Bản Đồ Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tp Sầm Sơn

Trật tự đô thị, vệ sinh môi trường có lúc, có nơi chưa đảm bảo, mới chỉ có từ 35% - 40% nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý.

Văn hóa trong giao tiếp, ứng xử chuyển biến chậm. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả chưa cao.

Hạ tầng du lịch tuy đã có bước phát triển nhanh nhưng chưa đồng bộ, thiếu các cơ sở vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng bãi tắm còn nhiều yếu kém.

Quy mô các cơ sở lưu trú nhỏ và phân bố chưa hợp lý, nhiều dự án du lịch chậm triển khai gây lãng phí về tài nguyên.

Du lịch Sầm Sơn vẫn mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên không kéo dài được thời gian lưu trú của du khách. Yếu tố thời vụ đối với hoạt động du lịch Sầm Sơn là một hạn chế lớn đối với hiệu quả đầu tư du lịch, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ lao động ngành du lịch cũng như môi trường kinh doanh du lịch.

Công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp ở một số khâu còn lỏng lẻo đã hạn chế sự phát triển của du lịch.


Nguồn UBND thành phố Sầm Sơn 2017 Người xây dựng Tác giả Hình 2 9 Bản đồ 1

Nguồn: UBND thành phố Sầm Sơn, 2017 Người xây dựng: Tác giả


Hình 2.9: Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch TP Sầm Sơn


64

Tiểu kết chương 2


Trong chương 2, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:

Một là, nêu bật các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn để thấy được tiềm năng phát triển du lịch của TP Sầm Sơn.

Hai là, phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại Sầm Sơn trong giai đoạn 2010 - 2017 để thấy rằng hoạt động du lịch đã góp phần rất lớn vào sự phát triển KT - XH của Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017.

Thứ ba, luận văn đã đánh giá được sự phát triển du lịch của khu du lịch Sầm Sơn dựa theo các tiêu chí đánh giá của bộ VHTT&DL và theo lý thuyết của buler (1980) về chu kỳ sống của điểm đến du lịch.

Thứ tư, luận văn đã so sánh và rút ra được những lợi thế cũng như những yếu tố chưa thuận lợi của điểm đến Sầm Sơn với một số điểm đến có điều kiện tương đồng ở vùng Bắc Trung Bộ (Đô thị du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An và Khu du lịch biển Thiên Cầm - Hà Tĩnh). Đồng thời luận văn đã đưa ra những đánh giá nhận xét về những kết quả đạt đươc, hạn chế, đối với phát triển du lịch Sầm sơn trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Từ những phân tích trên, luận văn lấy đó làm cơ sở để đưa ra những định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn ở chương 3.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025

TẦM NHÌN ĐẾN 2030


3.1. Cơ sở để xây dựng

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển điểm đến du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2018 -2025, tầm nhìn đến năm 2030

* Cơ hội

Sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020 với việc "Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng TP Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia"; Đảng bộ và chính quyền, nhân dân Sầm Sơn xác định rõ du lịch đóng vai trò là ngành kinh tế chủ đạo trong giai đoạn tới là những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn.

Trong thời gian qua, nhận thức của các cấp chính quyền, ý thức của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch đã được nâng cao hơn trước. Sự vào cuộc quyết liệt của UBND TP với việc ban hành nhiều chính sách, quy định trong kinh doanh du lịch; sự đồng tình hưởng ứng, tuân thủ của các cơ sở kinh doanh du lịch đã đem đến cho Sầm Sơn một hình ảnh mới thân thiện, mến khách. Đây chính là cơ hội mang tính chất then chốt trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch Sầm Sơn, thu hút khách ngày một nhiều hơn.

Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó khu FLC đi vào hoạt động đã mang đến cho Sầm Sơn một diện mạo mới, đẳng cấp cao hơn.

Khu công nghiệp Nghi Sơn với hàng trăm nghìn cán bộ, chuyên gia, người lao động không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hóa mà còn mở ra một thị trường đầy hứa hẹn cho du lịch biển Sầm Sơn.Thị trường này không chỉ làm tăng nguồn thu cho du lịch Sầm Sơn mà còn đem đến cơ hội khắc phục tính mùa vụ vốn ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch Sầm Sơn.

Sự đa dạng của hệ thống tài nguyên cho phép đầu tư khai thác nhiều loại hình du lịch phục vụ đa dạng nhu cầu của du khách.

Sự xuất hiện của các yếu tố, điều kiện mới có ảnh hưởng tích cực tới định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn như Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, lưu lượng giao thông trên trục đường Hồ Chí Minh ngày càng cao, nâng cấp cảng Hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế, tuyến đường ven biển Việt Nam được triển khai đầu tư, hoàn thành tuyến đường cao tốc Thanh Hóa - Hà Nội, sự khởi động thực sự của Khu kinh tế Nghi Sơn.

* Thách thức

Cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị với những chính sách, định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn thành đô thị du lịch quốc gia nhưng thực tế diễn ra luôn có một độ trễ nhất định bởi quá trình nhận thức cũng như bố trí nguồn lực đầu tư.

Do ấn tượng từ lịch sử để lại cùng với việc cập nhật thông tin chưa kịp thời, đến nay một bộ phận du khách còn nghi ngại khi quyết định lựa chọn Sầm Sơn là điểm đến trong kỳ nghỉ của mình.

Tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ du lịch của người dân Sầm Sơn chưa đồng đều bởi tính mùa vụ cao. Tính mùa vụ còn dẫn tới chất lượng dịch vụ của đội ngũ lao động du lịch trực tiếp ở Sầm Sơn chưa thực sự đảm bảo trong suốt quá trình phục vụ, đặc biệt trong các tháng mùa hè có những thời điểm quá tải, tác động nhiều đến chất lượng phục vụ.

Sự phát triển của các điểm đến khác có điều kiện tương đồng như Hạ Long, Cửa Lò, Thiên Cầm... tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn cho điểm đến Sầm Sơn, đòi hỏi Sầm Sơn phải nhanh chóng làm mới mình để thu hút du khách.

Tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, và suy thoái tài nguyên, môi trường. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Sầm Sơn, bởi đây là khu vực được xác định chịu ảnh hưởng mạnh từ BĐKH và xói lở bờ biển.

3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Thanh hóa

Mục tiêu, nhiệm vụ của lĩnh vực du lịch được nêu ra trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020 là: “Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng TP Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia”. Như vậy, Sầm Sơn đã được xác định là trọng điểm phát triển du lịch của Tỉnh với việc ưu tiên các nguồn lực để phát triển thành khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch quốc gia.

Theo Đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040” [29] đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, TP Sầm Sơn có diện tích 4.494,2 ha với tính chất là đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hóa, các tỉnh phía Bắc và cả nước, mang tầm vóc quốc tế. Đây là tiền đề cũng như cơ sở pháp lý quan trọng thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch trong thời gian tới ở Sầm Sơn.

3.1.3. Quan điểm và chiến lược phát triển du lịch TP Sầm Sơn

Phát triển du lịch Sầm Sơn phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương, đảm bảo an ninh, quốc phòng; đồng thời phải tương xứng vị thế và tiềm năng thế mạnh, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những trọng điểm của du lịch Quốc gia.

Du lịch Sầm Sơn cần chuyển hướng mạnh sang phát triển về chiều sâu, có chất lượng, tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh cao trên cơ sở khai thác những thế mạnh nổi bật về tài nguyên.

Du lịch Sầm Sơn cần phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi loại đối tượng khách du lịch, đồng thời khắc phục tính mùa vụ, tạo hiệu quả cao về kinh tế và xã hội.

Phát triển du lịch biển Sầm Sơn theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

3.1.4. Các mục tiêu phát triển

Mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thanh phố Sầm Sơn đến năm 2020 nêu rõ: phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch để đến năm 2020 Sầm Sơn thực sự trở thành đô thị du lịch - nghỉ dưỡng biển hiện đại của tỉnh và của cả nước [27].

3.1.4.1. Mục tiêu kinh tế

Đến năm 2020 tỷ trọng dịch vụ chiếm 85,2% của TP (trong đó du lịch chiếm 67,4%); du lịch đạt tốc độ tăng trưởng 15 - 20%/năm; thu hút khoảng 8 triệu lượt khách, tỷ lệ tăng bình quân 10%/năm, tổng thu từ hoạt động du lịch đến năm 2020 đạt

8.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.

3.1.4.2. Mục tiêu xã hội

Phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, danh lam thắng

cảnh. Phát triển du lịch nhằm góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị.

3.1.4.3. Mục tiêu môi trường

Phát triển du lịch bền vững gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khẳng định môi trường là yếu tố hấp dẫn du khách, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch Sầm Sơn. Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường, gắn với phát triển bền vững. Phấn đấu đưa Du lịch Sầm Sơn đạt thương hiệu "Điểm đến an toàn và thân thiện".

3.2. Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển du lịch

3.2.1. Các căn cứ dự báo

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó đã xác định các mục tiêu, các quan điểm phát triển và các định hướng phát triển cụ thể cho các vùng, các địa bàn trọng điểm, các khu, điểm du lịch của cả nước [6]; [7].

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó đã xác định các chỉ tiêu cơ bản, các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng tỉnh và một số khu, điểm du lịch quốc gia trong vùng.

Vị trí của Thanh Hóa trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, theo đó Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng theo hướng Bắc - Nam (theo quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 10), và là nơi tiếp giáp với Vùng đồng bằng Sông Hồng gắn với Thủ đô Hà Nội… Ngoài ra, vị trí của Thanh Hóa còn gắn trục hành lang Đông - Tây trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được kết nối qua cửa khẩu quốc tế Na Mèo.

3.2.2. Các chỉ tiêu dự báo cụ thể

* Khách du lịch

Căn cứ vào các chỉ tiêu về khách du lịch đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, và Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, thì đến năm 2020 Thanh Hóa sẽ đón được khoảng 230 ngàn khách quốc tế và 8,77 triệu

lượt khách nội địa; năm 2025 là 350 ngàn lượt khách quốc tế và 12,5 triệu lượt khách nội địa; và đến năm 2030 đón được 500 ngàn lượt khách du lịch quốc tế và 16 triệu lượt khách nội địa. Theo Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XVIII.

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến khu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030‌

Đơn vị tính: Nghìn lượt khách



Địa điểm

Loại

khách du lịch


Hạng mục


2020


2025


2030


Sầm Sơn


Khách quốc tế

Tổng số lượt khách

150

300

500,0

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

3,0

3,2

3,5

Tổng số ngày khách

450

960

1.750


Khách nội địa

Tổng số lượt khách

7.850

9.500

11.500

Ngày lưu trú trung bình

(ngày)

2,0

2,2

2,5

Tổng số ngày khách

15.700

20.900

28.700

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nguồn : - Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thanh Hóa;

- Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2030 [28]

* Về tổng thu từ khách du lịch

Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, và Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch đến Khu du lịch Sầm Sơn trong những năm tới như sau:

Năm 2015:

Khách quốc tế: 70 USD

Khách nội địa: 15 USD

Giai đoạn 2016 - 2020

Khách quốc tế: 90 USD

Khách nội địa: 25 USD

Giai đoạn 2021 - 2025

Khách quốc tế: 100 USD

Khách nội địa: 35 USD

Giai đoạn 2026 - 2030

Khách quốc tế: 120 USD

Khách nội địa: 45 USD

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023