Tóm lại: Giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ lưu trú có nhưng số lượng nhỏ và chất lượng hạn chế, văn hóa, phong tục của người dân còn lưu giữ nguyên vẹn không bị tác động bởi du lịch, khách du lịch thường là nhóm nhỏ, ưa khám phá. Qua việc quan sát nghiên cứu có thể kết luận Khu ngoại thành đang ở giai đoạn “Thăm dò” trong chu kỳ sống của điểm đến và sẽ phát triển mạnh ở những giai đoạn sau.
Hình 2.8. Lược đồ các giai đoạn phát triển của điểm đến Sầm Sơn
(Người biên tập: Tác giả)
2.4.3. Đánh giá sự phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn dựa theo 12 tiêu chí xây dựng
Trên cơ sở 12 tiêu chí đã xây dựng, tác giả có bảng tổng hợp đánh giá sự phát triển của điểm đến du lịch Sầm Sơn theo lý thuyết chu kỳ sống của Buler (1980) như sau:
Bảng 2.15: Tổng hợp 12 tiêu chí đánh giá khu du lịch Sầm Sơn
Thăm dò | Tham gia | Phát triển | Ổn định | Ngừng trệ | Suy giảm | Hồi phục lại | |
Số khách du lịch | X | ||||||
Doanh thu du lịch | X | ||||||
Lao động du lịch | X | ||||||
Quản lý du lịch | X | ||||||
Sản phẩm du lịch | X | ||||||
Thị trường du lịch | X | ||||||
Đầu tư du lịch | X | ||||||
Khă năng tiếp cận (giao thông đi lại) | X | ||||||
Cơ sở lưu trú | X | ||||||
Dịch vụ du lịch | X | ||||||
Quảng bá du lịch | X | ||||||
Đơn vị kinh doanh lữ hành | X | ||||||
Số giai đoạn/ tổng tiêu chí | 0/12 | 2/12 | 7/12 | 3/12 | 0/12 | 0/12 | 0/12 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Ở Tp Sầm Sơn Giai Đoạn 2010 - 2017
- Tổng Vốn Đầu Tư Phát Triển Trên Địa Bàn Tp Sầm Sơn Giai Đoạn 2010 - 2017
- Bảng Tỷ Lệ % Tương Ứng Với Số Điểm Về Sự Hài Lòng Của Du Khách
- Bản Đồ Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tp Sầm Sơn
- Dự Báo Tổng Thu Từ Khách Du Lịch Tại Sầm Sơn Giai Đoạn 2020 - 2030
- Các Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Xúc Tiến, Quảng Bá
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả biên tập - tổng hợp
Như vậy: Các tiêu chí ở giai đoạn: Thăm giò, Ngừng trệ, Suy giảm, Phục hồi lại đều là 0/12 tiêu chí chiếm tỉ lệ 0%; Giai đoạn Tham gia 2/12 tiêu chí chiếm 16,7%; Giai đoạn phát triển 7/12 tiêu chí chiếm 58,3%; Giai đoạn ổn định 3/12 tiêu chí chiếm 25%. Theo không gian lãnh thổ thì mỗi xã/phường, mỗi khu vực có sự phát triển ở mức khác nhau trong các giai đoạn phát triển của Buler nhưng đánh giá toàn bộ khu du lịch Sầm Sơn với tư cách là một điểm đến thì sầm Sơn đang ở giai đoạn “Phát triển” (7/12 tiêu chí).
2.4.4. So sánh Sầm Sơn với một số điểm đến có điều kiện tương đồng ở vùng Bắc Trung Bộ
* Đô thị du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An)
TP Cửa Lò được thành lập ngày 29/8/1994 theo Nghị định 114/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 25/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2355/QĐ-TTg công nhận đô thị du lịch biển Cửa Lò. Đô thị du lịch biển Cửa Lò nằm
cách TP Vinh (tỉnh Nghệ An) 16 km về phía Đông, cách Thủ đô Hà Nội gần 300km, diện tích tự nhiên là 27,8 km2, số dân (năm 2014) là trên 80.000 người với 7 đơn vị hành chính cấp phường.
Du lịch biển, đảo là một lợi thế và nằm trong chiến lược phát triển của TP Cửa Lò. Do vậy trong những năm qua, Cửa Lò đã tích cực tận dụng khai thác các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển, kêu gọi đầu tư để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng cao, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, nghỉ dưỡng. Bãi biển Cửa Lò được công nhận là một trong những bãi tắm tốt nhất cả nước bởi khí hậu trong lành, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, độ mặn vừa phải thích hợp, có bãi cát trắng mịn nước luôn trong. Bãi tắm dài 10,2km hình vòng cung từ Cửa Hội thông tới Cửa Lò, có Đảo Ngư và Đảo Mắt án ngự bên ngoài chắn bão. Ngoài ra, ở vùng đất Cửa Lò có nhiều di tích lịch sử văn hóa: đền thờ Nguyễn Xí, đền Vạn Lộc, đền Thu Lũng, chùa Lô Sơn, chùa Đảo Ngư. Đi liền với các di tích ấy là lễ hội. Ngoài ra, du khách có thể được nghe hát dân ca xứ Nghệ, tìm hiểu cuộc sống, lịch sử văn hóa, ngôn ngữ của người dân nơi đây cũng là những điều thú vị đối với du khách. Hiện nay tại Cửa Lò, du khách có thể tham gia các loại hình du lịch bơi, lặn, bóng chuyển bãi biển, lướt sóng, đua thuyền, dù lượn, leo núi, câu mực, thăm nơi nuôi đà điểu, khỉ, dê, lợn rừng trên đảo Ngư, nuôi cá giò trên biển ...
Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng tại TP Cửa Lò cơ bản hoàn chỉnh, đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch TP như hệ thống đường quốc lộ 46, tỉnh lộ 535 nối Tp Vinh với TP Cửa Lò; đường Nam Cấm - Cửa Lò tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận điểm đến thuận tiện; quảng trường Bình Minh, Dự án thoát nước và xử lý nước thải do Vương Quốc Bỉ tài trợ; sân golf Cửa Lò; hệ thống thảm cỏ, cây xanh khu lâm viên bãi tắm... là những điểm nhấn quan trọng tô điểm cho Cửa Lò hiện đại, văn minh.
Trong những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh. Năm 2015, lượng khách du lịch đến với Cửa Lò đạt 2,452 triệu lượt khách (tăng 9,2% so với năm 2014). Năm 2015, TP Cửa Lò xây dựng mới và mở rộng thêm 8 cơ sở lưu trú, với 1000 phòng, nâng tổng số cơ sở lưu trú du lịch toàn TP lên 273 cơ sở với 7.974
phòng nghỉ có khả năng phục vụ 18.700 ngàn lượt khách lưu trú/ngày đêm; trong đó có 30 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 - 4 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mang tầm quốc tế; có trên 350 nhà hàng đạt tiêu chuẩn; giải quyết việc làm cho 8.200 lao động. TP tập trung chỉ đạo các đơn vị, cá nhân làm du lịch thực hiện tốt chủ trương như: tích cực nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và thái độ phục vụ; quản lý tốt các điểm văn hóa tâm linh để phục vụ khách du lịch về tham quan; làm tốt công tác vệ sinh môi trường; đảm bảo an ninh trật tự … Với quyết tâm trở thành khu du lịch biển thân thiện, mến khách, chính quyền và nhân dân TP Cửa Lò đã thực hiện tốt chủ trương “5 không”: không nâng ép giá; không đeo bám, chèo kéo khách; không tẩm quất, bán hàng rong; không làm mất an ninh, trật tự và không làm tổn hại môi trường. Chủ trương của chính quyền TP là mỗi người dân Cửa Lò phải như một hướng dẫn viên du lịch, vừa có thể hướng dẫn, thuyết minh cho du khách về cảnh quan, di sản địa phương, vừa tuyên truyền hướng dẫn du khách tôn trọng và bảo vệ môi trường tự nhiên, đồng thời là một hình ảnh đẹp về sự thân thiện, cởi mở trong lòng du khách. Từ những hình ảnh đó đã hình thành nên một diện mạo mới của Cửa Lò - TP du lịch biển, thu hút lượng khách ngày một nhiều hơn. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của Cửa Lò là “Xây dựng và phát triển TP thành đô thị du lịch văn minh, hiện đại”. Với tiềm năng thiên nhiên vốn có, cùng với quyết tâm và những chính sách cụ thể, hợp lý khá đồng bộ, Cửa Lò hướng đến một TP du lịch biển xanh - sạch - đẹp trong tương lai, sánh vai cùng các điểm du lịch lớn trên khắp cả nước.
* Khu du lịch biển Thiên Cầm
Khu du lịch biển Thiên Cầm được xác định là một trong 47 khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia tại Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cách TP Hà Tĩnh khoảng 20km về phía đông nam, khu du lịch biển Thiên Cầm có tổng diện tích 1.557ha thuộc địa phận xã Cẩm Nhượng và một phần thị trấn Thiên Cầm, xã Cẩm Dương, xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên). Đây là khu du lịch nghỉ mát, tắm biển và sinh thái, kết hợp với vui chơi giải trí và thể thao. Điểm nhấn của khu du lịch là bãi biển Thiên Cầm hình cánh cung, trải dài gần 3km từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, được bổ sung bởi dãy núi Cùm Nậy (núi lớn), Cùm Con (núi bé) và đan xen bởi dòng
suối Kỳ La uốn lượn. Phía ngoài biển có nhiều đảo nhỏ xinh xắn, nơi du khách có thể đi thuyền thưởng ngoạn phong cảnh như hòn Én, hòn Bớc… Các bãi tắm trong khu vực đều có cát trắng, nước biển xanh, trong, có thể nhìn xuống tận đáy, bờ biển thoai thoải có thể tắm xa bờ hơn 100m, nước biển có độ mặn cao.
Sát bờ biển là núi Thiên Cầm hùng vĩ, trên núi có bàn cờ tiên, có dấu chân trái của người khổng lồ in trên phiến đá qua hàng triệu năm. Trên núi Thiên Cầm có đền Cầm Sơn được xây dựng từ trước thế kỷ 13, hay còn gọi là đền cha con Hồ Qúy Ly, nay thờ cả Phật và có tên là chùa Cầm Sơn. Núi cao 108m so với mực nước biển, đứng ở đỉnh núi có thể nhìn thấy toàn bộ bờ biển và các đảo gần đó. Cách bờ 300m là Hòn Bớc, có những phiến đá phẳng hàng chục người có thể ngồi câu tôm, cá và nghỉ ngơi. Cách bờ 5km là hòn Én - nơi chim én vẫn bay về làm tổ. Phía Nam núi Thiên Cầm có chùa Yên Lạc, được xây dựng từ thế kỷ 13, là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Trong chùa có bộ tranh “ Thập Điện Diêm Vương” nổi tiếng. Chếch về hướng Đông, nơi ngọn núi trườn dài ra phía biển đã hình thành nên bãi Lài. Tại đây còn có một hang động có đủ chỗ cho hàng trăm người vào ngắm cảnh cùng lúc.
Biển Thiên Cầm là một ngư trường đặc biệt với cả trăm loài hải sản, từ cua, cá đến tôm hùm, mực ống… Nơi đây ngoài nước mắm Nhượng thơm ngon nổi tiếng, còn có một loại đặc sản có nguồn gốc từ Tây Tạng sang dãy Trường Sơn kiếm ăn, đó là chim cu kỳ. Cu kỳ là một loài chim to bằng con gà ta, có lông màu nâu hoặc xanh, có chấm xanh viền ở cổ. Thịt chim Cu kỳ thơm ngon đặc biệt.
Năm 2015, khu du lịch Thiên Cầm đã thu hút hơn 800 nghìn lượt du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng, tăng 14% so với cùng ký năm 2014. Tổng doanh thu đạt 169 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014. Đến nay, khu du lịch Thiên Cầm có 16 cơ sở lưu trú đạt chuẩn du lịch, trong đó có 2 khách sạn xếp hạng 3 sao, một khách sạn xếp hạng 2 sao, 5 khách sạn xếp hạng 1 sao và 45 nhà nghỉ phục vụ lưu trú với tổng số gần 1000 phòng. Khu du lịch Thiên Cầm có khoảng 500 lao động phục vụ du khách, chủ yếu làm công tác phục vụ tại các khách sạn và nhà hàng. Trong đó lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 10,8%, trung cấp và cao đẳng chiếm 30%, số còn lại chiếm 42%. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đội ngũ lao động du lịch tại Thiên Cầm còn yếu về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, nhận thức về du lịch còn hạn
chế. Bên cạnh đó do tính thời vụ của du lịch, hầu hết số lao động này làm việc theo mùa vụ, từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Những tháng còn lại trong năm lại phải làm việc khác, do vậy chất lượng dịch vụ du lịch không được đảm bảo. Cơ sở vui chơi giải trí ở bãi biển Thiên Cầm đã được đầu tư khá đa dạng. Tuy nhiên, quy mô nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa cao nên hiệu quả chưa đáng kể. Hệ thống các cơ sở thể thao như: sân tennis, lướt sóng, bơi thuyền còn thiếu. Hệ thống các vũ trường, sàn nhảy, quán karaoke cũng đã được đầu tư xây dựng, tuy nhiên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cho khách du lịch.
* So sánh các tiêu chí chủ yếu giữa Sầm Sơn với Cửa Lò và Thiên Cầm Bảng so sánh các tiêu chí chủ yếu giữa Sầm Sơn với Cửa Lò và Thiên Cầm
[phụ lục 3]
Nhận xét chung:
Sầm Sơn, Cửa Lò và Thiên Cầm là 3 khu du lịch nghỉ dưỡng biển có lịch sử hình thành và phát triển tương đối dài so với các điểm đến khác trong khu vực Bắc Trung Bộ và trên cả nước. Cả 3 khu vực đều được xác định đóng vai trò quan trọng nhất trong phát triển ngành kinh tế du lịch và trong cơ cấu KT-XHcủa từng địa phương.
So với 2 điểm đến còn lại, Sầm Sơn có lợi thế về nhiều mặt, có thể nhận thấy như sau:
1. Sầm Sơn có vị trí địa lý gần nhất đối với thị trường nguồn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc (khoảng cách đường bộ đến Hà Nội là 160 km theo đường quốc lộ so với lần lượt là 300 km và 380 km). Đây là yếu tố có vai trò chi phối trong quá trình lựa chọn điểm đến của du khách, đặc biệt đối với dòng khách có khả năng chi trả trung bình và thời gian du lịch ngắn.
2. Thương hiệu du lịch biển Sầm Sơn đã có thâm niên, được nhận biết trên thị trường trong nước và một số thị trường quốc tế (Pháp, một số nước ASEAN). Minh chứng là hầu hết các công ty lữ hành nội địa trên địa bàn Hà Nội đều có các chương trình du lịch tới Sầm Sơn chào bán cho du khách, trong khi đó không phải đơn vị nào cũng có tour tới Cửa Lò và Thiên Cầm.
3. So với Cửa Lò và Thiên Cầm, tài nguyên du lịch của Sầm Sơn đa dạng và phong phú hơn. Sầm Sơn vừa có biển (bờ biển dài, nước xanh trong, sóng to thích
hợp cho du khách tắm biển) lại vừa có rừng (trên đỉnh Trường Lệ) và thắng cảnh hòn Trống Mái. Hơn nữa, hệ thống các đền, chùa ở khu vực Sầm Sơn khá dày đặc, có tiếng là linh thiêng tạo thêm sức hấp dẫn du khách.
4. Vai trò của ngành kinh tế du lịch trong cơ cấu KT-XHđịa phương với các chỉ số của Sầm Sơn, Cửa Lò và Thiên Cầm lần lượt là: 76,6%; 58,4% và 46,0%. Ở Sầm Sơn, du lịch giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế vì thế nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư. Đến nay, nhận thức về du lịch và phát triển du lịch bền vững đã được chính quyền và người dân Sầm Sơn quán triệt với những hành động cụ thế.
5. Về thu hút các nhà đầu tư tạo động lực phát triển du lịch, Sầm Sơn đã thu hút được nhà đầu tư chiến lược FLC đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, làm thay đổi bộ mặt đô thị du lịch Sầm Sơn, trong khi ở Cửa Lò và Thiên Cầm chưa có nhà đầu tư lớn, mang tính động lực. Thậm chí tại Thiên Cầm có những dự án đầu tư du lịch gần đây đã bị rút giấy phép đầu tư vì không đủ năng lực.
6. Về thực trạng phát triển, Sầm Sơn có lượng khách lớn nhất (3,65 triệu lượt) so với Cửa Lò (2,452 triệu lượt) và Thiên Cầm (800 nghìn lượt) và thu nhập từ du lịch cũng lớn nhất 2.120 tỷ đồng so với 2.076 tỷ đồng và 169 tỷ đồng năm 2015.
Tuy vậy, Sầm Sơn cũng có một số yếu tố không nổi trội, thậm chí ở mức độ thấp hơn so với 2 điểm đến du lịch Cửa Lò và Thiên Cầm, bao gồm:
Sầm Sơn có địa vị pháp lý thấp hơn, mới chỉ được công nhận là khu du lịch cấp địa phương; trong khi Cửa Lò đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị du lịch, Thiên Cầm đã được quy hoạch thành Khu du lịch quốc gia.
Sầm Sơn không có đảo ven bờ như tại Cửa Lò (đảo Ngư) và Thiên Cầm (bãi Lài, hòn Én, hòn Bớc). Các đảo ngoài khơi không chỉ có tác dụng che chắn gió bão mà còn tạo điểm nhấn khác biệt, có thể xây dựng thêm nhiều loại hình sản phẩm đặc sắc trên đảo và xung quanh đảo.
Nếu tính thu nhập trên đầu khách thì Sầm Sơn đạt 5,8 triệu đồng/khách, Cửa Lò đạt 8,4 triệu đồng/khách, Thiên Cầm đạt 2,1 triệu đồng/khách. Như vậy, hiệu quả
kinh tế tính trên một khách của Sầm Sơn thấp hơn Cửa Lò, chứng minh sự đa dạng, hấp dẫn của dịch vụ du lịch để thu hút chi tiêu của khách ở Sầm Sơn ít hơn Cửa Lò.
2.4.5. Những kết quả đạt được và hạn chế
* Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2010 - 2017, thành phố đã tập trung nguồn lực thực hiện quản lý dịch vụ du lịch Sầm Sơn mang lại nhiều tiến bộ, hình ảnh mới cho du lịch Sầm Sơn. Kinh tế du lịch phát triển vượt bậc cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 24,76%; doanh thu năm 2015 tăng 3 lần so với năm 2010.
Khảo sát thực tế tại Sầm Sơn cho thấy môi trường du lịch đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ việc tuyên truyền quảng bá, quản lý đô thị, quy hoạch dịch vụ du lịch đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường, chống chặt chém, ép giá, nâng cao chất lượng dịch vụ, không còn cảnh nhếch nhác bán hàng rong, đeo bám chèo kéo du khách. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch khang trang, sạch đẹp, với việc thực hiện hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, hình ảnh du lịch Sầm Sơn đã được cải thiện đáng kể, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách khi đến nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn.
* Những hạn chế
Tuy đã có những bước phát triển vượt bậc trong quá trình phát triển ngành kinh tế du lịch nhưng Sầm Sơn vẫn còn những hạn chế, đã được chỉ rõ trong Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ TP Sầm Sơn khóa XV, tại Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đó là:
Sản phẩm, chất lượng dịch vụ - du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách; đến nay chưa có các sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu nổi trội; chưa có các tour du lịch hấp dẫn và đội ngũ thuyết minh viên chuyên nghiệp.
Chưa có siêu thị, khu mua sắm, chợ đêm và các nhà hàng lớn tiêu chuẩn cao. Các vi phạm trong kinh doanh du lịch như hiện tượng ép khách, gian lận trong đo lường vẫn còn diễn ra.
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa du lịch Sầm Sơn với các khu di tích, danh thắng, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.