Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Sầm Sơn Giai Đoạn 2010 – 2015


rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước. Theo đánh giá Sầm Sơn là nơi rất có lợi cho sức khỏe, nghỉ dưỡng vào mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn cho 1,5 - 2 triệu khách du lịch hiện nay và khoảng 4 - 5 triệu du khách trong tương lai.

Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76 mét nằm sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch.

Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển. Xuất phát từ Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược dòng sông Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sông Đơ chảy dọc thị xã (từ Sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái.

Sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển... tạo nên sự phóng phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.


3.1.2.2. Tài nguyên dulịch nhân văn

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú.

a.Tài nguyên vật thể

* Các di tích lịch sử văn hóa:

Thị xã Sầm Sơn có 16 di tích - danh thắng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin và Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa công nhận. Các di tích đó gồm có:

- Đền Độc Cước: được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

- Đền Cô Tiên: được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

- Đền Tô Hiến Thành: được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

- Hòn Trống - Mái:Là một danh thắng nổi tiếng của Sầm Sơn nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung.

- Lầu Nghinh Phong: Là một di tích gắn bó với cảnh quan núi Trường Lệ, kết cấu theo lối 2 tầng, 8 mái. Lầu được khôi phục vào năm 1980, đến nay lại tiếp tục được trùng tu.

- Đền Hoàng Minh Tự: Đền được Sở Văn hóa Thông Tin Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 2001.

- Chùa Khải Minh:Được Sở Văn hóa Thông Tin Thanh Hóa công nhận năm 1994, là ngôi chùa cổ được khôi phục lại vào năm 1994 với quy mô lớn nhất trong hệ thống thờ Phật ở Sầm Sơn.

- Chùa làng Lương Trung: (hay còn gọi là Thanh Am Tự). Di tích đã được Sở Văn hóa Thông Tin Thanh Hóa công nhận năm 1999.

- Đền Đề Lĩnh: Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích văn hóa Quốc gia năm 1993.

- Đền thờ bà Triều:Di tích được Sở Văn hóa Thông Tin Thanh Hóa cấp bằng công nhận năm 1995.

- Đền Cá Lập: (Hay còn gọi là đền làng Trấp) Thuộc xã Quảng Tiến thờ tướng quân Trần Đức có nhiều công trạng trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm thời nhà Trần.


- Đền làng Lộc Trung: Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Quốc gia năm 1999.

- Đền làng Hới: Di tích được Sở Văn hóa Thông Tin Thanh Hóa xếp hạng năm 1993.

- Đền Thanh Khê (hay còn gọi là đền làng Vạn, thuộc xã Quảng Cư): Di tích đã được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa công nhận năm 1994.

- Đền thờ Phủ Đô Hầu (Trương Đức Long): Di tích đã được Sở Văn hóa Thông Tin Thanh Hóa công nhận năm 1994.

- Đền thờ Cá Ông: Sở Văn hóa Thông Tin Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa năm 2004.

* Làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở Sầm Sơn cũng có thể trở thành những điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.

Sầm Sơn hiện có 20 làng nghề tiểu - thủ công nghiệp. Trong số này, nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời đang được các thế hệ nghệ nhân có tâm huyết bảo tồn, phát huy. Đó là các cơ sở chiếu cói (Quảng Tiến), dệt xăm tơ (xã Quảng Cư), nước mắm Tân Hưng (xã Quảng Tiến), hàng mỹ nghệ ốc, trai (phường Trường Sơn)... Sản phẩm của các làng nghề này không chỉ tiêu thụ trong nước, nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.

b. Tài nguyên phi vật thể

* Lễ hội

Người dân Sầm Sơn có phong tục ăn chạp vào ngày 12 âm lịch và ăn Tết lại vào ngày 13 tháng Giêng, Lễ Cầu phúc vào ngày 16/2 âm lịch, Lễ hội rước bóng Bà Triều vào ngày 10/2 âm lịch, Lễ hội Bánh chưng - bánh giày vào ngày 12/5 âm lịch và Lễ hội Bơi chải Cầu ngư (Quảng Tiến) vào ngày 15/ 5 âm lịch...

* Một số thể loại văn học nghệ thuật dân gian Sầm Sơn

Sầm Sơn là vùng đất có vốn văn hóa - văn nghệ dân gian phong phú, mang sắc thái của cư dân vùng biển. Mỗi ngọn núi, rừng cây đều gắn liền với những sự tích, huyền thoại do nhân dân sáng tạo nên. Đó là truyền thuyết thần Độc Cước, huyền thoại Trống Mái, sự tích bà Triều…Bên cạnh đó, vùng đất này còn lưu giữ


vốn dân ca, dân vũ phong phú, mang nhiều sắc thái độc đáo cuốn hút những du khách yêu thích tìm hiểu văn hóa dân tộc.

c. Ẩm thực

Gắn với du lịch biển chắc chắn không thể không nhắc tới những món hải sản mang đặc trưng cho hương vị biển như tôm hùm, cua bể, mực ống, cá thu, cá chim, sò huyết... Ở Sầm Sơn các loại hải sản này được khai thác và nuôi trồng với trữ lượng ngày càng nhiều để kịp thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch. Bên cạnh những món ăn quen thuộc mà các vùng biển đều có, Sầm Sơn còn có những món ăn đặc trưng như: gỏi cá nhệch (gỏi được làm từ thịt cá nhệch tươi sống), cháo nghêu, gái søa, lẩu rắn biển, sam biển...Ngoài ra, đến với Sầm Sơn, du khách còn có thể có cơ hội thưởng thức những món ăn dân dã, mộc mạc nhưng đậm đà hương vị của mảnh đất xứ Thanh như: nem chua, bánh khoái, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, dừa Hoằng Hoá....

Bên cạnh đó,Sầm Sơn có tất cả 7 khu chợ. Hai chợ lớn nhất là chợ Trung Tâm (chợ Cột Đỏ) và chợ Mới. Đây vừa là nơi để cư dân trao đổi các sản phẩm phục vu cuộc sống sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi để du khách có thể giao lưu, tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, mua bán các sản phẩm hải sản và đồ thủ công mĩ nghệ lưu niệm. Chính vì vậy, chợ cũng chính là một tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị. Nếu biết tập trung đầu tư nâng cấp các khu chợ, đa dạng hoá các mặt hàng buôn bán, ổn định giá cả các chợ thì chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo du khách đến mua sắm, kéo dài thời gian lưu trú của khách, đồng thời làm phong phú thêm các loại hình du lịch ở Sầm Sơn vốn còn đang trong tình trạng nghèo nàn.

3.1.2.3. Tài nguyên thủy sản

Tài nguyên sinh vật ở Sầm Sơn khá đa dạng, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Về cá: Trữ lượng cá ở Sầm Sơn là rất lớn, chủ yếu là cá lầm, cá trích,cá cơm, cá thu, bạc má… với trữ lượng từ 25.000 – 30.000 tấn.


Về tôm biển: Có hai bãi tôm chính là bãi tôm Hòn Nẹ - Lạch Ghép vàbãi tômLạch Bạng - Lạch Quèn. Đây là các bãi tôm có trữ lượng cao trongkhu vực vịnh Bắc Bộ.Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1.000 - 1.300tấn, trong đó chủ yếu là tôm bột, tôm sắt và hơn 7.000 tấn moi biển.

Về mực: Vùng biển Thanh Hoá và phụ cận có nguồn lợi mực rất phongphú với trữ lượng 13.000 - 14.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng5.000 - 6.000 tấn, trong đó có khoảng 3.000 - 4.000 tấn mực ống và 1.500 - 2.000 tấn mực nang.

Bảng 3.1. Một số loại hải sản phục vụ khách du lịch


TT

Loại hải sản

Giá trị

Mùa đánh bắt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cá Chim Cá Thu Cá Nụ

Cá Lệch (nhệch) Cá Chỉ vàng

Cá Khoai Mực

Tôm Cua, ghẹ Rau câu Sò huyết

Ốc hương

Đặc sản Đặc sản Đặc sản

Đặc sản (gỏi) Đặc sản

Món ăn dân dã Đặc sản

Đặc sản Đặc sản Đặc sản Đặc sản

Đặc sản

Tháng 3 - 4

Tháng 3 - 4 -5 -6, tháng 9

Tháng 6, tháng 9 Quanh năm

Tháng 3 - 4, tháng 9, tháng 10 Quanh năm

Tháng 4, tháng 9, tháng 10

Tháng 4, tháng 10

Tháng 4, tháng 10 Quanh năm Quanh năm Quanh năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 7

(Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa)

Tận dụng những tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo vùng triều sông Mã, đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo ao nuôi, đưa khoa học - công nghệ mới vào ứng dụng. Ðặc biệt, trong lĩnh vực nuôi tôm, thị xã đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích gieo trồng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, cho giá trị cao gấp 3 - 5 lần trồng lúa. Đối với hoạt động du lịch, ngành đánh bắt thuỷ, hải sản đã cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng. Các loại hải sản quý có lợi cho sức khỏe như tôm hùm, cua, mực, ghẹ, rau câu...trở thành những món ăn


ưa thích của thực khách, tạo nên nét hấp dẫn riêng của khu du lịch biển. Ngoài ra, các sản phẩm được chế tạo từ vỏ sò, vỏ ốc...cũng làm nên những món quà lưu niệm được du khách yêu thích.

Tóm lại, Với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai ngành du lịch Sầm Sơn có cơ hội phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú của nhiều du khách. Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi, Sầm sơn còn có thể mở rộng liên kết với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước, hoặc với các tỉnh Bắc Lào để hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn.

3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015

3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch theo hướngbền vững thị xã Sầm Sơn

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đã được tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn xác định là nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển đô thị du lịch.Năm 2001, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn theo Quyết định số 1061/QĐ-UB về việc Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung phát triển du lịch thị xã Sầm Sơn. Quy hoạch này dựa trên những đánh giá về đặc tính và sự phân bố của tài nguyên du lịch, cùng với cầu về du lịch Sầm Sơn của thị trường, cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sầm Sơn và chiến lược phát triển du lịch của Thanh Hóa và của cả nước. Sau đó, thị xã Sầm Sơn nhận thấy cần tiếp tục điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, thị xã đã phối hợp vớiViện Quy hoạch và Xây dựng Thanh Hóa xây dựng quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Năm 2011, tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định số 1816/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

* Định hướng phát triển các loại hình du lịch:

+ Định hướng chung: đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng, gia tăng khả năng thu hút khách.


+ Các loại hình sản phẩm được chọn, gồm 6 loại hình là: 1. Du lịch nghỉ dưỡng; 2. Du lịch sinh thái; 3. Du lịch tham quan; 4. Du lịch thể thao; 5. Du lịch vui chơi giải trí; 6. Du lịch hội nghị - hội thảo.

* Định hướng đầu tư phát triển du lịch, chọn các hướng chính sau:

+ Phát triển các cơ sở lưu trú, chú trọng về chất lượng.

+ Phát triển các công trình dịch vụ du lịch, công trình thể thao tổng hợp, hội chợ triển lãm, khu hội thảo quốc tế, nhà hàng ăn uống, dịch vụ mang tầm cỡ quốc tế.

+ Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, phát triển các lễ hội truyền thống.

+ Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch.

+ Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch.

Tuyến du lịch là sự kết nối các điểm du lịch, đa dạng có sức thu hút khách du lịch. Quy hoạch cũng dự kiến sẽ tổ chức một loạt tuyến du lịch chuyên đề, các tuyến du lịch tổng hợp trong và ngoài tỉnh (kể cả nước ngoài). Cụ thể, thị xã có xây dựng một số tuyển du lịch nội tỉnh như: Sầm Sơn – Chùa Giàng – Thành nhà Hồ; Sầm Sơn – Thành nhà Hồ - Suối cá Cẩm Lương – Sầm Sơn; Sầm Sơn – Lam Kinh – Bến En;… Đồng thời, cũng triển khai một số tuyến du lịch liên tỉnh.

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch dài hạn, thị xã Sầm Sơn đã quy hoạch chung từng cụm, từng dự án đầu tư phát triển cụ thể như sau:

- Quy hoạch phân khu 6 xã mở rộng không gian thị xã Sầm Sơn. Theo đồ án quy hoạch phân khu 6 xã nằm trong phạm vi quy hoạch mở rộng không gian thị xã Sầm Sơn gồm:Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Thọ, Quảng Châu, Quảng Đại. Các dự án được quy hoạch trong phạm vi phân khu 6 xã này bao gồm: khu văn hóa du lịch nghỉ dưỡng ven sông, văn hóa lối sống dân cư ven biển; trung tâm thương mại và các khu đô thị mới; trung tâm hành chính – chính trị của thị xã và các khu đô thị mới; khu du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa, lối sống dân cư ven biển; khu trung tâm thương mại, khách sạn dịch vụ và các khu đô thị mới; khu thảm thực vật, dân cư hiện trạng và một số công trình đầu tư mới.

- Dự Án Không Gian Ven Biển Phía Đông Đường Hồ Xuân Hương.Theo nội dung quy hoạch, bãi biển Sầm Sơn từ khu vực vạn chài đến chân đền Độc Cước có


chiều dài khoảng 3,5km sẽ được quy hoạch lại theo hướng bãi tắm hiện đại, khang trang. Theo bản Quy hoạch, có 15 nhóm hạng mục công trình bao gồm: Công trình công cộng có mục đích kinh doanh, các công trình phục vụ nhu cầu khách tắm biển, khu vui chơi giải trí kết hợp công viên cây xanh, bến thuyền du lịch, không gian nhạc nước, quảng trường tâm linh, bãi tắm công cộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... Tổng diện tích sử dụng đất là 319.860m2, diện tích xây dựng công trình là 4.157 m2.

- Dự án Khu du lịch sinh thái cửa Trường Lệ.Dự án khu du lịch sinh thái cửa Trường Lệ, khu phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn có tổng diện tích 471.329m2, bao gồm 10 phân khu: Khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu resort, Trung tâm hội nghị, Trung tâm dịch vụ thương mại, Khu khách sạn cao cấp, Khu thể dục thể thao, Khu spa, khu không gian thiền yoga, khu lưu niệm Bác Hồ và Khu không gian mở. Tổng vốn đầu tư trên 910 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong 7 năm, được chia làm 3 giai đoạn.

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu Di tích lịch sử văn hóa núi Trường Lệ đến năm 2020. Nội dung quy hoạch có diện tích 138,91 ha, nằm trên địa giới hành chính phường Trường Sơn.Thị xã Sầm Sơn. Mục tiêu cụ thể được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 2013- 2015; giai đoạn 2016- 2020.Quy hoạch các phân khu chức năng gồm: Khu vườn thực vật, diện tích: 137,39 ha; Khu hành chính dịch vụ, diện tích: 1, 52 ha.Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái có các loại hình du lịch: Du lịch tâm linh về mùa xuân và du lịch tham quan, nghỉ dưỡng vào mùa hè; Tham quan các di tích lịch sử, tìm hiểu văn hóa tâm linh, tuyến đi bộ tham quan khu vườn thực vật núi Trường Lệ kết hợp tham gia các hoạt động vui chơi giải trí; tuyến đi dạo, leo núi, kết hợp cắm trại; tuyến tham quan biển, vui chơi giải trí tại làng du lịch truyền thống Vinh Sơn.

- Quy hoạch Công viên văn hóa và khu lưu niệm đón tiếp đồng bào và bộ đội miền Nam tập kết tại Sầm Sơn. Quy hoạch xây dựng một Tổ hợp không gian công viên – cây xanh với các nội dung: Không gian Lưu niệm đón tiếp đồng bào Miền Nam tập kết bao gồm: nhà lưu niệm, sân và biểu tượng của sự kiện, vườn hoa cây xanh công cộng kéo dài đến bến tàu trên sông Mã; Con đường ký ức là một tuyến xanh chủ yếu dành cho người đi bộ;Công viên Văn hóa là một không gian xanh lớn,

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí