Sơ Kết, Tổng Kết Thực Hiện Văn Bản Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá


- Sở hoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường nghiên cứu, áp dụng các công nghệ trong phát triển du lịch tại Sầm Sơn.

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thanh óa: Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc phát triển du lịch và bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, văn hóa trên địa bàn Sầm Sơn.

- Uỷ ban nhân dân thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá: UBND thành phố Sầm Sơn - cơ quan chủ trì, phối hợp với các cấp, các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án này; hằng năm xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án. Xây dựng chế độ báo cáo thực hiện Đề án.

Chủ động tham mưu cho cấp ủy tại địa phương, các cơ quan cấp trên ban hành các chính sách, chủ trương, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn.

Chịu trách nhiệm quản lý, đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn; phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh xử lý kịp thời các vi phạm xảy ra tại Sầm Sơn.

Ban hành cơ chế, chính sách theo hướng thu từ du lịch và dành phần thu này đầu tư trở lại cho các nội dung: hỗ trợ vốn đầu tư dự án phát triển du lịch; chính sách đất đai, tài chính; thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực,...

Tổ chức điều tra, đánh giá ta i nguyên du li ch để xác đi nh rõ tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; Tăng cường các biện pháp quản lý đối với các điểm có tiềm năng phát triển du lịch; Quy hoạch hệ thống sản phẩm dịch vụ du lịch và phát triển sản phẩm du lịch theo chuyên đề.

Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường, đặc biệt là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép và triển khai thực hiện đầu tư các công trình xây dựng tại các điểm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

du lịch. Kiên quyết xử lý các công trình vi phạm các qui định về quản lý xây dựng hay trái với qui hoạch phát triển du lịch và đô thị của địa phương.

Chỉ đạo UBND các xã trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn về điều kiện, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, an ninh trật tự, thực hiện chính sách thuế, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 9

Xúc tiến quảng bá du lịch

Trong những năm qua, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá như hệ thống truyền thông đại chúng, các lớp tập huấn, hội nghị, họp dân..., chính quyền thành phốSầm Sơn đã tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển bền vững của thành phố. Thành phố đã ban hành 10.000 cuốn “Cẩm nang du lịch”, xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch”, thiết lập hệ thống tin nhắn tự động chào mừng du khách ngoại tỉnh đến với Sầm Sơn. Việc triển khai thí điểm tuyến phố văn hóa du lịch trên đường Bà Triệu (phường Bắc Sơn) cũng đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng môi trường văn hóa và từng bước hình thành các chuẩn mực về hành vi ứng xử văn hóa du lịch. Thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn hóa trong ứng xử và văn minh trong kinh doanh du lịch. Thành phốcũng nâng cấp website du lịch Sầm Sơn, tái bản 20.000 cuốn Cẩm nang du lịch Sầm Sơn, hoàn thiện hệ thống phát thanh trên địa bàn và tăng thời lượng phát sóng về du lịch.

Thành phố Sầm Sơn đã tập trung tuyên truyền về tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững đối với sự phát triển chung của thành phốđể từ đó, các cấp, các ngành và nhân dân có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của du lịch địa phương, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi nhận thức sang kinh doanh, phát triển bền vững. Việc thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tuyên


truyền, quảng bá không chỉ làm tăng lượng khách đến Sầm Sơn mà còn giúp người dân hiểu được ý nghĩa của việc đảm bảo môi trường du lịch bền vững với mục tiêu “còn du lịch là còn Sầm Sơn, mất du lịch là mất Sầm Sơn”.

- Trung tâm xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Thanh óa:

Phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động thông tin quảng bá hình ảnh Du lịch Sầm Sơn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư, cơ chế chính sách và những thành tựu phát triển kinh tế, du lịch của Sầm Sơn làm cơ sở tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung.

Chủ trì xây dựng và quảng bá các dự án kêu gọi đầu tư tại các hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa Sầm Sơn với các đối tác trong và ngoài nước. Tổ chức tổng hợp danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong phạm vi quản lý trình UBND tỉnh phê duyệt, công bố danh mục dự án mời gọi đầu tư của

Thanh Hóa theo từng năm.

- Các tổ chức hội nghề nghiệp:

Tham gia với UBND Thành phố, Hiệp hội Du lịch, Sở VHTTDL Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Du lịch việc tổ chức triển khai các sự kiện thu hút khách; phối hợp hình thành nhóm doanh nghiệp du lịch để dễ liên kết trong kinh doanh và xúc tiến quảng bá.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú đẩy mạnh hợp tác và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh và thu hút khách du lịch.

Vận động các doanh nghiệp thành viên tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Sầm Sơn tại các hội chợ, sự kiện du lịch của tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế.


- Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch dịch vụ:

Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh dịch vụ và khai thác các hoạt động du lịch.

Có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ trong quá trình khai thác kinh doanh hoạt động du lịch.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời có chính sách giá phù hợp cho từng đối tượng khách, từng thời điểm trong năm. Công bố công khai giá dịch vụ ổn đi nh trong từng thời gian.

Hướng dẫn khách thực hiện các quy định, nhằm đảm bảo an toàn; thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại và liên hệ ngay với cơ quan chức năng để hỗ trợ việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu đối với khách khi xảy ra sự cố tại nơi mình kinh doanh hoạt động du lịch.

Tích cực tham gia các hoạt động của UBND thành phố, Hiệp hội Du lịch, Sở VHTTDL Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức để góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách.

- Cộng đồng địa phương:

Cộng đồng dân cư có trách nhiệm tuân thủ các quy định trong kinh doanh du lịch dịch vụ, tích cực tham gia vào các nhiệm vụ bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan; bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch phù hợp với định hướng phát triển chung.

2.2.3. Sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản về chính sách phát triển du lịch của thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Hoạt động sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản về chính sách phát triển du lịch của thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá vẫn tiến hành định kỳ hàng tháng, hằng quý, hàng năm. Đặc biệt do đặc trưng du lịch chủ yếu vào các tháng hè từ tháng 5 đến tháng 8 nên việc sơ kết, tổng kết vào các tháng trong hè và cuối hè được đẩy mạnh, tăng cường.


Trong báo cáo sơ kết, tổng kết cần đều thể hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với cấp trên để xử lý những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Thông qua các cuộc họp, những vướng mắc được chia sẻ, chỉ đạo triển khai quyết liệt.

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII giai đoạn 2015 - 2020 với việc "Ưu tiên nguồn lực đầu tư

ây dựng thị Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia"; Đảng bộ và chính quyền, nhân dân Sầm Sơn xác định rõ du lịch đóng vai trò là ngành kinh tế chủ đạo trong giai đoạn tới là những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn.

Trong thời gian 3 năm qua, nhận thức của các cấp chính quyền, ý thức của cộng đồng dân cư về phát triển du lịch đã được nâng cao hơn trước. Sự vào cuộc quyết liệt của UBND thành phố với việc ban hành nhiều chính sách, quy định trong kinh doanh du lịch; sự đồng tình hưởng ứng, tuân thủ của các cơ sở kinh doanh du lịch đã đem đến cho Sầm Sơn một hình ảnh mới thân thiện, mến khách. Đây chính là cơ hội mang tính chất then chốt trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch Sầm Sơn, thu hút khách ngày một nhiều hơn.

Mức sống của người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn được xác định là thị trường nguồn của Sầm Sơn ngày càng tăng mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho việc quyết định điểm đến. Đây vừa là cơ hội cũng đồng thời là thách thức đối với Sầm Sơn.


Công tác quản lý du lịch, dịch vụ được tăng cường. Thành phố đã ban hành 14 phương án, kế hoạch quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch. Các phương án được xây dựng một cách khoa học, cụ thể ( gồm những nội dung được làm, những nội dung cấm, quy định xử phạt, lực lượng chịu trách nhiệm quản lý ).

Năm 2017, Thành phố đã giao cho UBND các phường, xã trực tiếp quản lý các hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung các xã, phường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động du lịch dịch vụ .

Các lực lượng quản lý như Công an, Quản lý thị trường, Quy tắc đô thị, các Đội liên ngành, các phường, xã, các đoàn thể... đều xây dựng kế hoạch và tăng cường, bố trí lực lượng hợp lý trong mùa du lịch. Các phương án đã được phân công cụ thể trách nhiệm cho các lực lượng quản lý và được tích cực triển khai thực hiện. Ban chỉ đạodu lịch, Lãnh đạo Thành phố thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chỉ đạo. UBND Thành phố duy trì họp giao ban hàng tuần về an ninh trật tự và quản lý du lịch. Đặc biệt là các vi phạm đã được xử lý nghiêm, công bố công khai trên Đài phát thanh , Wedsite du lịch và các phương tiện thông tin đại chúng đã đem lại hiệu ứng tích cực. Vì vậy ý thức của người kinh doanh được nâng lên rõ rệt, đa số đã nhận thức được việc cần phải bảo vệ, gìn giữ thứ tài sản vô giá là du lịch Sầm Sơn; chất lượng của hầu hết các dịch vụ năm 2017 đã có tiến bộ, rõ nhất là qua thái độ ứng xử của người dân, trong công tác đảm bảo an ninh trậ tự, quản lý giá cả, vệ sinh môi trường và giảm hàng rong.

Công tác đảm bảo an toàn tắm biển được chú trọng. UBND Thành phố đã ban hành Quy định tắm biển, niêm yết công khai tại các cơ sở đón khách và khu vực bãi biển, hàng ngày được thông tin trên đài truyền thanh Thành phố. Lực lượng cứu hộ được bố trí thường trực tại các bãi tắm, làm việc có hiệu quả.


Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ thành phố Sầm Sơn đã có nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới hoàn thành 25/27 chỉ tiêu. Đặc biệt, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân thành phố Sầm Sơn đã lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình “Nâng cao chất lượng du lịch”, góp phần phát triển mạnh du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của Thành phố. Thành phố đã tập trung nguồn lực thực hiện quản lý dịch vụ du lịch Sầm Sơn, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, quản lý giá, văn hóa ứng xử... mang lại nhiều tiến bộ, hình ảnh mới cho du lịch Sầm Sơn. Kinh tế du lịch phát triển vượt bậc cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 24,76%; doanh thu năm 2015 tăng 3 lần so với năm 2010.

Việc đổi mới phương thức quản lý và tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch được đặc biệt chú trọng: xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý các loại hình dịch vụ, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cao; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các đối tượng kinh doanh du lịch; trật tự kinh doanh, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường... từng bước đi vào nề nếp, văn hóa giao tiếp, ứng xử chuyển biến tích cực, được nhân dân, du khách ghi nhận, đánh giá cao. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện thông qua các hoạt động họp báo, phát triển trang thông tin điện tử, xuất bản cẩm nang du lịch... giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về du lịch Sầm Sơn, gắn việc tổ chức lễ hội du lịch với các sự kiện chính trị quan trọng nhằm tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến với Sầm Sơn. Cùng với khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch hiện có, thành phố đã tập trung đầu tư nâng cấp, trùng tu, tôn tạo các di tích, danh thắng trên địa bàn; đồng thời quản lý và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa, thể thao.


Khảo sát thực tế tại Sầm Sơn cho thấy môi trường du lịch đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ việc tuyên truyền quảng bá, quản lý đô thị, quy hoạch dịch vụ du lịch đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường, chống chặt chém, ép giá, nâng cao chất lượng dịch vụ… Cơ bản các lĩnh vực dịch vụ đều có một đơn vị chịu trách nhiệm, không còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Phương châm quản lý là giao việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở kinh doanh gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra của các lực lượng chức năng đã tạo ra môi trường du lịch an toàn, thân thiện, nhất là các lĩnh vực an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Không còn cảnh nhếch nhác bán hàng rong, đeo bám chèo kéo du khách. Để hoạt động du lịch và các dịch vụ ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp, thành phố Sầm Sơn đã thành lập các đội liên ngành, quản lý các hoạt động dịch vụ - du lịch theo hướng giảm về số lượng, tăng quyền hạn, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm quản lý; tại các cơ sở dịch vụ đều có bảng thông báo về quy tắc ứng xử “Văn minh du lịch Sầm Sơn”, giá cả các sản phẩm dịch vụ được niêm yết công khai, cùng với số điện thoại đường dây nóng của các đơn vị liên quan. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch khang trang, sạch đẹp, với việc thực hiện hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, hình ảnh du lịch Sầm Sơn đã được cải thiện đáng kể, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách khi đến nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, hạn chế trong việc ban hành văn bản thực hiện chính sách phát triển du lịch

Văn bản triển khai thực hiện vẫn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của thực hiện chính sách phát triển du lịch. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, du lịch là một ngành kinh tế “nóng” luôn biến động không ngừng, nhu cầu của người dân không ngừng thay đổi, nâng cao. Chính vì vậy các văn bản triển khai do cơ chế, thủ tục hành chính ban hành vẫn chậm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023