Công Tác Phát Triển, Quy Hoạch Du Lịch So Với Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Của Thành Phố Hồ Chí Minh‌


hình này cũng chính là một trong những yếu tố tích cực thu hút quần chúng tham gia vào phát triển du lịch tại TP.HC

Nhìn chung: Trong thời gian qua, mức độ tham gia của quần chúng vào các hoạt động du lịch còn rất thấp, chủ yếu người dân tham gia vào dịch vụ bán hàng lưu niệm phục vụ ăn uống, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển khách…tại các khu, điểm du lịch theo mùa vụ. Những người dân ở xa trung tâm du lịch vẫn chưa thực sự tham gia vào các hoạt động du lịch và họ cũng chưa thực sự được hưởng những lợi ích mà du lịch mang lại. Trình độ dân trí ở những nơi này chưa đồng đều, nhận thức về lợi ich du lịch và bảo vệ gìn giữ tài nguyên môi trường chưa cao. Do vậy vẫn còn tình trạng mất vệ sinh, xả rác trong khu di tích, khu du lịch, đeo bám khách, lợi dụng tín ngưỡng, ép giá... Cần có những giải pháp hữu hiệu xây dựng các sản phẩm du lịch mới, nâng cao hiểu biết và khuyến khích cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch để đảm bảo PTDLBV.

2.3.7. Công tác phát triển, quy hoạch du lịch so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh‌

Trong quá trình triển khai công tác phát triển, quy hoạch du lịch của ngành du lịch TP.HCM luôn gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM đã đề ra. Theo lộ trình giai đoạn 2011-2015 triển khai “chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố” phát triển du lịch TP theo hướng bền vững, định hướng các sản phẩm du lịch và hệ thống hạ tầng đáp ứng cho phát triển lâu dài. Trong những năm qua Ngành du lịch TP đã có những bước chuyển biến tích cực. Phần lớn tài nguyên du lịch đã được đưa vào khai thác, hoạt động khai thác du lịch đã chú trọng điều hòa giữa khai thác, tái tạo, phục hồi theo quy hoạch. Các hạng mục đầu tư đều có các giải pháp phát triển bền vững trong quy hoạch tổng thể, chi tiết của các cụm, khu du lịch theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về khách du lịch. Công tác phát triển, quy hoạch du lịch góp phần quan trọng đã và đang hỗ trợ đắc lực cho thúc đẩy phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM.

Đánh giá chung về công tác phát triển, quy hoạch du lịch so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM trong những năm qua phù hợp so với mục


tiêu đề ra trong việc xây dựng TP.HCM phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường và công tác phát triển, quy hoạch du lịch đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững của thành phố.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận dân cư, tăng thu ngân sách, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí.

Tuy nhiên bên cạnh sự phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, công tác phát triển, quy hoạch du lịch chưa thật sự tập trung khai thác triệt để được các lợi thế sẵn có để phát triển ở mức độ chất lượng cao hơn. Tuy đã có mức tăng trưởng khá nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong quy hoạch. Do vậy, cần củng cố và tăng cường công tác phát triển, quy hoạch du lịch hơn nữa, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực phát triểndu lịch, quy hoạch du lịch nhằm tham mưu cho các cấp lãnh đạo ngành du lịch về hướng đi và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

2.4. Đánh giá tính bền vững của du lịch thành phố Hồ Chí Minh‌

2.4.1. Đánh giá dưới góc độ kinh tế, xã hội, môi trường‌

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 8

Về kinh tế

- Doanh thu du lịch: doanh thu du lịch TP tăng ổn định qua các năm, khả năng chi tiêu và sử dụng dịch vụ của du khách ngày càng cao góp phần đáng kể cho nguồn thu du lịch TP tăng trưởng ổn định.


Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và tốc độ tăng trưởng hàng năm du lịch TP.HCM giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng



90,000

80,000

70,000

60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

10,000

-

Doanh thu du lịch của TP.HCM

Tăng trưởng (%)

60.00%

48.15%

50.00%


40.00%

29.17% 26.55% 25.30%

30.00%

21.35%

23.65%

17.17%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

20.00%

17.00% 10.00%

0.00%

2013


- Loại hình và sản phẩm du lịch: TP.HCM có loại hình và sản phẩm du lịch đa dạng hơn như: Du lịch đô thị, hội nghị, mua sắm, các điểm tham quan văn hóa, di tích lịch sử, bảo tàng; DLST tại Cần Giờ; Du lịch nghỉ dưỡng – giải trí, ẩm thực; Du lịch tuổi trẻ kết hợp học tập; Các sản phẩm du lịch liên kết với các điểm đến du lịch phụ cận: DLST vườn, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng miền núi…

Bên cạnh đó TP.HCM cũng nỗ lực trong việc xây dựng, hình thành nên các loại hình cũng như các sản phẩm du lịch mới như du lịch đường thủy để thu hút và giữ chân du khách khi đến với TP.

- Khách du lịch: lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến TP đều tăng qua các năm. Khách du lịch trình độ văn hóa nhất định, có khả năng chi trả cao, và coi trọng ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan điều đó góp phần tuyên truyền và bảo vệ môi trường du lịch đối với du khách, góp phần PTDLBV trên địa bàn thành phố.


Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khách quốc tế đến TP.HCM và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2006-2013

Đơn vị tính: Ngàn lượt khách


4,500

25.00%

4,000

3,500

3,000

2,500

2,000

1,500

1,000

500

-

17.50%

19.23%

20.00%

14.80%

15.00%

12.90%

10.00%

8.50%

8.10%

5.00%

3.70%

0.00%

-5.00%

-7.14%

-10.00%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Khách quốc tế đến TP.HCM Tăng trưởng (%)


- Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: cùng với sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch, xây dựng một số khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú. Việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chỉnh trang đô thị, trong đó cơ sở hạ tầng, phục vụ cho dân sinh và du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịchTP không ngừng phát triển.

- Xúc tiến du lịch: nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong thời gian qua đã được đổi mới theo hướng chuyên nghiệp hóa góp phần thu hút khách. Với sự đầu tư của TP trong những năm gần đây đã mang lại kết quả tích cực thấy rõ. Khoảng 5 năm trước, du lịch chỉ đóng góp khoảng 6% GDP của thành phố, với mức đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá chỉ khoảng 4,5 tỷ đồng và những năm gần đây, kinh phí cho xúc tiến, xây dựng sản phẩm đã tăng dần lên từ 9,7 tỷ đồng năm 2011 lên 12 tỷ đồng trong năm 2013. Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực thì chi phí dành cho xúc tiến du lịch của TP vẫn còn khiêm tốn.

Về xã hội

Ngành du lịch TP đã đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Từ đó cũng góp phần giải quyết việc làm


cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

Thông qua hoạt động du lịch cũng tạo ra cơ hội để trùng tu và bảo tồn các di tích lịch sử, phong tục tập quán và các làng nghề không chỉ đóng góp tích cực đối với việc tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần làm ổn định về mặt xã hội cho cuộc sống của người dân làng nghề. một số làng nghề tiêu biểu như làng nghề bánh tráng xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi; làng nghề đan lát xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; làng nghề muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; làng nghề nuôi và chế biến da cá sấu xuất khẩu phường Thạnh Xuân, Quận 12.

Bên cạnh đó có các Lễ hội cổ truyền và các hoạt động văn hoá thu hút nhiều cộng đồng người dân tham gia như lễ thờ tổ nghiệp Kim Hoàn, lễ giỗ tổ ngành Hát Bội và cải lương, lễ hội cúng cá voi ở biển Cần Giờ, lễ hội lăng Ông - Bà Chiểu, hội miếu Ông Địa, lễ đền thờ Phan Công Hớn, hội chùa Ông Bổn, lễ hội tôn giáo và các dân tộc... được du khách đánh giá rất cao và người dân nhiệt tình tham gia đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và ổn định xã hội.

Mặt khác sự phát triển du lịch cũng tác động tiêu cực đối với hệ xã hội, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, cướp giật, sự gia tăng giá cả dịch vụ mùa cao điểm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với phát triển du lịch bền vững.

Về môi trường

Để đảm bảo cho một chiến lược phát triển bền vững, tăng sức hấp dẫn du khách, tạo uy tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong xu thế hội nhập hiện nay. Ngành du lịch TP cũng chỉ đạo và phối hợp với các ban ngành nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc tham gia hoạt động du lịch tự ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Ví dụ như khu du lịch địa đạo Củ Chi những người dân họ luôn ý thức giữ gìn di tích, cảnh quan tự nhiên, thường cởi mở, thân thiện với khách và có thể làm hướng dẫn viên cho du khách.

Để nâng cao hiệu quả trong việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, bảo vệ môi trường. Ngành du lịch TP đã phối hợp các ban ngành chỉ đạo từ việc xây dựng, xét duyệt các dự án, các chương trình, các kế hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo việc


khai thác, đi đôi với tôn tạo các nguồn phát triển du lịch có hiệu quả, hợp lý. Trong thời gian qua các khu di tích lịch sử của TP.HCM đã được đầu tư cho việc khôi phục, tôn tạo những giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội như: Dinh Thống Nhất, Bảo tàng di tích chiến tranh, Lễ hội trái cây Nam Bộ…

Một số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng đã đầu tư và sử dụng như: công nghệ tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, giảm tiêu thụ năng lượng: như sử dụng đèn led tiết kiệm điện, nước nóng năng lượng mặt trời và phấn đấu đạt nhãn hiệu “Bông sen xanh” trong kinh doanh du lịch.

2.4.2. Đánh giá dưới góc độ khai thác tài nguyên du lịch‌

TP.HCM nằm ở miền Đông Nam bộ là trung tâm du lịch lớn nhất nước có vai trò đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ. Ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, bên cạnh đó TP.HCM có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên của TP.HCM khá phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan hấp dẫn. Với mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho TP.HCH dễ dàng liên kết du lịch với các tỉnh trong vùng, các địa phương trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó khí hậu ôn hoà, nằm ở khu vực ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, nhiệt độ không quá nóng hay quá lạnh. Với cảnh quan và hệ sinh thái, miền Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm và được đánh giá là một trong những nhân tố giúp cho du lịch có thể phát triển bền vững.

Tuy nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên của TP.HCM thiếu đa dạng các hệ sinh thái đặc thù, các sông rạch TP.HCM vẫn còn tình trạng ô nhiễm, chưa được quản lý chặt chẽ và bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng dao động bán nhật triều của biển Đông gây nên hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành, làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan du lịch trong TP.


Về tài nguyên u lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn của TP.HCM thuận lợi cho tổ chức các loại hình du lịch văn hóa, tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn liền với sinh thái nhân văn của cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển còn tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp điển hình như:

- Di tích lịch sử văn hóa: di tích lịch sử văn hóa là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch của TP. Nhưng rà soát lại, hiện có 54 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp TP hầu hết đã xuống cấp, một số di tích bị thay đổi công năng, tư nhân,

thương mại hóa.

+ Chỉ tính riêng ở Quận I: có 05 di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia (đã có tới 03 di tích bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích) gồm:

Nơi thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội năm 1929.

Trụ sở báo Dân chúng được công nhận là di tích lịch sử ngày 16.11.1998.

Di tích thành lập An Nam Cộng sản Đảng năm 1929 được công nhận di tích quốc gia năm 1988 cũng thuộc sở hữu tư nhân, được sử dụng làm căn hộ để ở từ năm 1978.

Nhìn chung: Đứng trước khó khăn, thách thức về ý thức bảo tồn, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách còn hạn chế. TP cần quan tâm thích đáng trong việc tạo nguồn kinh phí phục vụ lâu dài nhằm “giải cứu” di tích đang ngày càng bị xuống cấp đáng báo động.

- Lễ hội: hoạt động lễ hội trên địa bàn TP rất đa dạng. Nhưng trong những năm qua chưa thật sự chú ý khai thác trong du lịch một cách hệ thống. Do vậy, hoạt động lễ hội chủ yếu có tính tự phát, tập hợp tư liệu chưa đầy đủ, chưa được nghiên cứu kỹ, tổ chức sơ sài, người dân địa phương và du khách chưa thất sự hòa mình vào lễ hội, tính chất biểu diễn, sân khấu hóa còn nhiều.

Nhìn chung: Việc khai thác lễ hội trong thời gian qua còn mang tính tự phát thiếu kế hoạch và chiến lược. TP cần phải tiến hành việc nghiên cứu quy hoạch lễ hội để có được chương trình hoạt động du lịch hội lễ, cũng như đầu tư để xác định nội


dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của các lễ hội cụ thể. Đó không chỉ là những nỗ lực nhằm thu hút du khách, mà còn là trách nhiệm biểu dương bản sắc văn hóa dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách về nền văn hiến của một quốc gia.

- Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống: trong những năm gần đây, TP.HCM phát triển mạnh mẽ về đô thị, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở TP đã phần nào tác động đến sự tồn tại và phát triển của các làng nghề thủ công. Một số làng nghề thủ công đã bị mai một như: làng Giày và làng Cẩn Ốc (Xà Cừ) Bình Thạnh. Một số làng nghề đã tìm cách chuyển đổi cơ cấu sản xuất của mình như làng bún khô Pháp Giới ở quận Tân Bình, Làng dệt Bảy Hiền.

: Du lịch làng nghề còn phát triển tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp. Tình trạng chung của người dân ở các làng nghề còn thiếu kiến thức về du lịch và không biết ngoại ngữ, khâu thuyết minh chưa tận về lịch sử làng nghề và đặc thù của sản phẩm. Vì vậy TP cần phải biết lựa chọn những nghề phù hợp và những làng nghề có vị trí thuận tiện, gần các tuyến điểm du lịch để đầu tư phát triển và tổ chức khai thác phục vụ du lịch

2.4.3. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

Về tồn tại trong việc khai thác tài nguyên:

- Việc khai thác tài nguyên mới chú trọng đến khía cạnh khai thác, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch đã và đang được đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.

- Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch ngày càng tăng và với tốc độ đô thị hóa quá đã để lại những hệ lụy không nhỏ phá vỡ quy hoạch chung và cảnh quan đô thị, mất cân bằng sinh thái giữa môi trường thiên nhiên, đẩy mạnh tốc độ suy thoái tài nguyên du lịch của thành phố.

- Sự phát triển của du lịch và việc sử dụng, khai thác tài nguyên cần đồng bộ và hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, giữa bảo tồn di tích văn hóa - lịch sử và bản sắc với việc bảo tồn các mảng xanh cho thành phố.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí