Các Đối Tượng Văn Hóa Thể Thao Và Hoạt Động Nhận Thức Khác‌


2.2.1.1. Vị trí địa lý‌

TP.HCM có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Về mặt vị trí địa lý TP.HCM là đầu mối giao lưu giữa Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Bà rịa Vũng tàu và duyên hải Nam trung bộ rất thuận lợi cho phát triển du lịch.

2.2.1.2. Địa hình‌

Địa hình TP.HCM phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình:

- Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Đức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).

- Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Đông Nam TP (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

- Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.

Nhìn chung, địa hình TP.HCM không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

2.2.1.3. Khí hậu‌

TP.HCM nằm trong vùng hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 280C, lượng bức xạ trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm, độ ẩm trung bình cả năm khoảng 75%, lượng mưa thay đổi theo từng khu vực và phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 10.


Sự phân chia thành 2 mùa rõ rệt vừa là điều kiện thuận lợi vừa lại là thách thức cho phát triển du lịch Thành phố.

2.2.1.4. Nguồn nước, sông ngòi

TPHCM có lợi thế có 2 con sông chảy qua là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai kết nối mạng lưới sông ngòi kênh rạch khá dày đặc như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The,Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ...tạo nên tuyến đường sông dài hơn 900 km.

Với những tiềm năng, đặc trưng riêng như: vẻ đẹp dọc 2 bên bờ sông, có những nhà vườn, phố thị phong phú, văn hóa ẩm thực, văn hóa truyền thống…Hệ thống sông ngòi có thể vừa cho phép TP.HCM phát triển du lịch đường thủy, vừa là điều kiền để liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng.

2.2.1.5. Tài nguyên đất‌

Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn TP có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia thành các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều (chiếm 27,5% tổng số diện tích; nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn (chiếm 12,6%); nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm khoảng 19,3%); nhóm đất mặn (chiếm 12,2%).

Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.

2.2.1.6. Tài nguyên khoáng sản‌

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn TP chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn. Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và của cải tinh thần do con người sáng tạo ra. Có thể thu hút mọi người tiến hành hoạt động du lịch.


TP.HCM tuy là một TP trẻ nhưng là một TP chiếm nhiều ưu thế về du lịch nhân văn. TP là nơi tập trung của nhiều thành phần tộc người cư trú, với sự đa dạng của văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và lối sống. Nơi đây cũng là nơi hội tụ nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, các yếu tố văn hóa dân gian. Nói cách khác sự đa dạng về tài nguyên du lịch nhân văn cho phép TP phát triển đa dạng các loại hình du lịch và tạo ra khả năng thu hút đông đảo các đối tượng du lịch khác nhau.‌

2.2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa

Các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Tính đến hết tháng 12 năm 2012 TP.HCM có 144 di tích được xếp hạng: 01 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử); 57 di tích quốc gia (02 - khảo cổ học, 30 - kiến trúc nghệ thuật, 25 - lịch sử); 86 di tích cấp TP (36 - lịch sử, 50 - kiến trúc nghệ thuật).

Di tích văn hóa khảo cổ

Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đã phát hiện được hàng chục di tích khảo cổ học. Hai di tích khảo cổ được công nhận là di tích cấp quốc gia là di tích Mộ chum Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng lợi thuộc hai giai đoạn lịch sử của TP thời tiền sử (cách nay 2500 năm đến 3.000 năm) và thời lịch sử (thế kỷ 18-19).

Di tích lịch sử

- Di tích ghi dấu sự kiện chính trị: có ý nghĩa quyết định đến định hướng phát triển của đất nước, thành phố là Dinh độc lập.

- Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược: Khu căn cứ Rừng Sác, Địa đạo Củ Chi, khu dân công hỏa tuyến Mậu Thân 1968 (Bình Chánh), Địa đạo Phú Thọ Hòa (Bình Tân), Mười Tám thôn Vườn Trầu (Hóc Môn)…

- Di tích ghi dấu những kỷ niệm: Bến Nhà Rồng, Nghĩa trang Liệt Sỹ TP.HCM, đền tưỡng niệm Bến Dược – Củ Chi, lăng Lê Văn Duyệt, đền thờ vua Hùng, đền thờ Trần Hưng Đạo…

Di tích văn hóa nghệ thuật


Di tích văn hóa nghệ thuật tại TP.HCM khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều dạng: chùa đình, đền, miếu, nhà thờ, nhà cổ, lăng mộ, các tòa thánh.Tính đến hết tháng 12 năm 2012 đã có 80 di tích kiến trúc nghệ thuật đã được quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp TP. Tiêu biểu như: UBND TP (Dinh Xã Tây), Bưu Điện Thành phố, Thảo Cầm Viên, Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Lăng tả Lê Văn Duyệt, Chùa Bà Thiên Hậu (Tuệ Thành Hội Quán), Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Ông (Nghĩa An Hội Quán)…

Các cơ sở tôn giáo

Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ, Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, chùa bà Thiên Hậu, chùa Ngọc Hoàng,...

2.2.2.2. Lễ hội‌

Lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Chính vì vậy lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với cộng đồng dân cư, khách du lịch các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.

Do nhiều điều kiện lịch sử, cơ cấu lễ hội ở TP.HCM rất phong phú, bao gồm lễ hội của người Việt lẫn lễ hội người Hoa, Khơme, Chăm, cả lễ hội dân gian lẫn truyền thống, lễ hội tôn giáo quốc tế và lễ hội tôn giáo địa phương.

Lễ hội cổ truyền: Lễ thờ tổ nghiệp Kim Hoàn, lễ giỗ tổ ngành hát bội và cải lương, lễ hội cúng cá voi ở biển Cần Giờ, lễ hội lăng Ông - Bà Chiểu, hội miếu Ông Địa, lễ đền thờ Phan Công Hớn, hội chùa Ông Bổn …và lễ hội tôn giáo và các dân tộc.

Lễ hội và gắn sự kiện du lịch: Các lễ hội sự kiện tiêu biểu như: lễ hội gặp gỡ đất phương Nam, lễ hội hương sắc miền Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ, lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật, lễ hội văn hóa du lịch Việt – Đức, ngày hội du lịch TP.HCM…các lễ hội và sự kiện du lịch cũng thu hút đông đảo khối lượng du khách trong khoảng thời gian ngắn tạo lợi nhuận đáng kể cho du lịch TP.HCM.

2.2.2.3. Các ngành nghề thủ công truyền thống

Theo số liệu Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM, toàn TP có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: may đan, gốm sứ, dệt may, chế biến đồ gỗ và


thủ công mỹ nghệ… Trong đó khu vực thành thị có 31 ngành nghề, khu vực nông thôn có 34 ngành nghề. Có không ít nghề và làng nghề tồn tại hơn 100 năm như nghề bánh tráng, làng nghề muối. Sự tồn tại của làng nghề thủ công không chỉ đem đến những lợi ích về phát triển sản phẩm du lich mà còn góp phần làm ổn định về mặt xã hội cho cuộc sống của người dân làng nghề.

2.2.2.4. Các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác‌

TP.HCM tính cho đến nay có 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống phục vụ cho mục đích tham quan nghiên cứu. Các đối tượng văn hóa khác nổi tiếng như Nhà hát Thành phố, Sân vận động Quân khu 7, Sân vận động Thống Nhất, Công viên văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Văn Thánh…Ngoài ra còn nhiều viện khoa học, trường đại học, thư viện, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các chương trình liên hoan âm nhạc, điện ảnh, thể thao, sân khấu, hội chợ.

Tóm lại, tài nguyên du lịch nhân văn TP.HCM khá phong phú và có giá trị phục vụ du lịch cao. Nếu đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác tốt, nguồn tài nguyên trên có thể đáp ứng cho du khách một chương trình tham quan phong phú, hấp dẫn.

2.2.3. Tài nguyên du lịch xã hội

- Tài nguyên du lịch xã hội: là tài nguyên du lịch thứ ba, ngoài tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch xã hội còn là điểm hướng đến nhu cầu du lịch của khách quốc tế, là hành vi tiếp thu du lịch mang tính văn hóa, du khách ra nước ngoài là muốn hiểu thêm giá trị văn hóa ở nước đến. Hoạt động du lịch thúc đẩy sự phát triển giao lưu giữa các nền văn hóa khác. Vì thế con người cũng là tài nguyên du lịch.

2.2.3.1. Dân cư, dân tộc‌

- Dân cư: Dân số TP.HCM tính đến nay khoảng 8 triệu người, trong đó gần 1/5 là dân nhập cư, sự phân bố dân cư của các quận nội thành và ngoại thành cũng có sự khác biệt lớn.

- Dân tộc: Sự đa dạng về dân cư, dân tộc làm cho TP.HCM phong phú đa dạng về văn hóa, lối sống như: ngôn ngữ, kiến trúc, làng nghề với những phong tục, tập quán riêng cũng là đối tượng thu hút khách du lịch. Để khai thác thế mạnh của các


dân tộc phục vụ du lịch, cần quan tâm đến những đặc trưng trong phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của họ.

2.2.3.2. Phong tục tập quán lối sống

Người dân TP.HCM về phong tục tập quán lối sống vẫn giữ được cách thức tổ chức phong tục truyền thống, lưu giữ văn hóa đặc sắc của các dân tộc như: người Hoa hát Sán cố, hát Quảng và hát Tiều, hát Cải Lương Hồ Quảng của người Nam Bộ.

Người dân Nam Bộ nói chung, ngoài hình ảnh chiếc áo dài thì áo bà ba là trang phục thân quen trong mắt mọi người. Kiểu dáng trang phục truyền thống người Hoa là nam mặc áo xá xẩu, quần tiều; nữ mặc sườn xám kèm theo phụ kiện trang sức rất đẹp. Trang phục người Khmer là nam mặc xà rông, nữ mặc xăm pốt. Trang phục của người Nam Bộ có sự giao thoa của các dân tộc trong cộng đồng.

2.2.3.3. Chất lượng cuộc sống người dân‌

Những năm qua TPHCM đã có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. TPHCM có tốc độ tăng trưởng, mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, có thị trường tiêu thụ năng động, tiềm năng và lớn nhất cả nước; có ngành thương mại – dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương và có số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2013, thu nhập bình quân của mỗi người dân TP.HCM đạt 4.513 đôla Mỹ, gấp 1,25 lần so với năm 2012.


Bảng 2.1: Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM



Năm

GDP/người

2000

1.3635 USD

2005

> 2.000 USD

2010

> 3.000 USD

2013

>4.000 USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 5

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM.


2.3. Thực trạng phát triển du lịch trên Thành phố Hồ Chí Minh trên quan điểm phát triển bền vững trong giai đoạn 2006 – 2013‌‌

2.3.1. Tình hình hoạt động du lịch của thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1.1. Khách du lịch nội địa‌

Khách du lịch nội địa chủ yếu đến TP.HCM thường là khách đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, công tác.... thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức thường kết hợp công tác với du lịch.

Hiện tại việc xác định lượng khách nội địa đến TP.HCM có thể dựa vào các cơ sở lưu trú phục vụ, các cơ sở lữ hành phục vụ. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân TP đã tập trung chỉ đạo ngành du lịch phối kết hợp với các ngành liên quan như hàng không, thương mại... thực hiện các chương trình kích cầu nội địa du lịch thông qua các hình thức khuyến mại, giảm giá, dịch vụ cộng thêm cho khách du lịch, đặc biệt trong thời gian cao điểm lễ, tết. Xem du lịch nội địa là một điểm nhấn quan trọng, ghi nhận sự nỗ lực của doanh nghiệp đồng hành với Cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo ra giải pháp thu hút khách nội địa diễn ra quanh năm.


Bảng 2.2: Khách du lịch trong nước đến TP.HCM do các ngành du lịch phục vụ giai đoạn 2003 – 2006


Năm

Lượt khách nội địa

Tăng trưởng (%)

2003

2.400.000


2004

2.500.000

4,17

2005

3.000.000

20

2006

3.800.000

26,67

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.


2.3.1.2. Khách du lịch quốc tế

Với vị thế là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước, có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển. TP luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.


Đặc biệt, sau khi chính phủ Việt Nam quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam Á, số lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua.

TP.HCM chiếm khoảng 70% thị trường khách quốc tế cả nước. Thị trường du khách quốc tế đến từ Mỹ, Nhật, Nga, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan, Canada, Trung Quốc, Pháp, Singapore, Malaysia… ngoài ra đối tượng khách Việt Kiều về thăm quê hương, đầu tư kinh doanh phát triển đất nước cũng chiếm một số lượng đáng kể.


Bảng 2.3: Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013


Đơn vị tính: Ngàn lượt khách


Năm

Khách quốc tế

đến TP.HCM

Tăng trưởng (%)

Khách quốc tế

đến Việt Nam

Tỷ lệ ( %)

2006

2.350

17,5

3.583,486

65,58

2007

2.700

14,8

4.229,350

63,84

2008

2.800

3,7

4.235,792

66,10

2009

2.600

-7,14

3.747,431

69,38

2010

3.100

19,23

5.049,855

61,39

2011

3.500

12,9

6.014,032

58,20

2012

3.800

8,5

6.847,678

55,49

2013

4.109

8,1

7.572,352

54,26

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.


Khách du lịch quốc tế đến TP giai đoạn 2006 – 2013 tăng bình quân 10% /năm. Nếu như năm 2000 - năm đầu tiên của chương trình hành động quốc gia về du lịch, khách quốc tế đến TP là 1.100.000 lượt thì đến năm 2006 đã đạt 2.350.000 lượt và năm 2013 đạt 4.109.000 lượt khách quốc tế, tăng 8.1% so với năm, đạt 100,2% kế hoạch năm 2013, chiếm 55% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí