Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Ở Thành Phố Hồ Chí Minh


Tích cực triển khai dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử thiên nhiên tại quận 9.

Tiếp tục khai thông tuyến đường thủy nối sông Sài Gòn - sông Đồng Nai qua ngã Rạch Chiếc.

Tiếp tục triển khai thực hiện Khu đô thị du lịch sinh thái lấn biển Cần Giờ.

Tiếp tục cải tạo và nâng cấp Công viên bến Bạch Đằng để trở thành điểm tham quan văn minh, lịch sự và sắp xếp hợp lý xây dựng bến tàu du lịch để phát huy việc khai thác tuyến du lịch trên sông.

Phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm của TP.HCM

- Địa đạo Củ Chi: Địa đạo Củ Chi là một công trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ư chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân TP trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm TP.HCM. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây.

- Rừng ngập mặn Cần Giờ: Rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn.Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.

- Vườn cò Thủ Đức: Vườn cò Thủ Đức là một khu vực sinh thái của TP.HCM nằm ở Quận 9. Nằm giữa một khu vực đô thị hóa, nhưng khu vực này là nơi tụ tập hàng ngàn con cò đi đến mỗi ngày.Vườn cò này đồng thời là một khu du lịch sinh thái phục vụ du khách ngắm cò. Cảnh vật ở đây tĩnh lặng, không khí trong lành, sông nước mênh mông mang đến cho du khách những cảm giác yên bình, thơ mộng của vùng đồng quê giữa chốn đô thị ồn ào náo nhiệt, quên đi những mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày.


- Khu du lịch văn hóa Suối tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen: nơi hội tụ những trò chơi giải trí vui nhộn, những hang động kỳ bí đem đến cảm giác mạnh cho du khách.

- Làng du lịch Bình Quới: nằm trên bán đảo Thanh Đa bên bờ sông Sài Gòn. Với cảnh quan sông nước độc đáo, đây là khu du lịch tổng hợp. Hàng đêm tại khu du lịch có chương trình văn nghệ dân tộc độc đáo: “lễ hội Kỳ Yên”, “ca nhạc tài tử Nam bộ trên Ghe Hầu”, “đám cưới truyền thống Việt Nam”, ca nhạc dân tộc... Du khách cũng có thể tham dự lướt ván, câu cá, quần vợt, bơi lội, và nhiều môn thể thao khác.

- Công viên cá Koi Rin Rin park- Vườn Nhật Bản: mới được đưa vào hoạt động từ tháng 3/2014 nằm trên địa bàn huyện Hóc Môn (TP HCM), vườn Nhật Bản là địa chỉ tham quan mới cho nhu cầu du lịch xanh của người dân TP. Công viên được thiết kế hài hòa với cỏ cây, đá và nước mang đậm nét văn hóa đặc trưng của các khu vườn Nhật Bản truyền thống.

Ngoài ra, tiếp tục nâng cao chất lượng các điểm tham quan có sức thu hút cao như: hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng TP.HCM; các công trình kiến trúc có niên đại 100 năm về trước như: Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà. Hệ thống các chùa Việt - Hoa như Chùa Giác Lâm, Lăng Ông - Bà Chiểu, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa bà Thiên Hậu…

Định hướng thị trường khách du lịch


Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, khách du lịch nội địa đến năm 2015 đạt 37 triệu lượt khách, đến năm 2020 đạt 47,5 triệu lượt khách, đến năm 2025 đạt 58 triệu lượt khách, đến năm 2030 đạt 71 triệu lượt khách. Sự gia tăng lượng khách du lịch nội địa cả nước tạo tiền đề gia tăng khách du lịch cả nước đến TP.HCM.

Quy mô dân số cả nước đến năm 2012 đạt 88,7 triệu người, ước tính tốc độ tăng dân số Việt Nam khoảng 1%/năm trong thời kỳ quy hoạch, dân số cả nước năm 2015 sẽ đạt 91,4 triệu người, năm 2020 sẽ đạt 96,1 triệu người, năm 2025 sẽ đạt 101 triệu người và năm 2030 sẽ đạt 106,1 triệu người. Sự gia tăng dân số sẽ góp phần gia tăng lượng khách du lịch trong nước đến TP.HCM.


TP.HCM là đô thị đặc biệt, có sức hấp dẫn to lớn đối với phần lớn người dân trong nước, cùng với mức sống ngày càng được cải thiện, mạng lưới giao thông ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc nối liền TP.HCM với các địa phương trong cả nước sẽ được đầu tư xây dựng sẽ tạo thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch nội địa đến TP.HCM.

- Đối với thị trường khách du lịch nội địa: tập trung vào thị trường khách nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, mua sắm, du lịch gia đình, kết hợp công vụ, du lịch chuyên biệt khác: sinh thái, thể thao, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp …

- Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: ngoài việc tiếp tục kế hoạch thu hút, phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan), Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina), Thái Bình Dương (Úc, Newzealand); tiếp tục thúc đẩy thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ và phát triển thị trường du lịch tuổi trẻ trong nội vùng hạ nguồn Mê Kông, TP còn chú trọng đối tượng khách là sinh viên, thanh niên trẻ ở các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á vá Đông Bắc Á.

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch ở TP.HCM

Với lợi thế có nhiều tuyến đường sông trọng yếu giao kết với cả miền Đông lẫn miền Tây, có nhiều tuyến kênh lớn băng ngang trung tâm thành phố, giao thông đường thủy là một thế mạnh mà đang muốn phục hồi. Định hướng phát triển du lịch đường thủy đã được TP xác định cách đây vài năm. Du lịch đường thủy tiếp tục sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của trong thời gian tới.

Xây dựng một sản phẩm du lịch tổng thể bao gồm các dịch vụ riêng lẻ như mua sắm, giải trí, vận chuyển, nhà hàng khách sạn… Phát triển sản phẩm, tạo sức hấp dẫn của điểm đến ở TP bên cạnh citytour, tập trung cho công tác tuyên truyền, quảng bá những thương hiệu của TP.HCM.

Đẩy mạnh hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua việc gắn liền tham quan các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các quận 12, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Củ Chi.


Du lịch Cần Giờ cần đầu tư thêm sản phẩm quà tặng, thủ công mỹ nghệ để thu hút du khách.

Tiếp tục đẩy mạnh mô hình nuôi chim yến tại Cần Giờ, đây sẽ là một sản phẩm du lịch hấp dẫn của du lịch đường sông và du lịch TP.HCM.

Trong mùa du lịch thấp điểm, lượng khách giảm, khách đặt tour chủ yếu là những doanh nghiệp tổ chức hội thảo, hội nghị kết hợp du lịch và khách đi hưởng tuần trăng mật. Để kích cầu du lịch mùa thấp điểm cần đẩy mạnh du lịch MICE.

Tóm lại: Xác định sản phẩm du lịch tham quan, mua sắm, du lịch MICE, du lịch sinh thái, đường sông, du lịch khám chữa bệnh, du lịch ẩm thực… sẽ là sản phẩm chủ yếu; từ đó cần tập trung vào định vị thị trường mục tiêu, xây dựng cáctuyến, điểm, khu du lịch cho phù hợp.

Định hướng tổ chức các tour du lịch

Tiếp tục tăng cường và cải thiện chất lượng dịch vụ, phục vụ xích lô tour vòng quanh thành phố, cho phép một lộ trình cố định và quy định thời gian hoạt động cho loại hình này.

Tiếp tục phát triển các tuyến du lịch tham quan Thành phố, các điểm du lịch trọng điểm trong thành phố. Thiết kế các tour du lịch tham quan các làng nghề trong thành phố.

Tiếp tục tăng cường chất lượng sản phẩm tuyến du lịch liên kết TP.HCM - Phan Thiết - Đà Lạt (trong chương trình Tam giác phát triển du lịch), tuyến du lịch Tây Nguyên gắn liền với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tuyến du lịch sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến du lịch ven biển Nam Trung bộ…)

Tiếp tục phát triển tuyến du lịch đường bộ và đường sông từ TP.HCM đến Phnompênh, SiemRiep và Poipet.

Thiết kế tuyến du lịch đường bộ dọc theo vịnh Thái Lan: từ TP.HCM đến Rạch Giá - Kép - Kampot - KongPongSom - KoKong (Campuchia) - Chanthaburi (Thái Lan).

Tiếp tục phát triển tuyến du lịch xuyên Á đến Myanmar (Dự án Tiểu vùng sông Mêkông).


Tiếp tục khai thác 2 tuyến du lịch đưa khách tàu biển khám phá rừng Cần Giờ bằng tuyến đường sông tại khu vực phân khu 2 (gần sông Thị Vải): du khách chèo thuyền Kayak vào rừng sâu, đi bộ thãm ruộng muối, leo núi Giồng Chùa (10m) và tuyến chở khách ngồi trên thuyền nghe thuyết minh.

3.3. Mục tiêu phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh

Theo bản sơ thảo về định hướng phát triển du lịch TP trong thời gian tới để xây dựng đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định mục tiêu phát triển du lịch TP.HCM như sau:

3.3.1. Mục tiêu tổng quát‌

Phát triển du lịch TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa TP Hố Chí Minh thực sự trở thành trung tâm du lịch của cả nước, là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế và trong nước, từng bước đưa khu vực dịch vụ TP ngang tầm với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; thúc đẩy Hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy sức mạnh nội lực của Thành phố, khai thác các tiềm năng về du lịch thúc đẩy phát triển TP theo hướng văn minh hiện đại, đồng thời duy trì và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố.

Góp phần cải thiện môi trường du lịch; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố.

3.3.2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế:

- Giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 9 – 9,5%/năm

- Giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 9 - 10%/năm

- Giai đoạn 2021 – 2025 đạt bình quân 8,5 - 9%/năm

- Giai đoạn 2026 – 2030 đạt bình quân 7,5 - 8%/năm.

- Khách du lịch quốc tế đến năm 2015 đạt 4.770 – 4.872 ngàn lượt người, đến năm 2020 đạt 7.339 – 7.845 ngàn lượt người, đến năm 2025 đạt 11 - 12 triệu lượt người, đến năm 2030 đạt 15.842 – 17.736 ngàn lượt người.

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch trong nước:

- Giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 8,2 – 9,5%/năm,


- Giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 6,6 – 7,1%/năm,

- Giai đoạn 2021 – 2025 đạt bình quân 4,6 – 4,9%/năm,

- Giai đoạn 2026 – 2030 đạt bình quân 3,1 – 3,4%/năm.

- Khách du lịch trong nước đến năm 2015 đạt 16 - 17 triệu lượt người, đến năm 2020 đạt 22 - 24 triệu lượt người, đến năm 2025 đạt 28 - 30 triệu lượt người, đến

năm 2030 đạt 33- 35 triệu lượt người.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch:

- Giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 15,1– 17,1%/năm,

- Giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 15,3– 16,6%/năm,

- Giai đoạn 2021 – 2025 đạt bình quân 13,7–14,8%/năm,

- Giai đoạn 2026 – 2030 đạt 10,6 – 12,5%/năm.

- Doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt 4,1 – 4,4 tỷ USD, năm 2020 đạt 8,1 – 8,2 tỷ USD, năm 2025 đạt 14,2 – 16,1 tỷ USD, năm 2030 đạt 21,9 – 25,4 tỷ USD


Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030



Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

2015

2020

2025

2030

Khách nội địa

Triệu lượt

16 - 17

22 - 24

28 - 30

33- 35

Khách quốc tế

Triệu lượt

4,77 – 4,87

7,33 – 7,84

11 - 12

15,84 – 17,73

Doanh thu

Tỷ USD

4,1 – 4,4

8,1 – 8,2

14,2 – 16,1

21,9 – 25,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững – hiện trạng và giải pháp đến năm 2030 - 10

Nguồn: sở văn hóa, thể thao, du lịch TP.HCM


3.4. Tiềm năng, cơ hội và thách thức đối với phát triển bền vững du lịch TP.HCM‌

3.4.1. Tiềm năng du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tài nguyên du lịch là yếu tố tiềm năng quan trọng trong việc phát triển bền vững du lịch TP. Nhưng thời gian vừa qua chưa có những nghiên cứu để đánh giá chính xác hiện trạng và xây dựng đồng bộ hệ thống giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch Thành phố.


3.4.2. Những cơ hội‌‌

Việt Nam đăng cai Hội nghị APEC 2017 và tổ chức thành công các sự kiện Năm APEC Việt Nam và Tuần lễ cấp cao sẽ có tác dụng tích cực góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, là cơ hội vàng đưa hình ảnh Việt Nam là “điểm đến an toàn và thân thiện”.

Đến năm 2015 Việt Nam sẽ hội nhập sâu vào cộng đồng ASEAN: Tham gia cộng đồng ASEAN là cơ hội cho doanh nghiệp giảm rủi ro pháp lý, loại bỏ các khoản chi phí phát sinh khi tiến hành kinh doanh tại các nước ASEAN. Tăng khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp TPHCM đối với các DNDL quốc tế khác. Đặc biệt, với chế độ miễn visa du lịch cho khách, cấp cùng 1 visa cho khách quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho những tour kết nối sang nước thứ 3. Mặt khác, tham gia cộng đồng ASEAN, DNDL Việt Nam có cơ hội phát triển thương hiệu công ty trên thị trường nước bạn, nguồn nhân lực du lịch TPHCM có hội tìm kiếm việc làm, tiếp thu, nâng cao trình độ chuyên môn trong môi trường làm việc quốc tế.

TP.HCM là điểm đến an toàn về chính trị trong khu vực ASEAN. Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện đã tác động tích cực đến phát triển du lịch nội địa. Hội nhập quốc tế sẽ tác động tích cực đến phát triển du lịch.Tình hình kinh tế trong nước đang dần phục hồi, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

3.4.3. Những thách thức‌

Khi đã là thành viên của WTO, thì hàng rào bảo hộ sẽ được dỡ bỏ. Du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác.

Khi đã là thành viên của WTO các công ty nước ngoài được kinh doanh đưa khách quốc tế đến nước ta dưới hình thức đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn lơn hơn. Các công ty nước ngoài có thể áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước bằng nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, có mạng lưới toàn cầu...Ngoài ra sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TP.HCM nói riêng là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu.


Mặt khác, các công ty lữ hành nội địa hoạt động thiếu liên kết, không đồng bộ do đó các công ty du lịch nước ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập thị trường.Và thị trường du lịch Việt Nam chưa có một tổ chức hiệp hội đủ mạnh do đó các DNDL nội địa sẽ có nguy cơ bị thua thiệt ở cả thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài khi cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thực thi.

Bên cạnh đó, môi trường cho hoạch động du lịch chưa tốt trong việc đảm bảo an toàn cho du khách, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn hạn chế vì nhiều lý do như thiếu vốn đầu tư; hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi, chất lượng vệ sinh, an toàn giao thông…

Trình độ lao động ngành du lịch còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ.

Các cơ quan ban ngành và người dân chưa thật sự nhận thức vai trò, vị trí của ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của TP. Hiện trạng khai thác hết được tiềm năng phát triển du lịch, quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, tình trạng ăn xin, móc túi, trấn lột gây ảnh hưởng tới khách du lịch và hình ảnh du lịch thành phố.

Cần phải xác định rõ các lợi thế đặc trưng để xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt khai thác hết được tiềm năng phát triển du lịch.

3.5. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM‌

3.5.1. Nhóm các giải pháp phát triển bền vững về kinh tế

3.5.1.1. Quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch‌

Công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc PTDLBV. Trong công tác xây dựng quy hoạch tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tiêu cực mà du lịch có thể mang lại cho cộng đồng.

TP.HCM cần đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển và kinh doanh du lịch và cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển bền vững.

Trong quá trình quy hoạch tổng thể cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, các chuyên gia sinh thái, bảo tồn, các nhà hoạch định du lịch, các cấp lãnh đạo

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí