dịch chuyển nhanh và rẻ hơn nhờ những cam kết theo chương trình nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh trong khuôn khổ AEC và TPP.

Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập AEC và TPP mang lại, thì Du lịch Việt Nam cũng cần thấy rõ những thách thức phải đối mặt như:

- Doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngay trên “sân nhà”, với các đối thủ mạnh, có nghề, trên một sân chơi chung, sòng phẳng, không có bảo hộ.

- Sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam không cao, sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam chưa tạo được điểm nhấn và thiếu sức hấp dẫn đặc biệt do còn đơn điệu.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển du lịch, đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn về chuẩn bị nguồn nhân lực.


- Hội nhập kinh tế quốc tế, nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Việc kinh tế Việt Nam tham gia sâu rộng vào các khu vực kinh tế chắc chắn mang lại nhiều cơ hội cho du lịch Việt Nam. Du lịch Sầm Sơn là một phần của du lịch Việt Nam cũng cần phải nhận thức được xu thế này. Để thực sự nắm bắt được cơ hội, du lịch Sầm Sơn cần nỗ lực thực hiện những bước chuẩn bị nội tại, nâng cao năng lực cạnh tranh thực sự của du lịch, khai thác tốt những cơ hội, biến thách thức thành cơ hội, phát triển ngành du lịch Sầm Sơn nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

4.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn

4.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2020

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã, tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển du lịch.

Phấn đấu xây dựng Sầm Sơn sớm trở thành đô thị du lịch biển trọng điểm quốc gia, đến năm 2020 thu hút khoảng 5 triệu lượt khách, tỷ lệ tăng bình quân 8,5%/năm; doanh thu đến năm 2020 đạt 6.924 tỷ đồng, tăng 17,7%/năm.

4.2.1.1. Mục tiêu tổng quát

* Mục tiêu về kinh tế:

Phát triển kinh tế du lịch năng động, tăng cường sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập chung của thị xã, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo việc làm và tạo điều kiện để các ngành kinh tế và dịch vụ khác phát triển.

* Mục tiêu về văn hóa - xã hội:

- Phát triển du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, giá trị nghệ thuật, bản sắc dân tộc; đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoá văn hóa thế giới. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.


- Phát huy mọi nguồn lực, kể cả đầu tư nước ngoài để phát triển du lịch; thực hiện xã hội hoá đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo thêm nhiều điểm đến hấp dẫn.

* Mục tiêu về môi trường: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác và bảo vệ di sản thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

* Mục tiêu về an ninh, trật tự an toàn xã hội:

Phát triển du lịch nhằm thu hút và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho ngày càng nhiều khách du lịch đến Sầm Sơn.

4.2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung hoàn thành quy hoạch chi tiết các bãi tắm ở khu vực nội thị (bãi A,B,C,D), mở rộng khuôn viên bãi biển đến khu Vạn Chài Resort ở Quảng Cư; tiến hành quy hoạch sắp xếp lại các khu nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân và các cơ quan TW, các cơ sở dịch vụ... tại khu vực gần bãi tắm (từ phía Đông đường Nguyễn Du ra bãi biển), tạo lập một khuôn viên bãi tắm hoàn chỉnh, có cảnh quan đẹp phù hợp với một đô thị du lịch hiện đại.

- Khuyến khích các cơ sở du lịch, nhất là các nhà nghỉ tư nhân, nhà khách của các Bộ, ngành Trung ương đầu tư chiều sâu cải tạo nâng cấp các cơ sở lưu trú, tăng cường trang thiết bị đạt tiêu chuẩn cao và phát triển các dịch vụ hỗ trợ... để nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Phấn đấu 100% tỷ lệ các cơ sở lưu trú trên địa bàn đạt tiêu chuẩn.

- Tiếp tục mở rộng không gian du lịch phù hợp với tiến độ mở rộng không gian thị xã Sầm Sơn. Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu du lịch sinh thái - văn hóa núi Trường Lệ, khu du lịch sinh thái dọc hai bờ sông Đơ, khu nghỉ dưỡng cao cấp Nam Sầm Sơn... tạo ra các khu du lịch chất lượng cao, các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn cao đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng mới các khách sạn hiện đại, các khu du lịch - vui chơi giải trí chất lượng cao tạo điểm nhấn cho đô thị.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022