Các Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Xúc Tiến, Quảng Bá

3.3.7. Các giải pháp tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá

Trong hoạt động du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, xúc tiến quảng bá không còn chỉ rao bán “cái chúng ta có” (tiềm năng du lịch), hay quảng bá hình ảnh chung chung mà phải thực hiện đầy đủ và đảm bảo chất lượng các khâu, gồm nghiên cứu thị trường, định hướng xây dựng sản phẩm và xúc tiến sản phẩm, dịch vụ du lịch và trên cơ sở đó từng bước xây dựng thương hiệu du lịch riêng cho Sầm Sơn. Việc chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa cao đòi hỏi hoàn thiện cả về đội ngũ con người, tổ chức bộ máy, qui trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện một cách khoa học, đúng qui trình, kế hoạch, tiến độ. Triển khai mục tiêu đưa Sầm Sơn trở thành "điểm đến trọn niềm vui" có nhiều thách thức, đòi hỏi một cách tiếp cận và hành động chiến lược và trong mối gắn kết chặt chẽ với công tác nghiên cứu thị trường, phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển thương hiệu.

3.3.8. Các giải pháp về nâng cao khả năng tiếp cận các điểm đến du lịch Sầm Sơn

Để nâng tầm bộ mặt đô thị du lịch Sầm Sơn cần tiếp tục quan tâm, tiến hành nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các điểm đến, cụ thể là: Kết nối du lịch Sầm Sơn thông qua tuyến đường ven biển từ đại lộ Nam sông

Mã đến cầu Ghép.

Nâng cấp đường nối khu vực trung tâm thị xã đến địa bàn 6 xã mới.

Mở thêm con đường ven biển từ phía Nam chân núi Trường Lệ đến hết xã Quảng Đại

Quy hoạch hình thành bãi đỗ xe chung cho toàn TP

3.3.9. Các giải pháp bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của điểm đến du lịch Sầm Sơn

Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện môi trường tự nhiên vì vậy được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng dưới tác động của môi trường và BĐKH. Đã đến lúc, Sầm Sơn cần nhìn nhận một cách nghiêm túc ảnh hưởng của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch và cần xây dựng kế hoạch ứng phó với những tác động này với những giải pháp cơ bản sau:

* Giải pháp bảo vệ môi trường

Tích cực triển khai "Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch" do Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT. Xây

dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các điểm du lịch trong khu vực thị xã, trong đó có biện pháp quyết liệt trong bảo vệ và phát triển rừng trên đỉnh Trường Lệ và dải rừng thông, phi lao dọc bãi biển khu vực 3 xã mới sáp nhập.

Tăng cường tổ chức "Tuần lễ du lịch xanh", các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, cơ sở kinh doanh lưu trú, dịch vụ và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thị xã.

* Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Phân tích diễn biến của khí hậu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch Sầm Sơn. Trên cơ sở kết quả đánh giá tác động biến BĐKH và khả năng tổn thương của hoạt động du lịch do BĐKH, xây dựng và lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm ứng phó và khắc phục giảm thiểu những hậu quả do BĐKH gây ra.

Tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu nhằm xác định cụ thể vùng, khu vực, địa điểm bị tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư phát triển các khu du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện mới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu “Phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017” tác giả rút ra một số kết luận:

Thứ nhất, du lịch là hoạt động của con người diễn ra ngoài nơi cư trú của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao hiểu biết mà không nhằm mục đích kinh tế. Xét về bản chất của du lịch từ góc độ du khách thì du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển KT-XH của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.

Thứ hai, đề tài đã tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch vận dụng vào nghiên cứu phát triển du lịch TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Hệ thống các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch biển Sầm Sơn cũng như các điều kiện về tự nhiên, KT - XH ở khu vực nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch.Tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017. Lựa chọn và vận dụng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch để đánh giá sự phát triển du lịch ở TP Sầm Sơn. Khảo sát, điều tra mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Sầm Sơn. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn trong giai đoạn tới.

Thứ ba, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và dựa trên tư tưởng chiến lược về phát triển kinh tế biển cũng như những định hướng chiến lược của ngành du lịch và UBND tỉnh Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, đề tài đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tại Sầm Sơn, trong đó có công tác tuyên truyền, quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn; đề xuất xây dựng một số sản phẩm mới, loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí nhằm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn, đồng thời góp phần giảm tính mùa vụ trong hoạt động du lịch biển Sầm Sơn.

2. Kiến nghị

Vì chỉ được tiến hành trong thời gian 6 tháng, chúng tôi chưa thể nghiên cứu toàn diện được tất cả các khía cạnh liên quan đến sự phát triển của Du lịch ở TP Sầm Sơn. Vì vậy đề nghị các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào một số nội dung sau:

- Nghiên cứu sâu và đầy đủ các tiêu chí còn lại mà đề tài chưa làm được trong bộ 32 tiêu chí đánh giá điểm đến khu du lịch của Bộ VHTT& DL ban hành ngày 28/12/2016.

- Nghiên cứu sự phát triển du lịch Sầm Sơn theo lãnh thổ : khu vực dưới biển, ven biển, bờ biển, đất liền, núi rừng, sông.

- Nghiên cứu sâu hơn về: Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng...

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014), Tổng quan du lịch. NXB Đà Nẵng.

2. Ban Tuyên giáo Thị uỷ Sầm Sơn (2012), "Thị xã Sầm Sơn 30 năm xây dựng và phát triển”; Nxb Văn hóa Thông Tin.

3. Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ XVII.

4. Bộ Chính trị. Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 16-01-2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

5. Bộ VHTTDL (2016), Quyết định số Số: 4640/QĐ - BVHTTDL ngày 28/12/20126 về việc phê duyệt “Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch”.

6. Chính Phủ (2011), Quyết định số 2473/2011/QĐ - TTg ngày 30/12/2011về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

7. Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ - TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

8. Chính phủ. Nghị quyết số 103/NQ - CP ngày 06/10/2017 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

9. Lưu Thị Ngọc Diệp (2008). Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn. Luận văn thạc sỹ địa lý - Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

11. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Trần Thị Mai (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động - Xã hội.

13. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Thống Kê.

14. Hoàng Tuấn Phổ (1983), Thắng cảnh Sầm Sơn (Biên khảo), NXB Thanh Hoá.

15. Nguyễn Đình Quang, Trần Thị Thúy Lan, (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Hà Nội.

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật Du lịch 2017,

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật Du lịch Việt Nam (1/2006)

18. Trương Sĩ Quý, Hà Quang Thơ (2010), Giáo trình Kinh tế du lịch, Đại học Huế.

19. Sở VHTTDL Thanh Hóa (2017), Đề án “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2025”.

20. Nguyễn Thị Phương Thanh (2015) “Phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế - Trường Đại học Vinh

21. Vũ Thị Thủy (2014) “Giải pháp phát triển du lịch Hà giang dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch”Luận văn thạc sĩ Du lịch - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Lê Văn Trưởng (2009). Nghiên cứu xác định loại hình, điểm, khu và tuyến du lịch khu vực phía tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa. Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh.

23. Lê Văn Trưởng (2017). Chuyên đề Tổng quan du lịch - tài liệu bồi dưỡng quản trị viên du lịch

24. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam.

25. Trịnh Thị Tuyết (2017) “Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch biển Sầm sơn” Luận văn thạc sĩ Du lịch Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định 1816/QĐ - UBND ngày 09/6/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

27. UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 3550/QĐ - UBND ngày 27/10/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

28. UBND tỉnh Thanh Hóa (2012), Quyết định số 3313/QĐ - UBND ngày 09/10/2012 về việc phê duyệt Đề cương Đề án Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

29. UBND tỉnh Thanh Hóa (2017), Quyết định 2525/QĐ - UBND ngày 17/7/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.

Tài liệu webside

30. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: www.cinet.gov.vn

31. Du lịch Sầm Sơn: http://dulichsamson.gov.vn; samson.thanhhoa.gov.vn

32. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: http://svhttdl.thanhhoa.gov.vn

33. Tạp chí du lịch: www.vtr.org.vn

34. Tổng cục Du lịch Việt: http://vietnamtourism.gov.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM ĐẾN KHU DU LICH SẦM SƠN NĂM 2017


Nhóm tiêu chí đánh giá


Tiêu chí đánh giá

Mã tiêu chí đánh

giá


Yêu cầu

Điểm đánh giá tối

đa


Tài nguyên du lịch


Sự đa dạng và độc đáo của tài nguyên


1.1

- Có các phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích đặc biệt, trong đó có công trình văn hóa, di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc biệt hoặc di sản thế giới, thắng cảnh quốc gia, khu bảo tồn/vườn quốc gia/khu dự trữ sinh quyển/di sản thiên

nhiên thế giới; hoặc có thể khai thác phát triển nhiều hoạt động/sản phẩm du lịch

10

Sức chứa của các điểm tài

nguyên


1.2

Ít nhất 1400 người/ngày

2

Bảo vệ và tôn tạo tài

nguyên


1.3

Còn nguyên bản, được bảo vệ tốt, tạo cảnh đẹp, còn giữ được truyền thống văn hóa, có

biện pháp bảo vệ, tạo nét hấp dẫn riêng biệt

3


Sản phẩm và dịch vụ


Cung cấp thông tin cho khách hàng (qua điện thoại, mạng thông tin toàn cầu, ấn phẩm)


2.1

- Có dịch vụ cung cấp thông tin cho khách qua điện thoại 24/24

- Có dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng thông tin toàn cầu (website hoặc mạng xã hội), website, mạng xã hội đăng tải hình ảnh động, video, hỗ trợ download ấn phẩm điện tử của khu du lịch, có mục Hỏi - Đáp, trả lời các câu hỏi thường gặp nhất của khách du lịch, có hỗ trợ tư vấn online, địa chỉ email liên hệ trực tuyến, có đường dẫn tới các website liên quan khác như: hãng lữ hành, hãng vận chuyển…

- Có ấn phẩm hướng dẫn thông tin phát cho khách thăm quan, ấn phẩm được thiết kế công phu, hình ảnh ấn tượng, độc đáo, kích cỡ phù hợp để mang theo, thông tin đầy đủ, dễ đọc, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường

- Thông tin trên ấn phẩm in, ấn phẩm điện tử, website hoặc mạng xã hội được thể hiện

bằng ít nhất 02 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 - 12


Tiêu chí đánh giá

Mã tiêu chí

đánh giá


Yêu cầu

Điểm đánh giá

tối đa



Chỉ dẫn thông tin trong toàn bộ khu du lịch


2.2

- Có bảng nội quy của toàn khu du lịch và bảng nội quy chi tiết tại các khu chức năng.

- Sơ đồ chỉ dẫn toàn khu du lịch và các khu chức năng được đặt tại nhiều nơi trong khu du lịch.

- Có hệ thống biển chỉ dẫn đến các khu chức năng trong khu du lịch.

- Biển chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ít nhất 1 ngoại ngữ, được thiết kế với nhiều hình ảnh, ký hiệu thể hiện tính thông tin cao và

có sơ đồ thông tin định vị vị trí của du khách.

1

Thuyết minh (trực tiếp hoặc qua băng ghi âm, qua hình ảnh, bảng thông

…)


2.3

- Có bảng thông tin thuyết minh về các đối tượng tham quan hoặc có thuyết minh viên chuyên trách phục vụ khách

- Có bảng thông tin điện tử thuyết minh về các đối tượng tham quan

- Thuyết minh viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ để thuyết minh cho khách/Có dịch vụ thuyết minh tự động

- Có hỗ trợ khách khiếm thính

2


Trung tâm thông tin du lịch


2.4

- Có phòng cung cấp thông tin trang bị máy tính kết nối internet cho khách du lịch tìm kiếm thông tin về khu du lịch

- Có nhân viên chuyên trách trực cung cấp thông tin tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của du khách, …

- Có thêm các quầy thông tin tại các phân khu chức năng trong khu du lịch (trưng bày những ấn phẩm quảng cáo về khu du lịch dành cho khách du lịch, giá để ấn phẩm thông tin được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện

cho việc lấy ấn phẩm …).

2

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du

lịch


2.5

Có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên

3

Nhóm tiêu chí đánh giá


Tiêu chí đánh giá

Mã tiêu chí

đánh giá


Yêu cầu

Điểm đánh giá

tối đa



Dịch vụ cung cấp cho khách trong các khu lưu trú


2.6

- Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng

- Không giới hạn thời gian phục vụ

- Nhân viên có kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình

- Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng

- Công khai giá dịch vụ

2


Hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch


2.7

- Có các nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, có khả năng phục vụ từ 500 khách trở lên, được phân loại thành nhà hàng âu, á,…;

- Hệ thống nhà hàng được phân bố thuận

lợi cho khách trong khách sạn và tại các phân khu chức năng

3


Dịch vụ ăn uống


2.8

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thực đơn đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng

- Thời gian phục vụ linh hoạt

- Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình

- Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng

- Công khai giá dịch vụ

2


Cơ sở phục vụ vui chơi giải trí


2.9

- Có khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại trò chơi như khu vui chơi ngoài trời, khu vui chơi trong nhà, rạp chiếu phim,… dành cho người lớn và trẻ em

- Có chứng nhận khu vui chơi giải trí đẳng

cấp quốc tế IAAPA

2


Dịch vụ vui chơi, giải trí


2.10

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch

- Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng

- Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình

- Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng

- Trang thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi giải trí đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà sản xuất

- Công khai giá dịch vụ

1

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí