Như vậy, căn cứ vào tổng số lượt khách đến, số ngày lưu trú trung bình, và mức chi tiêu như trên tổng thu nhập du lịch của Khu du lịch Sầm Sơn đến năm 2030 sẽ đạt được như sau:
Bảng 3.2: Dự báo tổng thu từ khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030
Đơn vị tính: Triệu USD
2020 | 2025 | 2030 | |
Thu từ khách quốc tế | 40,000 | 96,000 | 210,000 |
Thu từ khách nội địa | 392,500 | 731,500 | 1.291,500 |
Tổng cộng | 432,500 | 827,500 | 1,501,500 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tỷ Lệ % Tương Ứng Với Số Điểm Về Sự Hài Lòng Của Du Khách
- Lược Đồ Các Giai Đoạn Phát Triển Của Điểm Đến Sầm Sơn
- Bản Đồ Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tp Sầm Sơn
- Các Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Xúc Tiến, Quảng Bá
- Phiếu Điều Tra Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Đối Với Khu Du Lịch Sầm Sơn
- Phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 - 14
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thanh Hóa
* Về tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư
Căn cứ trên các số liệu dự báo khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của địa phương như sau:
Bảng 3.3: Dự báo chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030
Đơn vị tính | 2020 | 2025 | 2030 | |
1. Tổng thu từ du lịch Khu du lịch Sầm Sơn. | Triệu USD | 213,500 | 458,000 | 858,800 |
2. Tổng GDP du lịch Khu du lịch Sầm Sơn. | Triệu USD | 145,000 | 300,000 | 560,000 |
3. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch | %/năm | 16,5 | 15,6 | 13,3 |
4. Nhu cầu vốn đầu tư cho Khu du lịch Sầm Sơn. | Triệu USD | 232,500 | 387,500 | 520,000 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thanh Hóa
* Về nhu cầu cơ sở lưu trú
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, nhu cầu về cơ sở lưu trú của Sầm Sơn từ nay đến năm 2030 được tính toán và phân bổ cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú cho khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030
Đơn vị tính: Buồng
2020 | 2025 | 2030 | |
Nhu cầu cho khách quốc tế | 400 | 700 | 1.000 |
Nhu cầu cho khách nội địa | 16.600 | 21.800 | 28.000 |
Tổng số buồng | 17.000 | 22.500 | 29.000 |
Công suất sử dụng buồng trung bình năm (%) | 55 | 60 | 65 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thanh Hóa
* Về nhu cầu lao động trong du lịch
Căn cứ tình hình thực tế về tính chất của khu du lịch Sầm Sơn, dự báo về nhu cầu về lao động của khu du lịch Sầm Sơn đến năm 2030 được tính toán cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030
Đơn vị tính: Người
2020 | 2025 | 2030 | |
Lao động trực tiếp trong du lịch | 23.800 | 33.750 | 46.400 |
Lao động gián tiếp ngoài xã hội | 47.600 | 67.500 | 92.800 |
Tổng cộng | 71.400 | 101.250 | 139.200 |
Tỷ lệ lao động trung bình/buồng khách sạn (người) | 1,40 | 1,50 | 1,60 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Thanh Hóa
Hình 3.1. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn đến 2040
Nguồn: UBND TP Sầm Sơn
3.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch
3.3.1. Các giải pháp về nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội
Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở để tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đột phá trong nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch Sầm Sơn.
Thực hiện các hình thức như cổ động trực quan, lưu động trên đường phố, băng rôn, khẩu hiệu; xây dựng các chuyên trang chuyên mục, tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng của TP để tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch.
Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân trên địa bàn TP tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tích cực tham gia xây dựng điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng”;
Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Du lịch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Du lịch, Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành... để nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về du lịch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn TP.
3.3.2. Các giải pháp về quản lý du lịch
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước, các cấp chính quyền cần lồng ghép, ưu tiên cho các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của Tỉnh cho phát triển du lịch Sầm Sơn.
* Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch và các Sở, Ban ngành của tỉnh
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với UBND TP Sầm Sơn triển khai quy hoạch thực hiện và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại Sầm Sơn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn; thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch và bảo vệ môi trường.
- Sở Giao Thông - Vận tải: Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chính quyền TP Sầm Sơn đề xuất phương án đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông tại khu vực TP Sầm Sơn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:. Chủ trì việc đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển du lịch. Triển khai, giám sát các chương trình và hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tự nhiên tại Sầm Sơn. Phối hợp với UBND TP Sầm Sơn xây dựng phương án bảo vệ nguồn nước dưới đất chống lại xâm nhập mặn do BĐKH
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa: Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc phát triển du lịch và bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, văn hóa trên địa bàn Sầm Sơn.
* UBND TP Sầm Sơn
Chủ động tham mưu cho cấp ủy tại địa phương, các cơ quan cấp trên ban hành các chính sách, chủ trương, định hướng phát triển du lịch trên địa bàn.
Chịu trách nhiệm quản lý, đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn; phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh xử lý kịp thời các vi phạm xảy ra tại Sầm Sơn.
Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xác định rõ tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; Tăng cường các biện pháp quản lý đối với các điểm có tiềm năng phát triển du lịch; Quy hoạch hệ thống sản phẩm dịch vụ du lịch và phát triển sản phẩm du lịch theo chuyên đề.
Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường, đặc biệt là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép và triển khai thực hiện đầu tư các công trình xây dựng tại các điểm du lịch. Kiên quyết xử lý các công trình vi phạm các qui định về quản lý xây dựng hay trái với qui hoạch phát triển du lịch và đô thị của địa phương.
Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý du lịch: kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cho phù hợp với nhu cầu thực tế và định hướng phát triển Sầm Sơn thành đô thị du lịch.
Tăng cường sự phối hợp các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch, dịch vụ phục vụ khách để thành lập các câu lạc bộ, hiệp hội khách sạn, nhà hàng, vận chuyển trên cơ sở quản lý, điều hành, định hướng của UBND TP nhằm tăng cường
tính liên kết, phối hợp trong tổ chức các hoạt động, dịch vụ, hướng tới sự chuyên nghiệp hóa.
3.3.3. Các giải pháp thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ du lịch
TP cần xây dựng và đề xuất với UBND và các ban, ngành chức năng cấp nguồn vốn từ nguồn ngân sách Tỉnh dựa trên số lượng khách đến Sầm Sơn mỗi năm. Mặt khác cần đề xuất để áp dụng cơ chế đặc thù "đổi đất lấy hạ tầng" đối với những dự án đầu tư trên địa bàn TP để chủ động nguồn vốn đầu tư.
Tiếp tục dành nguồn lực thoả đáng từ nguồn thu ngân sách, ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; đồng thời tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, quy mô lớn phục vụ du lịch. Có những chính sách đặc thù để kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp.Triển khai hiện thực hóa các dự án lớn về du lịch như: khu quảng trường, hình thành khu phố đi bộ tại khu vực trung tâm TP, quy hoạch khu cắm trại, tuyến đi bộ trên núi Trường Lệ...
Kết hợp hài hòa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, Sầm Sơn sẽ có điều kiện khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch, thực hiện mục tiêu hình thành các sản phẩm du lịch chất lượng và độc đáo, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế, gắn phát triển du lịch với tạo việc làm, góp phần đưa Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trong tương lai gần.
3.3.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Sầm Sơn
Với sự độc đáo của hòn Trống Mái cộng thêm huyền thoại tuyệt đẹp về tình yêu của đôi chim đá, chứa đựng ý nghĩa nhân sinh to lớn, phản ánh ước mơ ngàn đời của người dân về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc là những tiền đề thuận lợi để xây dựng nơi đây thành công viên mang chủ đề về tình yêu. Mục tiêu xây dựng công viên tình yêu nhằm trở thành sản phẩm đặc thù, nổi trội của du lịch Sầm Sơn, khai thác hiệu quả hơn khu vực hòn Trống Mái đồng thời góp phần khắc phục tính mùa vụ, tạo thêm sản phẩm du lịch giá trị cao cho Sầm Sơn.
Hình thành tuyến du lịch tâm linh kết nối các điểm đền, chùa trên địa bàn thị xã: Đền Độc Cước - Đền Cô Tiên - Đền Tô Hiến Thành - Đền Cá Lập - Đền Bà Triều
- Đền Đề Lĩnh. Trong đó nhấn mạnh đến sự linh thiêng của Đền Tô Hiến Thành trong việc cầu tài cầu lộc, cầu bình yên, sự đỗ đạt học hành.
Du lịch cộng đồng là một hướng phát triển mới ở Sầm Sơn nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và góp phần khắc phục tính mùa vụ. Tổ chức du lịch cộng đồng cần quán triệt nguyên tắc: lợi ích thu được từ hoạt động du lịch thuộc về cộng đồng. UBND TP và các tổ chức cần quan tâm khảo sát, chọn lựa hộ gia đình tại khu vực sát bãi biển thuộc 6 xã mới nhằm thí điểm tổ chức loại hình du lịch homestay. Các hoạt động có thể tổ chức du lịch cộng đồng tại khu vực này có thể gồm: trải nghiệm cuộc sống ngư dân, tham gia sửa chữa tàu thuyền, ra khơi đánh bắt hải sản, tận hưởng không gian biển về đêm... TP cần có hướng dẫn, hỗ trợ hộ gia đình tổ chức homestay, đầu tư trang thiết bị, sửa chữa nhà vệ sinh, xây dựng sản phẩm, hoạt động để du khách trải nghiệm cuộc sống ngư dân.
Khắc phục tính thời vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh cần thực hiện một số giải pháp: Xây dựng sản phẩm độc đáo mang nét đặc thù riêng, tránh sao chép các yếu tố kiến trúc, cảnh quan, cũng như hoạt động vui chơi giải trí của các khu du lịch biển khác; đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, đầu tư, sở hữu bất động sản du lịch trong khu du lịch FLC. Các hộ gia đình sở hữu bất động sản trong khu FLC có thể chọn Sầm Sơn làm nơi nghỉ cuối tuần với những dịch vụ cao cấp; bổ sung các hoạt động du lịch có thể thực hiện vào mùa thấp điểm như: hội nghị hội thảo, nghỉ dưỡng gắn kết hình thức điều dưỡng, các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trong nhà…
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, kinh doanh sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng lực quản lý và tạo nên hình ảnh điểm đến hiện đại.
3.3.5. Các giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch Sầm Sơn
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Đối với Sầm Sơn, loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển là sản phẩm chủ đạo trong suốt chiều dài hình thành và phát triển trong hơn 100 năm qua. Trong thời gian tới, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển vẫn là sản phẩm chủ đạo trong hoạt động du lịch Sầm Sơn. Hiện nay tại Sầm Sơn có hai dòng sản phẩm dịch vụ nghỉ dưỡng biển chính gồm:
Nghỉ dưỡng biển cao cấp trong khu FLC và Vạn Chài: dành cho đối tượng khách có khả năng thanh toán cao, sử dụng những dịch vụ cao cấp.
Nghỉ dưỡng biển tại khu vực trung tâm dành cho những du khách có khả năng thanh toán trung bình. Những dịch vụ cung cấp cho những du khách loại này thường ở mức trung bình.
Kết hợp nghỉ dưỡng biển với các sản phẩm khác như du lịch tâm linh tại đền Độc Cước, đền Cô Tiên, leo núi Trường Lệ, vãn cảnh tại hòn Trống Mái, du lịch cộng đồng khu vực 6 xã mới sáp nhập, mua sắm tại chợ hải sản Sầm Sơn nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm hấp dẫn khách.
Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) là loại hình du lịch rất tiềm năng. Du lịch MICE có yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm... Sầm Sơn hiện nay đã có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh của khu FLC, có thể đảm đương tổ chức thành công các sự kiện lớn. Vấn đề đặt ra là cần tổ chức quảng bá, thu hút các tổ chức trong nước và quốc tế đến tổ chức sự kiện. Trong đó, cần nhấn mạnh đến thị trường khách từ khu kinh tế Nghi Sơn.
Du lịch thể thao và du lịch sinh thái cần được đẩy mạnh phát triển hơn nhằm đa dạng sản phẩm du lịch.
3.3.6. Các giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành có tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong du lịch, con người vừa là chủ thể sản xuất/kinh doanh, vừa là đối tượng phục vụ. Khách du lịch gắn chặt với quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Do đó chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc hàng đầu vào kiến thức, kỹ năng, tay nghề, thái độ nghề nghiệp của đội ngũ lao động. Sản phẩm du lịch có chất lượng hay không, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào con người và trình độ nghề nghiệp của họ.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Sầm Sơn đến năm 2020, nhu cầu lao động du lịch Sầm Sơn năm 2015 là 36.000 người, trong đó lao động trực tiếp là 18.650 người; đến năm 2020 là 71.800 người, trong đó lao động trực tiếp là 32.670 người, tăng khoảng 14.000 người so với thời điểm hiện tại. Để đáp ứng số lượng lao động trên cần phát triển nhanh nguồn nhân lực du lịch, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của một đô thị du lịch hiện đại.