Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá


2.1.2. Thực tiễn phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Hình 2.1. Sơ đồ du lịch Thanh Hóa


Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Di tích, danh thắng Sầm Sơn rất phong phú và hấp dẫn cho phát triển du lịch Sầm Sơn hiện có 16 di tích trong đó có 6 cấp Quốc gia, 10 cấp tỉnh: Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành. Hòn Trống Mái, đây là danh thắng nổi tiếng được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích Quốc gia và cùng với đền Độc Cước, đền Cô tiên, đền Tô Hiến Thành tạo nên một quần thể có giá trị du lịch nhân văn cao. Đền Hoàng Minh Tự, còn gọi là đền Đệ Tam, thuộc khu phố Sơn Thủy phường Trường Sơn được sở Văn hóa Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 2001. Chùa Khải Minh, là một ngôi chùa cổ được khôi phục lại năm 1994, có quy mô lớn nhất trong hệ thống thờ Phật ở Sầm Sơn, được công nhận di tích cấp tỉnh năm 1994.


Ngoài ra có: Chùa làng Lương Trung, Đền Đề Lĩnh,Đền Bà Triều, Đền Cá Lập (hay còn gọi là Đền Làng Trấp), Đền làng Lộc Trung, Đền làng Hới , Đền Thanh Khê, Đền thờ Ngư Ông.

Trong tổng số hơn 3 triệu lượt khách du lịch đến Thanh Hóa mỗi năm, có khoảng 70% khách du lịch đã tham gia các tour du lịch biển và con số này vẫn tăng lên theo mỗi năm.

Riêng Sầm Sơn, nếu như giai đoạn những năm 2013 gần 2,5 triệu lượt, năm 2014 Sầm Sơn đón được 3,15 triệu lượt khách, doanh thu đạt 1.785 tỉ đồng, tăng 42,8% so với kế hoạch. Mùa du lịch biển 2015, Sầm Sơn đón trên 3,65 triệu lượt khách du lịch, tăng 14,2% so với cùng kỳ; tổng doanh thu đạt

2.120 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là tín hiệu vui đối với du lịch Sầm Sơn nói riêng, du lịch biển xứ Thanh nói chung. Năm 2016, Sầm Sơn đón được 4,1 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với năm 2015; phục vụ 8,805 triệu ngày khách, tăng 14,68% so với năm 2015; doanh thu 2.855 tỷ đồng, tăng 34,67% so với năm 2015. Tính đến tháng 10/2017, thành phố đã đón được 3,68 triệu lượt khách, đạt 87,6 kế hoạch cả năm. Phục vụ 6,85 triệu ngày khách, đạt 82,5 % kế hoạch cả năm. Doanh thu ước đạt 2868 tỷ đồng, đạt 95,6 % kế hoạch cả năm. Năm 2017, thành phố đón được 3,8 triệu lượt khách, đạt 90,5 % kế hoạch, bằng 92,68% so với cùng kỳ. Phục vụ 7,3 triệu ngày khách, đạt 88 % kế hoạch, bằng 90,3% so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 2950 tỷ, đạt 98,3 % kế hoạch, tăng 3,3 % so với năm 2016.

Bảng 2.3. Số lượt khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: Nghìn lượt khách


Năm

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số lượt khách

2.485

3.150

3.650

3.973

3.800

Trong đó: khách quốc tế

3,2

4

6

7

7,2

Tổng số ngày khách

4.180

5.980

2.120

2.780

2.950

Trong đó: ngày khách quốc tế

9.6

16

18

20

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 8

Nguồn: Chi cục Thống kê - UBND thành phố Sầm Sơn


Khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tuy vậy số lượng khách vẫn còn hạn chế. Năm 2014, Sầm Sơn đón được 4.000 lượt khách quốc tế, năm 2016 đón được 6.000 lượt khách quốc tế, tăng 1,3 lần so với năm 2014. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với du lịch Sầm Sơn, trong đó điều kiện cơ sở vật chất chậm phát triển, chưa có những sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút khách quốc tế.

- Ngày lưu trú của khách: Do tập quán du lịch và tác động của khí hậu nên khách nội địa chủ yếu đến Sầm Sơn vào mùa hè, tập trung ở các tháng 5,6,7 và 8 (chiếm 85% tổng lượng khách đến trong năm). Đặc biệt trong hai tháng 6 và 7, vào những ngày nắng nóng cao điểm, lượng khách thường bị quá tải gây nên hiện tượng “quá tải tức thời”.

- Cơ cấu khách: Cơ cấu khách nội địa có sự thay đổi, bên cạnh du khách đến từ Hà Nội thì khách ở Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc khác cũng có xu hướng tăng lên. Khách đến Sầm Sơn chủ yếu là từ miền Bắc, điều này có thể lý giải là do nguyên nhân không gian quá xa và một phần do lực hút của du lịch Sầm Sơn chưa thật hấp dẫn.

Lượng khách quốc tế đến Sầm Sơn vẫn còn ít, chỉ bằng 2% khách nội địa (hình 2.4). Cơ cấu khách quốc tế thay đổi không lớn, chủ yếu khách đến từ Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một số nước Đông Âu... Ngoài ra còn một bộ phận khách là Việt kiều. Thời gian lưu trú của khách quốc tế trung bình từ 2,5 -3 ngày, chi tiêu khoảng 100USD/người/ngày. Khách du lịch có quốc tịch Anh, Pháp, Canađa gần đây có xu hướng tăng lên. Một trong những nguyên nhân có thể do thị hiếu du lịch của các nước phát triền là chuyển từ khu vực hiện đại sang khu vực có thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, ít có bàn tay can thiệp của con người.


Hình 2.2. Cơ cấu khách du lịch đến Sầm Sơn năm 2017


98%

2%


Khách trong nước Khách quốc tế


Nguồn: Chi cục Thống kê - UBND thành phố Sầm Sơn

- Doanh thu du lịch:

Thành phố Sầm Sơn là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hóa, vì vậy doanh thu du lịch luôn chiếm tỉ trọng cao (70%) tổng doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, chủ yếu là doanh thu lưu trú và ăn uống, chiếm 87,7% tổng doanh thu du lịch ở Sầm Sơn.

Bảng 2.4. Doanh thu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng


TT

Doanh thu

2013

2014

2015

2016

2017

I

Tổng doanh thu

1.250

1.785

2.120

2.780

2.950

1

Doanh thu ăn uống

750

1.071

1.250

1.800

1.870

3

Doanh thu lưu trú và

dịch vụ khác

500

714

870

980

1.080

Nguồn: Chi cục Thống kê - UBND thành phố Sầm Sơn

Những năm trước đây trong thời kỳ bao cấp, doanh thu du lịch không đáng kể, doanh thu chủ yếu từ các ngành hải sản, thủ công nghiệp. Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, du lịch Sầm Sơn đã đạt được những thành tựu đáng chú ý.


Có thể thấy cơ cấu doanh thu du lịch ở Sầm Sơn còn khá đơn giản, chủ yếu tập trung vào hai dịch vụ chính là lưu trú và ăn uống. Điều này chứng tỏ các loại hình và sản phẩm du lịch của Sầm Sơn chưa phong phú và đa dạng. Các dịch vụ khác như du lịch lữ hành, vận chuyển hành khách, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khoẻ... chưa phát triển.

2.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

2.2.1. Ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Để triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch của trung ương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và ở thành phố Sầm Sơn, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã ban hành những văn bản dưới đây:

- Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII ngày 25 tháng 9 năm 2015.

- Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ XVI ngày 23/7/2015.

- Quyết định số 3471/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

- Quyết định số 1816/QĐ-UBND ngày 9 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

- Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

- Quyết định số 3550/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phốSầm Sơn đến năm 2020.


- Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa: Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch.

- Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu và phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Đề cương Đề án "Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2016 - 2020".

- Quyết định số 3892/QĐ-UBND ngày 6 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện các đề án, dự án phát triển du lịch Thanh Hóa năm 2016.

- Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Ban Chấp ha nh Đảng bộ ti nh Thanh Hóa khóa XVIII phê duyệt Chương tri nh phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020.

Những văn bản nêu trên tạo thành hệ thống hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn ở giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.


2.2.2. Tổ chức thực hiện các văn bản triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Việc tổ chức thực hiện văn bản triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã được cả sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hoá và thành phố Sầm Sơn và sự chủ động của hệ thống cơ quan chuyên môn và sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư. Cụ thể:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn triển khai quy hoạch thực hiện và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại Sầm Sơn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn; thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch và bảo vệ môi trường.

Triển khai các chủ trương, chính sách và pháp luật về du lịch tại địa phương, tăng cường quản lý và phát triển các điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch tại Sầm Sơn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành tới khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng du lịch, các dịch vụ du lịch, tuyến điểm du lịch và đưa khách tới tham quan du lịch tại Sầm Sơn.

Phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền Sầm Sơn tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, lễ hội trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

Đẩy mạnh triển khai đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương, đặc biệt là đào tạo nghề cho nhân viên tại các cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Sầm Sơn. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan của tỉnh, với UBND thành phố Sầm Sơn tổ chức triển khai Đề án và xử lý các vi phạm trong quản

lý, đầu tư, hoạt động du lịch tại Sầm Sơn.


- Sở iao Thông - Vận tải: Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chính quyền thành phố Sầm Sơn đề xuất phương án đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông tại khu vực thành phố Sầm Sơn. Tăng cường công tác quản lý phương tiện vận tải hành khách, bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

- Sở Tài chính: Căn cứ khả năng ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí phục vụ cho việc đầu tư phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn. Cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách hằng năm và tham mưu về cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án và các dự án thành phần.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch trên địa bàn Sầm Sơn. Chủ trì việc đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển du lịch. Triển khai, giám sát các chương trình và hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tự nhiên tại Sầm Sơn. Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương đề xuất phương án bảo vệ tài nguyên môi trường. Phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn xây dựng phương án thực hiện xử lý nước thải từ hoạt động du lịch và dân sinh trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Sầm Sơn thực hiện việc lập hồ sơ xin phép khai thác nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước. Phối hợp với UBND thành phốSầm Sơn xây dựng phương án bảo vệ nguồn nước dưới đất chống lại xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu.

- Sở ây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các ban, ngành hữu quan trong việc xây dựng định mức đặc thù cho đầu tư phát triển du lịch tại Sầm Sơn. Phê duyệt các phương án xây dựng phát triển du lịch trên địa bàn Sầm Sơn theo thẩm quyền.

- Sở ế hoạch và Đầu tư: Phối hợp thẩm định các dự án đầu tư phát triển du lịch tại Sầm Sơn theo thẩm quyền.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023