Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá


Thứ hai, hạn chế trong việc triển khai thực hiện văn bản

Cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị với những chính sách, định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn thành đô thị du lịch quốc gia nhưng thực tế diễn ra luôn có một độ trễ nhất định bởi quá trình nhận thức cũng như bố trí nguồn lực đầu tư.

Thành phố đã có bộ phận chuyên trách quản lý về hoạt động du lịch. Song vai trò tham mưu quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch của Phòng Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa - Du lịch còn chưa. Ý thức và vai trò tự quản của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp chưa cao. Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số phương án quản lý dịch vụ du lịch hiệu quả thấp, nhất là phương án sắp xếp thương mại; đậu đỗ xe điện, xích lô; xe đạp đôi, tổ chức Chợ đêm. Chưa có kế hoạch tổng thể cho công tác quảng bá, tuyên truyền vận động ngắn hạn và dài hạn. Tổ chức bộ máy và lực lượng thực hiện hoạt động quảng bá, tuyên truyền còn thiếu và yếu, chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm; kinh phí dành cho tuyên truyền quảng bá còn ít; các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp chưa chủ động tham gia quảng bá, tuyên truyền; việc huy động xã hội hóa còn hạn chế... nên việc triển khai còn bị động, manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Sầm Sơn trên báo đài Trung ương, địa phương chưa tốt cả về thời lượng và nội dung; nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, không có hình ảnh, bình luận hay. Các thông tin về du lịch Sầm Sơn nói chung và các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh nói riêng chưa được đăng tải, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các Website về du lịch. Các trang thông tin của thành phố là Website Sầm Sơn và Website Du lịch Sầm Sơn hoạt động hiệu quả thấp, thiếu thông tin, thiếu tính cập nhật. Trong suốt mùa du lịch cũng chưa tổ chức được các sự kiện văn hóa, thể thao nổi bật mang tầm khu vực, quốc gia để quảng bá hình ảnh và thu hút du khách. Đối với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách; chưa làm tốt công tác


tham mưu xây dựng kế hoạch chương trình, nội dung và kế hoạch triển khai thực hiện; chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thực hiện, hiệu quả tuyên truyền, vận động của các đơn vị để báo cáo, tham mưu các giải pháp khắc phục. Nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách mới chỉ tập trung chủ yếu cho các phương án quản lý, nhưng các phương án vẫn còn dài, chưa súc tích, nhiều nội dung còn chưa cụ thể, khó hiểu; nhiều nội dung chưa đi vào trọng tâm giải quyết các vấn đề bức xúc nổi cộm của loại dịch vụ cần quản lý. Tài liệu các phương án cũng chưa được in ấn, phát hành rộng rãi. Các nội dung khác về văn minh, thân thiện, văn hóa ứng xử, văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, quê hương, gương người tốt việc tốt... chưa tuyên truyền được nhiều, nội dung chưa phong phú, hấp dẫn.

Công tác quản lý trật tự trong thành phố còn nhiều bất cập và khó khăn. Tình trạng lấn chiếm xuống lòng đường để kinh doanh còn phổ biến. Các phương tiện xe điện, xích lô, ôtô, xe đẩy đậu đỗ lộn xộn. Còn có nhiều người chào mời, chèo kéo khách... gây mất trật tự nghiêm trọng.

Lao động trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch qua đào tạo còn thấp, trình độ nghiệp vụ và kiến thức ngoại ngữ còn yếu. Tình trạng chèo kéo, đeo bám khách tại các địa điểm du lịch đã giảm song vẫn còn tồn tại. Để thay đổi thực tế này, thành phố đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ văn hóa giao tiếp ứng xử để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên ở Sầm Sơn rất phong phú. Tuy vậy, mới chỉ dừng lại ở mức độ dựa vào những giá trị sẵn có của tự nhiên để khai thác. Hầu hết các tài nguyên du lịch tự nhiên chưa được con người cải tạo để một mặt vừa khai thác tốt nhất tiềm năng, mặt khác có thể bảo tồn, không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, chỉ trong một diện tích nhỏ 1.788,83 km2 nhưng Sầm Sơn có mật độ các công trình lịch sử - văn hóa khá dày. Trong đó có những di tích có mang giá trị lịch sử văn hóa rất lớn như: đền Độc Cước, chùa Cô Tiên, hòn Trồng - Mái. Đặc biệt hòn Trống - Mái thường được lấy làm hình ảnh biểu tượng cho sự độc đáo của du lịch Sầm Sơn mà các vùng biển khác không có. Các lễ hội dân gian, tập quán sinh hoạt cùng kho tàng ca dao, hò vè của Sầm Sơn cũng chứa đựng những nét đặc sắc của cư dân vùng biển miền Trung. Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, nếu biết

khai thác kết hợp các tài nguyên du lịch nhân văn tạo thành những tuyến du lịch có chất lượng, có chiều sâu, chắc chắn sẽ tạo nên lực hút cho điểm du lịch Sầm Sơn. Mặc dù vậy, hiện nay, các di tích lịch sử ở Sầm Sơn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, một số di tích được trùng tu nhưng tiến hành sơ sài, đại khái, làm biến dạng theo hướng hiện đại hoá di tích, điển hình nhất là di tích lầu Nghinh Phong.

Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 10

Thứ ba, hạn chế trong hoạt động sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách phát triển du lịch

Mặc dù thành phố thường xuyên sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển du lịch nhưng hiệu quả các cuộc họp sơ kết, tổng kết chưa cao, chưa có giá trị lan toả. Nhiều cơ quan, địa phương vẫn qua loa, đại khái trong công tác báo cáo; số liệu chưa chính xác, chưa thuyết phục. Vì vậy dẫn đến thiếu những cơ sở thực tế trong việc ban hành văn bản cũng như triển khai các chính sách phát triển du lịch được kịp thời.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên trước hết là do yếu tố nhận thức. Trước hết là nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức chưa hiểu rõ vai trò, nội dung của triển khai thực hiện chính sách du lịch ở thành phố Sầm Sơn. Mặt khác, nhân dân Sầm Sơn chưa có nhận thức một cách đầy đủ về triển khai chính sách du lịch


phát triển bền vững. Chính vì thế trong quá trình triển khai các hoạt động du lịch phục vụ du lịch vẫn mang tính “chụp giật”, mùa vụ.

Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong đó trực tiếp là đội ngũ tham mưu xây dựng văn bản chính sách trình độ hạn chế, sự hiểu biết, nhận thức về khoa học chính sách, khoa học pháp lý còn chưa cao; hệ thống văn bản, chính sách ban hành chưa đồng bộ, đầy đủ dẫn đến khâu triển khai thực hiện còn những vướng mắc nhất định.

Nguyên nhân nữa là do sự phối hợp của các cơ quan có chức năng liên quan chưa nhịp nhàng, đồng bộ. Để thực hiện chính sách du lịch tại Sầm Sơn đòi hỏi sự vào cuộc của rất nhiều cơ quan ban ngành trên địa bàn cũng như cơ quan cấp trên. Tuy nhiên sự chồng chéo về chức năng, sự phối hợp chưa đồng bộ dẫn đến những hạn chế trong thực hiện chính sách du lịch ở Sâm Sơn hiện nay.

Ngoài ra có thể nói yếu tố tập quán, truyền thống du lịch theo mùa vụ (ở Sầm Sơn chủ yếu du lịch có 3 tháng hè) dẫn đền việc thực hiện chính sách du lịch không liên tục.


Kết luận Chương 2

Trong chương 2, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:

Một là, nêu lên được các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn sẵn có để thấy được tiềm năng phát triển du lịch nói chung cũng như phát triển du lịch bền vững nói riêng trên địa bàn thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Hai là, Thực tiễn phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Tình hình triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Sầm Sơn. Tổ chức thực hiện các văn bản triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn. Ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn và sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản về chính sách phát triển du lịch của thành phố phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch tại thành phố Sầm Sơn. Bên cạnh đó, luận văn đã đánh giá chung về thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá để chỉ ra được kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả đạt được, đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

Từ những phân tích trên, luận văn lấy đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp ở chương 3.


CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

3.1. Mục tiêu phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

3.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2 2

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Sầm Sơn lần thứ XVI ngày 23/7/2015 đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2016 - 2020 là: Phát huy truyền thống anh h ng, tập trung trí tuệ, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên biển, các giá trị văn hóa, phát triển kinh tế - hội nhanh và bền vững, giữ vững quốc phòng - an ninh; tiếp tục nâng cao năng lực l nh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tăng cường đoàn kết, mở rộng dân chủ, chung sức ây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm Quốc gia. Trong đó, du lịch được xác định là một trong ba Chương trình kinh tế trọng tâm của Thành phố.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sầm Sơn thời kỳ đến năm 2020 đã xác định mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn như sau: “Phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch để đến năm 2020 Sầm Sơn thực sự trở thành đô thị du lịch - nghỉ dưỡng biển hiện đại của tỉnh và của cả nước”.

- Về kinh tế: Đến năm 2020 tỷ trọng dịch vụ chiếm 85,2% của Thành phố(trong đó du lịch chiếm 67,4%); du lịch đạt tốc độ tăng trưởng 15 - 20%/năm; thu hút khoảng 8 triệu lượt khách, tỷ lệ tăng bình quân 10%/năm, tổng thu từ hoạt động du lịch đến năm 2020 đạt 8.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.

- Về xã hội: Phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các di


tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Phát triển du lịch nhằm góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị.

Phát huy mọi nguồn lực, kể cả đầu tư nước ngoài để phát triển du lịch; thực hiện xã hội hoá đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo thêm nhiều điểm đến hấp dẫn.

- Về môi trường: Phát triển du lịch bền vững gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khẳng đi nh môi trường là yếu tố hấp dẫn du khách, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch Sầm Sơn. Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường, gắn với phát triển bền vững. Thực hiện thành công các mục tiêu nêu ra tại Nghị quyết số 05-NQ-TU ngày 18/8/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phốSầm Sơn: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo vệ môi trường; gắn thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc đẩy lùi ô nhiễm môi trường, khắc phục ti nh trạng ô nhiễm, cải thiện chất lươ ng môi trường, xây dựng ti nh Thanh Hóa có môi trường tốt, nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường và sống thân thiện với môi trường. Phấn đấu đưa Du lịch Sầm Sơn đạt thương hiệu "Điểm đến an toàn và thân thiện".

- Về an ninh, trật tự an toàn xã hội: Phát triển du lịch nhằm thu hút và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho ngày càng nhiều khách du lịch đến Sầm Sơn.


3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2 3

Quyết định số 1816/QĐ-UBND ngày 9 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Tại Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. hướng đến mục tiêu xây dựng Sầm Sơn trở thành thành phố du lịch hiện đại và văn minh, là trung tâm du lịch chất lượng cao của tỉnh.

- Phát triển toàn diện đô thị du lịch Sầm Sơn đạt tiêu chí đô thị loại II, hướng tới mục tiêu hình thành liên đô thị Thanh Hóa - Sầm Sơn. Xây dựng thành phố Sầm Sơn thành một đô thị tương hỗ cho thành phố Thanh Hóa và Khu kinh tế Nghi Sơn, là động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và có tác động đến việc phát triển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Bắc Bộ và cả nước.

- Tạo tiền đề để có những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Sầm Sơn thành đô thị du lịch, nghỉ mát, có bản sắc, thương hiệu đẳng cấp quốc gia và quốc tế.

- Tập trung phát triển các khu du lịch (quy mô khoảng 1.083,0ha). Bao gồm: Khu khách sạn - dịch vụ (quy mô khoảng 319,8ha); khu du lịch sinh thái

- bãi tắm (quy mô khoảng 763,2ha), trong đó: du lịch sinh thái vùng ngập mặn Quảng Cư quy mô khoảng 264,7ha tổ chức gắn kết với khu du lịch cồn Hới, khu du lịch sinh thái ven sông Đơ quy mô khoảng 190,9ha, khu du lịch văn hóa - lịch sử núi Trường Lệ quy mô khoảng 169,4ha và khu dịch vụ bãi tắm - bãi cát quy mô khoảng 138,2ha.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023