3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
3.2.1. Giải pháp về ban hành văn bản thực hiện chính sách phát triển du lịch
Để tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch, trước tiên thành phố cần xây dựng, ban hành những văn bản tập trung vào những nội dung sau:
- Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn. Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lich. Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
- Xây dụng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé tham quan danh lam, thắng cảnh tại các khu du lịch trọng điểm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên môi trường. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục. Thiết lập đường dây nóng xử lý các ý kiến thắc mắc, phản ánh của du khách.
- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch. Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá, trước hết cần tập trung các thị trường trong nước và quốc tế trọng điểm đã được xác định. Nâng cấp trang Web du lịch Sầm Sơn. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch Sầm Sơn. Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của Nhà nước và chính quyền địa phương.
- Chính sách đầu tư: Thành phố cần có chính sách đầu tư hỗ trợ hợp lý xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch. Ưu đãi, khuyến khích thu hút
vốn đầu tư phát triển du lịch, nhất là các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu du lịch sinh thái tổng hợp, khu vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng cao cấp. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho phát triển du lịch nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Sơ Kết, Tổng Kết Thực Hiện Văn Bản Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
- Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 12
- Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
- Chính sách tài chính: Thành lập quỹ đất phát triển du lịch, ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh các loại phí và hình thức vé liên quan đến du lịch trên địa bàn thành phố để khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch.
- Chính sách xã hội hoá hoạt động du lịch: nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý hoạt động du lịch. Khuyến khích người dân địa phương tham gia du lịch, phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch; tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ các thành quả do sự nghiệp du lịch đem lại.
- Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập cùng cộng đồng quốc tế thì chính sách "mở cửa - hội nhập" là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Thông qua các hoạt động du lịch, một mặt nâng cao tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương, các quốc gia với nhau. Mặt khác, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh chung của cả nước, thành phố Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung cần nghiên cứu và đề xuất ban hành những chính sách đặc thù về hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố ở nước ngoài.
- Chính sách khoa học công nghệ: Có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho quá trình phát triển du lịch.
- Quy định quản lý và khai thác tài nguyên du lịch: trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên du lịch; các điều kiện khai thác tài nguyên du lịch; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch và các chế tài xử phạt...
3.2.2. Giải pháp về triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch
3.2.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách phát triển du lịch
Du lịch thể hiện tính xã hội hoá cao, sự phát triển du lịch luôn gắn với cộng đồng dân cư, vai trò của cộng đồng dân cư rất lớn bởi họ vừa là khách du lịch vừa là đối tượng phục vụ các dịch vụ du lịch, vừa góp phần tạo nên môi trường xã hội cho du lịch phát triển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là các quan điểm về phát triển du lịch bền vững cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh; vừa nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như nhận thức về yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bền vững trong tình hình mới.
Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững thì việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch là rất cần thiết. Thời gian tới, thành phố Sầm Sơn cần tập trung một số giải pháp sau:
- Lồng ghép việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch vào các chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng
cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch; vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia giữ vệ sinh môi trường tại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch như: vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, bàn hàng lưu niệm và các dịch vụ khác... cần hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác như: lương thực thực phẩm, sản xuất hàng lưu niệm.
- Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố đầu tư cho chương trình đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, đào tạo và sử dụng lao động địa phương vào các hoạt động du lịch, kể cả công tác quản lý (tại các Ban Quản lý Di tích, các điểm du lịch...).
- Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với công tác nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững; nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.Tại các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch, các điểm dừng chân cần phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn rất cụ thể cho người dân cách đón tiếp, phục vụ sao cho chuyến du lịch của du khách hoàn hảo, nhận thức cao về phát triển du lịch bền vững sẽ đảm bảo sức hấp dẫn riêng biệt của từng khu du lịch.
Cần tập trung tuyên truyền tại những khu vực có tiềm năng du lịch về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch bền vững đến đông đảo nhân dân một cách nghiêm túc.
Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức như: xây dựng chuyên mục trên Đài Phát thanh - Truyền hình của
tỉnh, đăng tải nội dung trên Báo Thanh Hóa, tạp chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ... Tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo chuyên đề, đưa vào chương trình giáo dục các bậc học về thái độ đối với môi trường thiên nhiên, thái độ và cách ứng xử thân thiện với khách du lịch... Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn, súc tích tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch.
- Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập.
- Song song với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch; cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực như hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo ra sản phẩm thu hút du khách; nghiên cứu thành lập một số làng du lịch; tiến hành rà soát tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, chú trọng vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích cộng đồng dân cư nơi có dự án để cải thiện cuộc sống nhân dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của phát triển du lịch bền vững.
3.2.2.2. Hoàn thiện quy hoạch và quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch
Để trở thành đô thị du lịch quốc gia, Sầm Sơn phải đạt các tiêu chí: đáp ứng các quy định về thành phố theo quy định của pháp luật; có tài nguyên du lịch hấp dẫn; liên lạc thuận tiện; có cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ tiện nghi; ngành Du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Như vậy, Sầm Sơn cần thực hiện các giải pháp:
Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các xã phường trên địa bàn toàn thành phố; quan tâm xây dựng lộ trình cụ thể về phát triển đô thị Sầm Sơn, trong đó chú ý đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, coi trọng công tác
đào tạo cán bộ quản lý đô thị, quan tâm công tác quy hoạch theo hướng khai thác đặc trưng của đô thị du lịch biển, đầu tư hơn nữa cho công tác thiết kế cảnh quan đô thị, công trình công cộng, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh đô thị
Hoàn thành và công khai quy hoạch phát triển du lịch; trong đó phải xác định du lịch là ngành kinh tế chủ đạo của thành phố mức đóng góp từ hoạt động du lịch dịch vụ phải trên 50% GDP toàn thành phố (hiện nay chỉ tiêu này đã đạt trên 70%).
Điều chỉnh một số quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển của thành phố; quy hoạch, mở rộng không gian phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng dựa trên vị trí, tiềm năng, lợi thế của thành phố và nằm trong mối liên kết với các địa phương trong tỉnh, trong khu vực, quốc gia và quốc tế.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, làm nhà trái phép, vi phạm không gian; lập quy hoạch và xây dựng công viên, trồng mới cây xanh, thảm cỏ, thảm thực vật nhằm xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp.
Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn thành phố cần tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch.
Tổ chức hợp lý các phân khu chức năng phù hợp với quy hoạch mới; trong đó lấy sông Đơ làm tâm điểm chính để kiến tạo đô thị; lấy núi Trường Lệ và các bãi biển làm vùng cảnh quan chính, tạo không gian thoáng đẹp, hoà nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường.
Cụ thể như sau: Khu Trung tâm hành chính ở phía Tây sông Đơ; Khu Quảng Trường ở phía Đông khu Trung tâm hành chính; Khu du lịch gồm các khu du lịch hiện có ở khu vực nội thị và các khu du lịch mới nhằm khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên du lịch trên địa bàn; Các Trung tâm gồm Trung tâm hội nghị, hội thảo, Trung tâm Thương mại, Trung tâm Văn hóa...
Cùng với việc hoàn thiện chất lương quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch là khâu không thể thiếu. Đối với du lịch Sầm Sơn, giải pháp này là hết sức quan trọng và cấp bách. Mặc dù Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sầm sơn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai quy hoạch và nhất là việc lập các dự án quy hoạch chi tiết còn chậm. Điều này đã làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch và đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế việc phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Bên cạnh đó, do chưa có quy hoạch chi tiết nên một số thành phần kinh tế đã có những hoạt động đầu tư tự phát, manh mún, nhỏ lẻ làm phá vỡ cảnh quan môi trường và không gian tự nhiên vốn có của các khu du lịch.
Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và quy hoạch các khu du lịch cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn đến năm 2020 cả nội dung và bước đi cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch của thành phố, xác định lại hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch phù hợp để có những định hướng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sát với yêu cầu thực tế.
- Quy hoạch sản phẩm du lịch phải tạo điểm nhấn, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, lấy di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống làm trọng tâm; tìm ra những nét riêng có ở mỗi loại hình để chủ động tạo ra sự khác biệt. Trong quy hoạch phát triển sản phẩm cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng dân cư.
- Quy hoạch phát triển du lịch phải tính tới mối liên hệ vùng với các khu du lịch khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Ninh Bình...
- Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, các khu vui chơi giải trí về số lượng đảm bảo về sức chứa theo tính toán dự báo số khách du lịch đến thành phố Sầm Sơn vào năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế và nội địa.
- Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ đạt chuẩn, trong đó có cửa hàng mua sắm đạt chuẩn, cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, cần chú trọng đầu tư chất lượng, mẫu mã các mặt hàng là đồ thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm trong các cửa hàng mua sắm.
- Quy hoạch và xây dựng khu phố ẩm thực, làng ẩm thực tại một số tuyến phố hoặc tại các làng nghề truyền thống nơi thường xuyên có khách du lịch đến thăm quan. Sản phẩm được dùng trong "Phố ẩm thực" nên sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có của Sầm Sơn như: cua, ốc, ghẹ, mực...
Việc đa dạng các sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ tăng tính hấp dẫn của du lịch Sầm Sơn, giảm thiểu sự cạnh tranh không cần thiết với các khu du lịch lân cận mà còn thu hút lượng lớn các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, giải quyết việc làm, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch bền vững cả về kinh tế và xã hội.
3.2.2.3. Phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Chất lượng sản phẩm du lịch đang là điểm yếu và là vấn đề đặt ra đối với du lịch Sầm Sơn. Nguyên nhân khách quan là do tài nguyên du lịch ở Sầm Sơn nhiều về số lượng nhưng chưa có lợi thế so sánh. Về chủ quan, thành phố Sàm Sơn chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên. Do đó, giải pháp đa dạng hoá sản phẩm du lịch mang nét đặc thù riêng của Sầm Sơn để tăng tính hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm là rất cần thiết.
Trong thời gian tới, thành phố cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch sau: