Thực Trạng Doanh Nghiệp Lữ Hành Của Tphcm Giai Đoạn 2006- 2013


Bảng 2.7: Thực trạng doanh nghiệp lữ hành của TPHCM giai đoạn 2006- 2013

ĐVT: Doanh nghiệp



Năm

Loại doanh nghiệp lữ hành


2006


2007


2008


2009


2010


2011


2012


2013

Tổng số Doanh nghiệp lữ

hành (đvị)

452

541

579

593

675

731

827

886

- Quốc tế

215

275

281

291

337

400

458

510

- Nội địa

237

266

289

293

318

314

351

355

- Công ty Liên doanh

-

-

9

9

9

10

10

12

- Văn phòng đại diện

-

-

-

24

11

7

8

9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.

- Về cơ sở ăn uống

Ẩm thực TP hội tụ ẩm thực nhiều vùng miền, ẩm thực đặc sắc của nhiều nước trên thế giới nên rất đa dạng và phong phú. Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú. Ngoài ra hệ thống các nhà hàng, các quán ăn từ cao cấp đến bình dân rất đa dạng luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch. Các món ăn được các đầu bếp lành nghề chế biến như tôm, cua, cá, sò... là những món ăn đặc sản mà mỗi du khách đã một lần nếm thử thì khó lòng quên dược.

Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả. Một số cơ sở còn buông lỏng việc quản lý vệ sinh thực phẩm; đồ uống, giá cả còn tuỳ tiện, chất lượng phục vụ còn kém. Nếu giải quyết tốt vấn đề này thì sẽ hấp dẫn du khách hơn, thu hút được nhiều du khách, khi đó doanh thu từ du lịch sẽ tăng lên.

2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh‌

2.3.2.1. Lao động trong ngành du lịch

Lao động trong ngành du lịch của TP.HCM tăng nhanh về số lượng và có chuyển biến về mặt chất lượng. Nguồn nhân lực ngành du lịch đã có những bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành Du lịch TP.HCM. Lực lượng lao động ngành Du lịch có trình độ văn hoá và


chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ, năng suất lao động đạt thấp, tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao. Điều này đã dẫn đến nhiều cảm nhận tiêu cực, làm mất đi hình ảnh đẹp của TP du lịch TP trong tâm trí du khách. Chính vì vậy mà tỉ lệ du khách quay trở lại rất thấp.


Biểu đồ 2.4: Cơ cấu về trình độ lao động ngành du lịch của TP.HCM



Bảng 2 8 Cơ cấu về trình độ lao động ngành du lịch của TP HCM Đơn vị tính 1


Bảng 2.8: Cơ cấu về trình độ lao động ngành du lịch của TP.HCM

Đơn vị tính: người



Trình độ

Tỷ lệ (%)

Số người

Đại học - Trên ĐH

10

5.100

Cao đẳng - Trung cấp

50

25.500

Sơ cấp nghề

30

15.300

Chưa qua đào tạo

10

5.100

Tổng cộng:

100

51.000

Nguồn:Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM.


Bảng 2.9: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của TP.HCM giai đoạn 2006 – 2013

Đơn vị tính: người



Năm

Nhân lực theo ngành


2006


2010


2011


2012


2013

Số nguồn nhân lực (người)

26.001

35.373

38.202

41.392

44.855

Ngành lữ hành:

6.500

8.875

9.585

10.400

11.284

+ Hướng dẫn viên Quốc tế

1.236

1.132

1.509

1.826

2.149

+ Hướng dẫn viên Nội địa


760

1.559

2.171

2.683

Ngành khách sạn:

16.001

21.701

23.437

25.450

27.613

Ngành khác (vui chơi, giải

trí…)

3.500

4.797

5180

5.542

5.958

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM


Nhìn chung: Việc thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực khối ngành du lịch còn hạn chế so nhu cầu chung. Vì vậy để phát triển bền vững về du lịch TP cần phải xây dựng phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược phải được đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch thành phố.

2.3.2.2. Cơ sở đào tạo nhân lực du lịch‌

Nhìn vào bảng Bảng 2.10 ta thấy TP.HCM hiện chưa có trường Đại học đào tạo chuyên ngành du lịch. Thực trạng cho thấy cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng so với nhu cầu phát triển du lịch của thành phố. Việc thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực khối ngành du lịch còn hạn chế so với nhu cầu hội nhập hiện nay. Vì vậy, cần chú trọng đầu tư vào việc đào tạo chất lượng nguồn nhân lực theo hướng bền vững, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tránh tình trạng nhân lực khối ngành du lịch vừa thừa vừa thiếu.


Bảng 2.10: Cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM năm 2011- 2012-2013

ĐVT: Trường



Năm

Hệ đào tạo

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

ĐH du lịch

-

-

-

ĐH có đào tạo du lịch

11

15

16

Cao đẳng

6

10

12

TH chuyên nghiệp, trung cấp nghề

2

20

26

Tổng số Cở sở đào tạo du lịch

37

45

54

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM.


2.3.3. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch‌

2.3.3.1. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá các loại hình sản phẩm‌

Ngành du lịch TP.HCM đã tăng cường công tác xúc tiến du lịch, quảng bá với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả theo hướng đổi mới, chuyên nghiệp hóa. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hoá các kênh thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí.

Trung tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM đã triển khai và thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh điểm đến, phát động tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trên thế giới như tham dự: Diễn đàn Du lịch ASEAN 2013 tại Lào; Hội chợ Du lịch MITT tại Nga; phối hợp Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức đoàn Road Show quảng bá du lịch TP tại thị trường Trung Đông, Hội chợ Du lịch ATM tại Dubai, Hội chợ HCMC Expo tại Myanmar, Hội chợ Du lịch quốc tế TTM-Thái Lan,…Cũng như liên kết quảng bá giữa thành phố với các tỉnh, ngành du lịch thành phố đã chủ động tham gia các hội chợ, festival như liên hoan du lịch Mekong tại An Giang, liên hoan du lịch biển Vũng Tàu, liên hoan làng nghề ẩm thực Hà Nội, Festival Huế thông qua việc thiết kế gian hàng chung giới thiệu hình ảnh điểm đến


thành phố cùng với các gian hàng quảng bá riêng các doanh nghiệp với những sản phẩm đặc thù của mỗi đơn vị.

Tuy nhiên công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế như ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng. Tạp chí Du lịch số lượng phát hành còn thấp, khó khăn về tài chính kéo dài cần có phương án giải quyết. Tính chuyên nghiệp của công tác quảng bá có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tương quan chung với các điểm đến trong khu vực, có thế thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng với vị thế của một điểm đến lớn nhất nước. Bên cạnh đó, việc tham gia các sự kiện du lịch tại các địa phương bạn chưa thật sự đạt hiệu quả.

2.3.3.2. Công tác phát triển sản phẩm du lịch

TP rất quan tâm đầu tư phát triển sản phẩm ngành du lịch, như tăng chi ngân sách cho xúc tiến thương mại và đầu tư, tổ chức các sự kiện du lịch, phối hợp giới thiệu hình ảnh du lịch TP như là một điểm đến an toàn, hấp dẫn; tập trung đầu tư phát triển hạ tầng du lịch như xây dựng khách sạn cao cấp, trung tâm mua sắm, nâng cấp các địa điểm tham quan...tất cả những hoạt động trên góp phần tăng trưởng du lịch TP.

Với sự tham mưu của sở VHTTDL cùng với các ngành liên quan. Sở VHTTDL đang tiếp tục thực hiện chương trình du lịch đường thủy với việc tập trung cho việc hoàn thành cơ chế chính sách quản lý. Khảo sát kết hợp thúc đẩy triển khai tuyến du lịch đường sông tầm ngắn (Bến Bạch Đằng - Làng Họa Sĩ, Quận 2), tầm trung (Sài Gòn - Bình Dương - Củ Chi; Sài Gòn - Đồng Nai; Bến Bạch Đằng - Cần giờ) và tuyến tầm xa (đi các tỉnh miền Tây). Đã khởi công phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: cầu tàu do nhà nước đầu tư ( Chùa Long Hoa, Bến Bình Đông, Khu Dân Cư Hòa Bình). Ngành tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ của công ty Thuyền Sài Gòn phát triển chương trình phát triển du lịch đường thủy nội đô (Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè). Bên cạnh đó qua công tác quảng bá du lịch đường thủy tại các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.


- Chương trình TP.HCM – 100 điều thú vị được đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, phân phối ấn phẩm tại các sự kiện văn hóa du lịch.

- Trương trình dịch vụ đạt chuẩn phục vụ du khách du lịch được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Sở VHTTDL thúc đẩy công tác truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp với việc thực hiện ấn phẩm “cẩm nang du lịch TP HCM” nhằm giới thiệu du khách những dịch vụ có uy tín trên địa bàn TP. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, sở VHTTDL đang triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi “thiết kế sản phẩm lưu niệm đăc trưng của TP.HCM”.

- Chương trình nghệ thuật phục vụ du khách: hiện nay TP có hai chương trình nghệ thuật phục vụ du khách đang hoạt động (chương trình À Ố và Rối nước Rồng Vàng). Qua đó đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đến nay đã có gần 20 công ty lữ hành ký hợp đồng với trương trình, doanh thu các buổi biểu diễn đều đảm bảo cho các hoạt động của chương trình (17-20 suất/tháng với từ 200-300 khán giả/suất tại nhà hát thành phố).

Ngoài các chương trình trên còn có một số chương trình hoạt động do các nhóm nghệ sỹ tư nhân, nhà hàng, khách sạn đứng ra tổ chức, hoạt động. Hầu hết các chương trình này đều hoạt động tự do, một số rất ít thu được hiệu quả kinh doanh tốt, tuy nhiên không có tính cộng đồng, chỉ phục vụ nội bộ, theo yêu cầu của một bộ phận nhỏ du khách hay đặt hàng của các DNDL.

Nhìn chung: Các đơn vị biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí duy trì hoạt động và công tác quảng bá. TP chưa có trung tâm biểu diễn chuyên nghiệp và đúng đắn với nhu cầu của một trung tâm du lịch lớn, tính chuyên nghiệp và chất lượng nghệ thuật chưa thật sự hấp hẫn, các hãng lữ hành chưa chương trình nghệ thuật vào vào các tour du lịch.

2.3.4. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thời gian qua

Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch.


Nhà nước có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Thực hiện chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển DLST, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm…

Việt Nam hiện nay đang áp dụng hệ thống miễn thị thực trong thời hạn 30 ngày cho khách du lịch đến từ các nước ASEAN và trong thời hạn 15 ngày đối với khách du lịch đến từ các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Chính sách miễn thị thực hiện nay của Việt Nam đã góp phần khá tích cực vào sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TP.HCM nói riêng.

2.3.5. Công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian qua năng lực quản lý của cán bộ ngành du lịch TP.HCM đã có những bước tiến tích cực, góp phần thuận lợi cho du lịch TP phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2006 - thời điểm Sở Du lịch TP.HCM sát nhập vào Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến nay, ngành du lịch TP luôn tăng trưởng bền vững. Vì vậy việc tách riêng Sở Du lịch TP.HCM (2014) tạo điều kiện thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch tương xứng để nâng cao hiệu lực quản lý, thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

2.3.5.1. Phối hợp với liên ngành tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước

Ở góc độ quản lý Nhà nước, Sở đã tổ chức, tuyên truyền phổ biến pháp luật về du lịch cho 24 quận, huyện. Thành lập các tổ hậu kiểm chuyên đề có sự tham gia của cán bộ, chuyên viên các cấp để hướng dẫn nhắc nhở các đơn vị hoạt động theo đúng pháp luật.

Phối hợp với liên ngành và địa phương, ngành du lịch TP đã tập trung nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh lữ hành và lưu trú du lịch thông qua:


- Tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ với sở kế hoạch và đầu tư, phòng văn hóa thông tin 24 quận, huyện trong việc rà soát danh sách doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa thông báo hoạt động.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về du lịch cho đội ngũ cán bộ công chức phụ trách du lịch 24 quận, huyện và các DNDL.

- Tiếp tục triển khai các tổ hậu kiểm chuyên đề có sự tham gia của cán bộ, chuyên viên phòng Văn hóa thông tin quận, huyện.

- Tổ chức giao ban định kỳ với các phòng văn hóa thông tin quận, huyện về du lịch nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế phối hợp giữa sở với quận huyện trong kiểm tra các DNDL.

2.3.5.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường‌

Ngành du lịch TP thời gian qua vẫn còn một số tồn tại trong một số lĩnh vực như công tác kiểm tra để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, quản lý cơ sở lưu trú, quản lý lữ hành. Vì vậy du lịch TP đang tích cực đẩy mạnh hoạt động làm trong sạch môi trường du lịch nhằm nâng cao chất lượng du lịch TP trong mắt du khách. Cụ thể là trong thời gian qua ngành du lịch TP đi đầu và xây dựng lực lượng bảo vệ du khách.

2.3.6. Công tác thu hút quần chúng tham gia vào phát triển du lịch tại TP.HCM

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, TP.HCM đã tạo điều kiện cho người dân và các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, dịch vụ du lịch, ưu đãi, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa ứng xử, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường... Thông qua hoạt động du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của người dân địa phương đến được với du khách quốc tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó TP cũng đã thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM nhằm tập hợp, đoàn kết quần chúng cá nhân, tập thể tự nguyện tham gia sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường. Mô

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí